1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GAL4 CKT+BVMT T28

30 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TUẦN 28 (Từ ngày 15/03/2010 đến 19/03/2010) Ngày soạn: 7/3/2010 Thứ hai ngày 15 tháng 03 năm 2010 TẬP ĐỌC (tiết 55) ÔN TẬP (T1) DKTG: 40 - 45 phút I/ Mục đích yêu cầu: -Đọc rành mạch tương đối lưu loát bài TĐ dã học( tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với ND đoạn đọc. -Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. * Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ( tốc độ đọc trên 85 tiếng /phút) II/ Đồ dùng dạy học: + Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến tuần 27. + Phiếu kẻ sẵn ở bài tập 2. III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định: 2.KTBC 3. Dạy bài mới: * HĐ1: Kiểm tra bài đọc và học thuộc lòng. + GV cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc. + Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. + Yêu cầu HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi. * GV cho điểm từng HS. * HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập + Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. + Yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi. H: Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể? H: Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đấtt (trang ) GV phát phiếu cho từng nhóm. Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng, nhóm khác nhận xét bổ sung. 4. Củng cố - GV nhận xét tiết học, 5 dặn dò Dặn HS về nhà làm bài tập 2 vào vở, tiếp tục học thuộc lòng, tập đọc và xem lại 3 kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào?Ai là gì?để chuẩn bị + Lớp lắng nghe hướng dẫn của GV. + HS lần lượt lên bốc thăm bài đọc sau đó về chỗ chuẩn bị. + HS đọc và trả lời câu hỏi. Lớp theo dõi nhận xét. + 1 HS đọc. + HS trao đổi trong nhóm bàn. - Những bài tập đọc là truyện kể: Những bài có 1 chuỗi các sự việc liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật, mỗi truyện đều có nội dung hoặc nói lên một điều gì đó. + Các truyện kể: * Bốn anh tài/ trang 4 và 13. * Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa/ trang 21. + HS hoạt động nhóm. bài sau. TOÁN ( Tiết 136) LUYỆN TẬP CHUNG DKTG: 40 - 45 phút I/ Mục tiêu : Nhận biết một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi. Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi. * Làm cả BT4. II/ Chuẩn bị : - Chuẩn bị các mảnh bìa hoặc giấy màu . - Bộ đồ dạy - học toán lớp 4 . - Giấy kẻ ô li , cạnh 1 cm , thước kẻ , e ke và kéo . III/ Lên lớp Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2. KTBC: - Gọi 1HS lên bảng làm bài tập - Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào ? -Nhận xét ghi điểm từng học sinh . 3.Bài mới a) Giới thiệu bài: -Bài học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục luyện tập và củng cố về tính chu vi và diện tích các hính : hình vuông , hình chữ nhật ; tính diện tích hình bình hành và hình thoi . b) Thực hành : *Bài 1 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài . + GV vẽ hình như SGK lên bảng . A + Gợi ý : - Quan sát hình vẽ của hình chữ nhật ABCD trong sách giáo khoa , lần lượt đối chiếu các câu a) , b) , c) d) với các đặc điểm đã biết của hình chữ nhật . Từ đó xác định câu nào là phát biểu đúng , câu nào là phát biểu sai rồi chọn chữ tương ứng -Nhận xét bài làm học sinh . -1 HS làm bài trên bảng . - 2 HS trả lời . -Học sinh nhận xét bài bạn . + HS lắng nghe . -1 HS đọc thành tiếng . - Quan sát hình vẽ và trả lời . + Nhận xét bài bạn . *Bài 2 : + GV vẽ hình như SGK lên bảng . + Gợi ý : -Nhận xét bài làm học sinh . * Bài 3 : -Gọi học sinh nêu đề bài . + GV vẽ các hình như SGK lên bảng . + Gợi ý HS : - Tính diện tích các hình theo công thức . - So sánh diện tích các hình sau đó khoanh vào ô có ý trả lời đúng . -Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở . -Gọi 1 em lên bảng tính . -Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh . * Bài 4 : -Gọi học sinh nêu đề bài . + Gợi ý HS : + Yêu cầu HS làm bài vào vở . - Mời 1 HS lên làm bài trên bảng . - Nhận xét ghi điểm HS. 4 Củng cố -Nhận xét đánh giá tiết học . 