1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFREIGHT

59 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Trong bối cảnh xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, việc giaolưu trao đổi hàng hóa giữa các nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ, kéo theo nhữngnhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịc

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA NGOẠI THƯƠNG



TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN VINAFREIGHT

DANH SÁCH NHÓM 1C:

1 ĐINH THỊ THANH XUÂN

2 TRƯƠNG THỊ QUỐC TÚ

3 TRẦN HỮU SƠN

4 DƯƠNG THỊ THANH KIM

THÁNG 06 NĂM 2015

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Hội nhập quốc tế đang là xu thế tất yếu và đặc trưng quan trọng của thế giớihiện nay Trong bối cảnh xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, việc giaolưu trao đổi hàng hóa giữa các nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ, kéo theo nhữngnhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ,… Cùng với sự phát triểncủa lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học – công nghệ, Logistics có cơ hội pháttriển ngày càng mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh và trở thành một ngànhdịch vụ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh

tế Trong hai thập niên vừa qua, ngành Logistics Việt Nam đã phát triển nhanhchóng, từ cơ sở hạ tầng (cảng biển, giao thông tủy, hàng không, ) đến kiến trúcthượng tầng (hệ thống pháp luật về Logistics, ) đã tạo ra những thuận lợi chophát triển trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Các doanh nghiệp cung cấpdịch vụ Logistics cũng có điều kiện phát triển lớn mạnh hơn

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay đã có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạtđộng logistics tại Việt Nam Công nghệ quản trị hiện đại về chuỗi cung ứng cũng

đã được áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài, như hệ thống kho phân phối, cảng cạn, hệ thống gom hàngcontainer, các ga hàng hóa hiện đại tại các sân bay Với hệ thống hơn 30 cảngbiển tại Việt Nam, sản lượng hàng hóa đã khai thác thông qua các cảng từ 181triệu tấn (năm 2007), lên đến 286 triệu tấn (2011) và năm 2012 vừa qua là trên

300 triệu tấn Sản lượng vận chuyển container cũng tăng nhanh, bình quân10%/năm Hệ thống tàu biển Việt Nam với hơn 60 tàu hàng, năm 2012 sản lượngkhai thác đạt trên 8 triệu TEUs Và, với trên 51 hãng hàng không hoạt động tạiViệt Nam, sản lượng khai thác hàng hóa hàng không (Aircargo) đạt trên 290.000tấn trong năm 2012, tỷ lệ tăng trưởng trung bình 10%/năm Đối với cộng đồngcác doanh nghiệp trong ASEAN, ngành logistics Việt Nam đang trỗi dậy mạnh

mẽ Năm 2012, lần đầu tiên Việt Nam được bầu chọn làm chủ tịch Liên đoàn cácHiệp hội Giao nhận vận tải ASEAN Điều này cho thấy sự đánh giá cao cho hoạtđộng giao nhận vận tải và logistics của nước Việt Nam trong con mắt bạn bèquốc tế

Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam

Trang 3

muốn Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu đáng ghi nhận, nhưng hoạtđộng của ngành dịch vụ Logistics Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện

và phát triển nên còn nhiều những nhược điểm, hạn chế cần được khắc phục.Nguyên nhân khách quan đầu tiên phải nhắc đến ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảngkinh tế mạnh mẽ vào năm 2008 lan rộng từ Mỹ làm cho việc mua bán hàng hóagiữa các nước bị sụt giảm đã tác động gián tiếp đến sự phát triển hoạt động dịch

vụ Logistics trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Bên cạnh đó, khủnghoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràngcũng làm cho nhu cầu tiêu dùng ở châu Âu – một trong những thị trường xuấtnhập khẩu lớn của Việt Nam – yếu đi dẫn đến nhu cầu về giao nhận hàng hóacũng yếu đi Kinh tế Mỹ - Nhật đều không mấy khả quan, sự trì trệ của nền kinh

tế Nhật Bản sẽ gây áp lực gián tiếp lên sự phát triển của hoạt động Logistics.Thêm vào đó là xảy ra sự xung đột chính trị và tranh chấp chủ quyền đảo, cácnền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil,… đều không còn giữ đượcphong độ phát triển lạc quan như khoảng 3 – 5 năm trước, quan hệ về đầu tư vàxuất nhập khẩu của các nước với Việt Nam về cơ bản chưa có gì khởi sắc Nhữngđiều trên làm cho sự tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức muahạn chế, nợ công nhiều hơn, và ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt độngdịch vụ Logistics ở Việt Nam

Mặc khác, các doanh nghiệp kinh doanh Logistics hiện nay của Việt Namphần lớn là các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) nhỏ và vừa nên cũng chưa

có năng lực đủ mạnh để tham gia vào hoạt động Logistics toàn cầu Thêm vào đó

là tính liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu nên làm giảm sức cạnh tranh củacác doanh nghiệp Logistics Việt Nam đối với các tập đoàn Logistics nước ngoài

Vì thế, mặc dù giá cả cho dịch vụ Logistics tại Việt Nam so với một số nướckhác trên thế giới là tương đối rẻ nhưng chất lượng của dịch vụ lại chưa cao vàphát triển chưa bền vững Bên cạnh đó, nguồn nhân lực phục vụ hoạt độngLogistics chưa được đảm bảo, cơ sở vật chất kĩ thuật tại các công ty vẫn cònnhiều hạn chế, tính cạnh tranh gay gắt của thị trường khá cao (giữa công tyLogistics với công ty Logistics, giữa công ty Logistics với hãng tàu, giữa cáccông ty Logistics nội địa với các công ty Logistics nước ngoài)

Đứng trước tình hình đó, để có thể tồn tại cũng như giữ vững vị thế của mình,

và không ngừng phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, cácdoanh nghiệp Logistics của Việt Nam phải từng bước hoàn thiện và phát triểnnhằm nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng dịch vụ giá cả cạnh tranh của bảnthân công ty Vinafreight là một công ty có thế mạnh cũng như được biết đến khánhiều trong ngành vận tải giao nhận Tuy nhiên, vẫn chưa phát triển mạnh về lĩnh

