NHUNG BIEN DOI NHA NUOC PK VN

6 283 0
NHUNG BIEN DOI NHA NUOC PK VN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HỒ CHÍ MINH Trường THPT Gia Định Giáo viên hướng dẫn: Lê Minh Yến Giáo sinh thực tập: Võ Minh Tập GIÁO ÁN GIẢNG DẠY LỚP 10 Bài 21: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Học sinh cần nắm: - Sự khủng hoảng rồi sụp đổ của triều Lê Sơ và sự ra đời của triều Mạc. - Mâu thuẫn và đấu tranh lẫn nhau giữa các thế lực phong kiến dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước. - Tình hình chính trị-xã hội giữa Đàng trong và Đàng ngoài. 2. Tư tưởng và tình cảm: - Bồi dưỡng cho HS ý thức xây dựng và bảo vệ đất nhước thống nhất. - Bồi dưỡng cho HS tinh thần và ý thức đoàn kết dân tộc. 3. Kỷ năng: - Rèn luyện cho HS kỉ năng nhận định, phân tích, so sánh…các sự kiện lịch sử. - Rèn luyện kỉ năng sử dụng bản đồ. II. THIẾT BỊ -TÀI LIỆU DẠY HỌC - Tranh ảnh có liên quan đến bài học. - Bản đồ Việt Nam . - Giáo trình lịch sử Việt Nam. - Sách giáo khoa, sách tư liệu, sách giáo viên…lớp 10 mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài củ Câu 1:Tình hình tư tưởng, tôn giáo Đại Việt thế kỉ X-XV. Vì sao triều Lê, Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến Việt Nam? Câu 2: Sự phát triển của giáo dục, văn học, nghệ thuật Đại Việt thế kỉ X-XV.Ý nghĩa của việc dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu –Quốc Tử Giám? - Dẫn dắt vào bài mới: Ở chương II, chúng ta đã được tìm hiểu về các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X-XV, qua đó chúng ta thấy được quá trình hình thành, phát triển của nhà nước phong kiến về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa…Sang đầu thế kỉ XVI, cuộc khủng hoảng chính tri đã làm sụp đổ triều Lê Sơ và cho ra đời một triều đại mới (nhà Mạc), tiếp sau đó diễn ra những mâu thuẫn chồng chéo, gay gắt, phức tạp đã dẫn đến nội chiến (Nam-Bắc triều), chiến tranh (Trịnh- Nguyễn) và chia cắt đất nước làm cảng trở xu thế/qui luật phát triển và tiến bộ của lịch sử dân tộc. Lịch sử ghi nhận đó là những biến đổi ta lớn của nhà nước phong kiến Đại Việt. Để hiểu được cụ thể những biến đổi đó, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài 21. - Giáo viên viết tiêu đề lên bảng. 1 IV. TỔ CHỨC DAY-HỌC Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản HS cần nắm GV nhắc lại: Triều đại nhà Lê được đánh giá là một triều đại thịnh trị trong lích sử PK Việt Nam (về chính trị, văn hóa, giáo dục…). Song sang thế kỉ XVI nhà Lê lâm vào khủng hoảng, suy sụp. -Sau đó GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân nào thế kỉ XVI nhà Lê lại suy yếu? Biểu hiện của sự suy yếu đó. -GV theo dõi HS trả lời và nhận xét, bổ sung, kết luận. Nguyên nhân suy sụp: Năm 1504, vua Lê Hiến Tông băng, Lê Uy Mục lên kế vị (1505-1509) cùng với bộ máy quan lại ăn chơi, sa đoạ. Vua khi uống ruợu say thì giết chết cả cung nữ, tính tình hung hãng đến nỗi một viên sứ thần Trung Quốc gọi cho cái tên là “vua quỷ”. Sau đó, Lê.U.Mục bị giết, Lê Tương Dực lên thay