1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tài liệu Giáo trình chăn nuôi Dê và Thỏ - Chương 5 doc

8 458 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 665,08 KB

Nội dung

Chương 5 GIỐNG CÔNG TÁC GIỐNG THỎ Cũng như chăn nuôi các loài gia súc khác muốn chăn nuôi thỏ có hiệu quả cao trước hết phải có con giống tốt. Tuy nhiên do ngành chăn nuôi thỏ ở nước ta chưa ñược phổ biến rộng rãi nên sự hiểu biết về các giống thỏ các biện pháp ñể nâng cao chất lượng con giống còn rất hạn chế. Vì thế chương này trước hết giới thiệu sơ bộ về nguồn gốc một số ñặc ñiểm sinh học ñặc thù của thỏ, sau ñó giới thiệu một số giống thỏ ñã có mặt ở nước ta, kể cả thỏ nội thỏ mới nhập nội. Các kỹ thuật về chọn lọc, chọn, phối quản lý thỏ giống cũng ñược giới thiệu trọng phạm vi chương này. I. NGUỒN GỐC ðẶC THÙ SINH HỌC CỦA THỎ 1.1. Nguồn gốc phân loại của thỏ a. Nguồn gốc của thỏ Việc thuần hoá thỏ nhà ñược phát hiện từ khoảng 1000 trước Công nguyên ở Tây Ban Nha. Vào thế kỷ XVI cùng với những bãi cỏ hoang, thỏ ñược nuôi dưới hình thức bán hoang dã nuôi nhốt trong chuồng ñể lấy thịt ở một số nước Tây Âu như Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Anh song dưới chế ñộ ñộc quyền của lãnh chúa nên việc chăn nuôi thỏ không ñược phát triển rộng rãi. ðầu thế kỷ XIX sau khi chế ñộ lãnh chúa ñộc quyền bị xoá bỏ, chăn nuôi thỏ ñã phát triển rộng rãi khắp Tây Âu ñược người châu Âu giới thiệu ra khắp thế giới. Cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX nhiều phương pháp chăn nuôi thỏ nhốt chuồng ñược hình thành, các giống thỏ thích ứng dần với ñiều kiện nuôi dưỡng chăm sóc của con người ñược chọn lọc theo hướng nuôi nhốt thâm canh lấy thịt, da lông hay làm cảnh cùng với chế ñộ phòng trừ dịch bệnh ñược hình thành. Ngày nay nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học hiện ñại, con người ñã chọn lọc, lai tạo ñược nhiều giống thỏ quý ñể lấy thịt, lông, da ñáp ứng cho nhu cầu của con người và chăn nuôi thỏ ñã góp phần ñáng kể vào nền kinh tế quốc dân ở nhiều nước trên thế giới. Nguồn gốc thỏ nhà là giống thỏ rừng Oryctolagus Cuniculus domesticies ñược xác ñịnh trên cơ sở thực nghiệm cho phối giống giữa thỏ nhà với thỏ rừng thành công, nhưng thỏ nhà thỏ rừng ñều không phối giống ñược với thỏ ñồng. Sự khác biệt về ñặc ñiểm sinh học giữa thỏ ñồng với thỏ rừng thỏ nhà còn ñược thể hiện qua một số ñặc ñiểm ngoại hình như thỏ ñồng nhỏ hơn thỏ rừng (khối lượng khoảng 1,5-2,5 kg), chân tai dài hơn. Thỏ rừng chửa 30 ngày, ñẻ từ 10-12 con, thỏ sơ sinh không có lông, chưa mở mắt không ñi ñược (các ñặc ñiểm này giống thỏ nhà), thỏ ñồng chửa 42 ngày, ñẻ 2-3 con/lứa, con mới ñẻ ra ñã có lông, mở mắt chạy ra khỏi mẹ. Thịt thỏ rừng trắng còn thịt thỏ ñồng màu ñỏ sẫm. b. Phân loại thỏ nhà Trong hệ thống phân loại ñộng vật, thỏ thuộc lớp ñộng vật có vú (Mamalia), lớp phụ ñộng vật có vú chính thức (Theria), thuộc nhóm ñộng vật có vú bậc cao (Eutheria), bộ găm nhấm (Glires). Trong bộ này có 2 bộ phụ là bộ gặm nhấm kiểu thỏ Lagomorpha có 28 chiếc răng bộ gặm nhấm Rodentia có 26 răng. Trong bộ Lagomopha có 2 họ (Family) là họ Ochotonidae họ Leporidae. Họ Leporidae lại chia thành 2 giống là giống thỏ ñồng (Lepus) và giống thỏ rừng (Oryctolagus). Qua quá trình thuần hoá một bộ phận của giống thỏ rừng này ñã biến ñổi thành thỏ nhà. Theo Labas (1998) thì toàn thế giới có khoảng trên 80 giống thỏ nhà khác nhau. Dựa theo tầm vóc người ta chia thỏ thành 3 nhóm là: - Thỏ tầm ñại: nặng khoảng 6-9kg như thỏ Flandro của Pháp, thỏ ðại bạch của Hung. - Thỏ tầm trung: có khối lượng 4-6kg như thỏ Newzealand Trắng, thỏ California. - Thỏ tầm tiểu: có khối lượng từ 2-3kg. Dựa theo hướng sử dụng người ta cũng chia các giống thỏ thành 3 loại: - Thỏ lấy lông: nặng khoảng 2-3kg có bộ lông dài mịn mượt mọc liên tục, cắt 3-4 lần/năm như giống Angora của Pháp, thỏ Trắng lông xù của Nga. - Thỏ làm cảnh: có hình thù màu sắc lông ñặc biệt như thỏ Ánh Bạc của Pháp, thỏ Lưu Ly của Trung quốc. - Thỏ lấy thịt: sinh trưởng nhanh sinh sản nhiều như thỏ New Zealand trắng. 1.2. Một số ñặc thù sinh học của thỏ Thỏ có một số ñặc ñiểm sinh học ñặc thù như sau: - Thỏ là ñộng vật gặm nhấm Thỏ là loài gặm nhấm nên thích gặm suốt ngày kể cả thức ăn các ñồ vật khác nhau. Răng thỏ phát triển liên tục suốt ñời nên nếu không ñược gặm nhấm răng thỏ sẽ dài quá mức. - Thỏ là ñộng vật ăn phân Thỏ có hai loại phân: phân khô phân ướt. Phân ướt thường ñược thỏ ỉa vào lúc bình mình thỏ quay lại ăn phân của nó. ðặc ñiểm này giúp thỏ tiêu hoá ñược thức ăn thực vật (xem Chương 6). - Thỏ rất nhậy cảm với các tác nhân ngoại cảnh Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, thải nhiệt chủ yếu qua ñường hô hấp. Thỏ thở rất nhẹ nhàng, không có tiếng ñộng, chỉ thấy thành bụng dao ñộng theo nhịp thở. Nếu thỏ khoẻ, trong môi trường bình thường thì tần số hô hấp 60-90lần/phút. Nhịp ñập của tim thỏ rất nhanh yếu, trung bình từ 100-120 lần/phút. Thân nhiệt, tần số hô hấp, nhịp ñập của tim ñều tỷ lệ thuận với nhiệt ñộ không khí môi trường. Nếu nhiệt ñộ không khí trên 35 o C nắng nóng kéo dài, thỏ thở nhanh nông ñể thải nhiệt, khi ñó thỏ dễ bị cảm nóng. Nhiệt ñộ môi trường thích hợp nhất với thỏ là từ 20-28,5 o C. - Cơ quan khứu giác của thỏ rất phát triển Thỏ mẹ có thể phân biệt ñược con khác ñàn mới ñưa ñến trong vòng một giờ bằng cách ngửi mùi. Cấu tạo khoang mũi rất phức tạp, có nhiều vách ngăn chi chít, lẫn các rãnh xoang ngóc ngách. Bụi bẩn hít vào sẽ ñọng lại ở vách ngăn, dễ kích thích gây viêm xoang mũi. - Thỏ rất thính tai tinh mắt: Trong ñêm tối thỏ vẫn phát hiện ñược tiếng ñộng nhỏ xung quanh vẫn nhìn thấy ñể ăn uống ñược bình thường. - Khi sơ sinh chưa mở mắt chưa mọc lông Khi mới sinh thỏ con chưa mở mắt, toàn thân chưa có lông ñể lộ lớp da mỏng màu ñỏ hồng, ñến 3 ngày tuổi có lớp lông dày ngắn 1mm, 5 ngày tuổi lông dài 4-5 mm ñến 20- 25 ngày tuổi bộ lông mới phát triển hoàn toàn. Chúng lớn rất nhanh, sau 4-5 ngày khối lượng ñã tăng gấp ñôi. Thỏ con mở mắt khi ñược 9-12 ngày tuổi, số thỏ con/lứa ñẻ càng nhiều thì thỏ con càng lâu mở mắt. II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG THỎ PHỔ BIẾN 2.1. Các giống thỏ nội a. Thỏ Ré Là giống thỏ ñược nuôi nhiều ở các ñịa phương, chúng có màu sắc lông da rất ña dạng, thường là màu xám nhạt loang trắng hay màu vàng nâu pha trắng. Mắt thỏ màu ñen. Khối lượng trưởng thành 2,2-2,7kg. Thỏ ñẻ 5,5-6 lứa/năm, mỗi lứa 6-7 con, cai sữa ở 1 tháng tuổi nặng 300-350g/con. Thỏ Ré ăn tạp các loại thức ăn rau cỏ lá các phụ phẩm ở gia ñình. 2.1.2. Thỏ Xám thỏ ðen Việt Nam ðây là 2 giống thỏ ñược chọn lọc từ các giống thỏ ñịa phương của nước ta. Thỏ có mắt ñen. Thỏ xám thường có màu lông không thật thuần khiết, thỏ ðen do ñược chọn lọc tại Trại giống Trung tâm Nghiên cứu Thỏ nên có màu lông ổn ñịnh hơn. Khối lượng trưởng thành của 2 giống thỏ này khoảng 3,0-3,5kg; Thỏ ñẻ 5-5,5 con/lứa, mỗi lứa 5,5-6 con, tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh ñến cai sữa ñạt 85%. ðây là 2 giống thỏ rất phù hợp với ñiều kiện chăn nuôi tận dụng rau lá cỏ phụ phẩm ở gia ñình. 2.2. Các giống thỏ nhập nội a. Thỏ Newzealand trắng Có nguồn gốc từ Newzealand, ñược nuôi phổ biến ở các nước Châu Âu Châu Mỹ. Giống thỏ này có lông dày, màu trắng tuyền, mắt hồng, tầm trung, mắn ñẻ, sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, nhiều thịt. Khối lượng trưởng thành từ 5-5,5 kg/con. Tuổi ñộng dục lần ñầu 4-4,5 tháng, tuổi phối giống lần ñầu từ 5,5-6 tháng, khối lượng phối giống lần ñầu 3-3,2kg/ con, ñẻ 6-7 lứa/ năm, mỗi lứa 6-8 con, khối lượng sơ sinh 55-60 gam, khối lượng cai sữa 650- 700 gam, khối lượng 3 tháng tuổi 2,8-3 kg, tỷ lệ thịt xẻ ñạt 52-55%. Hình 5-2: Thỏ Xám Việt Nam Hình 5-3: Thỏ ðen Việt Nam Hình 5 - 1 : Th ỏ R é Vi ệt Nam Giống thỏ này ñược nhập vào Việt Nam từ Hungari lần ñầu vào năm 1978. Năm 2000 thỏ Newzealand trắng ñược nhập lại lần 2 về nuôi nhân thuần ñể làm tươi máu ñàn thỏ cùng giống trước ñây. Thỏ Newzealand trắng là giống phù hợp với phương thức chăn nuôi công nghiệp chăn nuôi gia ñình ở nước ta. b. Thỏ Panon Giống thỏ này xuất phát từ một dòng của giống Newzealand trắng ñược chọn lọc nghiêm ngặt về khả năng tăng trọng. Vì vậy chúng có các ñặc ñiểm giống như thỏ Newzealand trắng, nhưng tăng trọng cao hơn khối lượng trưởng thành cũng cao hơn, ñạt 5,5-6,2 kg/con. Giống thỏ này ñược nhập vào nước ta năm 2000 từ Hungari ñã ñược chăn nuôi ở nhiều vùng trong nước cho kết quả tốt. c. Thỏ California Có nguồn gốc từ Mỹ, ñược tạo thành do lai giữa thỏ Chinchila, thỏ Nga thỏ Newzealand. ðây là giống thỏ hướng thịt tầm trung, khối lượng trung bình khoảng 4,5-5kg, tỷ lệ thịt xẻ 55-60%. Thân ngắn hơn thỏ New Zealand, lông trắng nhưng tai, mũi, 4 chân ñuôi có ñiểm lông màu ñen. Vào mùa ñông lớp lông màu ñen này ñậm hơn nhạt dần vào mùa hè. Khả năng sinh sản tương tự như thỏ Newzealand. Thỏ California ñược nhập vào Việt Nam từ Hungari, lần thứ nhất vào năm 1978 lần thứ 2 vào năm 2000. Giống này cũng ñã ñược nuôi ở nhiều vùng trong cả nước. Sử dụng thỏ ñực của 3 giống trên cho lai với thỏ cái nội cho con lai có khả năng tăng trọng tỷ lệ nuôi sống cao hơn thỏ thuần nội 25-30%. Hiện nay Nhà nước giao cho Trung tâm Nghiên cứu Thỏ Sơn Tây nuôi, chọn lọc, nhân thuần các giống thỏ nhập nội và cung cấp các con giống tốt cho sản xuất trong cả nước, ñồng thời sử dụng các con ñực ngoại ñể lai với các giống thỏ nội nhằm nâng cao khả năng sản xuất của thỏ Việt Nam. III. KỸ THUẬT CHỌN LỌC, CHỌN PHỐI QUẢN LÝ THỎ GIỐNG 3.1. Kỹ thuật chọn thỏ giống Muốn chăn nuôi thỏ có hiệu quả, trước hết phải chọn con giống tốt từ các cơ sở nhân giống tốt. Việc chọn giống phải dựa theo các nguyên tắc cơ bản tiến hành theo các bước sau: a. Chọn lọc theo ñàn Hình 5 - 6 : T h ỏ California Hình 5 - 5 : Th ỏ Panon Hình 5 - 4 : Th ỏ Newzealand tr ắng Những lứa ñẻ của cặp bố mẹ nào ñạt các chỉ tiêu sau ñây thì giữ lại cả ñàn: - Số con sơ sinh còn sống sau 15 giờ tối thiểu là 6 con. - Khối lượng sơ sinh cả ổ tối thiểu ñạt 300g với thỏ ngoại thỏ lai hay 200-250g ñối với thỏ nội. - Khối lượng sơ sinh trung bình/con ñạt từ 50g trở lên ñối với thỏ ngoại thỏ lai hay 35-40g ñối với thỏ nội. Những ñàn con tốt ñược giữ lại, ñược nuôi dưỡng tốt ñúng qui trình tiếp tuch chọn lọc theo cá thể. Những lứa ñẻ của cặp bố mẹ nào không ñạt các chỉ tiêu trên thì loại cả ñàn ñể nuôi thịt. b. Chọn lọc theo khối lượng cá thể Tiến hành chọn những cá thể có khối lượng tối thiểu theo quy ñịnh cho các ñộ tuổi khác nhau ñể giữ lại làm giống. Cụ thể như sau: - Lúc 21 ngày tuổi phải ñạt 250g/con ñối với thỏ ngoại thỏ lai hay 200g/con ñối với thỏ nội. - Lúc 30 ngày tuổi phải ñạt 500g/con ñối với thỏ ngoại thỏ lai hay 350g/con ñối với thỏ nội. Số con cai sữa/ổ phải ñạt 5 con trở lên. - Lúc 70 ngày tuổi phải ñạt 1900g/con ñối với thỏ ngoại thỏ lai hay 1400g/con ñối với thỏ nội. Khối lượng khả năng tăng trọng giai ñoạn từ 21-70 ngày tuổi là chỉ tiêu rất quan trọng trong chọn lọc giống. Những cá thể nào không ñạt yêu cầu thì loại ñể nuôi thịt. Cá thể nào tăng trọng từ 30g/con/ngày trở lên là xuất sắc. - Lúc 90 ngày tuổi ñã phân biệt ñược dễ dàng thỏ ñực thỏ cái, chúng ñã có khả năng giao phối nên