Với vai trò và vị trí quan trọng trên thị trường hiện nay, nhóm phân tích chọn công ty làm chủ đề phân tích tài chính từ đó đưa ra những nhận định, phân tích về tình hình tài chính của công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại. Việc phân tích tài chính doanh nghiệp được thực hiện bằng phương pháp định lượng với hai mô hình là mô hình cổ điển trong đó chú trọng phân tích các chỉ tiêu tài chính và mô hình điểm số Zeta.
Trang 1MỞ ĐẦU:
Công ty CP Nhiệt Điện Phả Lại (PPC) tiền thân là Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, thuộc Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam, được thành lập năm 1982 Năm 2006 chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần Nhà máy PPC đặt tại tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội 100 km, là nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất lớn nhất cả nước cũng là nhà máy điện lớn thứ 3 sau nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và nhà máy điện Phú Mỹ Công ty có 2 nhà máy riêng biệt là Phả Lại 1 và Phả Lại 2, gồm 6 tổ máy, với tổng công suất lắp đặt là 1040 MW Kể từ khi Nhà máy 2 đi vào hoạt động (năm 2002), Nhiệt điện Phả Lại càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống lưới điện Quốc gia, sản lượng hàng năm đạt trên 7 tỷ kWh điện chiếm khoảng 11% tổng sản lượng điện toàn quốc Đến năm 2006, Nhiệt điện Phả Lại đã sản xuất được trên 60 tỷ kWh, sản lượng điện năm 2006 đạt trên 7,2 tỷ kWh trong đó Nhà máy 1 đạt trên 2,9 tỷ kWh điện, mức kỷ lục từ khi vận hành đến nay
Với vai trò và vị trí quan trọng trên thị trường hiện nay, nhóm phân tích chọn công
ty làm chủ đề phân tích tài chính từ đó đưa ra những nhận định, phân tích về tình hình tài chính của công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại Việc phân tích tài chính doanh nghiệp được thực hiện bằng phương pháp định lượng với hai mô hình là mô hình cổ điển trong đó chú trọng phân tích các chỉ tiêu tài chính và mô hình điểm số Zeta
PHÂN TÍCH
Phân tích định lượng : Mô hình cổ điển – phân tích các chỉ tiêu tài chính
Nhóm tỷ số khả năng thanh toán:
- Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời:
Current Ratio =
Năm 2010: CR =4,944,061,486,185/902,111,138,786= 5.481
Năm 2009: CR =5,099,163,183,691/901,350,219,137=5.657
Năm 2008: CR = 4,738,663,610,791/1,006,054,442,771=4.710
Tỷ số thanh toán nhanh bình quân ngành Tiện ích cộng đồng : 4.2
- Vốn lưu động thường xuyên thuần :
Net Working Capital = Current Assets – Current Liabilities
Năm 2010: NWC = 4,041,950,347,399
Năm 2009: NWC = 4,197,812,964,554
Năm 2008: NWC=3,732,609,168,020
Trang 2- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh :
Quick Ratio =
Năm 2010: QR =(4,944,061,486,185 – 667,135,338,764)/ 902,111,138,786 = 4.741 Năm 2009: QR = (5,099,163,183,691-601,820,401,413)/ 901,350,219,137 = 4.989 Năm 2008: QR=(4,738,663,610,791-557,197,978,285)/1,006,054,442,771 = 4.156 Trung bình ngành : 3.9
- Tỷ số khả năng thanh toán tiền mặt:
Cash Ratio =
Năm 2010 :CR= 1370,774,920,006/ 902,111,138,786 = 1.520
Năm 2009:CR = 1383,302,959,936/901,350,219,137 = 1.535
Năm 2008: CR = 512,800,801,199/1,006,054,442,771 = 0.510
Cash Ratio =
Năm 2010:CsR =(1370,774,920,006+1757,501,965,073)/ 902,111,138,786 = 3.468 Năm 2009:CsR =( 1383,302,959,936+2205,000,000,000)/901,350,219,137 =3.981 Năm 2008:CsR = (512,800,801,199+2735,647,725,728)/1,006,054,442,771 =3.229
- Hệ số thanh toán lãi vay :
Times Interest Earned Ratio =
Năm 2010: TIER =(6037,748,617+203,183,084,743)/ 203,183,084,743=1.0297 Năm 2009:TIER=(886,470,454,735+175,712,567,664)/ 175,712,567,664=6.045 Năm 2008:TIER=(-468,052,926,198+170,960,877,208)/170,960,877,208= -1.738