Trang 4

vực Logistics một cách triệt để Chính vì thế, việc đẩy mạnh hoạt động kinhdoanh dịch vụ Logistics của công ty để có thể ngày càng phát triển hơn khi ViệtNam đang dần mở cửa và hội nhập thế giới là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động giao nhận hàng hóa nên nhóm em

quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khầu

nguyên container tại Công ty Cồ Phần Vinafreight”.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN

1.1 Một số khái niệm về dịch vụ Logistics

Logistics phát triển trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, ở nhiều nước, cho nênđến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về Logistics Hiện có rất nhiều cáchđịnh nghĩa khác nhau về Logistics, được xây dựng dựa trên từng góc độ và mụcđích nghiên cứu khác nhau về Logistics

Trang 5

- Trong lịch sử nhân loại ban đầu, Logistics được sử dụng như một từ chuyênmôn trong quân đội, với nghĩa công tác hậu cần Theo Napoteon: “Logistics

là hoạt động để duy trì hoạt động quân đội” Logistics phát triển nhanh chóng,trở thành một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu của các doanhnghiệp

- Trong lĩnh vực sản xuất, người ta đưa ra định nghĩa Logistics một cách đơngiản, ngắn gọn nhất là cung ứng, là chuỗi hoạt động nhằm đảm bảo nguyênnhiên vật liệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ,… cho hoạt động của tổ chức,doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả; bên cạnh đócòn tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới

- Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, thì Logistics là quá trình tối ưu hóa về

vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/ yếu tố đầu vào từ điểm xuất phátđầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tayngười tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế [xemLogistics and Supply Chain Management, tác giả Ma Shuo, tài liệu giảng dạycủa World Maritime University, 1999]

- Logistics là quá trình liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau trong cùng một

tổ chức, từ xây dựng chiến lược đến các hoạt động chi tiết, cụ thể để thực hiệnchiến lược Logistics cũng đồng thời là quá trình bao trùm mọi yếu tố tạo nênsản phẩm từ các yếu tố đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuốicùng

- Logistics không chỉ liên quan đến nguyên nhiên vật liệu mà còn liên quan tớitất cả nguồn tài nguyên/ các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo nên sản phẩm haydịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Ở đây nguồn tài nguyênkhông chỉ bao gồm: vật tư, vốn, nhân lực mà còn bao hàm cả dịch vụ, thôngtin, bí quyết công nghệ,…

- Logistics bao trùm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức Cấp độ thứ nhất liênquan đến vấn đề vị trí, còn cấp độ thứ hai liên quan đến vấn đề vận chuyển vàlưu trữ

Ngoài các định nghĩa được nêu trên, trong thực tế còn tồn tại một số định nghĩakhác cũng khá phổ biến như:

- Logistics là hệ thống các công việc được thực hiện một cách có kế hoạchnhằm quản lý nguyên nhiên liệu, dịch vụ, thông tin và dòng chảy của vốn…

Trang 6

nó bao gồm cả những hệ thống thông tin ngày càng một phức tạp, sự truyềnthông và hệ thống kiểm soát cần phải có trong môi trường làm việc hiện nay.

- Logistics là sự duy trì, phát triển, phân phối/ sắp xếp và thay thế nguồn nhânlực và nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc,…

- Logistics là quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trìnhlưu chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ,… từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơitiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng

- Logistics là khoa học nghiên cứu việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý cáchoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ

- Logistics là khoa học nghiên cứu việc lập kế hoạch và thực hiện những lợi ích

và công dụng của các nguồn tài nguyên cần thiết nhằm giữ vững hoạt độngcủa toàn bộ hệ thống,…

- Theo Hội đồng Quản trị Logistics của Mỹ: “Quản trị Logistics là quá trìnhhoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả chi phí lưu thông, dựtrữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sản phẩm cùngdòng thông tin tương ứng từ điểm xuất phát đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuốicùng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của khách hàng.”

- Martin Christopher (2005) lại cho rằng: “Logistics là quá trình quản trị chiếnlược thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm(và dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và qua các kênh phân phốicủa công ty và qua các kênh phân phối của công ty để tối ưu hóa lợi nhuậnhiện tại và tương lai thông qua việc hoàn tất các đơn hàng với chi phí thấpnhất.”

- Theo quan điểm “5 Right” thì: “Logistics là quá trình cung cấp đúng sảnphẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợpcho khách hàng tiêu dùng sản phẩm”

- Theo GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân thì “Logistics là quá trình tối ưu hóa về vịtrí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên củadây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàngloạt các hoạt động kinh tế”

- Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logisticsđược pháp điển hóa Luật quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thươngmại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao

Trang 7

gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủtục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giaohàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận vớikhách hàng để hưởng thù lao”

1.2 Các loại hình dịch vụ Logistics

1.2.1 Các dịch vụ Logistics chủ yếu

Là dịch vụ thiết yếu trong hoạt động Logistics và cần phải tiến hàng tự do hóa đểthúc đẩy sự lưu chuyển dịch vụ, bao gồm:

1.2.1.1 Dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng hóa

Là hình thức dịch vụ phục vụ khách hàng ở kho bao gồm các dịch vụ chính nhưcho thuê kho để chứa, bảo quản và vận chuyển hàng hóa,… Ngoài ra còn có cácdịch vụ khác như: xếp dỡ, đóng gói, giám định chất lượng hàng hóa,…

- Dịch vụ lưu kho hàng hóa đối với những hàng hóa khác nhau thì cũngkhác nhau Thông thường việc lưu kho hàng hóa được chia thành 3 loại là:lưu kho hàng hóa thông thường, lưu kho hàng lạnh và lưu kho hàng hóagiá trị cao

- Kho bãi nơi cất giữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, hànghoá trong suốt quá trình lưu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dâytruyền cung ứng, đồng thời cung cấp những thông tin về tình trạng và điềukiện lưu giữ và vị trí của các hàng hoá bị lưu kho

- Hiện nay dịch vụ kho ngoại quan đang ngày càng chứng tỏ ưu thế củamình trong giảm chi phí, đặc biệt là rút ngắn thời gian vận chuyển hàng.Đặc điểm:

- Dịch vụ kho bãi phụ thuộc rất lớn và nhu cầu khách hàng nên hoạt độngdịch vụ có thể diễn ra thất thường, không liên tục

- Khối lượng hàng gửi qua kho phụ thuộc vào tuyến đường và phương tiệnchuyên chở Nếu phương tiện chuyên chở tiện lợi và liên tục thì nhu cầugửi hàng sẽ tăng

Trang 8

1.2.1.2 Dịch vụ đại lý vận tảiĐây là cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như là một đại lý củangười chuyên chở hoặc cũng có thể là đại lý của người gửi hàng như đại lý tàubiển, đại lý hàng không,…

- Đại lý tàu biển là dịch vụ mà người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu hoặcngười khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt độngtại cảng, bao gồm:

 Việc thực hiện các thủ tục tàu biển vào, rời cảng;

 Ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợpđồng bốc dỡ hàng hoá, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê thuyềnviên;

 Ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương;

 Cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm cho tàu biển;

 Trình kháng nghị hàng hải; thông tin liên lạc với chủ tàu hoặcngười khai thác tàu;

 Dịch vụ liên quan đến thuyền viên;

 Thu, chi các khoản tiền liên quan đến hoạt động khai thác tàu;

 Giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hànghải và dịch vụ khác liên quan đến tàu biển

- Công ty kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải có trách nhiệm tiến hành cáchoạt động cần thiết để chăm sóc và bảo vệ chu đáo quyền và lợi ích hợppháp của người uỷ thác; phải chấp hành các yêu cầu và chỉ dẫn của người

uỷ thác; nhanh chóng thông báo cho người uỷ thác về các sự kiện liênquan đến công việc được uỷ thác; tính toán chính xác các khoản thu, chiliên quan đến công việc được uỷ thác

1.2.1.3 Dịch vụ bổ trợ khác Bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến

vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi Logistics; hoạt động xử lý

lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt

và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container, dịch vụ

bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container

Trang 9

1.2.2 Các dịch vụ Logistics liên quan khác

1.2.2.1 Dịch vụ phân phối

- Phương thức phân phối trực tiếp bao gồm việc cung cấp sản phẩm và dịch

vụ trực tiếp cho khách hàng,…

- Phương pháp gián tiếp bao gồm việc có một trung gian, ví dụ, bằng cách

sử dụng bán buôn và nhà phân phối, hoặc nhà bán lẻ,…

1.2.2.2 Dịch vụ hệ thống thông tin

- Hệ thống thông tin Logistics bao gồm thông tin trong nội bộ từng tổ chức(doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng của doanh nghiệp), thông tintrong từng bộ phận chức năng (Logistics, kỹ thuật, kế toán, marketing… ),thông tin ở từng khâu trong dây chuyền cung ứng (kho hàng, bến bãi, vậntải,… ) và sự kết nối thông tin giữa các tổ chức, bộ phận công đoạn trên

- Hệ thống thông tin là yếu tố không thể thay thế trong việc hoạch định vàkiểm soát hệ thống Logistics, với hệ thống xử lý đơn hàng là trung tâm

1.2.2.3 Dịch vụ khách hàng

- Dịch vụ khách hàng có vai trò đặc biệt quan trọng, nếu được thực hiện tốt,chúng không chỉ giúp doanh nghiệp giữ chân được khách hàng cũ mà cóthể lội kéo, thu hút thêm được khách hàng mới Đây chính là điểm mấuchốt giúp các doanh nghiệp đứng vững trên thương trường và thành côngNgoài các dịch vụ trên, còn có các dịch vụ khác như: dịch vụ vật tải đường sắt,dịch vụ vận tải đường bộ, và các dịch vụ bổ trợ khác

1.3 Đặc điểm của dịch vụ Logistics

Logistics là quá trình mang tính hệ thống, chặt chẽ và liên tục từ điểm đầu tiêncủa dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng

Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt độngliên tục từ hoạch định, quản lý thực hiện và kiểm tra dòng chảy của hàng hóa,thông tin, vốn… trong suốt quá trình từ đầu vào tới đầu ra của sản phẩm Người

ta không tập trung vào một công đoạn nhất định mà tiếp cận với cả một quá trình,chấp nhận chi phí cao ở công đoạn này nhưng tổng chi phí có khuynh hướnggiảm Trong quá trình này, Logistics gồm 2 bộ phận chính là Logistics bên trongsản xuất và Logistics bên ngoài sản xuất

Trang 10

Logistics là quá trình hoạch định và kiểm soát dòng chu chuyển và lưu khobãi của hàng hóa và dịch vụ từ điểm đầu tiên tới khách hàng và thỏa mãn kháchhàng Logistics bao gồm cả các chu chuyển đi ra, đi vào, bên ngoài và bên trongcủa cả nguyên vật liệu thô và thành phẩm.

Logistics không chỉ liên quan đến nguyên nhiên vật liệu mà còn liên quan tớitất cả nguồn tài nguyên/ các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo nên sản phẩm haydịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Nguồn tài nguyên không chỉbao gồm: vật tư, vốn, nhân lực mà còn bao hàm cả dịch vụ, thông tin, bí quyếtcông nghệ…

Logistics bao trùm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức Cấp độ thứ nhất cácvấn đề được đặt ra là vị trí: phải lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thànhphẩm, dịch vụ,… ở đâu? khi nào? và vận chuyển đi đâu? Cấp độ thứ hai quantâm tới vận chuyển và lưu trữ: làm thế nào để đưa được nguồn tài nguyên/ cácyếu tố đầu vào từ điểm đầu tiên đến điểm cuối dây chuyền cung ứng?

Logistics là quá trình tối ưu hóa luồng vận động vật chất và thông tin về vị trí,thời gian, chi phí, yêu cầu của khách hàng và hướng tới tối ưu hóa lợi nhuận;quan điểm Logistics đồng nghĩa với quan điểm hiệu quả cả quá trình, chuỗi cungứng và đối lập với lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm gây tổn hại đến lợi ích toàn cục,lợi ích quốc gia

1.4 Vai trò của dịch vụ logistics

1.4.1 Vai trò của Logictics đối với nền kinh tế

Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàncầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thịtrường Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết vớinhau, tác động qua lại lẫn nhau Xét ở góc tổng thể, Logistics là mối liên kết kinh

tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hànghóa Vì vậy, nếu nâng cao hiệu quả hoạt động logistics thì sẽ góp phần quantrọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội

Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vàođến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng Logistics hỗ trợ cho luồngchu chuyển các giao dịch kinh tế Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn

ra trong chuỗi logistics, theo đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sảnphẩm và điều qua trọng là giá trị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sảnxuất, giúp thỏa mãn nhu cầu của mỗi người

Trang 11

Hiệu quả hoạt động Logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập củanền kinh tế, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược thúc đẩy xuất khẩu phát triển

và tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia Bên cạnh đó, hoạt động Logistics hiệuquả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên trường quốc tế

1.4.2 Vai trò của Logictics đối với các doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp, logistics có vai trò rất lớn Logistics giúp giảiquyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ có thể thayđổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyênvật liệu, hàng hóa, dịch vụ,… Logistics giúp tiết kiệm và giảm chi phí trong lưuthông phân phối, tăng khả năng canh tranh cho doanh nghiệp

Mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hoàn thiện vàtiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh, đặc biệt trong buôn bán và vận tảiquốc tế

Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm tăngcường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Doanh nghiệp chủ động trong việc chọnnguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thịtrường tiêu thụ thông qua nhiều kêng phân phối khác nhau,… Thêm vào đódoanh nghiệp còn chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồnkho và giao hàng theo đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, Logistics được xem là công

cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt hóa và tậptrung

Logistics có vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp Bêncạnh đó, Logistics còn là hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt làmarketing hỗn hợp Logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đếnđúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp

1.5 Chức năng của dịch vụ Logistics.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các dịch vụ logistics có các chức năngsau:

- Các dịch vụ logistics thực hiện chức năng hỗ trợ cho quá trình sản xuất cũngnhư quá trình phân phối lưu thông hàng hoá tới người tiêu dùng cuối cùngcho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Muốn sản xuất ra các sản phẩm

Trang 12

thì phải cần đến các yếu tố đầu vào như nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết

bị, nhân công Trong điều kiện kinh tế hiện nay, các nguồn cung cấp các yếu

tố này thì nhiều vô kể Nhưng làm thế nào để có thể mua được những yếu tốđầu vào đảm bảo về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách? Dịch vụlogistics hoặc cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp những yếu tố này hoặc

tư vấn cho các doanh nghiệp các nguồn hàng đảm bảo, đáp ứng các yêu cầucủa các doanh nghiệp, tư vấn cho khách hàng về lượng vật tư tồn kho là baonhiêu để vừa đảm bảo cho việc sản xuất lại vừa hạn chế được các chi phíkhông cần thiết Trong quá trình sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ tưvấn cho các doanh nghiệp về quy trình sản xuất, lượng hàng hoá cần sản xuất,lượng hàng dự trữ bao nhiêu Các nhà cung cấp dịch vụ logistics cũng tư vấncho các doanh nghiệp các kênh phân phối, các chương trình marketing và xúctiến bán hàng Đặc biệt, các nhà kinh doanh dịch vụ logistics cung ứng cácdịch vụ vận tải, đảm bảo hàng hoá đến với người tiêu dùng đúng thời gian vàđịa điểm, chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo uy tín cho các doanh nghiệp đồngthời nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Như vậy, trong cảquá trình từ tiền sản xuất, sản xuất, phân phối lưu thông đều có sự góp mặtcủa các dịch vụ logistics, hỗ trợ cho các hoạt động của các doanh nghiệp saocho với những chi phí thấp nhất, hiệu quả kinh doanh lớn

- Thông qua các hoạt động cung ứng các yếu tố đầu vào, đầu ra, các dịch vụ tưvấn các dịch vụ logistics thực hiện chức năng gắn sản xuất với thị trường,gắn nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mởcửa nền kinh tế Để có thể cung cấp cho các doanh nghiệp các yếu tố đầu vào,đầu ra, các dịch vụ tư vấn thì các nhà cung ứng dịch vụ logistics phải nghiêncứu và nắm bắt nhu cầu thị trường, huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lựcnhằm cung ứng cho các doanh nghiệp các dịch vụ logistics có chất lượng tốtnhất, đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm phùhợp, đáp ứng nhu cầu thị trường Các dịch vụ logistics cũng thiết lập hợp lýcác mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, các quan hệ kinh tế thếgiới thông qua việc tìm kiếm các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất ởnước ngoài rẻ hơn ở trong nước, vận chuyển hàng hoá qua các nước trên thếgiới Từ đó gắn nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiệnchính sách mở cửa nền kinh tế

1.6 Nhiệm vụ của dịch vụ Logistics

Nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp bằng cách thoả mãn đầy

đủ, kịp thời và thuận lợi các yếu tố đầu vào, đầu ra cũng như trong quá trình sản

Trang 13

ứng dịch vụ logistics phải đảm bảo sao cho cung cấp đầy đủ, kịp thời, có chấtlượng đáp ứng các yêu cầu để thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong sản xuấtcũng như hoạt động phân phối sản phẩm đến với người tiêu dùng, đồng thời giúpdoanh nghiệp cắt, giảm các chi phí không cần thiết.

Phát triển dịch vụ logistics, đảm bảo quá trình sản xuất, phân phối lưu thônghàng hoá trên thị trường được thông suốt, dễ dàng

Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội quan trọng của đất nước:vốn, việc làm, công nghệ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tếquốc dân

Góp phần hoàn thiện bộ máy quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp thôngqua các hoat động tư vấn quản lý, tư vấn sản xuất kinh doanh

Phát triển lĩnh vực thương mại quốc tế với các quốc gia trên thế giới thôngqua các hoạt động vận tải ngoại thương, tư vấn ngoại thương

1.7 Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý cho việc giao nhận hàng hóa nhập khẩu gồm các quy phạm phápluật của nhà nước Việt nam

1.7.1 Công ước quốc tế

Công ước viên 1980 – công ước liên hiệp quốc về mua bán hàng hóa quốc tếđược phát triển bởi Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương Mại Quốc Tế.Các công ước vận tải như:

- Công ước quốc tế để thống nhất một số nguyên tắc về vận đơn đường biển

ký tại Brussel ngày 24/08/1924 còn được gọi là nguyên tắc Hague Côngước cho đến nay đã được chỉnh lý 2 lần, lần thứ nhất vào năm 1968 tạiVisby - Thụy Điển nên được gọi là nghị định thư Visby 1968 và lần thứ 2vào năm 1979, gọi là định thư SDR

- Ngoài ra còn có công ước Liên Hiệp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằngđường biển ký tại Haburg 1978, thường được gọi tắc là Công ướcHamburg hay quy Hamburg 1978

- Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn Incoterm 2010 giải thích các điều kiệnthương mại của phòng thương mại quốc tế

Trang 14

Quy tắc thực hành và thống nhất tín dụng chứng từ UCP 600 của phòng thươngmại quốc tế là văn bản pháp lý cơ sở để ràng buộc các bên thanh toán bằng L/C,điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên, trách nhiệm và nghĩa vụ bên tham gianghiệp vụ, quy định cách thức lập và kiểm tra chứng từ trong thanh toán bằng L/C.

1.7.2 Các văn bản vi phạm pháp luật Việt Nam

Các cơ quan tổ chức có liên quan, ngoài mối liên hệ giữa người gửi hàng vàngười nhận hàng, người giao nhận cần phải liên hệ với nhiều cơ quan, tổ chứckhác nhau trong suốt giai đoạn làm dịch vụ cho khách hàng như:

- Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam ngày 30/06/1990 “quy định về các hoạt độnghàng hải bao gồ các hoạt động về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, lluo62nghàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường

và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đíchkinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công cụ và nghiên cứu khoa học”

- Luật Hàng hải quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhậpkhầu, quá cảnh phương tiện vận tải, tổ chức và hoạt động của Hải Quan

- Luật thương mại Việt Nam 2005, nghị định 12 quy định chi tiết về thihành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

- Các thông tư, nghị định khác có liên quan đến hoạt động giao nhận Gầnđây nhất là việc ban hành thông tư 128/2013/tt-btc có hiệu lực từ ngày01/11/2013 quy định về thủ tục Hải quan, kiểm tra giám sát Hải quan, thuếxuất nhập khẩu…

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

VINAFREIGHT

2.1 Lịch sử hình thành

2.1.1 Sơ lược về công ty Vinafreight

- Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Vinafreight

- Tên tiếng Anh: Vinafreight Joint Stock Corporation

- Tên giao dịch: Vinafreight

Trang 15

- Tên viết tắt: Vinafreight

- Logo:

- Công ty là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật hiệnhành của Việt Nam Tổng giám đốc điều hành là đại diện pháp luật của côngty

- Trụ sở đăng ký của Công ty: Văn phòng công ty

 Địa chỉ: A8, Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TpHCM

 Điện thoại: 84.8 844 6409

 Fax: 84.8 844 7813

 Email: mngt@vinafreight.com.vn

 Website: www.vinafreight.com

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Vinafreight

- Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Vinafreight được thể hiện ởBảng 2.1 Bảng tóm tắt các giai đoạn phát triển của công ty Vinafreight

Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các giai đoạn phát triển của công ty Vinafreight.

Năm - Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành quyết

Trang 16

định số 0964/2001/QĐ/BTM phê duyệtphương án cổ phần hóa thành lập Công ty Cổphần Vận tải Ngoại thương với tên giao dịchVinafreight và số vốn điều lệ ban đầu 18 tỷđồng Chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải nộiđịa quốc tế, kinh doanh kho bãi, cho thuê vănphòng, xuất nhập khẩu,…

- Đại hội cổ đông đầu tiên của công ty đượctiến hành thông qua điều lệ, cơ cấu tổ chức,

cơ cấu quản lý công ty

Năm

2002

- Công ty chính thức hoạt động theo tư cáchpháp nhân được Sở kế hoạch và Đầu tưTpHCM cấp phép

- Công ty chính thức trở thành thành viên củaVIFFAS, đánh dấu một bước ngoặc quantrọng trong sự nghiệp phát triển của công ty

Từ thời điểm đó, để đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng của thị trường, công ty khôngngừng phát triển, mở rộng thêm chi nhánh,góp vốn liên doanh liên kết vào các công tytrong và ngoài ngành

Trang 17

Đống Đa, Hà Nội.

- Thành lập Phòng Đại lý hãng tàu UASC tại số

12 Nguyễn Huệ, Quận 1 Nay dời về số 05Nguyễn Tất Thành, Quận 4, Tp.HCM

- Thành lập chi nhánh tại thành phố Hải Phòng.Trụ sở đặt tại số 115 Trần Hưng Đạo, QuậnHải An, thành phố Hải Phòng

- Đặt văn phòng tại khu chế xuất Amata (ĐồngNai)

Năm

2004

- Góp vốn thành lập công ty TNHH VectorQuốc tế chuyên về dịch vụ Tổng Đại lý chocác hãng Hàng Không, lần lượt là Tổng đại lýhàng hóa của Malaysia Airlines, ChinaSouthern Airlines, K-miles, UzbekistanAirways, Egypt Air, Scandinavian AirServices và nhiều hãng hàng không khác

- Thành lập các phòng Sales hàng không,phòng Giao dịch Xuất Hàng không, phòngLogistics trên cơ sở phòng Giao nhận Hàngkhông

- Góp vốn thành lập Công ty TNHH 3 thànhviên vận tải ô tô V-Truck

- Góp vốn thành lập Công ty TNHH 2 thànhviên VAX Global

Trang 18

(Far East) chuyên về dịch vụ giao nhận, dịch

vụ hàng không Công ty Viễn Đông được chỉđịnh là Tổng Đại lý Hàng hóa của hãng Hàngkhông Cargo Italia

- Bộ Giao thông vận tải cấp phép kinh doanhvận tải phương thức cho Vinafreight

Năm

2009

- Mở văn phòng tại Bình Dương để thực hiệncác dịch vụ trọn gói cho các khách hàng lớnthuộc các khu công nghiệp ở Bình Dương

- Công ty Vector được chỉ định làm đại lý chohãng Hongkong Air, khai thác máy bayFreighter của hãng Transacro

Năm

2010

- Ngày 22/11/2010 là ngày giao dịch chính thứccủa cổ phiếu VNF của CTCP Vận tải Ngoạithương trên Sở giao dịch chứng khoán HàNội

Trang 19

2011

- Tháng 10/2011, Hội đồng thành viên Công tyTNHH Dịch vụ Vận tải Hàng không Toàn cầuVinatrans quyết định giải thể công ty, là mộttrong số các công ty liên kết của Vinafreight(chiếm 40% vốn góp)

- Tháng 11/2011, công ty góp vốn liên doanhvào công ty TNHH United Arab ShippingAgency (Việt Nam)

Năm

2014 - Đổi tên thành Công ty Cổ Phần Vinafreight

[Nguồn: Bản cáo bạch của công ty]

2.2 Chức năng – Nhiệm vụ

2.2.1 Chức năng

- Theo như quy định trong giấy phép kinh doanh số: 401 300 07781 do Sở kếhoạch và Đầu tư cấp ngày 14/01/2002, gồm các chức năng chính:

 Các dịch vụ về vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu

 Đại lý tàu biển, đại lý lưu cước, đại lý quản lý vỏ container cho cáchãng tàu, cung ứng tàu biển

 Đại lý giao nhận cho các Hãng giao nhận vận tải nước ngoài

 Kinh doanh các dịch vụ về kho gom hàng lẻ xuất nhập khẩu (CFS)

 Kinh doanh kho bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu

 Kinh doanh vận tải công cộng

Trang 20

 Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và nhận ủy thác xuất nhập khẩu.

 Kinh doanh cho thuê văn phòng làm việc, kho bãi theo quy định phápluật

 Dịch vụ các thủ tục hải quan và các dịch vụ liên quan đến giao nhậnvận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu: tái chế, bao bì, mua bảo hiểm,kiểm kiện,…

 Các dịch vụ thương mại

 Kinh doanh vận tải đa phương thức

 Đại lý bán vé máy bay

 Sản xuất bao bì bằng giấy (không sản xuất bột giấy, tái chế tại trụ sở)

 In ấn (không hoạt động tại trụ sở)

 Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

2.2.2 Nhiệm vụ

- Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao và pháttriển công ty càng lớn mạnh, góp phần đóng góp cho ngân sách Nhà Nước

- Giải quyết việc làm cho người lao động

- Liên tục cải tiến chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, đa dạnghóa và phong phú sản phẩm

- Góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội

2.3 Cơ cấu tổ chức – Bộ máy quản lý

2.3.1 Cơ cấu tổ chức

- Cơ cấu tổ chức của Vinafreight được thể hiện bởi sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức

của Vinafreight dưới đây

Trang 21

Sơ đồ 2.3.1: Sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của công ty Vinafreight.

[Nguồn: Báo cáo hạch công ty Vinafreight]

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty theo

Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của công ty Đại hội đồng cổ đông có tráchnhiệm thảo luận và phê chuẩn những chính sách dài hạn và ngắn hạn về pháttriển của công ty, quyết định về cơ cấu vốn, bầu ra bộ máy quản lý và điềuhành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Trang 22

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị công ty, có toàn quyền nhân danh

công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công

ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông mà khôngđược ủy quyền Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược pháttriển, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ cấu tổ chức,quy chế quản lý công ty, đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt đượccác mục tiêu do Đại hội đồng cổ đông đề ra

Ban kiểm soát: là cơ quan có nhiệm vụ giúp Đại hội đồng cổ đông giám sát,

đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một cách kháchquan nhằm đảm bảo lợi ích cho các cổ đông

Ban Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động

của công ty, quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàngngày của công ty, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định của Hộiđồng quản trị về phương án kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, kiếnnghị cách bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, bổ nhiệm,miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty trừ các chức danh thuộcquyền quyết định của Hội đồng quản trị, quyết định lương và phụ cấp đối vớingười lao động trong công ty và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quanđến hay bắt nguồn từ các nhiệm vụ trên

Phòng Tổ chức Hành chính: có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc

trong công tác quản lý nguồn lực, trực tiếp thực hiện công tác tổ chức, laođộng, định mức chi phí tiền lương của Công ty và các hoạt động hỗ trợ chocác bộ phận chức năng về hành chính quản trị

Phòng Kế toán – Tài chính: có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc

đồng thời thực hiện các công tác quản lý tài sản, vốn và các hoạt động kế toántài chính Thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,tài chính về hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty

Các chi nhánh (Hà Nội, Hải Phòng): Đại diện cho công ty thực hiện và duy

trì các hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ vận tải cho khách hàng trênphạm vi của chi nhánh, tiếp nhận thông tin tại các khu vực thị trường để báocáo về công ty

Trang 23

Kho 196 Tôn Thất Thuyết: Tham mưu cho Lãnh đạo công ty trong công tác

lưu kho, tồn trữ hàng hóa và tổ chức thực hiện quá trình xuất, nhập, bảo quản,vận chuyển, giao nhận hàng hóa theo đúng quy định của công ty và kinhdoanh dịch vụ cho thuê kho bãi tại hai địa điểm kho 196 Tôn Thất Thuyết và

31 Bến Vân Đồn, Quận 4, Tp Hồ Chí Minh

Kho 18 Tân Thuận Đông: Tham mưu cho Lãnh đạo công ty trong công tác

lưu kho, tồn trữ hàng hóa và tổ chức thực hiện quá trình xuất, nhập, bảo quản,vận chuyển, giao nhận hàng hóa theo đúng quy định của công ty và kinhdoanh dịch vụ cho thuê kho bãi tại hai địa điểm kho 18 Tân Thuận Đôngvàkho số 1 Lý Hải, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh

Phòng Dịch vụ Logistics: là đơn vị kinh doanh chuyên về các dịch vụ nhập

khẩu và hậu cần như cung cấp các dịch vụ giao nhận tận nơi (door to door),nhận ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa cho khách hàng, làm thủ tục hải quanhàng xuất nhập khẩu, kinh doanh xe tải, đầu kéo, kho bãi,…

Phòng dịch vụ xuất Hàng không:

- Giao nhận từ kho chủ hàng hoặc sân bay đến sân bay hoặc kho người nhận

với đa dạng các mặt hàng: giày dép, hàng may mặc thời trang, hàng máymóc thiết bị, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng rau quả;

- Vận chuyển kết hợp đường biển và đường hàng không;

- Dịch vụ chuyển phát nhanh (chứng từ, hàng mẫu, hàng thương phẩm);

- Gom hàng lẻ xuất khẩu và chia lẻ hàng nhập khẩu;

- Dịch vụ khai quan và giao nhận nội địa;

- Dịch vụ đại lý hải quan;

- Đại lý bán cước và hợp đồng vận chuyển với nhiều hãng hàng không lớn

trên thế giới cam kết tại Việt Nam như SQ, TG, VN, BA

Phòng đường biển:

- Cung cấp cho khách hàng dịch vụ Gửi hàng lẻ đường biển từ Việt Nam đi

mọi nơi trên thế giới (LCL/FCL) với các thị trường mạnh như Mỹ, Châu Âu,Nhật Bản và Châu Á…

- Dịch vụ nhập hàng nguyên container (FCL) với giá cạnh tranh và có hỗ trợphí lưu kho;

Trang 24

Hội đồng quản trị

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng giao nhận

Bộ phận Documentation

Bộ phận Customer service

Hàng xuất Hàng nhập Hàng xuất Hàng nhập

Phòng giao phát triển kinh doanh

- Dịch vụ hàng công trình và triễn lãm tại Việt Nam và các nước khu vực như

Lào, Campuchia

Phòng Phát triển kinh doanh: Nghiệp vụ chủ lực của phòng là bán cước và

các dịch vụ hậu cần tại sân bay Tân Sơn Nhất

2.3.2 Bộ máy quản lý

- Bộ máy quản lý của Vinafreight được thể hiện tại sơ đồ 2.2 Bộ máy quản lý

của Vinafreight bên dưới

Sơ đồ 2.3.2: Sơ đồ thể hiện bộ máy quản lý của công ty Vinafreight

[Nguồn: Báo cáo bạch công ty Vinafreight]

Trang 25

Hội đồng quản trị: Thực hiện vai trò đảm nhận công tác quản lý, điều hành

hoạt động kinh doanh và định ra chiến lược phát triển lâu dài cho công ty.Chịu trách nhiệm trước pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạtđộng của công ty

Giám đốc: Thay mặt cho Hội Đồng Quản Trị tổ chức, điều hành hoạt động

kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị và trước các cơquan quản lý Nhà nước về hoạt động của công ty

Phó Giám đốc: Phụ trách công tác quản trị trực tiếp các phòng ban trong

công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ và công tác đượcgiao Phụ trách các phòng ban sẽ có các trưởng phó phòng và các trưởng bộphận

Phòng kế toán tài vụ: Đây là bộ phận chuyên phụ trách các công việc như

tổng hợp dự án tài chính, kế hoạch thu chi và kế hoạch dự trữ tài chính củacông ty, thực hiện hoạch toán kết quả kinh doanh rõ ràng, chính xác theo định

kỳ hoặc có yêu cầu đột xuất và thực hiện quyết toán hằng năm đầy đủ

Phòng giao nhận đường hàng không: Thực hiện các thao tác nghiệp vụ giao

nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường Hàng không Phối hợp các đại lýgiao nhận quốc tế khai thác nghiệp vụ giao nhận quốc tế Phòng bao gồm các

- Bộ phận Documentation (Bộ phận phát hành chứng từ): Phát hành bộ chứng

từ hàng xuất để giao cho khách hàng và hãng hàng không gửi kèm theo hàng

- Bộ phận Customer Service (Bộ phận dịch vụ khách hàng): Giám sát tuyếnđường vận chuyển của hàng, trả lời cho khách hàng những thông tin liên quan

về lô hàng, đồng thời hỗ trợ đại lý và khách hàng khi có sự cố xảy ra cho lôhàng

- Bộ phận kế toán: Theo dõi thanh toán, thu chi và báo cáo doanh thu

Trang 26

Phòng giao nhận đường biển: Thực hiện các thao tác nghiệp vụ giao nhận

hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, gồm các bộ phận tương tự nhưPhòng giao nhận đường hàng không

Phòng phát triển kinh doanh: Đây là một phòng mới được thành lập Phòng

có chức năng tìm kiếm khách hàng, tiếp thị và ký kết các hợp đồng vận tảicho công ty, lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện, giao dịchtrực tiếp với khách hàng và hệ thống nhà phân phối Bên cạnh đó phòng cũngthực hiện các thao tác nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằngđường biển và đường hàng không, gồm các bộ phận tương tự như Phòng giaonhận đường hàng không

2.4 Cơ sở vận chất – Trang thiết bị kỹ thuật

2.4.1 Cơ sở vật chất

- Cơ sở vật chất của Vinafreight bao gồm hệ thống kho bãi, hệ thống xe tải, xe

đầu kéo, xe nâng và thiết bị xếp dỡ

- Hệ thống kho bãi của công ty Vinafreight được thể hiện tại Bảng 2.2 Bảng hệ

thống kho bãi của công ty Vinafreight như sau:

Bảng 2.4.1: Bảng hệ thống kho bãi của công ty Vinafreight.

Tân Thuận Đông

Lý Hải, Q.7

Số năm hoạt động 10 năm 08 năm 05 năm 02 năm

Tổng diện tích (m²) 3,000 m² 1,500 m² 1,500 m² 10,000 m²

[Nguồn Báo cáo hạch công ty Vinafreight]

- Để phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải nội địa và quốc tế đa phươngthức, Vinafreight đã liên tục đầu tư, phát triển một cách đồng bộ các thiết bịphục vụ choviệc bốc dỡ hàng tại kho như xe nâng, băng tải, palet,… phục vụviệc quản lý hàng hóa trong kho

Trang 27

- Hệ thống xe tải, hệ thống đầu kéo và hệ thống xe nâng của công tyVinafreightđược thể hiện ở Bảng 2.3 Bảng hệ thống xe tải, đầu kéo và xenâng của công ty Vinafreight dưới đây:

Bảng 2.4.1: Bảng hệ thống xe tải, đầu kéo và xe nâng của công ty Vinafreight.

1 x 10 tấn,

1 x 7 tấn

Số năm

[Nguồn: Báo cáo bạch công ty Vinafreight] 2.4.2 Trang thiết bị kỹ thuật

- Sau gần 10 năm trưởng thành và phát triển, Vinafreight đã từng bước thực

hiện chiến lược đa dạng hóa kinh doanh, các hoạt động kinh doanh riêng biệtđược liên kết với nhau tạo thành chuỗi dịch vụ khép kín đáp ứng nhu cầungày càng cao của khách hàng

- Để thực hiện được điều đó, ngoài việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc,

trang thiết bị kỹ thuật và con người, công ty cũng đã đầu tư vào lĩnh vực côngnghệ và hệ thống quản lý mạng kết nối nội bộ LAN đã được thiết lập tại trụ

sở chính từ năm 2003 Trong mỗi khu vực sử dụng đường truyền cáp quangtốc độ cao, kết nối và trao đổi thông tin giữa các khu vực và trung tâm

- Về phần mềm, công ty cũng đã từng bước đầu tư các phân hệ phần mềm quản

trị doanh nghiệp do các nhà cung cấp trong nước sản xuất phục vụ cho các bộphận chuyên môn như tài chính kế toán, nhân sự nhằm nâng cao hiệu quảtrong công tác quản trị doanh nghiệp

2.5 Tình hình nhân lực

- Đối với công ty, người lao động là tài nguyên, là yếu tố dẫn đến thành công

trong hoạt động kinh doanh của mình Vì vậy, nhân tố con người luôn đượccông ty quan tâm hàng đầu

Trang 28

- Bên cạnh chế độ đãi ngộ với mức lương cạnh tranh, công ty cũng tạo môi

trường làm việc chuyên nghiệp, khuyến khích thi đua và nỗ lực làm việc,đóng góp cho sự phát triển chung của công ty cũng như của bản thân mỗingười Vinafreight luôn thực hiện đúng nội quy lao động đã được ký duyệt,tạo điều kiện tốt cho Tổ chức Công đoàn bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chínhđáng cho người lao độngnhằm đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của người laođộng và doanh nghiệp

- Thêm vào đó công ty luôn cố gắng tạo công ăn việc làm ổn định cho người

lao động và giải quyết các chế độ, lương thưởng cho người lao động kịp thời,đầy đủ theo quy định của công ty và pháp luật, chăm lo đến đời sống tinh thầncủa người lao động Trong quá trình phấn đấu không mệt mỏi của cả tập thể,công ty Vinafreight không ngừng đào tạo sâu sắc về nhân sự, đồng bộ hóacông nghệ, liên tục cải tiến dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của kháchhàng Nhờ đó công ty đã có được vị trí và thị phần trên thương trường cũngnhư uy tín của công ty Vinafreight ngày càng vững chắc

- Tổng số lao động trong công ty Vinafreight tính đến ngày 31/12/2014 là 172

người, được thể hiện tại Bảng 2.5 Tình hình nhân lực tại công ty Vinafreightnhư bên dưới

Bảng 2.5: Tình hình nhân lực tại công ty Vinafreight.

Chỉ tiêu (theo trình độ lao động) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Trang 29

2.6 Khách hàng của công ty Vinafreight

- Công ty Vinafreight đã và đang ký kết được nhiều hợp đồng vận tải cho

khách hàng trong nhiều lĩnh vực, một số khách hàng tiêu biểu của công tyđược thể hiện ở Bảng 2.5 Những khách hàng lớn của công ty Vinafreighttrong năm 2014 bên dưới

Bảng 2.6: Những khách hàng lớn của công ty Vinafreight.

Hàng không

PouyuenTungmungDinsen

Hàng biển

HaproOlamHarris

AikibiGaliMidea

[Nguồn: Báo cáo bạch công ty Vinafreight]

2.7 Đối tác của công ty Vinafreight

- Hàng không: làm đại lý bán cước và hợp đồng vận chuyển với hơn 08 hãng

hàng không lớn trên thế giới như Lufthansa German Airlines, AirFrance,Korean Airways, China Airlines, Cathay Pacific Airways, Eva Airways,Singapore Airlines, Vietnam Airlines…

- Đường biển: Hiện tại Vinafreight đang có hợp đồng dài hạn với các hãng tàu

và hãng giao nhận lớn của thế giới như Hanjin, NYK Lines, CMA, APL,UASC, OOCL, Evergreen, TS Lines, China Shipping…

Ngày đăng: 21/07/2015, 19:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w