1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Giáo trình: Côn Trùng Trong Nông Nghiệp - Chương 6 doc

145 661 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 9,77 MB

Nội dung

Chương VI: PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG I. KHÁI NIỆM CHUNG VÀ NGUYÊN TẮC TRONG PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI Có trên hàng triệu loài động vật đã được ghi nhận, vì vậy mà một sự phân loài nhằm sắp xếp một cách có hệ thống các loài nầy vào từng nhóm là một điều cần thiết. Động vật có thể được phân chia theo nhiều cách nhưng sự phân loài của các nhà động vật học thường dựa chủ yếu trên các đặc tính cấu trúc, những loài có cùng những đặc tính về cấu trúc thì được xếp vào cùng một nhóm, những loài có c ấu trúc khác thì được xếp vào những nhóm khác. Vì vậy mà động vật được sắp xếp vào thành từng ngành (Phylum), mỗi phylum có một tên riêng và những động vật cùng một ngành phải có một số đặc điểm về cấu trúc giống nhau. Dựa trên mức độ phức tạp và quá trình tiến hóa, động vật được sắp xếp theo các ngành từ thấp đến cao. Giới động vật gồm các ngành chủ yếu như sau: - Ngành Protozoa (Độ ng vật nguyên sinh) - Ngành Porifera (Sponges - Động vật thân lỗ) - Ngành Coelenterata (Động vật ruột khoang) - Ngành Platythelminthes (Giun dẹp) - Ngành Nemathelminthes (Giun tròn) - Ngành Trochelminthes (Rotatoria) (Rotifers) - Ngành Brachiopoda (Brachiopods) - Ngành Bryozoa (Moss animals) - Ngành Mollusca (Động vật thân mềm) 142 - Ngành Echinodermata (Động vật da gai) - Ngành Annelida (Giun đốt) - Ngành Arthropoda (Tiết túc - côn trùng, nhện, ) - Ngành Chordata (cá, chim, động vật có vú) Sự phân loại không ngừng ở giới hạn ngành, vì mỗi ngành lại chia thành nhiều lớp (Class), mỗi lớp lại có một tên, bao gồm một số động vật, côn trùng có một số cấu trúc nhất định giống nhau. Mỗi lớp lại chia ra nhiều bộ (Order), mỗi bộ gồm nhiều họ (Family), mỗi họ gồ m nhiều giống (Genus) và mỗi giống gồm nhiều loài (Species), theo thứ tự sau: - Giới (Kingdom) - Ngành (Giới phụ, subkingdom) - Tổng lớp (Superclass) - Lớp ( Class) - Lớp phụ (Subclass) - Tổng bộ (Superorder) - Bộ (Order) - Bộ phụ (Suborder) - Nhóm (Section) - Tổng họ (Superfamily) 143 - Họ (Family) - Họ phụ (Subfamily) - Tộc (Tribe) - Giống (Genus) - Giống phụ (Subgenus) - Loài (Species) - Loài phụ (Subspecies) Ngoài những tiêu chuẩn về các đặc tính cấu trúc của hình thái cả về bên ngoài lẫn bên trong cơ thể, các nhà sinh học còn dựa vào các tiêu chuẩn về sinh lý (Stephen, l961), hành vi (Alexander, 1962), sinh vật học (Van Emdden,1957), tế bào học (White, 1957) và một số ngành khoa học khác để ngày càng hoàn chỉnh công tác phân loại. Vấn đề đặt tên khoa học cho một loài côn trùng đều được thống nh ất theo qui định quốc tế (International Code of Zoological Nomenclature). Tên khoa học của côn trùng được cấu tạo thống nhất theo tiếng La tinh, nhưng cũng có thể từ bất cứ ngôn ngữ nào hay từ tên của một nhân vật hay một vị trí nào đó, nhưng phần lớn từ tiếng La tinh hay Hy lạp. Tên khoa học thường là tên ghép, gồm hai chữ: một tên giống và một tên loài. Ví dụ: sâu xám Agrotis ypsilon Rottenberg, Agrotis là tên cấp giống, ypsilon là tên cấp loài, Rottenberg là tên người phát hiệ n và mô tả côn trùng. Theo qui định thì chữ cái đầu của tên giống phải viết hoa. Tên tác giả đặt sau cùng và cũng viết hoa. Nếu viết tay hoặc đánh máy thì tên khoa học, gồm tên giống và tên loài phải được gạch dưới, nếu in thì phải in chữ nghiêng, ví dụ: Agrotis ypsilon Rottenberg. Nếu tên tác giả được để trong ngoặc thì có nghĩa là ông ta đã mô tả loài theo một giống khác hơn là giống được sử dụng hiện tại. Ví dụ: Leptinotarsa decemlineata (Say), có nghĩ a là loài decemlineata đã được Say mô tả thuộc một giống khác hơn giống Leptinotarsa và loài nầy đã được chuyển sang giống Leptinotarsa. Chữ La tinh viết từ tộc trở lên thường có phần cuối chữ giống nhau. Ví dụ: 144 - Tổng họ (Superfamily) có đuôi chữ là oidea, ví dụ Apoidea (ong). - Họ (Family) có đuôi chữ là idae, ví dụ Apidae. - Họ phụ (Subfamily) có đuôi chữ là inae, ví dụ Apinae. - Tộc (Tribe) có đuôi chữ là ini, ví dụ Xylocopini. II. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG Dựa trên sự cấu tạo của cánh, miệng, sự biến thái và nhiều đặc tính khác nhau mà lớp côn trùng được chia thành nhiều bộ. Tùy theo quan điểm của các nhà côn trùng học mà giới hạn loài của từng bộ côn trùng khác nhau vì mỗi người đều có một lý do và cơ sở khoa học nhất định để phân chia các bộ côn trùng chính, do đó số lượng bộ côn trùng trong mỗi hệ thống đều có ít nhiều khác nhau. Hệ thống phân loại của Carlvon Linne (1758) gồm 7 bộ, J. C. Fabricins (1775) chia thành 13 bộ, Brauer (1885) chia thành 17 bộ, Sharp (1895) chia thành 21 bộ, Chu Nghiêu (1950) chia thành 32 bộ, Jeannel (1938-1949) chia thành 40 bộ. Trong giáo trình nầy, chúng tôi sắp xếp theo 28 bộ. * Lớp phụ không cánh (Apterygota) 1. Bộ Đuôi nguyên thủy (Protura) 2. Bộ Đuôi bật (Collembola) 3. Bộ Hai đuôi (Diplura) 4. Bộ Ba đuôi (Thysanura) 5. Bộ Microcoryphia * Lớp phụ có cánh A. Tổng họ biến thái không hoàn toàn 145 6. Bộ Phù du (Ephemerida) 7. Bộ Chuồn chuồn ( Odonata) 8. Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 9. Bộ Cánh bằng (Isoptera) 10. Bộ Chân dệt (Embioptera) 11. Bộ Cánh úp (Plecoptera) 12. Bộ Cánh da (Dermaptera) 13. Bộ Có răng (Psocoptera) 14. Bộ Ăn lông (Mallophaga) 15. Bộ Rận (Anoplura) 16. Bộ Cánh tơ (Thysanoptera) 17. Bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera) 18. Bộ Cánh đều (Homoptera) 19. Bộ Zoraptera B. Tổng họ biến thái hoàn toàn 20. Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 146 21. Bộ Cánh quấn (Strepsiptera) 22. Bộ Cánh mạch (Neuroptera + Megaloptera + Raphidiodea) 23. Bộ Cánh dài (Mecoptera) 24. Bộ Cánh lông (Trichoptera) 25. Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) 26. Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 27. Bộ Hai cánh (Diptera) 28. Bộ Bọ chét (Siphonaptera) 147 Hình VI.1. Côn trùng thuộc lớp phụ không cánh (Apterygota). A: Protura; B: Diplura; C: Thysanura; D: Collembola. 148 III. KHÓA PHÂN BỘ CÔN TRÙNG (Thành trùng và ấu trùng) 1 . Cánh rất phát triển (ở thành trùng) 2 1': Không có cánh hoặc cánh rất nhỏ, thô sơ (ấu trùng và vài thành trùng) 28 2(1): Cánh màng 3 2': Cánh trước cứng hay bằng chất da, ít nhất ở gốc cánh, cánh sau nếu hiện diện thường là chất màng 24 3(2) Chỉ có một đôi cánh 4 3' Hai cặp cánh 10 4(3).Thân hình giống cào cào, châu chấu, ngực trước kéo dài về phía bụng và nhọn ở cuối ngực, chân sau phát triển … ORTHOPTERA 4': Cơ thể không có dạng cào cào, ngực trước không giống như trên, chân sau không phát triển 5 5(1'): Râu đầu với ít nhất một đốt mang những phần phát triển bên dài, cánh trước rất nhỏ, cánh sau có dạng cánh quạt; côn trùng kích thước rất nhỏ STREPSIPTERA (con đực ký sinh) 5': Không giống như mô tả ở trên 6 6(5'): Bụng với từ 1-3 sợi lông đuôi kéo dài, miệng không phát triển 7 6': Bụng không giống như mô tả ở trên, miệng gần như luôn luôn phát triển 8 7(6): Râu đầu dài và rõ ràng, cuối bụng có một kim dài (hiếm khi 2 kim), cánh với một gân phân nhánh, cánh thăng bằng hiện diện, côn trùng rất nhỏ, thường < 5 ly (rệp dính đực) HOMOPTERA 149 7': Râu đầu ngắn, dạng lông cứng không rõ, bụng có từ 2 - 3 sợi lông đuôi dài cánh có rất nhiều mạch cánh và buồng cánh, cánh thăng bằng không hiện diện, thường có kích thước > 5 ly EPHEMEROPTERA 8(6'): Đốt bàn (tarsi) luôn luôn có 5 đốt; miệng kiểu miệng hút (haustellate), cánh sau thoái hóa thành cánh thăng bằng DIPTERA 8': Đốt bàn có từ 2-3 đốt, miệng thay đổi, cánh sau thoái hóa hoặc không có, không có dạng cánh thăng bằng 9 9(8'): Miệng nhai gậm (một vài loài Psocids) PSOCOPTERA 9': Miệng thuộc nhóm chích hút (rầy lá, rầy thân) HOMOPTERA 10 (3'): Cánh có nhiều vẩy, miệng thuộc vòi hút, râu nhiều đốt LEPIDOPTERA 10': Cánh và miệng không giống như trên 11 11(10'): Cánh dài và hẹp, ít gân (1-2 gân), có nhiều lông dài ở rìa cánh, đốt bàn 1-2 đốt; đốt cuối phình to, kích thước côn trùng rất nhỏ, thường <5 ly (bọ trĩ) THYSANOPTERA 11': Cánh không giống như trên hoặc nếu cánh dài thì đốt bàn có trên 2 đốt 12 12(11'): Cánh trước thường rộng và có hình tam giác, cánh sau nhỏ và thường tròn; ở trạng thái nghỉ, cánh thường chấp lại và dựng đứng trên thân, cánh có rất nhiều gân và buồng cánh, râu nh ỏ dạng lông cứng và không rõ, bụng có từ 2- 3 lông đuôi, cơ thể mỏng mảnh, mềm EPHEMEROPTERA 12': Không giống như mô tả ở trên 13 13(12'): Đốt bàn có 5 đốt 14 13': Đốt bàn có 4 đốt hoặc ít hơn 17 150 14(13): Cánh trước nhiều lông, miệng thường rất thoái hoá, râu thường dài bằng cơ thể hoặc dài hơn cơ thể, phần lớn côn trùng cánh mềm TRICHOPTERA 14': Cánh trước không lông, hàm trên phát triển, râu đầu ngắn 15 15(14'): Cơ thể thường cứng, trơn, có dạng ong, bụng thường nhọn, cánh sau nhỏ hơn cánh trước và có ít mạch cánh, cánh trước có đến 20 buồng cánh hay ít hơn (các loại ong) HYMENOPTERA 15': Cơ thể mềm, không có dạng ong, b ụng không giống như trên, cánh sau có kích thước như cánh trước và cũng có nhiều mạch cánh như cánh trước, cánh trước thường có trên 20 buồng cánh 16 16(15'): Vùng Costal trên cánh trước gần như luôn luôn có nhiều gân ngang, nếu không như thế thì cánh sau ngắn hơn cánh trước, miệng không kéo dài thành vòi NEUROPTERA 16': Vùng Costal ở cánh trước chỉ có 2-3 gân ngang, miệng có cấu tạo vòi . MECOPTERA 17(13'): Cánh sau dài và có dạng như cánh trước, ở trạng thái nghỉ cánh không bao giờ xếp bằng trên cơ thể, cánh có nhiề u mạch và buồng cánh, râu đầu dài, thuộc loại lông cứng, bụng dài, ốm, đốt bàn có 3 đốt, dài 20-85 ly (chuồn chuồn) ODONATA 17': Không giống như 17 18 18(17'): Miệng thuộc nhóm hút (Haustellate) 19 18': Miệng thuộc nhóm nhai gậm (Mandibulate) 20 19(18): Vòi phát xuất từ phần trán của đầu HEMIPTERA 19': Vòi phát xuất từ phần dưới của đầu (ve sầu, rầy,.) HOMOPTERA 151 [...]... 61 ': Đốt bàn 2-4 đốt, đốt bàn chân trước không giống 61 62 62 (61 '): Côn trùng dạng cào cào, chân sau thuộc chân nhảy ORTHOPTERA 62 ': Không giống như 62 .63 63 (62 ): Đốt bàn 4 đốt, mầu nhạt, cơ thể mềm, côn trùng sống trong gỗ, trong đất (mối) ISOPTERA 63 ': Đốt bàn có từ 2-3 đốt, mầu sắc và nơi cư trú thay đổi 64 64 (63 '): Không có lông đuôi, râu đầu có từ 13 đốt trở... mắt kép và 3 mắt đơn, đốt bàn có 2-3 đốt PSOCOPTERA 5(55'): Chân bụng hiện diện 66 65 ': Không có chân bụng hoặc chỉ có trên đốt cuối bụng 68 158 66 (65 ): 5 đôi chân bụng (trên đốt bụng từ 3-9 , và trên đốt bụng thứ 10) hoặc ít hơn, chân bụng thường có móc nhỏ, nhiều mắt bên (thường là 6) (sâu bướm) LEPIDOPTERA (ấu trùng) 66 ': Với 6 hay trên 6 đôi chân bụng, chân bụng không có... Cecidomyidae) 86' : Cơ thể có ít đốt hơn, không có phiến cứng ở phần ngực bụng .87 87( 86' ): Miệng có móc DIPTERA (ấu trùng) 87': Miệng nhai gậm đôi khi thoái hóa nhưng không có móc HYMENOPTERA (ấu trùng) 162 Hình VI.2 Các bộ thuộc lớp côn trùng Hình VI.3 Các bộ thuộc lớp côn trùng 163 Hình VI.4 Các Bộ thuộc lớp côn trùng Hình VI.5 Một số dạng bao trú ẩn của ấu trùng bộ Trichoptera 164 Hình VI .6 Một... chân bụng không có móc, số lượng mắt bên thay đổi 67 67 (66 '): Bảy (hoặc hơn) mắt nhỏ ở mỗi bên đầu, chân bụng nhọn, nhỏ, không rõ hiện diện trên đốt bụng từ 1-8 hay từ 3-8 MECOPTERA (ấu trùng) 67 ': Chỉ có một mắt nhỏ ở mỗi bên đầu, chân bụng không nhọn, rõ ràng, hiện diện trên đốt bụng từ 2-7 hay 2 -6 và 10 HYMENOPTERA (ấu trùng) 68 (65 '): Hàm trên và hàm dưới ở mỗi bên phối hợp thành 1 cái... mỏng Côn trùng thuộc bộ cánh cứng thường đẻ trứng trong đất, trong vỏ thân cây, trong mô lá, trong nước Trứng có hình cầu hoặc hình bầu dục Tính ăn của côn trùng cánh cứng rất phức tạp, đa số ăn thực vật, nhưng cũng có nhiều loài ăn động vật, chuyên tấn công các loại côn trùng nhỏ khác, có loài lại chuyên ăn các chất hữu cơ mục nát và những di thể động thực vật, bộ nầy còn gồm cả những loài côn trùng. .. NEUROPTERA (ấu trùng) 68 ': Hàm trên và hàm dưới không giống 65 , đốt bàn có từ 1-2 móng, môi trên và râu môi dưới thường hiện diện 69 69 (68 '): Đầu và miệng đưa ra phía trước .70 69 ': Đầu và miệng đưa về phía bụng 72 70 (69 ): 1 móng (một số loài sâu cánh cứng) COLEOPTERA (ấu trùng) 70': 2 móng 71 71(70): Môi trên và clypeus hiện diện rõ NEUMOPTERA (ấu trùng) 71':... sinh trong ổ những côn trùng sống thành xã hội Đối với những loài ăn thực vật, thì tính ăn cũng đa dạng, nhiều loài ăn phá lá, đục thân, cành, trái, một số loài khác đục lòn trong lá, tấn công rễ, bông Hầu như côn trùng thuộc bộ nầy có thể tấn công tất cả các bộ phận khác của cây Chu kỳ sinh trưởng của bộ nầy có thể kéo dài từ 3-4 thế hệ trong một năm đến nhiều năm để hoàn thành một thế hệ Hình VI. 16. .. từ 6- 7 đốt không được cánh trước che phủ Cánh sau trái lại rất phát triển, ở trạng thái nghỉ cánh sau xếp lại phía dưới cánh trước Họ cánh cụt rất hoạt động, thường chạy và bay nhanh Bàn chân có công thức 5-5 -5 hoặc 4-5 -5 hoặc 3-5 -5 Đa số có màu đen hay nâu, kích thước rất thay đổi, đa số có kích thước nhỏ và trung bình Họ nầy cũng gồm rất nhiều loại, riêng ở Bắc Mỹ đã có gần 3100 loài Sinh sống trong. .. số họ Côn trùng thuộc bộ Cánh cứng C A A B Hình VI 18 Các họ côn trùng thuộc bộ cánh cứng 172 D A: Scolytidae; B: Scarabaeidae; C: Scolytidae; D: Curculionidae B A C Hình VI.19 Các dạng đốt bàn của bộ Coleoptera A: Megacyllene (Cerambycidae) B: Scotylus (Scotylidae) C: Chilocorus (Coccinellidae) MỘT SỐ HỌ PHỔ BIẾN TRONG NÔNG NGHIỆP 1 Họ Chân chạy (Carabidae) Đây là một trong những họ lớn nhất trong. .. diện, hình dạng cơ thể thay đổi nhưng không có dạng côn trùng, mầm cánh thường hiện diện (ấu trùng và thành trùng) 56 55': Mắt kép và mầm cánh hiện diện, cơ thể thường có dạng trùng (giai đoạn ấu trùng) 65 56( 55): Đốt bàn 5 đốt 57 56' : Đốt bàn có từ 4 đốt trở lại 59 57( 56) : Miệng phát triển về phía bụng thành một vòi dài, cơ thể . 61 ': Đốt bàn 2-4 đốt, đốt bàn chân trước không giống 61 62 62 (61 '): Côn trùng dạng cào cào, chân sau thuộc chân nhảy ORTHOPTERA 62 ': Không giống như 62 63 63 (62 ): Đốt bàn 4. nhiều mắt bên (thường là 6) (sâu bướm) LEPIDOPTERA (ấu trùng) 66 ': Với 6 hay trên 6 đôi chân bụng, chân bụng không có móc, số lượng mắt bên thay đổi 67 67 (66 '): Bảy (hoặc hơn). 1-8 hay từ 3-8 MECOPTERA (ấ u trùng) 67 ': Chỉ có một mắt nhỏ ở mỗi bên đầu, chân bụng không nhọn, rõ ràng, hiện diện trên đốt bụng từ 2-7 hay 2 -6 và 10 HYMENOPTERA (ấu trùng) 68 (65 '):

Ngày đăng: 02/07/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN