Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
231 KB
Nội dung
CHƯƠNG II: HỆ SINH THÁI BÀI 47: QUẦN THỂ SINH VẬT I/ Mục tiêu: học xong bài này hs phải : - Nêu được khái niệm quần thể, nêu ví dụ minh họa được quần thể sinh vật, - Nêu được những đặc trưng cơ bản của quần thể qua các ví dụ, - Rèn kỹ năng trao đổi nhóm, tự nghiên cứu SGK và quan sát thu nhận kiến thức từ hình vẽ. II/ Thông tin: thông tin SGK. III/ Chuẩn bị : 1/ Chuẩn bị của GV : - Tranh hình 47 SGK 2/Chuẩn bị của HS: Đọc trước thông tin SGK. 3/ Phương pháp : - Phương pháp chủ yếu là vấn đáp kết hợp với diễn giảng, hoạt động nhóm quan sát và làm việc với SGK IV/ Hoạt động dạy và học : A/ Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút( 8h 50 8h54)) - Em hãy cho biết: + Môi trường sống là gì? Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật. + Có mấy loại môi trường sống? Đó là những môi trường nào? Có 4 loại môi trường sống, bao gồm: Môi trường nước, Môi trường trên mặt đất- không khí ( môi trường trên cạn), Môi trường trong đất, Môi trường sinh vật. B/ Bài mới: (1 phút (8h 54 8h55)) Vừa qua chúng ta đã tìm hiểu qua sinh vật và môi trường sống của chúng, chúng ta cũng biết được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,cũng như ảnh hưởng của các sinh vật với nhau. Hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu về một tập hợp quần thể sống và chương mà chúng ta sẽ tìm hiểu đó là “Chương II : Hệ sinh thái” và bài đầu tiên mà chúng ta sẽ học đó là bài 47 “ Quần thể sinh vật” Họ Và Tên: Tiết Kim Ngọc Lớp : 9A 8 Tiết :3 - Buổi : sáng Bài Giảng : Quần Thể Sinh Vật Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là quần thể sinh vật (10 p) I/ Thế nào là một quần thể sinh vật 8h55 9h5 - Các em mở SGK trang 139 đọc kĩ thông tin ở mục I cho cô biết: + Thế nào là quần thể sinh vật? + Dựa vào khái niệm mà bạn vừa đọc các em hãy cho biết trong 5 ví dụ được nêu trong bảng 47.1- SGK trang 139 ví dụ nào là quần thể sinh vật và ví dụ nào không phải là quần thể sinh vật? Giảng:Các ví dụ sẽ được đánh dấu theo thứ tự từ 1-5 tương ứng với 5 ví dụ mà chúng ta sẽ tìm hiểu. - Dựa vào khái niệm và các ví dụ vừa tìm hiểu em hãy nêu lên: + 3 ví dụ về quần thể mà em biết quanh nhà em? + 3 ví dụ không phải là quần thể quanh nơi ở của em? - Các em cho cô biết chuột, gà, cá sống chung trong một ngôi nhà hoang có phải là quần thể hay không? Giảng: Đó không phải là quần thể sinh vật vì : một tập hợp sống muốn trở thành một quần thể phải tập hợp được các yếu tố sau: + Bao gồm các cá thể cùng loài, + Phải cùng sống trong một khu vực nhất định, + Cùng một thời điểm nhất định, + Có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. - Em nào lập lại khái niệm để các bạn ghi bài vào vở? - GV nhận xét đưa ra kết luận . Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Ví dụ :(4 ví dụ) + Rừng cây thông nhựa tại rừng núi - HS nghiên cứu thông tin SGK muc I trang 139 + Đại diện hs trả lời, các em còn lại nhận xét,bổ sung. + Trong 5 ví dụ được nêu ở bảng 47.1 SGK 2,5 là quần thể 1,3,4 không phải là quần thể. - HS trả lời theo hiểu biết bản thân. + Yêu cầu nêu được các quần thể : đàn kiến, đàn trâu, đàn ong,… + Yêu cầu nêu được các ví dụ không phải là quần thể như:chậu cá chép, một lồng gà,một đàn chó nuôi trong nhà, … - Đại diện HS trả lời không phải là quần thể sinh vật vì không có đủ các điều kiện ở khái niệm - Đại diện HS nêu khái niệm về quần thể (khoảng 5 HS) - HS tập trung ghi bài vào vở. Đông Bắc VN,( VD2) + Các cá thể chuột đồng trên đồng lúa,( VD 5) + Đàn chim én ở quần đảo Trường Sa, + Đồi cọ ở Phú Thọ,… - Đó là những yếu tố tạo nên một quần thể sinh vật. Vậy các em hãy cho biết trong một quần thể giữa các loài với nhau có phải lúc nào chúng cũng hỗ trợ với nhau làm cho quần thể phát triển ngày càng lớn mạnh hay là còn có mối quan hệ nào khác nữa? GV gợi ý: - Chúng ta lấy lại ví dụ 5 ở trên “Đàn chuột đồng sống cùng nhau trên một cánh đồng chúng sẽ hỗ trợ cho nhau như là thông báo có kẻ thù hay là thông báo cho nhau nơi nào có nhiều thức ăn, Vậy khi nào thì sự cạnh tranh sẽ xảy ra?” - Gv nhận xét đưa ra kết luận Các cá thể chuột đồng khi sống trên một cánh đồng lúa khi thức ăn khan hiếm thì sự cạnh tranh về thức ăn, chỗ ở sẽ diễn ra. Giảng:Trong một quần thể không những hỗ trợ nhau để phát triển mà còn cạnh tranh với nhau khi gặp điều kiện bất lợi.Chính sự hỗ trợ và cạnh tranh đó đã tạo nên các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. Vậy đó là những đặc trưng cơ bản nào chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo phần II “Những đặc trưng cơ bản của quần thể” - Cạnh tranh với nhau. - Yêu cầu HS trả lời được + Các cá thể chuột đồng khi sống trên một cánh đồng lúa khi thức ăn khan hiếm thì sự cạnh tranh về thức ăn, chỗ ở sẽ diễn ra. Tiểu kết: Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định,ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Ví dụ : + Rừng cây thông nhựa tại rừng núi Đông Bắc VN, + Các cá thể chuột đồng trên đồng lúa, + Đàn chim én ở quần đảo Trường Sa, + Đồi cọ ở Phú Thọ,… *Hoạt động 2: Tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của quần thể: II/ Những đặc trưng cơ bản của quần thể. (20 phút ) 1/ Tỉ lệ giới tính ( 5 phút) 9h5 9h10 - Em hãy cho cô biết mỗi quần thể sinh vật có bao nhiêu đặc trưng cơ bản? Đó là những đặc trưng nào ? - Cho 1 HS đọc to thông tin SGK phần 1 mục II trang 140, tất cả tập trung theo dõi SGK sau khi bạn đọc xong cô sẽ có câu hỏi dành riêng cho các em. - GV đặt câu hỏi : + Thế nào là tỉ lệ giới tính? Nêu ví dụ minh họa? + Tỉ lệ giới tính đó thay đổi hay ổn định? + Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa gì trong thực tế sản xuất? Giảng : - Tìm năng sinh sản là cho ra thế hệ con nhiều hơn thế hệ bố mẹ. - Chính nhờ đặc điểm này đã giúp người ta ứng dụng vào trong chăn nuôi gia súc, gia cầm; khai thác tiềm năng sinh vật trong tự nhiên. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng loài mà người ta điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù hợp. Ví dụ :Trong chăn nuôi gà, vịt người ta bao giờ cũng nuôi con mái nhiều hơn con trống thậm chí cả đàn chỉ có một con trống. Hay là trong tự nhiên cũng thế người ta có thể bỏ bớt trong đàn linh dương những cá thể đực mà vẫn không ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn. - Có 3 đặc trưng cơ bản: + Tỉ lệ giới tính, + Thành phần nhóm tuổi, + Mật độ quần thể. - HS theo dõi thông tin SGK trả lời câu hỏi: + Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực trên cá thể cái. + Tỉ lệ giới tính thay đổi theo lứa tuổi và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cá thể cái. + Tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể. Tiểu kết 1: - Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng đực: cái - Tỉ lệ giới tính thay đổi thay đổi theo lứa tuổi phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa tỉ lệ đực và cái. - Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng cho thấy tìm năng sinh sản của quần thể. 2/ Thành phần nhóm tuổi ( 10 phút ) 9h10 9h20 - Các em đọc tthầm thông tin SGK phần 2 mục II SGK trang 140 kết hợp quan sát hình 47. + Quan sát kĩ ý nghĩa sinh thái bảng 47.2 phía sau sẽ có những câu hỏi liên qua đến bảng này. - GV dán hình 47 lên bảng. - GV lưu ý cho HS: Đây là hình các dạng tháp tuổi, mỗi tháp tuổi gồm nhiều hình thang nhỏ hoặc hình chữ nhật xếp chồng lên nhau. Mỗi hình thang hay hình chữ nhật thể hiện số lượng cá thể của mật nhóm tuổi, trong đó hình thể hiện nhóm tuổi trước sinh sản xếp phía dưới, phía trên là nhóm tuổi sinh sản và sau sinh sản. Ở dạng tháp tuổi này các em lưu ý là khoảng cách chiều cao giữa các hình thang hay hình chữ nhật là bằng nhau còn khoảng cách chiều rộng có thể lớn nhỏ tùy theo số lượng loài. - Trong mỗi dạng tháp chúng ta đều thấy có 3 màu khác nhau vậy các em hãy cho cô biết màu đỏ, màu vàng và màu xanh ở mỗi hình nói lên ý gì? - Theo em trong 3 nhóm tuổi (nhóm tuổi trước sinh sản,nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản) thì nhóm tuổi nào cho ra số lượng cá thể cái trong tương lai nhiều hơn? - Tại sao gọi tháp A là dạng tháp phát triển? - Tại sao gọi tháp B là dạng tháp ổn định? - Tại sao gọi tháp C là dạng tháp giảm sút? Giảng: Khi nói về quần thể sinh vật nói chung hay quần thể người nói riêng thì 3 - HS theo dõi thông tin SGK, quan sát hình 47 và nghe GV giảng hình. - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV. yêu cầu đạt được: + Màu đỏ : nhóm tuổi trước sinh sản + Màu vàng : nhóm tuổi sinh sản + Màu xám : nhóm tuổi sau sinh sản - Nhóm tuổi trước sinh sản trong tương lai sẽ cho ra sos lượng cá thể nhiều hơn 2 nhóm tuổi còn lại. - Tháp A là dạng tháp phát triển vì khi quan sát hình chúng ta nhìn thấy màu đỏ > màu vàng nhóm tuổi trước sinh sản > nhóm tuổi sinh sản chứng tỏ trong tương lai có nhiều cá thể được sinh ra nhiều hơn số lượng cá thể hiện tại số lượng loài tăng mạnh. - Tháp B là dạng tháp ổn định vì khi quan sát hình chúng ta nhìn thấy màu đỏ = màu vàng nhóm tuổi trước sinh sản = nhóm tuổi sinh sản chứng tỏ trong tương lai số lượng cá thể sinh ra bằng với số lượng cá thể hiện tai số lượng loài không thay đổi. - Tháp C là dạng tháp giảm sút vì khi quan sát hình chúng ta nhìn thấy màu đỏ < màu vàng số tuổi trước sinh sản < số tuổi sinh sản chứng tỏ trong tương lai số lượng cá thể của loài được sinh ra ít hơn số lượng cá thể hiện tại số lượng loài giảm dần. Tiểu kết 2: Quần thể gồm nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau làm ảnh hưởng đến số lượng cá thể trong quần thể. * Ý nghĩa sinh thái của các nhóm tuổi. Bảng 47.2 SGK trang 140 - SGK. 3/ Mật độ quần thể: ( 5 phút) 9h20 9h25 - Cho HS đọc to thông tin phần 3 mục II SGK trang 141trả lời câu hỏi: + Mật độ quần thể là gì? EM hãy cho ví dụ cụ thể về mật độ quần thể? + Mật độ quần thể thay đổi hay ổn định? Phụ thuộc vào những yếu tố nào? + Nêu vài ví dụ cho thấy mật độ không cố định mà thay đổi theo mùa hay theo năm? + Mật độ thay đổi sẽ ảnh hưởng đến quần thể. Vậy trong sản xuất cần có biện pháp kỹ thuật gì để luôn giữ cho mật độ thích hợp? + Đặc trưng cơ bản của quần thể có 3 đặc trưng vậy theo em trong 3 đặc trưng đó đặc trưng nào cơ bản nhất ảnh hưởng đến sinh vật ? GV nêu ví dụ chứng minh mật độ là đặc trưng cơ bản nhất: * Nếu mật độ quần thể quá cao kéo theo sự cạnh tranh về thức ăn, nơi ở, … trong quần thể bắt đầu có những dấu hiệu của sự suy giảm như xuất hiện bệnh tật, giảm khả năng sinh sản và mắn đẻ của cá thể cái hay giảm khả năng sống sót của cá thể non và già … mật độ thay đổi thành phần nhóm tuổi thay đổi tỉ lệ giới tính cũng sẽ thay đổi theo. - Như vậy quần thể có 3 đặc trưng trong đó mật độ là đặc trưng cơ bản nhất. Ngoài những đặc trưng đó thì - HS theo dõi thông tin SGK. Trả lời câu hỏi: + Mật độ là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích . Ví dụ: Mật độ cây bạch đàn: 625 cây/ ha đồi. Mật độ tảo xoắn: 0,5 gam / m 3 nước ao. + Mật độ của quần thể không cố định mà biến động theo mùa, theo năm, và phụ thuộc vào thức ăn, nơi ở, điều kiện sống, chu kì sống của sinh vật. + Ví dụ: HS tự nêu. + Trồng dày hợp lí, loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp đủ thức ăn. + Mật độ là đặc trưng cơ bản nhất. còn có những yếu tố môi trường nào ảnh hưởng đến quần thể hay không ? Để hiểu rõ hơn chúng ta bắt đầu tìm hiểu phần III “ Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật”. Tiểu kết 3: - Mật độ là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích . Ví dụ: Mật độ cây bạch đàn: 625 cây/ ha đồi. Mật độ tảo xoắn: 0,5 gam / m 3 nước ao. * Mật độ của quần thể không cố định mà biến động theo mùa, theo năm, và phụ thuộc vào thức ăn, nơi ở, điều kiện sống, chu kì sống của sinh vật. Ví dụ:Vào mùa nước nổi số lượng cá linh và cá trắng tăng nhiều do điều kiện sống phù howpj và nguồn thức ăn dồi dào,… * Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của môi trường tới quần thể III/ Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể: (5 phút) 9h25 9h30 - Chúng ta đã tìm hiểu qua môi trường sống của sinh vật vậy các em hãy cho cô biết: môi trường sống gồm những nhân tố sinh thái nào? - Để xem các nhân tố này tác động đến sinh vật như thế nào 1 em đứng lên đọc to giúp cô phần III SGK trang 141 cho các bạn theo dõi. - Các em chú ý nghe bạn đọc sau khi bạn đọc xong tất cả quay lại thảo luận nhóm trong 3 phút hoàn thành mục trang 141- SGK. - GV nhận xét đưa ra kết luận 1/ Muỗi nhiều ở thời tiết ẩm do sinh sản nhiều. 2/ Mùa mưa lượng ếch, nhái tăng 3/ Mùa gặt lúa chim cu gáy xuất hiện nhiều. 4/ Ví dụ: + Sâu rau xuất hiện nhiều khi thời tiết ẩm và mưa phùn. + Chuột xuất hiện nhiều khi số lượng mèo giảm. + Mùa hè ve xuất hiện nhiều. - Đại diện HS trả lời. Yêu cầu đạt được: Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh. - HS thảo luận nhóm hoàn thành mục của bài. Yêu cầu đạt được : 1.Khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao, số lượng muỗi nhiều hay ít? Muỗi nhiều ở thời tiết ẩm do sinh sản nhiều. 2. Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa hay mùa khô? Mùa mưa lượng ếch, nhái tăng. 3. Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian nào trong năm? Mùa gặt lúa chim cu gáy xuất hiện nhiều 4.Hãy cho 2 ví dụ về sự biến động số lượng các cá thể trong quần thể. Sâu rau xuất hiện nhiều khi thời tiết ẩm và mưa phùn. Chuột xuất hiện nhiều khi số lượng mèo giảm. - Qua phần thảo luận nhóm và dựa vào thông tin SGK em hãy cho cô biết các điều kiện sống nào của môi trường đã dẫn đến sự thay đổi cá thể của quần thể? - GV nêu ví dụ về mức cân bằng của quần thể. Ví dụ: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có điều kiện khí hậu phù hợp,thức ăn dồi dào,… thì mật độ cá thể sẽ tăng cao thiếu thức ăn, nơi ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể bị chết … khi đó mật độ quần thể tự điều chỉnh trở lại cân bằng để phù hợp với môi trường sống. - Đại diện HS trả lời. Yêu cầu trả lời được : Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, thức ăn, nơi sống,…thay đổi dẫn đến thay đổi số lượng cá thể của quần thể. Tiểu kết: Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, thức ăn, nơi sống,…thay đổi dẫn đến thay đổi số lượng cá thể của quần thể. Ví dụ: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có điều kiện khí hậu phù hợp,thức ăn dồi dào,… thì mật độ cá thể sẽ tăng cao thiếu thức ăn, nơi ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể bị chết … khi đó mật độ quần thể tự điều chỉnh trở lại cân bằng để phù hợp với môi trường sống. V/ Củng cố: (4 phút( 9h30 9h34 )) - Thế nào là quần thể sinh vật? - Mật độ quần thể là gì? - Câu 2 trang 142 – SGK. Thực hiện các yêu cầu sau: + Các em hãy cho biết 3 loài : chuột đồng, chim trĩ, nai thuộc loại tháp tuổi nào? Vì sao? + 3 em lên bảng lên bảng vẽ cho cô 3 tháp tuổi ( phát triển, ổn định, giảm sút) + Các em còn lại vẽ hình vào vở bài tập, mỗi 1 ô tập tương ứng với 10 con, chiều cao lên là 1 ô tập. Lưu ý : Ở dây các em vẽ một nhóm tuổi là 1 hình chữ nhật chứ không vẽ theo dạng hình thang hay hình tam giác như hình tháp chúng ta quan sát ở trên. VI/ Dặn dò: ( 1phút( 9h34 9h35)) - Về nhà học bài kĩ theo nội dung đã ghi. - Hoàn tất bảng 47.2 - Quan sát kĩ hình 48 để hoàn thành bảng 48.2 Ngày soạn: Giáo viên hướng dẫn giảng dạy duyệt Người soạn Trần Thị Lệ Hoa Tiết Kim Ngọc BÀI 48: QUẦN THỂ NGƯỜI I/ Mục tiêu: Học xong bài này HS phải : - Trình bày được một số đặt điểm cơ bản của quần thể người, liên quan tới vấn đề dân số. Họ Và Tên: Tiết Kim Ngọc Lớp : 9A 6 Tiết :2 - Buổi : sáng Bài Giảng : Quần Thể Sinh Vật [...]... thông tin SGK hàng dưới mục I - Các em quan sát hình 49. 1 + 49. 2 cho - Đại diện HS trả lời yêu cầu đạt được: cô biết: + Thế nào là quần xã sinh vật? + Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống + Quần thể sinh vật khác quần xã trong một không gian xác định và chúng có sinh vật như thế nào? mố + Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng + Em hãy cho ví dụ về... Tìm thêm 2 ví dụ khác về quần xã sinh vật khác với ví dụ trong SGK + Tìm hiểu bảng 49 “ Các đặc điểm của quần xã ” Ngày soạn: Người soạn Giáo viên hướng dẫn giảng dạy duyệt Trần Thị Lệ Hoa Tiết Kim Ngọc Họ Và Tên: Tiết Kim Ngọc Lớp : 9A7 Tiết :1 - Buổi : sáng Bài Giảng : Quần Xã Sinh Vật BÀI 49: QUẦN XÃ SINH VẬT I/ Mục tiêu: học xong bài này hs phải : - Học sinh trình bày được khái niệm của... sinh thái của 3 nhóm tuổi? Các nhóm tuổi Ý nghĩa sinh thái Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu Nhóm tuổi trước sinh sản làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản Nhóm tuổi sinh sản của quần thể Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh Nhóm tuổi sau sinh sản hưởng tới sự phát triển của quần thể 4/ Từ... thể sinh vật khác (có giới tính, có sinh sản, có tử vong,…) nhưng quần thể người có những đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có : pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa, xã hội,… + Qua bảng 48.1 em hãy cho biết quần thể người có những đặc điểm nào giống và khác với quần thể sinh vật khác ? Quần thể người có những đặc điểm giống như một quần thể sinh vật khác (có giới tính, có sinh. .. hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã V/ CỦNG CỐ: - Thế nào là quần xã sinh vật? Cho ví dụ? - Thế nào là cân bằng sinh học VI/ DẶN DÒ: - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK - Lấy thêm VD về quần xã - Đọc và chuẩn bị bài 50: HỆ SINH THÁI + Tìm hiểu thế nào là hệ sinh thái và những thành phần có trong hệ sinh thái + Quan sát nghiên cứu hình 50.1, 50.2 + Tìm... thể sinh vật? Nêu ví dụ về quần thể sinh vật mà em biết? - Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực xác định,ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới - Ví dụ : + Rừng cây thông nhựa tại rừng núi Đông Bắc VN, + Các cá thể chuột đồng trên đồng lúa, + Đàn chim én ở quần đảo Trường Sa, + Đồi cọ ở Phú Thọ,… 3/ Em hãy cho biết ý nghĩa sinh. .. tạo nên sự cân bằng sinh học thể của một quần trong quần xã? + Khi nào có sự cân bằng trong quần trong quần xã xã? - GV lấy VD: dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa Nuôi mèo để diệt chuột Tiểu kết: - Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng tới quần xã tạo nên sự thay đổi Ví dụ: Khi gặp khí hậu thuận lợi (ấp áp, độ ẩm cao,…), cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng... phóng to H 49. 1; 49. 2; 49. 3 SGK - Bảng phụ 2/Chuẩn bị của HS: Đọc trước thông tin SGK 3/ Phương pháp : - Phương pháp chủ yếu là vấn đáp kết hợp với diễn giảng, hoạt động nhóm quan sát và làm việc với SGK IV/ Hoạt động dạy và học : A/ Kiểm tra bài cũ: 1/ Vì sao quần thể người lại có một số đặc điểm mà quần thể sinh vật khác không có? Do con người có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong... kết: - Quần thể người có những đặc điểm giống như một quần thể sinh vật khác (có giới tính,có sinh sản,có tử vong,…) - Quần thể người có những đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có :pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa, xã hội,… - Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên * Hoạt... dân số thành nhiều nhóm tuổi khác nhau: + Nhóm tuổi trước sinh sản : Từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi + Nhóm tuổi sinh sản và lao động : từ 15 tuổi đến 64 tuổi + Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc : từ 65 tuổi trở lên - Dựa vào nhóm tuổi người ta chia thành tháp tuổi dân số: + Tháp tuổi dân số trẻ là tháp dân số có đáy rộng do số lượng trẻ em sinh ra hằng năm cao, cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh nhọn . thế nào là quần thể sinh vật (10 p) I/ Thế nào là một quần thể sinh vật 8h55 9h5 - Các em mở SGK trang 1 39 đọc kĩ thông tin ở mục I cho cô biết: + Thế nào là quần thể sinh vật? + Dựa vào. phút) 9h25 9h30 - Chúng ta đã tìm hiểu qua môi trường sống của sinh vật vậy các em hãy cho cô biết: môi trường sống gồm những nhân tố sinh thái nào? - Để xem các nhân tố này tác động đến sinh. bài 49 “ Quần xã sinh vật” thực hiện các yêu cầu sau : + Cho biết thế nào là một quần xã sinh vật ? + Tìm thêm 2 ví dụ khác về quần xã sinh vật khác với ví dụ trong SGK. + Tìm hiểu bảng 49 “ Các