phải nhốt ñực riêng, cái riêng, nếu không thỏ cái sẽ chửa sớm (phối giống ngoài kế hoạch). Khối lượng thỏ cái giai ñoạn này phải ñạt 2,2 kg trở lên, thỏ ñực phải ñạt 2,5kg trở lên. c. Chọn lọc theo ngoại hình hoạt tính sinh dục Chọn thỏ ñực làm giống nên chọn những con ñầu to thô hơn, hai má hơi phình ra, hai tai dày, cứng, dựng ñứng khép thanh hình chữ V; mắt sáng tinh nhanh; lưng dài, rộng, phẳng, bụng thon; hai mông ñùi sau nở nang, rắn chắc; bốn chân khoẻ không bị loét gan bàn chân; hai dịch hoàn to ñều, dương vật hiện rõ, thẳng, có niêm mạc màu hồng nhạt, không bị lở loét hoặc có vẩy rộp. Màu lông phải mang ñặc trưng của giống. Thỏ ñực cần phải có tính hăng nhưng không quá dữ tợn. Chọn thỏ cái giống nên chọn những con ñầu nhỏ, mặt thon dài, mắt tinh nhanh, tai thẳng, lưng dài, mông nở, hông rộng, bụng to. Hai hàng vú phải song song cách ñều, mỗi hàng có 5 vú cách ñều. Màu lông phải mang ñặc trưng của giống. Lúc 3 tháng tuổi loại thải 70-75% ñưa sang nuôi thịt, chỉ giữ lại 25-30% cá thể tốt nhất ñể làm giống. Tiếp tục nuôi thỏ ñực thỏ cái theo tiêu chuẩn nuôi dưỡng thỏ hậu bị giống ñể thay thế ñàn. Lúc 5 tháng tuổi chọn lọc lần cuối trước khi ñưa vào sử dụng. Các bộ máy trên cơ thể thỏ về cơ bản ñã phát triển hoàn thiện, vì vậy chọn lọc lúc này ñể nâng cao ñộ chính xác. Chọn lọc theo cả ngoại hình tính dục của các cá thể, tiếp tục loại bỏ những con có khuyết tật. Thỏ cái bắt ñầu ñưa vào phối giống (tuỳ thuộc vào từng giống), thỏ ñực sử dụng muộn hơn, bắt ñầu cho nhảy khi 7 tháng tuổi. d. Chọn lọc theo khả năng sinh sản Trong suốt giai ñoạn sinh sản, thỏ bố mẹ phải ñược chọn lọc 1 lần vào tháng thứ 12 kể từ lần phối ñầu tiên có chửa. Trong 12 tháng ñó, thỏ cái phải ñẻ ñược tối thiểu 5-6 lứa, mỗi lứa ñẻ 6 con trở lên, khối lượng sơ sinh ñạt tối thiểu 50g/con. Tỷ lệ thụ thai (trường hợp con ñực xác ñịnh là tốt) ñạt trên 70%. Số con sơ sinh sống sau 15 giờ phải ñạt 6 con trở lên, tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh ñến cai sữa (30-35 ngày tuổi) phải ñạt trên 80% có thể lực tốt. Con ñực trong thời gian này phối giống cho ít nhất 10 thỏ cái có ít nhất 7-8 thỏ cái có chửa ñẻ từ 6 con trở lên là tốt. Những cá thể ñực cái nào không ñạt ñược yêu cầu thì kiên quyết loại bỏ. 3.2. Ghép ñôi giao phối ở các cơ sở giống hoặc những nơi nuôi thỏ theo quy mô ñàn lớn cần áp dụng kỹ thuật ghép ñôi giao phối ñể tránh ñồng huyết như sơ ñồ ghép phối giống sau ñây: ðực nhóm I II III IV 1- ðời bố mẹ Cái nhóm 1 2 3 4 ðực nhóm IV.1 I.2 II.3 III.4 2- ðời con Cái nhóm IV.1 I.2 II.3 III.4 ðực nhóm II.3.IV.1 III.4.I.2 IV.1.II.3 I.2.III.4 3- ðời cháu Cái nhóm I.3.IV.1 III.4.I.2 IV.1.II.3 I.2.III.4 Trong ñiều kiện chăn nuôi gia ñình việc ghép ñôi giao phối nên thực hiện theo sơ ñồ sau: Gia ñình 1 Gia ñình 2 ðực A x Cái 1 Cái 2 x ðực C ðực B x Cái 1 A Cái 2C x ðực 1A ðực C x Cái 1AB Cái 1A2C x ðực-D 3.3. Quản lý theo dõi thỏ giống Trong gia ñình cơ sở nuôi thỏ giống sinh sản, cần phải theo dõi kết quả quá trình sản xuất của con giống nhằm phục vụ cho việc theo dõi sinh sản, chăm sóc nuôi dưỡng, ñồng thời lấy cơ sở ñể chọn giống sau này. Mỗi thỏ giống phải có một phiếu theo dõi riêng, treo ở ngăn lồng hoặc nơi gần ñó ñể quan sát dễ dàng, ñồng thời ghi cả vào sổ tổng hợp. Mỗi con phải có số hiệu hoặc ký hiệu riêng bằng cách bấm số tai hoặc ghi ñặc ñiểm ngoại hình. Mẫu phiếu theo dõi thỏ giống có thể như sau: PHIẾU THEO DÕI THỎ CÁI SINH SẢN Số hiệu: Số hiệu bố: Ngày sinh: Số hiệu mẹ: Con sơ sinh Cai sữa Ngày phối Số hiệu ñực Khám thai Ngày ñẻ Sống Chết Con g/con Ghi chú PHIẾU THEO DÕI THỎ ðỰC GIỐNG Số hiệu: Số hiệu bố: Ngày sinh: Số hiệu mẹ: Con sơ sinh Cai sữa Ngày phối Số hiệu cái Khám thai Ngày ñẻ Sống Chết Con g/con Ghi chú ðể giúp cho việc chọn giống cá thể, sau khi cai sữa cần ghi chép các số liệu thỏ nuôi ở các gia ñình theo mẫu sau ñây: PHIẾU THEO DÕI CÁ THỂ Số hiệu Ngày sinh Bố Mẹ Cân 4, 8 tuần (g/con) Cân12 tuần (g/con) Tăng trọng (g/con) Ghi chú 3.4. Loại thải giống Trong quá trình nuôi thỏ giống, nếu thấy thỏ xuất hiện một trong các nhược ñiểm sau ñây thì cần loại thải: - Các chỉ tiêu sinh sản kém lặp lại 2-3 lần. - Có tính xấu như hung dữ, hay cắn nhau, cắn người, ăn con, bới ñàn, thỏ ñực bị di tinh v.v - Mắc bệnh tật lâu ngày không khỏi, thể lực gầy yếu. . của 2 giống thỏ này khoảng 3, 0-3 ,5kg; Thỏ ñẻ 5- 5 ,5 con/lứa, mỗi lứa 5, 5- 6 con, tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh ñến cai sữa ñạt 85% . ðây là 2 giống thỏ rất phù. lứa 6-8 con, khối lượng sơ sinh 5 5-6 0 gam, khối lượng cai sữa 65 0- 700 gam, khối lượng 3 tháng tuổi 2, 8-3 kg, tỷ lệ thịt xẻ ñạt 5 2 -5 5%. Hình 5- 2 : Thỏ Xám

Ngày đăng: 26/01/2014, 09:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 5-3: Thỏ ðen Việt NamHình 5-1: Thỏ R é Việt Nam  - Tài liệu Giáo trình chăn nuôi Dê và Thỏ - Chương 5 doc
Hình 5 3: Thỏ ðen Việt NamHình 5-1: Thỏ R é Việt Nam (Trang 3)
Hình 5-2: Thỏ Xám Việt Nam - Tài liệu Giáo trình chăn nuôi Dê và Thỏ - Chương 5 doc
Hình 5 2: Thỏ Xám Việt Nam (Trang 3)
II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG THỎ PHỔ BIẾN 2.1. Các giống thỏ nội   - Tài liệu Giáo trình chăn nuôi Dê và Thỏ - Chương 5 doc
2.1. Các giống thỏ nội (Trang 3)
Hình 5-6 : Thỏ CaliforniaHình 5-5: Thỏ Panon  Hình 5-4: Thỏ Newzealand trắng  - Tài liệu Giáo trình chăn nuôi Dê và Thỏ - Chương 5 doc
Hình 5 6 : Thỏ CaliforniaHình 5-5: Thỏ Panon Hình 5-4: Thỏ Newzealand trắng (Trang 4)
c. Thỏ California - Tài liệu Giáo trình chăn nuôi Dê và Thỏ - Chương 5 doc
c. Thỏ California (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w