cũng theo kiểu “ngựa quen đường cũ”, người đời gọi là “vua lợn”. -Về các thế lực phong kiến nổi lên chống lại nhà Lê, nổi lên nhân vật Mạc Đăng Dung. GV tạo biểu tượng về nhân vật này cho HS hiểu. -Về triều Mạc sự thay thế triều đại triều Lê: GV ra câu hỏi cho HS trả lời: em có nhận xét gì về sự thay thế này? Vì sao? -Sau đó GV phân tích rõ, sự thay thế này là một tất yếu lịch sử dân tộc. Sau khi nhà Mạc được thành lâp, đã tiến hành thực thi những chính sách để ổn định và phát triển đất nước. -GV trình bày những biểu hiện (về chính quyền, kinh tế, luật pháp, quân đội, ngoại giao) cho HS nắm rõ. Trong các chính sách đó, thì về xây dựng chính quyền thì GV nhấn mạnh là có sự kế thừa từ thời Lê Sơ (có giải thích), còn chính sách kinh tế là giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, GV nhân mạnh đây là điểm tiến bộ lúc bấy giờ. GV đặc câu hỏi cho HS trả lời: Vì sao lại tiến bộ như vậy? -Hai vấn đề trên, GV nên gợi mở để HS trả lời, sau đó GV liên hệ các giai đoạn 1. Sự sụp đổ của nhà Lê sơ. Nhà Mạc được thành lập. - Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu. - Biểu hiện: + Vua quan lo ăn chơi, sa đoạ, cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nhân dân… + Phong trào đấu tranh của nhân bùng nổ ở nhiều nơi. + Các thế lực phong kiến tranh chấp quyền lực- mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung. Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lập ra nhà Mạc. -Chính sách của nhà Mạc: - Xây dựng mô hình chính quyền như thời Lê Sơ. - Tổ chức thi cử đều đặn - Xây dựng quân đội mạnh, - Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.  Bước đầu ổn định lại đất nước. 2 trước để bổ sung và chốt ý. -Qua những chính sách của nhà Mạc, GV cho HS ghi tác dụng của nó đối với lịch sử. (ổn định và phát triển…) -Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ, nhà Mạc cũng gặp nhiều khó khăn: -GV đặc câu hỏi cho HS trả lời: những khó khăn mà nhà Mạc gặp phải đó là gì? và đ ư a đến hậu quả như thế nào? -Sau khi HS trả lời, GV phân tích rõ hai áp lực lớn khiến cho nhà Mạc bị cô lập, đó là các cựu thần nhà Lê (phía Nam) tập hợ lực lượng chống đốinhà Minh lâm le xâm lược (ở phía Bắc), phản ứng của nhà Mạc như thế nào? và cuối cùng nhà Mạc chọn con đường thần phục nhà Minh, làm mất lòng quan lại, nhân đân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ. Làm cho đất nước rơi vào tình trạng chia cắt vế sau. -Về mục 2: Đất nước bị chia cắt. -GV nên vẽ sơ đồ quá trình hình thành Nam-Bắc Triều và Đàng Trong –Đàng ngoài. -Về chiến tranh Nam Bắc Triều GV phân tích và giả thích rõ cho HS quá trình hình thành Nam Bắc Triều Sau đó, GV chỉ rõ trên bản đồ cho HS biết. -GV trình bày ngắn gọn nguồn gốc của chiến tranh, diến biến, kết quả. - Chiến tranh Nam Bắc Triều chấm dứt không bao lâu, đất nước lại rơi vào một cuộc chiến mới đó là chiến tranh Trịnh- Nguyễn đưa đến tình trạng đất nước bị chia cắt thành hai Đàng: Đàng trong và Đàng ngoài với hai chính quyền riêng biệt -GV ghi sơ đồ trên bản và phân tích (sau khi Nguyễn Kim mất, Trịnh Kiểm con rễ lên thay, tìm cách giết hại con cái họ Nguyễn Kim thâu tóm quyền lực ở phía Bắc. Nguyễn Hoàng con trai Nguyễn Kim vào Thuận Hoá làm trấn thủ, tiếp đó tiến hành xây dựng về tất cả mọi mặt để đối chọi, tách khỏi sự lệ thuộc Lê-Trịnh) thế -Do sự chống đối của cựu thần nhà Lê và do chính sách cắt đất, thần phục nhà Minh, làm cho nhân dân phản đốiNhà Mạc bị cô lập. 2. Đất nước bị chia cắt. a) Chiến tranh Nam Bắc Triều: - Cựu thần nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã qui tụ lực lượng chống Mạc “Phù Lê diệt Mạc” Thành lập chính quyền ở Thanh Hoá gọi là Nam triều, đối đầu với nhà Mạc ở Thăng Long (Bắc triều). - Năm 1545-1592, chiến tranh Nam Băc triều bùng nổ Nhà Mạc bị lật đổ, đất nước thống nhất. b) Chiến tranh Trịnh-Nguyễn: - Ở Thanh Hoá, Nam triều vẫn tồn tại, nhưng quyền lực nằm trong tay họ Trịnh. - Ở Mạn Nam, Họ Nguyễn cát cứ xây dựng chính quyền riêng. - Năm 1627- 1672, chiến tranh bùng nổ, cả hai không phân thắng bại, đi đến giảng hoà, lấy sông Gianh làm giới tuyến  đất nước bị chia cắt làm hai Đàng: Đàng trong và Đàng ngoài, với hai chính quyền riêng biệt. 3 là hai bên Trinh-Nguyễn Mâu thuẫn dẫn đến chiến tranh. Cuộc chiến tranh Trịnh –Nguyễn kéo dài 45 năm (1627-1672), hai bên không phân thắng bại, đi đến giảng hoà, lấy sông Gianh thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình làm ranh giới. Đất nước chia cắt thành hai Đàng : Đàng trong và Đàng ngoài với hai chính quyền riêng biệt đó là nhà nước phong kiến ở Đàng ngoài và chính quyền ở Đàng trong (tại sao phải là nhà nước, tại sao phải chính quyền GV giải thích ở phần sau). -GV có thể kể câu chuyện việc đưa ra kế sách chống quân Trịnh của nhân vật Đào Duy Từ, người có vai trò to lớn đối với họ Nguyễn, trong cuộc chiến tranh Trinh- Nguyễn. -Về nhà nước phong kiến ở Đàng ngoài -GV trình bày quá trình định đô ở Thăng Long và hình thành hai bộ phận: Vua Lê (chỉ còn danh nghĩa)-Chúa Trịnh (nắm thực quyền) ở trung ương. -Tiếp đó, GV trình bày chính quyền ở địa phương. -GV có thể vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền cho HS nhận biết. -Sau đó, cho HS nhận xét. Và đặc câu hỏi nhấn mạnh: Tại sao chúa Trịnh không lật đổ vua Lê? -GV gọi mở cho HS suy nghĩ trả lời, nếu chính xác thì cho điểm. -Sau khi HS trả lời xong, GV giải thích rõ thông qua việc liên hệ thế kỉ XV, rồi phân tích ảnh hưởng của nhàđối với nhân dân, quan lại…đồng thời liên hệ đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với câu nói “thóc cũ vẫn tốt cứ mang theo” vì vậy chúa Trịnh không có ý định lật đổ vua Lê. Mục đích chính là ổn định lòng người, thu phục nhân tâm. -Tiếp theo GV trình bày luôn các chính sách về quân đội, luật pháp, đối ngoại, thi cử…và kết luận chung cho mục 3 chuyển tiếp qua mục 4. 3. Nhà nước phong kiến Đàng ngoài. - Cuối thế kỉ XVI, Nam triều chuyển về Thăng Long. - Chính quyền trung ương với hai bộ phận: Vua Lê (Bù nhìn)-Chúa Trịnh (nắm quyền)… - Chính quyền địa phương: chia thành các trấn, phủ, huyện, châu, xã. - Chế độ tuyển dụng quan lại như thời Lê. - Luật pháp tiếp tục sử dụng “ Quốc triều hình luật” (có bổ sung). - Quân đội gồm: Quân Thường trực và Ngoại binh. - Đối ngoại: Hoà hiếu với nhà Thanh. 4 -Về chính quyền ở Đàng trong. -GV phân tích kết hợp cho HS xem bản đồ và chỉ rõ quá trình nam tiến về phương Nam của các chúa Nguyễn (từ Nam Quảng Bình đến Nam bộ ngày nay) Để HS đánh giá vai trò và công lao của các chúa Nguyễn trong quá trình mở đất. -Quá trình xây dựng chính quyền: -GV trình bày rõ và ra câu hỏi: So sánh với chính quyền ở Đàng Ngoài? -GV phải phân tích rõ tại sao lại là chính quyền mà không phải là nhà nước. -GV nhấn mạnh chính quyền này được hình thành dền theo quá trình diễn biến của cuộc cát cứ, gắn liền với công cuộc kinh dinh mở rộng đất đai về phương Nam, với bộ máy quan chức cồng kềnh theo phiên chế riêng của họ Nguyễn. -GV tiếp tục nhấn mạnh: Trông lịch sử Việt Nam thời trung đại, kể từ khi có chính quyền quân chủ độc lập (thế kỉ X) đến hết triều đại phong kiến cuối cùng (triều Nguyễn) đất nước ta chưa bao giờ có một thể chế chính trị hết sức đặc thù: một vua hai chúa với hai loại thể chế chính quyền cùng song song tồn tại như thời kì này, đó là chính quyền Vua Lê- chúa Trinh ở Đàng Ngoài và chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Để giúp cho HS nắm được bản chất của vấn đề. -Sau đó, GV trình bày tiếp các cơ quan trực thuộc, về quân đội, thi cử… -GV trình bày sự kiện,năm1744,Nguyễn Phúc Khoát xưng Vương. -GV tóm lại, đến giữa thế kỉ XVIII, cả hai chính quyền Đàng trong và Đàng ngoài lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, đất nước lại rơi vào cuộc chiến mới ở thế kỉ XVIII. 4. Chính quyền ở Đàng Trong. - Thế kỉ XVII, lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng từ Nam Quảng Bình đến Nam bộ ngày nay. - Địa phương: chia làm 12 Dinh, Phú Xuân được chọn làm kinh đô. Dưới dinh là Phủ, huyện, thuộc, ấp. - Quân đội gồm: quân thường trực, tuyển theo nghĩa vụ, trang bị vũ khí đầy đủ. - Tuyển chọn quan lại bằng nhiều cách: Dòng dõi, thi cử, đề cử. - Năm 1744, Chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng Vương, thành lập chính quyền trung ương. Song đến cuối thế kỉ XVIII vẫn chưa hoàn thành. V. SƠ KẾT BÀI HỌC. a) Củng cố: - Nguyên nhân chiến tranh Nam Bắc triều, Trịnh-Nguyễn. Hậu quả. - So sánh chính quyền Đàng trong và Đàng ngoài. b) Bài tập về nhà. - Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền Đàng trong và Đàng Ngoài, rồi nhận xét. - Soạn bài 22. 5 6 . khủng hoảng rồi sụp đổ của triều Lê Sơ và sự ra đời của triều Mạc. - Mâu thuẫn và đấu tranh lẫn nhau giữa các thế lực phong kiến dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước. - Tình hình chính trị-xã. cần nắm GV nhắc lại: Triều đại nhà Lê được đánh giá là một triều đại thịnh trị trong lích sử PK Việt Nam (về chính trị, văn hóa, giáo dục…). Song sang thế kỉ XVI nhà Lê lâm vào khủng hoảng,

Ngày đăng: 01/07/2014, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan