1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN năm 2010

8 132 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 111 KB

Nội dung

SÁNGKIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC MỘT SỐ LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP 1. Đặt vấn đề : Tiếng việt là bộ môn quan trọng trong nhà trường, nhằm mục đích giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Mục đích của việc dạy và học môn Tiếng Việt là dạy cho trẻ biết sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp và mở rộng vốn hiểu biết thông qua việc dạy các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.Thông qua giờ dạy Tiếng Việt, giáo viên có nhiệm vụ phát triển năng lực trí tuệ của trẻ, rèn luyện cho các em phương pháp suy nghĩ, giúp các em viết đúng chính tả để người đọc hiểu đúng nghĩa củaTiếng Việt. Cuối bậc tiểu học, yêu cầu tối thiểu học sinh phải đạt được là : đọc thông viết thạo mặt chữ, sử dụng được ngôn ngữ nói và viết trong học tập và giao tiếp. Để thực hiện được các yêu cầu trên, phân môn chính tả cùng một số phân môn khác giúp cho học sinh chiếm lĩnh được Tiếng Việt để giao tiếp và học tập bởi chính tả là phân môn có tính chất công cụ. Mục đích của môn chính tả là rèn luyện kĩ năng đọc thông viết thạo, chủ yếu là viết đúng chuẩn chữ viết, đúng nghĩa của từ muốn diễn đạt. Viết đúng chính tả là giúp cho học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong học tập các bộ môn văn hóa khác . Thực tế giảng dạy lớp 5, tôi nhận thấy học sinh thường mắc một số lỗi chính tả phổ biến như lỗi phụ âm đầu ( s/x , gi/d , ng/ngh ), lỗi âm cuối ( n/ng , c/ t , n/nh ) , lỗi dấu hỏi ngã Bên cạnh có lỗi biến âm do phát âm như a thành o ; a thành ô Tôi đã thống kê những lỗi thường gặp về âm đầu, âm cuối và dấu thanh ở học sinh lớp tôi trong 3 bài chính tả ở đầu năm học như sau : Bài Phụ âm đầu Âm cuối Dấu thanh (NV/tuần 1) Việt Nam thân yêu 11 7 4 (NV/tuần 2) Lương Ngọc Quyến 5 4 7 ( Nhớ viết/tuần3) Thư gửi các học sinh 4 3 3 Việc học sinh viết sai chính tả là nỗi băn khoăn lo lắng trong tôi . Vì thế, việc sửa lỗi chính tả là cần thiết. Tôi nghĩ để cho các em viết không sai lỗi chính tả không phải ngày một ngày hai mà phải cả một quá trình đòi hỏi giáo viên phải chịu khó kiên trì và thường xuyên. Riêng ở lớp tôi đang dạy, tôi đi sâu vào việc giúp các em chính tả về âm đầu, âm cuối và dấu thanh. Chính vì lẽ đó, tôi chọn đề tài: " Một số biện pháp giúp học sinh khắc phục những lỗi chính tả thường gặp". 2. Cơ sở lý luận : Viết đúng chính tả là một yêu cầu quan trọng đối với học sinh. Như trên đã trình bày, chính tả là cách viết hợp chuẩn, cách viết không hợp chuẩn là viết sai chính tả. Viết chữ và viết đúng chính tả không chỉ là vận động cơ bắp mà còn là những thao tác trí óc của người viết. Trong rèn luyện viết đúng chính tả, chúng ta không cần đi vào tràn lan mà phải tập trung vào những chỗ thường sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi viết. Dạy chính tả kết hợp với dạy chính âm, nguyên tắc cơ bản của chính tả là nguyên tắc ngữ âm học.Theo nguyên tắc này, cách viết của các từ phải biểu hiện đúng ảnh hưởng của từ. Nói cách khác phát âm như thế nào thì viết như thế ấy, giữa cách đọc 1 và cách viết thống nhất với nhau. Trong giờ chính tả, học sinh sẽ xác định được cách viết đúng chính tả bằng cách tiếp nhận cách phát âm của lời nói.Cơ chế của cách viết đúng là xác lập được mối quan hệ giữa âm thanh và chữ viết. học sinh viết chính tả theo giọng đọc của giáo viên. Khi viết các em nhẩm đánh vần hoặc nghĩ đến hình ảnh, âm thanh. Mọi hoạt động học tập đều phải là hoạt động có ý thức. Nhưng trong dạy học chính tả có hai loại : “ Có ý thức và không có ý thức” ; loại chính tả có ý thức là loại chính tả nhằm phát hiện ra các quy tắc chính tả trên cơ sở đó mà viết đúng chính tả, học sinh cần vận dụng có ý thức một số quy tắc làm căn cứ để có thể viết đúng các từ, các chữ nằm trong phạm vi quy tắc mà không cần gắng sức ghi nhớ cách viết của từng từ một. Loại chính tả không có ý thức là loại chính tả bất quy tắc, cần học thuộc và nhớ trong những trường hợp cụ thể. Dạy chính tả Tiếng Việt bên cạnh coi trọng chính tả có ý thức còn phải chú ý đến chính tả không có ý thức. Học sinh cần phát huy cao độ khả năng ghi nhớ của mình để học thuộc. Bên cạnh những trường hợp chính tả có thể khái quát qui tắc chung, người viết còn viết theo thói quen, theo truyền thống lịch sử . Nguyên tắc cơ bản của Tiếng Việt là ngữ âm học. Chữ viết là chữ ghi âm thầy đọc đúng và trò viết đúng và ngược lại. Nhiều khi học sinh tự viết bài chính tả mà không có người đọc ( nhớ viết ). Trong trường hợp này, cách đọc, cách phát âm của học sinh ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả viết chính tả, đẫn đến chất lượng các môn học khác . Tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất trong cả nước nhưng có nhiều phương ngữ khác nhau, người ở địa phương có thói quen phát âm riêng mỗi vùng, có một số lỗi chính tả đặc thù mà địa phương khác không mắc phải. Như vậy, nội dung dạy chính tả từng vùng sẽ bao gồm qui luật hiện tượng chính tả chung cho cả nước lẫn những hiện tượng chính tả riêng của từng địa phương. 3. Cơ sở thực tiễn : Trong quá trình lên lớp, tiếp cận với học sinh, tôi thường gặp những lỗi chính tả mà học sinh lớp tôi mắc phải đó là âm đầu, âm cuối và dấu thanh. Hầu như tất cả giáo viên đứng lớp ở trường tôi đều có quan tâm đến việc chữa các lỗi thông thường nói ở trên, bên cạnh đó một số đồng nghiệp tôi cũng đã nghiên cứu nhiều biện pháp nhưng học sinh vẫn còn mắc phải các lỗi ấy. Nguyên nhân của tồn tại ấy là do một số đồng nghiệp có quan tâm nhưng chưa thường xuyên.Ví dụ như: học sinh có thói quen thiếu cẩn thận, ở lần đọc thứ nhất, giáo viên đọc chưa hết câu là các em đã viết ngay vào vở, đây là thói quen rất nhiều học sinh mắc phải. Tôi thiết nghĩ, cần có những biện pháp cụ thể hơn, mới mẽ hơn và kết hợp sâu sắc với các biện pháp đồng nghiệp tôi thường sử dụng để giúp học sinh hạn chế lỗi chính tả trong khi viết. Do đó, tôi sử dụng một số biện pháp cụ thể, đã và đang áp dụng dạy tại lớp trong năm học nầy . 4. Nội dung nghiên cứu : Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu, để học sinh khắc phục từng bước những lỗi chính tả thường gặp, tôi đã thực hiện một số biện pháp cụ thể như sau : a. Rèn tính cẩn thận cho học sinh : - Trong lớp, một số em khi viết ngoáy, cẩu thả nên dẫn đến thiếu nét. Do đó, các con chữ thường sai lệch, nhầm lẫn ( giữa l và n , n và u, a và d ) . Vì vậy muốn rèn cho học sinh tính cẩn thận trong khi viết .Tôi thường nhắc nhở trong mỗi tiết học về 2 nề nếp, tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở của từng em. Tập cho học sinh có thói quen nghe giáo viên đọc lần 1, định hình câu văn , suy nghĩ cách viết từ khó trong câu rồi mới bắt đầu viết khi nghe giáo viên đọc từng cụm từ ở lần 2 . b.Phát âm đúng của giáo viên : ( Điểm mới trong sáng kiến này ) - Để giúp các em phát âm chuẩn, trước hết giáo viên phải phát âm chuẩn, rõ, hiểu nghĩa từ, ngữ cảnh của mỗi từ. Tôi thường xuyên theo dõi tin thời sự trên kênh VTV1, để nghe cách phát âm chuẩn của các phát thanh viên như Quang Minh, Vân Anh, Hoài Anh kết hợp với việc phát âm địa phương của các phát thanh viên đài Quảng Nam và đài Đà Nẵng . Sau đó, tôi dựa theo cách phát âm chuẩn của các phát thanh viên rồi tập phát âm chuẩn bằng cách đọc các bài văn trong chương trình giảng dạy cho đồng nghiệp nghe, góp ý về độ chuẩn phát âm Tiếng Việt . Bên cạnh tôi còn điều chỉnh khi đọc các tiếng có vần “ anh” thành “ ênh” cho phù hợp với địa phương miền Nam ( như cách phát âm của phát thanh viên Hoài An ). Bên cạnh đó, tôi phải rèn chữ viết để làm mẫu cho học sinh. Ngay cả lời phê vào vở của học sinh cũng được chú trọng, nhờ gia đình học sinh cộng tác. Ngoài ra, tôi chú trọng sửa lỗi chính tả qua các môn học đặc biệt là tập làm văn. c. Rèn cho học sinh cách viết đúng trên cơ sở phát âm đúng : - Học sinh hay phát âm sai vần ăng /eng, uân / un, an /ang hoặc sai âm đầu như s/x.Tôi hướng dẫn các em cách đọc. Yêu cầu các em chú ý đến khẩu hình của giáo viên để đọc cho đúng.Ví dụ đọc vần an thì hơi ngắn còn vần ang thì hơi dài, đọc s cong lưỡi chạm ngạc trên, x săng lưỡi đầu lưỡi đưa ra, đọc vần oe, oa tròn môi, đọc d hơi ra còn gi hơi ra bị cản một ít d. Sửa lỗi chính tả thông qua giải nghĩa từ: -Do học sinh chưa nắm rõ nghĩa của một số từ, nghe hiểu còn hạn chế, do đó trước khi viết, tôi giúp các em giải nghĩa những từ đó bằng cách mô phỏng sơ lược đặt câu với từ đó hoặc tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa . Cho học sinh kết hợp liên tưởng hay so sánh ngắn gọn về chữ viết chẳng hạn như : trong bài chính tả “ Mùa thảo quả” có từ “ ẩm ướt” tiếng ướt chỉ về một sự vật có bị thấm nước khác với “ ước mơ”hay từ “xanh biếc” tiếng biếc chỉ về màu sắc khác với biết trong từ M “ biết ơn” e. Giúp học sinh nắm vững các trường hợp chính tả bất qui tắc và những trường hợp chính tả qui tắc: + Đối với trường hợp chính tả bất qui tắc: Tôi giúp học sinh rèn luyện trí nhớ bằng đọc nhiều, viết nhiều để quen với hình thức chữ viết các từ đó . Ví dụ: gi và d thường được đi với các nguyên âm : a , ô , ơ , i , e , ê , ư , ( da , dô , dơ , de , dê , di , gia , giô , gie , giê ) + Trường hợp chính tả qui tắc: Tôi cho học sinh ghi nhớ " s " không đi với vần bắt đầu oăn, oe, uê, ua đối với trường hợp này có “ x” có thể kết hợp với các vần này. Ví dụ: xoăn, xòe, xuề, xòa, xoèn, xoẹt . + Đối với học sinh thường mắc lỗi do phát âm của tiếng địa phương tôi thường giúp các em phân loại so sánh: -Âm cờ viết là c đứng trước các nguyên âm: a, ă, â,o, ô, ơ, u, ư như ca, co, cô, cư … - Âm cờ viết là k đứng trước các nguyên âm: e, ê, i như ke, kê, ki. - Trường hợp phân biệt êch / êt tôi cho học sinh phân biệt theo mẹo: Những chữ có vần êch đều chỉ một cái gì lệch lạc không bằng phẳng bình thường như mũi hếch, méo xệch, đội lệch Nó chỉ một ấn tượng khó chịu do trái với cảm giác thông thường vì sự lệch lạc . So sánh trắng với trắng bệch, bạc với bạc phếch, rỗng với 3 rỗng tuếch, thô với thô kệch. Chỉ có từ ( con ) ếch là ngoại lệ mà thôi. Ngoài những chữ chỉ sắc thái lệch lạc, khó chịu ra, còn những chữ còn lại viết với êt: tế , hết , thết , mệt, vệt -Trường hợp học sinh viết sai một số lỗi về dấu thanh, tôi cho học sinh xác định dấu thanh trong trường hợp đó là từ láy bằng cách cho học sinh nhớ một câu có vần điệu để nắm quy luật : “ Bạn huyền mang nặng ngã đau Bạn sắc lại hỏi có đau không nào” -Tôi giúp học sinh sẽ nhớ các dấu thanh thường đi với nhau thành một nhóm trong từ láy: Nhóm 1 : sắc, hỏi, không Nhóm 2 : huyền, ngã, nặng - Có nghĩa là trong từ láy, một tiếng có thanh hỏi thì tiếng còn lại phải có thanh sắc hoặc thanh ngang, hay một tiếng có thanh huyền thì tiếng còn lại phải có thanh ngã hoặc nặng. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ khác ( ngoan ngoãn, vẻn vẹn, khe khẽ, se sẽ ) 5. Kết quả nghiên cứu : - Sau khi vận dụng các biện pháp trên, qua giảng dạy tôi thấy các em tiếp thu bài tốt hơn, nắm được các qui tắc viết chính tả kĩ năng viết chính tả ngày càng tốt hơn. Đồng thời rèn tính cẩn thận óc thẫm mĩ, làm cho các em yêu thích Tiếng Việt và chữ Việt. - Áp dụng các biện pháp trên, kết quả viết đúng chính tả về âm đầu, âm cuối và đấu thanh của học sinh lớp tôi có tiến bộ rõ rệt, tính đến đầu học kì II so với thời điểm chưa áp dụng đề tài, cụ thể như sau : BÀI/TSHS ( 26 HS ) Số học sinh mắc lỗi Âm đầu Âm cuối Dấu thanh SL TL SL TL SL TL Mùa thảo quả Trước khi áp dụng 6 23,1 6 23,1 5 19,2 Đầu học kì II 2 7,7 2 7,7 2 7,7 Hành trình của bầy ong Trước khi áp dụng 6 23,1 5 19,2 4 15,4 Đầu học kì II 2 7,7 1 3,8 1 3,8 Chuỗi ngọc lam Trước khi áp dụng 5 19,2 4 15,4 5 19,2 Đầu học kì II 2 7,7 2 7,7 1 3,8 - Học sinh học tốt phân môn chính tả cũng góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt và một số môn học khác. Cụ thể là các em viết chữ đẹp hơn, đọc trôi chảy, có tốc độ đọc nhanh hơn các bài tập đọc ở lớp, phát âm các từ khó chuẩn xác hơn, tính cẩn thận càng rõ nét ở mỗi học sinh. Đồng thời các em biết vận 4 dụng vào tập làm văn biết phân biệt nghĩa từ và diễn đạt tiến bộ nhiều hơn so với đầu năm học. 6. Kết luận : - Qua thực nghiệm tổng kết kinh nghiệm, tôi thấy những biện pháp trên có thể áp dụng được trong dạy chính tả ở các khối lớp bậc tiểu học. Việc học chính tả là ý thức thường xuyên của học sinh và sự quan tâm của giáo viên ở tất cả các khối lớp. Chất lượng học tập môn chính tả nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung của lớp tôi phụ trách ngày càng được nâng cao. So với thời gian chưa nghiên cứu và áp dụng cái mới của đề tài thì chất lượng học tập hiện nay của học sinh lớp tôi tăng đáng kể . Việc dạy Tiếng Việt một khối lớp có nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu và áp dụng đề tài này, song đề tài cũng có phần khó khăn là đòi hỏi giáo viên phải đầu tư cao, nghiên cứu thật kĩ từng từ hoặc cụm từ mà học sinh của lớp mình dễ và hay mắc lỗi để chuẩn bị tranh, ảnh, vật thật mang đến lớp cho từng tiết dạy và đặc biệt là ý thức tự học tự rèn của giáo viên. Để có nhiều tư liệu mới, đòi hỏi giáo viên phải sưu tầm trên mạng Internet lấy thông tin, hình ảnh, video và việc dạy bằng giáo án điện tử là phù hợp với các biện pháp tôi đang áp dụng trong năm học này. -Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, kính mong quí đồng nghiệp góp ý, bổ sung để đề tài được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn ! 7. Đề nghị : - Tôi mong tất cả giáo viên các khối lớp quan tâm hơn nữa về phân môn chính tả cho học sinh lớp mình đang dạy và có sự học hỏi lẫn nhau giữa giáo viên các khối lớp. - Mong các bậc phụ huynh cần kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm để kịp thời theo dõi , uốn nắn và rèn viết đúng chính tả cho con em mình ngày một tiến bộ hơn. - Để đề tài của tôi được tiếp tục áp dụng cho các năm học tới, tôi mong các cấp, các ngành tạo điều kiện về trang thiết bị nhiều hơn nữa để tôi được tiếp cận thường xuyên và tiếp tục vận dụng vào đề tài có kết quả mỗi ngày cao hơn. Đại Phong , ngày 10 tháng 3 năm 2010 Người viết Nguyễn Thị Liên 8.Tài liệu tham khảo : - Để nghiên cứu và áp dụng đề tài này, tôi đã sử dụng các tài liệu sau : 5 STT Tên tác giả Tên tài liệu Nhà xuất bản Năm xuất bản 1 Nguyễn Minh Thuyết SGK Tiếng Việt 5 - tập 1 và 2 Nhà xuất bản giáo dục 2006 2 Nguyễn Minh Thuyết SGV Tiếng Việt 5 - tập 1 và 2 Nhà xuất bản giáo dục 2005 3 PGS TS Nguyễn Thị Hạnh Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Nhà xuất bản giáo dục 2007 4 Bùi Đức Tịnh Tự điển chính tả Tiếng Việt thông dụng Nhà xuất bản thuận Hóa 1999 5 Phương Thanh và nhóm cộng tác Viết đúng chính tả Tiếng Việt Nhà xuất bản văn hóa thông tin 1999 6 PGS Phan Thiều - TS Lê Hữu Tỉnh Dạy học từ ngữ ở tiểu học Nhà xuất bản giáo dục 2003 7 Trịnh Mạnh Tiếng Việt lý thú Nhà xuất bản giáo dục 2003 9. Mục lục : STT Nội dung Trang 6 1 Đặt vấn đề , cơ sở lí luận 1 2Cơ sở Cơ sở lí luận , cơ sở thực tiễn , nội dung nghiên cứu 2 3 Nội dung nghiên cứu 3 4 Nội dung nghiên cứu , kết quả nghiên cứu 4 5 Kết luận , đề nghị 5 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2008 - 2009 7 Mẫu SK1 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường 1. Tên đề tài : Một vài kinh nghiệm giúp học sinh khắc phục một số lỗi chính tả thường gặp 3. Chức vụ : Giáo viên Tổ : 5 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài : a) Ưu diểm : b) Hạn chế : 5. Đánh giá, xếp loại : Sau khi thẩm định , đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường : Thống nhất xếp loại : Những người thẩm định : Chủ tịch HĐKH ( Ký , ghi rõ họ tên ) ( Ký , đóng dấu , ghi rõ họ tên ) II. Đánh giá , xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Sau khi thẩm định , đánh giá đề tài trên , HĐKH Phòng GD&ĐT Thống nhất xếp loại : Những người thẩm định : Chủ tịch HĐKH ( Ký , ghi rõ họ tên ) ( Ký , đóng dấu , ghi rõ họ tên ) III. Đánh giá , xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại : Những người thẩm định : Chủ tịch HĐKH ( Ký , ghi rõ họ tên ) ( Ký , đóng dấu , ghi rõ họ tên ) 8 . 3 năm 2010 Người viết Nguyễn Thị Liên 8.Tài liệu tham khảo : - Để nghiên cứu và áp dụng đề tài này, tôi đã sử dụng các tài liệu sau : 5 STT Tên tác giả Tên tài liệu Nhà xuất bản Năm. trong khi viết. Do đó, tôi sử dụng một số biện pháp cụ thể, đã và đang áp dụng dạy tại lớp trong năm học nầy . 4. Nội dung nghiên cứu : Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu, để học sinh khắc. biết vận 4 dụng vào tập làm văn biết phân biệt nghĩa từ và diễn đạt tiến bộ nhiều hơn so với đầu năm học. 6. Kết luận : - Qua thực nghiệm tổng kết kinh nghiệm, tôi thấy những biện pháp trên có

Ngày đăng: 01/07/2014, 22:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w