1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bệnh tim - phổi mạn tính (Chronic cor-pulmonale) (Kỳ 3) doc

6 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 260,69 KB

Nội dung

Giai đoạn đầu: Chỉ thấy triệu chứng của các bệnh phổi, phế quản, cơ xương lồng ngực mạn tính và tăng áp lực động mạch phổi.. Các biểu hiện của tăng áp lực động mạch phổi: Bệnh mạn tính

Trang 1

Bệnh tim - phổi mạn tính (Chronic cor-pulmonale)

(Kỳ 3)

TS Nguyễn Đức Công (Bệnh học nội khoa HVQY)

5 Triệu chứng

5.1 Giai đoạn đầu:

Chỉ thấy triệu chứng của các bệnh phổi, phế quản, cơ xương lồng ngực

mạn tính và tăng áp lực động mạch phổi

5.1.1 Triệu chứng của nhóm bệnh phổi tắc nghẽn:

Thường là do các bệnh của phế quản như: viêm phế quản mạn, hen phế

quản, giãn phế quản, giãn phế nang tắc nghẽn Bệnh nhân có từng đợt bùng phát

của bệnh, ho nhiều, khạc đờm mủ (đờm màu xanh, vàng) Có thể có những cơn

khó thở kịch phát Bệnh nặng dần lên sau những đợt bùng phát

Thay đổi chức năng hô hấp đặc hiệu trong nhóm bệnh này là thể tích thở

ra tối đa trong giây đầu (VEMS) bị giảm, thể tích cặn (RV) tăng lên

Trang 2

5.1.2 Triệu chứng của nhóm bệnh phổi hạn chế:

Thường do béo bệu, gù vẹo dị dạng cột sống và lồng ngực, xơ phổi

lan toả, dày dính màng phổi, nhược cơ, xơ cứng bì, các bệnh của lưới mạch máu

phổi, giãn phế nang

Thay đổi chức năng hô hấp đặc hiệu trong nhóm bệnh này là dung tích

sống (VC) giảm nặng, chứng tỏ khả năng giãn nở của phổi rất kém

Khuyếch tán khí của phổi giảm nói lên có tổn thương màng mao

mạch-phế nang Có rối loạn về tỉ số phân bố khí và máu trong phổi

5.1.3 Phối hợp triệu chứng của 2 nhóm bệnh trên

5.1.4 Các biểu hiện của tăng áp lực động mạch phổi:

Bệnh mạn tính của phổi, phế quản hoặc bệnh cơ-xương lồng ngực kéo dài

khoảng 5-10 năm thì xuất hiện tăng áp lực động mạch phổi Triệu chứng tăng

áp lực động mạch phổi lúc đầu rất kín đáo nên khó phát hiện được trên lâm

sàng nếu không khám bệnh nhân kỹ lưỡng Bệnh nhân thường có khó thở khi

gắng sức, móng tay khum, ngón tay dùi trống Suy hô hấp bắt đầu xuất hiện,

nhất là sau gắng sức biểu hiện bằng áp lực ôxy động mạch (PaO2) giảm đến

70 mmHg

Trang 3

Tăng áp lực động mạch phổi lúc đầu xảy ra không thường xuyên, thường

chỉ khi gắng sức hoặc sau các đợt bùng phát của bệnh phổi-phế quản mạn tính

Nếu lúc này điều trị sẽ có hồi phục rất tốt Sau này, tăng áp lực động mạch

phổi sẽ trở nên thường xuyên

X quang tim-phổi thấy cung động mạch phổi nổi vồng, đập mạnh, tim

thường có hình giọt nước

Chẩn đoán xác định tăng áp lực động mạch phổi có 2 phương pháp: đo

áp lực động mạch phổi trong khi thông tim phải và siêu âm tim ước lượng áp

lực động mạch phổi

+ Thông tim phải bằng ống thông Swan-Gans, đo được áp lực động

mạch phổi ở thì tâm thu, tâm trương và áp lực động mạch phổi trung bình Khi

áp lực động mạch phổi tâm thu cao hơn 23 mmHg thì được gọi là tăng áp lực

động mạch phổi

+ ước lượng áp lực động mạch phổi bằng phương pháp siêu âm

Doppler Các phương pháp ước lượng áp lực động mạch phổi bằng siêu âm

thường được sử dụng trên lâm sàng là:

- ước lượng áp lực động mạch phổi tâm thu thông qua chênh áp giữa

thất phải và nhĩ phải dựa trên phổ Doppler của dòng hở van 3 lá:

áp lực động mạch phổi tâm thu = 4V2 + 10 mmHg

Trang 4

Trong đó: V là tốc độ tối đa của dòng hở van 3 lá

4V2 là chênh áp giữa thất phải và nhĩ phải thì tâm thu

10 mmHg là áp lực trong nhĩ phải trong thì tâm thu

- ước lượng áp lực động mạch phổi tâm trương thông qua chênh áp giữa

thất phải và động mạch phổi cuối tâm trương dựa trên phổ Doppler của dòng hở

van động mạch phổi

áp lực động mạch phổi tâm trương = 4V2 + 10 mmHg

Trong đó: V là tốc độ dòng hở van động mạch phổi ở cuối tâm

trương

4V2 là chênh áp giữa động mạch phổi và thất phải cuối tâm trương

10 mmHg là áp lực buồng thất phải thì tâm trương

- ước lượng áp lực động mạch phổi trung bình thông qua chênh áp giữa

thất phải và động mạch phổi ở đầu thì tâm trương dựa trên phổ Doppler của

dòng hở van động mạch phổi

áp lực động mạch phổi trung bình = 4V2 + 10 mmHg

Trong đó: V là tốc độ dòng hở van động mạch phổi ở đầu thì tâm trương

Trang 5

4V2 là chênh áp giữa động mạch phổi và thất phải đầu tâm trương

10 mmHg là áp lực buồng thất phải thì tâm trương

- Khi không có hở van 3 lá và hở van động mạch phổi trên siêu âm

Doppler, người ta có thể ước lượng áp lực động mạch phổi bằng các phương

pháp sau:

Phương pháp của Kitabatake và cộng sự:

Log10 (áp lực động mạch phổi trung bình) = - 0,0068 (AcT) + 2,1

Trong đó: AcT là thời gian tăng tốc của phổ Doppler dòng vào động

mạch phổi Bình thường

AcT ≥ 120 msec

Phương pháp của Mahan và cộng sự:

áp lực động mạch phổi trung bình = 79 - 0,45 (AcT)

Trong đó: AcT là thời gian tăng tốc của phổ Doppler dòng vào động

mạch phổi Khi nhịp tim

60-100 chu kì/phút thì không cần hiệu chỉnh, khi nhịp tim < 60 hoặc >100

chu kỳ/phút thì phải hiệu chỉnh AcT theo nhịp tim

Trang 6

Ngoài ra, siêu âm kiểu TM có thể cho thấy hình ảnh tăng áp lực động

mạch phổi thông qua hình ảnh vận động của van động mạch phổi (mất sóng a,

đóng sớm van động mạch phổi), vách liên thất vận động đảo ngược; siêu âm

hai bình diện thấy thất trái trên trục ngắn của tim có hình chữ D trong thì tâm

trương cũng là biểu hiện của tăng áp lực động mạch phổi

Ngày đăng: 01/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w