Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống như thế nào?... -Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể -Gây biến thái từ nò
Trang 1CHÀO MỪNG THẦY VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI PHẦN THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 2
• Trương Thị Huệ Minh
• Phạm Trần Kiều Oanh
• Lê Thị Thanh Phương
• Võ Phú Thịnh
Trang 2NHÂN TỐ BÊN TRONG
1.Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống
Trang 3CÁC HOOCMON DO CÁC
TUYẾN NỘI TIẾT NÀO TIẾT RA?
Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống như thế nào?
Trang 4Tên hoocmon Tuyến tiết
-Kích thích phát triển xương
-Kích thích chuyển hóa tế bào
-Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
-Gây biến thái từ nòng nọc thành ếch
-Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh
ở giai đoạn dậy thì nhờ:
+Tăng phát triển xương +Kích thích tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp
-Riêng testostêron làm tăng mạnh tổng hợp protein,phát triển mạnh cơ bắp
Trang 5Người đàn ông cao nhất Thế giới
Trang 6Với chiều cao 2.57m , Leonid Stadnik người Ukraine
là người đàn ông cao nhất Thế giới hiện nay
Trang 8JYoti Amge ,người Ấn Độ ,là thiếu nữ nhỏ nhất Thế giới,
16 tuổi nhưng em chỉ cao 58 cm ,thấp hơn cả 1 đứa trẻ
13 tháng tuổi phát triển bình thường
Trang 9JYoti Amge trong lớp học
Trang 10Cậu bé người Nepal 14 tuổi Khagendra Thapamagar đã được ghi vào sách kỉ lục Guinness là người lùn nhất TG, với chiều cao chỉ 50,8 cm
Trang 11He Ping Ping ,người Đài Loan, 19 tuổi chỉ cao 73 cm
Trang 12Tại sao lại có sự chênh lệch về chiều cao như trong hình ?
Do sự rối loạn hoocmon sinh trưởng :
Tuyến yên sản xuất ra quá ít hoặc quá nhiều
hoocmon sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em + Thừa ở giai đoạn trẻ em Người khổng lồ
+ Thiếu ở giai đoạn trẻ em Người bé nhỏ
Trang 13Trẻ em đần độn
Tại sao trong thức
ăn và nước uống thiếu Iốt thì trẻ em
sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ
thấp?
Iốt là thành phần cấu tạo nân Tirôxin, do đó thiếu Iốt trong thức
ăn và nước dẫn đến thiếu Tirôxin làm cho
cơ thể sinh trưởng và phát triển không bình
thường
Trang 14Bứu cổ Mắt lồi
Ngoài ra,thiếu Iốt dẫn tới thiếu Tirôxin làm xương,
mô thần kinh sinh trưởng không bình thường gây phì đại tuyến, cổ to ra, mắt lồi do tích nước (phù nề).
Trang 15Đối với lưỡng cư, tirôxin gây biến thái từ nòng nọc thành ếch.
Thiếu tirôxin, nòng nọc không biến thành ếch được.
Trang 16Ơstrogen : Ở con cái Do buồng trứng tiết ra Có tác dụng: Kích thích sinh trưởng
ở tuổi dậy thì; Hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp: Tiết sữa, nuôi con, hình thái …
Testosteron: Ở con đực Do tinh
hoàn tiết ra Có tác dụng: Kích
thích sinh trưởng ở tuổi dậy thì;
Hình thành đặc điểm sinh dục
thứ cấp: Biết gáy (Ở gà), Có
bờm ( Sư tử), hình thái …
Trang 17Tại sao gà trống con sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường: mào nhỏ, không có cựa,
không biết gáy và mất bản năng sinh dục …?
Hoocmôn testostêrôn do tinh hoàn tiết ra có tác
dụng kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp ở gà trống như: mào, cựa,…nên khi cắt bỏ tinh hoàn hoocmôn này không được tiết ra thì các bộ phận liên quan cũng không được hình thành.
Trang 18Tên hoocmon Tuyến tiết
-Kích thích phát triển xương
-Kích thích chuyển hóa tế bào
-Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
-Gây biến thái từ nòng nọc thành ếch
-Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh
ở giai đoạn dậy thì nhờ:
+Tăng phát triển xương +Kích thích tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp
-Riêng testostêron làm tăng mạnh tổng hợp protein,phát triển mạnh cơ bắp
Trang 192 Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
động vật không xương sống
Ecđisơn Tuyến trước ngực -Gây lột xác ở sâu bướm
-Kích thích: sâu nhộng bướm
Juvenin Thể allata -Phối hợp với ecđisơn gây lột xác
ở sâu bướm
-Ức chế: sâu nhộng bướm