Phươngphápmớichữa phình độngmạchchủ Bằng phươngpháp phẫu thuật lần đầu tiên được ứng dụng ở Việt Nam, các bác sĩ Viện Tim mạch (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) đã cứu sống bệnh nhân bị phình bóc tách độngmạchchủ bụng tuýp B trong tình trạng nguy kịch. Tiến sĩ Hoàng Quốc Toàn, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật lồng ngực – Tim mạch, Bệnh viện (BV) Trung ương Quân đội 108, cho biết phình độngmạchchủ có tỷ lệ tử vong rất cao. Ở Việt Nam, số bệnh nhân phình bóc tách độngmạchchủ được phát hiện ngày càng nhiều. Bệnh hay gặp ở những người có thói quen hút thuốc lá, huyết áp cao, tăng cholesterol máu. Tăng huyết áp gây phình độngmạchchủ Trung tá Trịnh Trọng Tường (sinh năm 1958, ở Yên Thọ, Yên Định, Thanh Hóa) đang làm việc thì bị một cơn đau dữ dội từ xương cụt lên gáy, rồi kéo xuống đau toàn thân. Cấp cứu tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm tủy cấp và có thể bị sự cố động mạch. Trên đường chuyển viện ra Hà Nội, bệnh nhân phải ghé vào 2 bệnh viện để hồi sức. Kết quả xét nghiệm tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho thấy bệnh nhân bị bóc tách và phìnhđộngmạchchủ bụng và ngực, gây thiếu máu tạng nặng, tràn dịch màng phổi, màng tim, huyết áp tăng cao. Cuộc hội chẩn giữa bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với bệnh viện Việt – Đức thất bại khi không thể mổ mở cho bệnh nhân. Sau 10 ngày điều trị nội khoa vẫn không có kết quả, các bác sĩ quyết định can thiệp nội mạch, mở lỗ thông. Kết quả, sau 2 giờ can thiệp, các triệu chứng đau giảm nhanh chóng. Sau 6 giờ, bệnh nhân hoàn toàn hết đau, huyết áp ổn định, không còn suy thận, tràn dịch màng phổi, màng tim. Sau 1 tuần, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh. Theo TS Toàn, thành độngmạchchủ có thể bị yếu hoặc tổn thương, thường do quá trình lão hóa hoặc tăng huyết áp, xơ vữa động mạch; một số do bất thường về gene, gây mỏng và yếu thành độngmạch chủ; cũng có thể do nhiễm trùng (thường là giang mai) và chấn thương. Khi đường kính độngmạchchủ lớn hơn 150% đường kính bình thường thì được gọi là phình độngmạch chủ. Nguy hiểm của bệnh là gây thiếu máu cho toàn bộ cơ thể khiến các cơ quan bị suy yếu, gây thiếu máu não, tủy, vàng da do vỡ hồng cầu, huyết khối. Bệnh rất nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao (80%) nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, phần lớn ca bệnh gần như không có triệu chứng. Bệnh nhân chỉ được phát hiện tình cờ qua chụp phim tim phổi. “Mổ” không gây mê, không mất máu TS Toàn cho biết khi đã có chẩn đoán phình bóc tách độngmạch chủ, đặc biệt là độngmạchchủ tuýp B, đa phần là phẫu thuật mổ mở, thay toàn bộ động mạchchủ ngực. Đây là một phẫu thuật rất khó khăn, nặng nề trên nền một bệnh nhân suy yếu và thiếu máu nên hồi sức khó khăn, chi phí điều trị vài trăm triệu đồng, song thống kê tại BV Việt – Đức cho thấy 70% bệnh nhân vẫn tử vong. Gần đây, có một phươngphápmới được áp dụng là đặt stent (giá đỡ) vào đoạn mạch máu bị phình tách. Stent được làm bằng kim loại đặc biệt, giá khoảng 15.000 USD. Phươngphápmới có ưu điểm là ít biến chứng, gần như không phải truyền máu, thời gian nằm viện ngắn. Tuy nhiên, cũng có các hạn chế như: nhiều bệnh nhân không thể đặt được stent do vị trí tổn thương của phình tách, có nguy cơ stent tuột khỏi vị trí đặt ban đầu… Vì vậy, lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 phối hợp hai khoa Phẫu thuật tim mạch và Can thiệp mạch, dùng kỹ thuật can thiệp mạch luồn ống thông từ độngmạch đùi hoặc độngmạch quay, bơm bóng căng, mở lỗ thông. Phươngpháp này an toàn, hiệu quả và chi phí ít hơn, bệnh nhân không phải gây mê, không mất máu, nhanh hồi phục. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật đòi hỏi kỹ thuật viên phải có kinh nghiệm cao, vì mạch nhỏ, dễ chọc nhầm các thành, gây chảy máu ồ ạt, bệnh nhân tử vong nhanh. . Phương pháp mới chữa phình động mạch chủ Bằng phương pháp phẫu thuật lần đầu tiên được ứng dụng ở Việt Nam, các bác sĩ Viện Tim mạch (Bệnh viện Trung ương Quân. TS Toàn cho biết khi đã có chẩn đoán phình bóc tách động mạch chủ, đặc biệt là động mạch chủ tuýp B, đa phần là phẫu thuật mổ mở, thay toàn bộ động mạch chủ ngực. Đây là một phẫu thuật rất khó. Toàn, thành động mạch chủ có thể bị yếu hoặc tổn thương, thường do quá trình lão hóa hoặc tăng huyết áp, xơ vữa động mạch; một số do bất thường về gene, gây mỏng và yếu thành động mạch chủ; cũng