Nhận xét: Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời của PPC năm 2010 là 5.48, là rất
cao và tương đối ổn định qua các năm Điều này cho thấy khả năng chuyển đổi tài sản lưu động của công ty ra tiền mặt để thanh toán các khoản phải trả trong năm là cao Các khoản nợ phải trả trong năm có thể là các khoản phải trả ngắn hạn, nợ vay ngắn hạn hoặc nợ vay dài hạn đến hạn trả So sánh với số liệu bình quân ngành tiện ích cộng đồng với tỷ số khả năng thanh toán hiện thời là 4.2, thì Nhiệt Điện Phả Lại có sức khỏe tài chính là tốt Tỷ số thanh toán nhanh cũng tương đối ổn định qua các năm, với trung bình ngành chỉ số này là 3.9 thì doanh nghiệp như vậy đã dự trữ một lượng hàng tồn kho không quá nhiều và doanh nghiệp duy trì một số lượng lớn các tài sản ngắn hạn có tính lỏng tương đối cao Nhưng với số liệu chỉ tiêu tỷ số thanh toán hiện thời ở các doanh nghiệp cạnh tranh khác lên tới 10 lần thì
có thể thấy đây là tính chất của ngành, đòi hỏi duy trì lượng tài sản lưu động lớn để
Trang 3đáp ứng các nhu cầu chi trả ngắn hạn, hoặc phải thận trọng trong đầu tư dài hạn khác Tuy nhiên các tỷ số khả năng thanh toán nhanh hay khả năng thanh toán tức thời hay khả năng thanh toán tiền mặt chỉ cho biết tỷ lệ giữa các tài sản mà không cho biết độ lớn chênh lệch giữa các khoản mục này Vì vậy, tính toán thêm chỉ tiêu Vốn lưu động ròng cho thấy PPC có chính sách tài chính khá thận trọng khi dùng nguồn vốn có tính chất trung và dài hạn lên tới hơn 4000 tỷ đồng tính bình quân ba năm, để tài trợ cho các tài sản lưu động của doanh nghiệp Một chính sách tài chính bảo thủ có thể thể hiện một doanh nghiệp có sức khỏe tài chính tốt nhưng mặt khác
có thể cũng phản ánh doanh nghiệp đã không có chính sách tài trợ hợp lý, khi mà nguồn vốn dài hạn là tương đối đắt Thêm vào đó, nếu xét trong điều kiện nền kinh
tế hiện nay khi mà xu hướng dài hạn có thể lãi suất sẽ giảm vì các nỗ lực từ chính sách của chính phủ thì nếu doanh nghiệp vẫn duy trì nguồn vốn dài hạn lớn với chi phí cố định thì rõ ràng là không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp
Xét một chỉ tiêu tài chính quan trọng khác đo lường khả năng thanh toán lãi vay trong năm của công ty là chỉ tiêu hệ số thanh toán lãi vay Dựa vào kết quả trên cho thấy khả năng thanh toán lãi vay bằng nguồn lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong năm của doanh nghiệp có xu hướng cải thiện tốt qua các năm Vào năm 2008, chỉ tiêu này là âm, điều này là do lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong năm của doanh nghiệp là âm
Nhóm tỷ số về kết cấu tài chính:
- Tỷ số nợ :
Total Debt Ratio =
Năm 2010: TDR = 7813,668,820,569/11,541,415,775,553=0.677
Năm 2009: TDR = 7424,075,076,591/11,743,842,797,591 = 0.632
Năm 2008: TDR = 7361,025,009,262/10,797,309,528,999 = 0.682
- Tỷ số nợ / Vốn chủ sở hữu
Debt – Equity Ratio =
Năm 2010: D-ER = 2.096
Năm 2009: D-ER = 1.717
Năm 2008: D-ER = 2.145
- Hệ số tự tài trợ:
Trang 4Equity Ratio = = 1 – Total Debt Ratio
Năm 2010: ER = 0.323
Năm 2009: ER = 0.368
Năm 2008: ER = 0.318
- Hệ số nhân vốn chủ sở hữu:
Equity Multiplier = =
Năm 2010: EM = 3.096
Năm 2009: EM = 2.717
Năm 2008: EM = 3.145
- Tỷ số nợ dài hạn:
Long term Debt Ratio =
2010: LtDR = 6,911,557,681,783/11,541,415,775,553 = 0.599
2009: LtDR = 6,522,724,857,454/11,743,842,797,591 = 0.556
2008: LtDR = 6,354,970,566,491/10,797,309,528,999 = 0.589
Nhận xét : Xét đến nhóm chỉ tiêu tài chính phản ánh cơ cấu vốn, chính sách tài
trợ của doanh nghiệp, từ những kết quả tính toán với số liệu ba năm 2008, 2009,
2010 cho thấy: Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn là 7813,668,820,569, chiếm tỷ trọng 67,7% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm 2010, và trong các năm 2008 và 2009, vốn nợ chiếm lần lượt 68.2% và 63,2%, cho thấy nguồn vốn hoạt động của PPC chủ yếu được tài trợ bằng nợ So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành có chỉ số nợ chỉ từ 18% đến 50% thì cho thấy PPC đã dựa quá nhiều vào nguồn vốn vay Chỉ chưa đến 40% tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu Mặt khác, xem chỉ tiêu tỷ
số nợ dài hạn ta thấy nguồn nợ tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp lại chủ yếu là nguồn nợ có tính chất dài hạn Năm 2008 nguồn nợ dài hạn tài trợ cho 58.9% tài sản của doanh nghiệp, các năm 2009 và 2010 tương đối ổn định ở mức 55.6% và 59.9% Vì vốn chủ sở hữu của doanh ngiệp đóng vai trò quan trọng là chiếc đệm nâng đỡ doanh nghiệp khỏi khả năng phá sản Như vậy khả năng tự trang trải các khoản lỗ của PPC là chưa tốt, hay nói cách khác về phía ngân hàng hoặc các công
ty tài chính nên thận trọng khi xem xét cho vay đối với PPC Bởi doanh nghiệp có thể không thể trả được lãi vay nếu lợi nhuận năm kinh doanh là thấp và như vậy nguồn vốn chủ sở hữu có thể cũng không đủ để doanh nghiệp chi trả cho quá nhiều
Trang 5nguồn nợ Tuy nhiên nếu xét về khía cạnh các cổ đông sở hữu, việc duy trì một tỷ
số nợ cao có thể là biện pháp dùng đòn bẩy tài chính để nâng cao hiệu suất hoạt động của công ty, giảm số thuế phải nộp tức làm tăng dòng tiền do chi phí lãi vay
là chi phí được khấu trừ thuế Mặt khác, duy trì một tỷ lệ nợ cao, tức hệ số tự tài trợ thấp có thể giúp tăng lợi nhuận cho chính các cổ đông ( chỉ tiêu ROE) Với những tác động hai chiều của việc duy trì hệ số nợ thấp, về phía doanh nghiệp nên cân đối, tính toán hợp lý các lợi ích cũng như chi phí để có cơ cấu vốn tối ưu Còn về phía ngân hàng hay các tổ chức tài chính thì cần thận trọng khi xem xét tài trợ cho PPC
Nhóm các tỷ số hoạt động:
- Hiệu quả sử dụng tài sản:
Asset Turnover Ratio =
Năm 2010:
ATR = 4,183,076,709,876/((11,541,415,775,553+11,713,339,051,881):2) = 0.360 Năm 2009:
ATR = 4,420,949,771,326 / ((11,743,842,797,591+10,797,309,528,999):2)=0.392
Năm 2008:
ATR= 3,881,915,350,482/((10,797,309,528,999+9,682,284,730,140):2)=0.379
- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
Fix Assets Turn over Ratio =
Năm 2010:
F-ATR = 4,183,076,709,876/{(3,656,430,438,611+4,452,376,164,947):2} = 1.032
Năm 2009:
F-ATR = 4,420,949,771,326/{(4,452,376,164,947+5,502,035,705,300):2} =0.888
Năm 2008:
F-ATR = 3,881,915,350,482/{(5,502,035,705,300+6,215,532,632,698):2} =0.663
- Kỳ thu tiền bình quân:
Average Collection Period =
Năm 2010:
ACP = {(1,127,997,764,695+867,117,307,022):2}/(4,183,076,709,876/365) =87.0 Năm 2009:
Trang 6ACP = {(867,117,307,022+915,396,364,260):2}/(4,420,949,771,326/365)=73.6 Năm 2008:
ACP ={(915,396,364,260+468,786,366,269):2}/(3,881,915,350,482/365)=65.07
- Tỷ số vòng quay hàng tồn kho:
Inventory Turnover =
Năm 2010:IT = 3,468,930,572,509/{(667,135,338,764+601,820,401,413):2}=5.47 Năm 2009:IT= 3,139,703,837,594/{(601,820,401,413+557,197,978,285):2}=5.42 Năm 2008:IT=2,798,492,740,811/{(557,197,978,285+469,444,770,885):2}=5.45
Nhận xét : Xét nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động để thấy hiệu quả sử dụng tài sản
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trước hết với chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng tài sản của PPC, trong năm 2010 bình quân doanh nghiệp thu được 0.36 đồng doanh thu trên một đồng vốn bỏ ra, con số này là 0.39 đồng vào năm 2009 và 0.38 đồng năm 2008 Cho thấy hoạt động của các tài sản của doan nghiệp mang lại khả năng sinh lời khá ổn định qua các năm Tuy nhiên, so với trung bình ngành và doanh nghiệp cạnh tranh thì chỉ tiêu này của PPC tương đối thấp Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động tài sản bình quân ngành là 0.6 và của một số doanh nghiệp cạnh tranh chỉ số này là 0.8 Như vậy với quy mô tài sản rất lớn của doanh nghiệp nhưng hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp chưa thực sự tốt Xem xét chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp cho thấy, doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định tương đối hiệu quả Chỉ tiêu này tăng trưởng tốt qua các năm, với mức 1 đồng tài sản cố định mang lại 0.66 đồng doanh thu vào năm 2008, tăng lên 0.89 đồng vào năm 2009, và 1.03 đồng năm 2010 Với Nhiệt Điện Phả Lại hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện với số lượng các máy móc thiết bị nhiều và giá trị lớn, rõ ràng có thể khai thác các lợi ích từ sử dụng đòn bẩy hoạt động Tức một khi doanh nghiệp đã bù đắp đủ chi phí cho tài sản
cố định thì doanh thu cũng như lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn
Kỳ thu tiền bình quân của PPC là 65 ngày, 73 ngày và 87 ngày tương ứng ở các năm
2008, 2009 và 2010 Điều này cho thấy doanh nghiệp quản lý khoản phải thu chưa thực sự hiệu quả Trong khi chi phí vốn thời kỳ này là đắt, hàng kỳ doanh nghiệp phải chi trả một khoản chi phí lãi vay không nhỏ thì doanh nghiệp lại bị các đối tác, khách hàng chiếm dụng vốn Các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng từ 17 đến 25% tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, đạt giá trị không nhỏ, do đó doanh nghiệp nên chú trọng hơn trong công tác quản lý khoản mục tài sản này Chỉ tiêu này cũng phản ánh
Trang 7chính sách quản lý thiếu chặt chẽ của doanh nghiệp, mặc dù trung bình ngành chỉ tiêu này cũng có thể tương đối cao, nhưng rõ ràng để tránh lãng phí nguồn vốn của mình doanh nghiệp nên xem xét lại cơ chế quản lý khách hàng
Xét đến chỉ tiêu tỷ số vòng quay hàng tồn kho của PPC cho thấy doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho khá hiệu quả Khi mà hàng tồn kho quay vòng được bình quân là 5.4 vòng trong một năm, hay nói cách khác số vốn đầu tư vào hàng tồn kho quay 5.4 vòng trong một năm Chỉ tiêu này nếu quá cao có thể cho thấy doanh nghiệp dự trữ lượng hàng tồn kho quá ít, và nếu quá thấp thì có thể doanh nghiệp đã mua sắm hàng hóa, sản xuất hoặc kiểm soát hàng tồn kho không tốt Do đó, để đánh giá đúng chỉ tiêu này cần so sánh với bình quân ngành và những doanh nghiệp cùng ngành Qua phân tích của nhóm, chỉ tiêu này ở một số doanh nghiệp cùng ngành từ 5 đến 8 lần Như vậy có thể đánh giá quay vòng hàng tồn kho của PPC tương đối tốt
Nhóm các tỷ số về khả năng sinh lời:
- Tỷ suất lợi nhuận biên:
Net Profit Margin =
Năm 2010: NPM = 4,125,959,040/4,183,076,709,876=0.098%
Năm 2009: NPM = 892,014,465,088/4,420,949,771,326=20.18%
Năm 2008: NPM = -212,783,660,031/3,881,915,350,482=-5.48%
Net Profit Margin =
Năm 2010: NPM’ = (4,125,959,040+203,183,084,743)/4,183,076,709,876=4,956% Năm 2009: NPM’ = (892,014,465,088+175,712,567,664)/4,420,949,771,326=24,15% Năm 2008: NPM’ = (-212,783,660,031+170,960,877,208)/3,881,915,350,482=-1,08%
- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản:
Return On Asset =
Năm 2010:
ROA = (4,125,959,040+203,183,084,743)/ 11,541,415,775,553=1.796%
Năm 2009:
ROA =(892,014,465,088+175,712,567,664)/11,743,842,797,591=9.09%
Năm 2008:
ROA = (-212,783,660,031+170,960,877,208)/10,797,309,528,999=-0.387%
Trang 8ROA bình quân ngành năm 2010 là 8.7%.
- Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu:
Return On Equity =
Năm 2010: ROE =4,125,959,040/3727746954984=0.111%
Năm 2009: ROE = 892,014,465,088/4137000101305=21.56%
Năm 2008: ROE = -212,783,660,031/3431985636217=-6.2%
ROE bình quân ngành năm 2010 là 16.9%
Nhận xét : Phân tích nhóm tỷ số khả năng sinh lời của công ty cho thấy khả
năng sinh lời của công ty là rất thấp so với các doanh nghiệp cạnh tranh và bình quân chung của ngành Lợi nhuận ròng trên doanh thu là số âm vào năm 2008 (-5.48%), năm 2009 lợi nhuận tăng đột biến và đạt 20.18% vào năm 2009, nhưng sau đó lại giảm xuống đạt chưa đến 0.1% vào năm 2010 Như vậy xét trong năm
2010, trong một đồng doanh thu thu được chỉ có 0.001 đồng lợi nhuận là doanh nghiệp có thể thu về Kết quả trên cho thấy nhìn chung xét về khả năng sinh lời thì hoạt động tổng thể của doanh nghiệp là kém hiệu quả Nguyên nhân trực tiếp làm lợi nhuận ròng của PPC thấp là giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh thu, và thêm vào đó chi phí tài chính cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trên tổng doanh thu Điều này là đúng như những gì đã dự đoán khi phân tích chỉ tiêu đòn cân nợ của doanh nghiệp Việc doanh nghiệp sử dụng nguồn nợ quá nhiều và lại chủ yếu là nợ dài hạn làm cho chi phí lãi vay hàng năm của PPC là một con số không hề nhỏ Mặt khác với hợp đồng vay nợ bằng đồng Yên Nhật được ký kết từ năm 2006 thì trong tình hình biến động tỷ giá đồng Yên các năm gần đây, khoản lỗ chênh lệch điều chỉnh lại tỷ giá của doanh nghiệp là rất lớn và lớn hơn cả chi phí lãi vay của PPC trong năm
Cũng chính vì chi phí tài chính rất cao do đó khi tính toán chỉ tiêu lợi nhuận ròng
có điều chỉnh lãi vay cho chúng ta kết quả khá lạc quan hơn nhưng cũng rất thấp về
tỷ suất lợi nhuận biên của doanh nghiệp
Lợi nhuận qua các năm của PPC là thấp so với trung bình ngành trong khi tổng tài sản của công ty cũng tương đối lớn so với bình quân ngành thì chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp rất thấp ROA là âm trong năm 2008, có cải thiện vượt bậc vào năm 2009 ( 9.09%) nhưng sau đó lại ở tỷ lệ thấp chỉ 1.79% vào năm 2010 ROA năm 2010 bình quân ngành đạt 8.7%, doanh nghiệp cạnh tranh
Trang 9đạt 9.3%, cho thấy hiệu quả hoạt động của PPC là kém Như vậy mặc dù tính toán chỉ tiêu ROA với lợi nhuận sau thuế đã được điều chỉnh chi phí lãi vay nhưng tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp vẫn rất thấp Một lần nữa cho thấy chính sách tài trợ của doanh nghiệp bằng nguồn nợ đã tỏ ra không hiệu quả
Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lại khá khả quan trong các năm phân tích Năm 2008 chỉ tiêu này âm do lợi nhuận trước thuế âm, nhưng năm 2009 ROE đạt 21.56% và năm 2010 đạt 0.11% Lợi nhuận trên tổng tài sản thấp nhưng nhờ việc sử dụng vốn vay cao làm cho hệ số nhân vốn chủ sở hữu cao và khuếch đại tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Tuy nhiên các cổ đông có thể phải yêu cầu ban điều hành xem xét lại hoạt động doanh nghiệp, và các cổ đông có thể nghi ngờ năng lực điều hành của ban giám đốc bởi lẽ chỉ tiêu ROE năm 2010 của bình quân ngành Tiện ích cộng đồng là 16.9%
Nhóm tỷ số giá thị trường:
- Tỷ số giá trên thu nhập:
Price – Earnings Ratio =
Năm 2010: PE = 7200/12.76 = 564.3
Năm 2009: PE =18900/2743=6.89
Năm 2008: PE =18700/(-654) = -28.6
- Lãi cơ bản trên cổ phiếu:
Earnings Per Share =
Năm 2010: EPS = 4,125,959,040/323,154,614 = 12.767
Năm 2009: EPS = 892,014,465,088/325,196,670 = 2743
Năm 2008: EPS = -212,783,660,031/325,357,280 = -654
- Tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách:
Market to Book Ratio =
Năm 2010: M-BR = 7200/10000 = 0.72
Năm 2009: M-BR = 18900/10000 = 18.9
Năm 2008: M-BR = 18700/10000 = 18.7
Nhận xét: Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh giá thị trường của doanh nghiệp ta
thấy, thị trường đã định giá quá cao doanh nghiệp khi trả những mức giá rất cao để
có được đồng lợi nhuận từ PPC Với chỉ tiêu giá trên thu nhập trên mối cổ phiếu,
Trang 10những cổ đông của PPC bỏ ra 28.6 đồng nhưng vẫn chấp nhận lỗ của PPC trong năm 2008, đến năm 2009, nhà đầu tư bỏ ra 6.9 đồng để đổi lấy một đồng lợi nhuận của công ty, còn trong năm 2010, con số đấy là 564 đồng Như vậy các nhà đầu tư thực sự đã kỳ vọng rất lớn vào tương lai của doanh nghiệp Trong khi chỉ số P/E bình quân ngành Tiện ích cộng đồng là 7.8 thì với chỉ tiêu này ở PPC qua các năm rất đáng nghi ngờ Với tìm hiểu của nhóm phân tích điều này có thể do sự chi phối của một bộ phận các giao dịch lớn của các cổ đông lớn như Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam hay công ty Tài chính Điện Lực, với các giao dịch mua vào rất lớn Tuy nhiên với những biểu hiện về tình hình tài chính, tình hình hoạt động không tốt của PPC thì thị trường vẫn có phản ứng khá tương thích, giá cổ phiếu mã PPC xuống dưới mệnh giá trong năm 2010 Mặc dù xu hướng xuống giá là xu hướng chung của toàn thị trường chứng khoán trong năm 2010, nhưng rõ ràng với một doanh nghiệp với những chỉ số cơ bản tốt, hoạt động tốt vẫn có khả năng đứng vững, còn với PPC, theo ý kiến của nhóm phân tích thị trường với giá cả là thước
đo có thể còn chưa phản ánh hết sự yếu kém trong hoạt động của công ty
Phân tích định lượng : Mô hình điểm số Z
Công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại là doanh nghiệp sản xuất điện và đã cổ phần hóa năm 2006 Sử dụng mô hình điểm số Zeta để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp như sau
Các biến số của mô hình:
X1: Tỷ số Vốn lưu động ròng trên Tổng tài sản
X2 : tỷ số Lợi nhuận giữ lại trên Tổng tài sản
X3: Tỷ số Lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên Tổng tài sản
X4: Tỷ số Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên Giá trị ghi sổ của tổng số nợ
X5: Tỷ số Doanh thu trên Tổng tài sản
Điểm số Z: Z = 1,2X 1 + 1,4X 2 + 3,3X 3 + 0,64X 4 + 0,999X 5