5- Dặn do: -Dặn về nhà học bài và làm bài. - 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . - Quan sát hình vẽ và trả lời + Nhận xét bài bạn . -1 HS đọc thành tiếng . + HS tự làm vào vở . + 1 HS lên bảng thực hiện và trả lời . + Diện tích hình vuông là : 5 x 5 = 25 cm 2 + Diện tích hình chữ nhật là : 6 x 4 = 24 cm 2 + Diện tích hình bình hành là : 5 x 4 = 20 cm 2 + Diện tích hình thoi là : 6 x 4 : 2 = 12 cm 2 * Vậy hình vuông có diện tích lớn nhất - Nhận xét bổ sung bài bạn ( nếu có ) - 1 HS đọc thành tiếng . - Lớp thực hiện vào vở . - 1 HS làm bài trên bảng . - HS ở lớp nhận xét bài bạn . -Học sinh nhắc lại nội dung bài. ĐẠO ĐỨC (tiết 28) TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết 1) DKTG: 40 - 45 phút I/ Mục tiêu: -Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông( những quy định có liên quan đến HS). -Phân biệt đuoc5 hành vi tôn trọng luật giao thông và vi pham luật GT. -Nghiêm chỉnh chấp hành luật GT trong cuộc sống hằng ngày. * Biết nhắc nhở bạn bè tôn trọng luật GT II/ Đồ dùng dạy học: + Một số biển báo giao thông cơ bản. III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Trao đổi thông tin + GV yêu cầu HS trình bày kết quả thu thập và ghi chép trong tuần qua. + Đại diện 4 HS đọc bản thu thập và kết quả bài tập về nhà. + Yêu cầu HS đọc thông tin SGK. H: Từ những con số thu thập được, em có nhận xét gì về tình hình ATGT của nước ta trong thời gian gần đây? * HĐ2: Trả lời câu hỏi + Yêu cầu HS đọc 3 câu hỏi SGK. + Yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. 1.Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì? 2.Tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông? 3. Cần làm gì khi tham gia giao thông? * GV kết luận: Để hạn chế và giảm bớt tai nạn giao thông, mọi người phải tham gia vào việc giữ gìn trật tự ATGT, mọi nơi mọi lúc. * HĐ3: Quan sát và trả lời câu hỏi + Yêu cầu HS quan sát tranh SGK sau đó thảo luận cặp đôi. H: Hãy quan sát các tranh, nêu nhận xét về việc thực hiện ATGT, giải thích vì sao? * GV kết luận: Để tránh các tai nạn giao thông có thể xảy ra, mọi người đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các luật lệ giao thông. Thực hiện luật giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và đảm bảo ATGT. 4. Củng cố + Gọi HS đọc phần ghi nhớ. 5. dặn dò: + GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài và chuẩn bị tiết sau. + 2 HS đọc. + Trong những năm gần đây nhiều vủ tai nạn giao thông xảy ra gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng. + Sự vi phạm giao thông xảy ra ở nhiều nơi. + Đại diện các nhóm trả lời. - Để lại nhiều hậu quả như: chấn thương sọ não, tàn tật, liệt. - Do không chấp hành các luật lệ về ATGT, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm. - HS trả lời theo ý hiểu. + Lớp lắng nghe. + HS quan sát từng tranh, thảo luận cặp đôi và hoàn thành câu trả lời. + HS lần lượt trả lời và giải thích từng tranh. + HS lắng nghe. + 2 HS đọc. + HS lắng nghe và thực hiện. THỂ DỤC TIẾT 55 Bài: Môn tự chọn. - TC: Dẫn bóng (GV Bộ môn dạy) DKTG: 35 - 40 phút Thứ ba ngày 16 tháng 03 năm 2010 CHÍNH TẢ (tiết 28) ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 (TIẾT 2). DKTG: 40 - 45 phút I. Mục đích yêu cầu: - Nghe – viết đúng chính tả ( tốc độ viết khoảng 85 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn miêu tả. -Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học( Ai làn gì? Ai thế nào? Ai là gì?) để kể tả hay giới thiệu) * Viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả( tốc độ 85 chữ/ 15 phút); hiểu ND bài II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ,hoa giấy minh hoạ cho đoạn văn ở bài tập 1. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định . 2.Kiểm tra: - Gọi 2 HS kể câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về lòng dũng cảm. - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét cho điểm HS 3 .Bài mới:GV giới thiệu bài-Ghi đề bài HĐ1 : Nghe – viết chính tả (hoa giấy). - GV đọc đoạn văn. - Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn. - Yêu cầu Hs tìm những từ ngữ mà mình hay viết sai và nêu. - Yêu cầu HS nêu cách trình bày đoạn văn. - Đoạn văn nói lên điều gì? - GV đọc cho HS viết bài. Viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả - Đọc cho HS soát lỗi bài viết. - Thu chấm một số bài. - Nhận xét, sửa chữa lỗi. Hoạt động 2: Đặt câu Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Câu a yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào? - Câu b yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào? - Câu c yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào? - Yêu cầu HS làm bài. - HS đọc kết quả bài làm, GV nhận xét, 3 em làm giấy khổ to dán phiếu lên bảng. GV chấm điểm bài làm tốt, chốt lời giải đúng. 4. củng cố - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà làm lại bài vào vở. 5 – dặn dò: - Dặn Hs về nhà tiếp tục luyện tập chuẩn bị - 2 em lên bảng, lớp nhận xét. - Lắng nghe. - HS đọc thầm đoạn văn, gạch chân từ khó. - Nêu những từ mình hay viết sai và luyện viết vào nháp. - Nêu cách trình bày. - Tả vẻ đẹp đặc sắc của loài hoa giấy. - Viết bài vào vở. - Soát lỗi bài viết. - Nộp vở chấm bài. - 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. - …Ai làm gì? - … Ai thế nào? - … Ai là gì? - HS làm bài vào vở, 3 m làm giấy khổ to. - Đọc kết quả bài làm. - Lắng nghe, ghi nhận. thi giữa học kì 2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU (tiết 55) ÔN TẬP (T 3) DKTG: 40 - 45 phút I. Mục đích yêu cầu: - Mức độ yêu cầu kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Nghe viết đúng chính tả( tốc độ viết khoảng 85 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát. II. Đồ dùng dạy – học: - Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn bài tập 1 phần nhận xét - Giấy khổ to viết từng đoạn văn bài tập 1 phần luyện tập. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định : 2. Kiểm tra: - GV tiến hành kiểm tra HS đọc từ tuần 19 đến tuần 27 tương tự các tiết trước. 2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi bảng HĐ 1: Hướng dẫn làm bài tâp. Bài 2 . - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Giáo viên yêu cầu: Hãy kể tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. - Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng thảo luận và làm bài. - Gợi ý: HS có thể mở vở ghi các ý chính của bài để tham khảo. - Yêu cầu 1 nhóm dán bài làm lên bảng. GV cùng HS nhận xét, bổ sung để có 1 phiếu chính xác. - Gọi HS đọc lại phiếu đã được bổ sung đầy đủ trên bảng. - Lời giải đúng. + Kiẻm tra nối tiếp - 1 em đọc. - HS nêu các bài. + Sầu riêng; Chợ Tết; Hoa học trò; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Vẽ về cuộc sống an toàn; Đoàn thuyền đánh cá. - Hoạt động trong nhóm 4. làm bài vào phiếu học tập của nhóm. - 1 em đọc trước lớp. - Các nhóm bổ sung vào phiếu của nhóm mình. Tên bài Nội dung chính. Sầu riêng Giá trị và vẻ đặc sắc của sầu riêng – loại cây ăn quả đặc sản của miền Nam nước ta. Chợ Tết Bức tranh Chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động, nói lên cuộc sống nhộn nhịp ở thôn quê vào dịp Tết. Hoa học trò Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, một loài hoa gần gũi. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tây Nguyên cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến cứu nước. Vẽ về cuộc sống an toàn Thiếu nhi cả nước có nhận thức đúng về an toàn, biết thể hiện nhận thức bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ. Đoàn thuyền đánh cá. Ca ngợi ve đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp trong lao động của người dân biển. Hoạt động 2: Viết chính tả. - GV đọc bài thơ Cô Tấm của mẹ, sau đó gọi 2 em đọc lại bài. - Yêu cầu Hs trao đổi trả lời câu hỏi về nội dung bài. + Cô Tấm của mẹ là ai? + Cô Tấm của mẹ làm những việc gì? + Bài thơ nói về điều gì? - Yêu cầu HS tìm các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. - Đọc cho HS viết bài. - Soát lỗi, thu vở chấm bài. 4. Củng cố - GV nhận xét tiết học. 5– dặn dò: - Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - Theo dõi, đọc bài. - Cô Tấm của mẹ là bé. - … bé giúp bà xâu kim, thổi cơm, nấu nước, bế em, học giỏi… - … Khen ngợi em bé ngoan, chăm làm giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ mẹ cha. - Luyện viết các từ: ngỡ, xuống, lặng thầm, đỡ đần, … - Nghe GV đọc và viết bài. - Soát lỗi bài viết. TOÁN (tiết 137) GIỚI THIỆU TỈ SỐ DKTG: 40 - 45 phút I / Mục tiêu: Giúp HS : Biết lập tỷ số của hai đại lượng cùng loại. * Làm cả BT2,4 II/ Đồ dùng dạy – học: - Bảng phụ kẻ sẵn bảng có nội dung BT1: III/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra : Gọi 3 em lên bảng làm bài tâp luyện thêm của tiết trước. - GV nhận xét cho điểm HS. 3. Bài mới: Giới thiệu bài. HĐ1:Giới thiệu tỉ số. - GV nêu ví dụ: Một đội xe có 5 xe tải và 7 xe khách, số xe khách bằng mấy phần số xe tải? - GV : Chúng ta cùng vẽ sơ đồ bài toán: + Coi mỗi xe là một phần bằng nhau thì số xe tải bằng mấy phần như thế? -3 em lên bảng làm bài. - Cả lớp làm bài vào nháp, nhận xét bài bạn. - Nghe và nêu lại bài toán. - Số xe tải bằng 5 phần như thế. + Số xe khách bằng mấy phần? - GV vẽ sơ đồ theo phân tích như trên lên bảng: 5 xe xe tải xe khách 7 xe - GV giới thiệu: - Tỉ số của số xe tải và số xe khách là 5 : 7 hay 7 5 . + Đọc là năm chia bảy hay năm phần bảy. + Tỉ số này cho biết số xe tải bằng 7 5 số xe khách. - Yêu cầu Hs đọc lại tỉ số của số xe tải và số xe khách, nêu ý nghĩa thực tiễn của tỉ số này, sau đó giới thiệu về tỉ số của số xa khách và số xe tải: HĐ 2: Giới thiệu tỉ số a:b (b khác 0) - GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn nội dung. Hỏi: Số thứ nhất là 5, số thứ hai là 7. hỏi tỉ số của số thứ nhất với số thứ hai là bao nhiêu? - GV ghi bảng kết quả. + Số thứ nhất là 3, số thứ hai là 6. hỏi tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là bao nhiêu? - GV nêu: Ta nói rằng tỉ số của a và b là a: b hay b a với b khác 0. - Biết a = 2m, b = 7m. vậy tỉ số của a và b là bao nhiêu? - Khi viết tỉ số của 2 số ta không viết tên đơn vị nên trong bài toán trên ta chỉ viết tỉ số của a và b là 2 : 7 hay 7 2 , không viết là 2m : 7m hay 7 2 m. HĐ 3 : luyện tập thực hành. Bài 1:- Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu cả lớp tự làm bài. - Gọi 1 HS đọc bài làm trước lớp. GV nhận xét cho điểm HS. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó làm bài. - Số xe khách bằng 7 phần. - Nghe giảng. - Tỉ số của số xe tải và số xe khách là 5 : 7 hay 7 5 . + Đọc là năm chia bảy hay năm phần bảy. + Tỉ số này cho biết số xe tải bằng 7 5 số xe khách. - Tỉ số giữa số thứ nhất và số thứ hai là 5 : 7 hay 7 5 - Tỉ số giữa số thứ nhất và số thứ hai là 3 : 6 hay 6 3 . - Tỉ số của a và b là 2 : 7 hay 7 2 Đọc đề bài. - Làm bài vào vở. - 1 HS đọc: Ví dụ: a) a = 2 ; b = 3. Tỉ số của a và b là 2 : 3 hay 3 2 . - Theo dõi và chữa bài. - GV nhận xét câu trả lời của HS. Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề. - H: Để viết được tỉ số của số bạn trai và số bạn của cả tổ chúng ta phải biết được gì? - Vậy chúng ta phải đi tính gì? - Yêu cầu HS làm bài. -Gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau đó chữa bàixét và cho điểm HS. Bài 4: - GV gọi 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán và trình bày lời giải. Tóm tắt Số trâu: ?con Số bò: 20 con -GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét cho điểm HS. 4. Củng cố - Muốn tìm tỉ số của a và b với b khác 0 ta làm thế nào? 5– dặn dò: -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài luyện tập thêm - 1 em lên bảng, cả lớp làm vào vở: a) Tỉ số của số bút đỏ và số bút xanh là 8 2 . b) Tỉ số của số bút xanh và số bút đỏ là 2 8 . HS đọc đề. - Chúng ta phải biết được có bao nhiêu bạn trai, cả tổ có bao nhiêu bạn? - Chúng ta phải tính số bạn của cả tổ. - Làm bài vào vở. Bài giải: Số học sinh của cả tổ là: 5 + 6 = 11 (bạn) Tỉ số của số bạn trai và số bạn cả tổ là: 5 : 11 = 11 5 Tỉ số bạn gái và số bạn của cả tổ là: 6 : 11 = 11 6 . - 1 em đọc, cả lớp đọc thầm SGK. - 1 em lên bảng, cả lớp làm vào vở. Bài giải Trên bãi cỏ có số con trâu là: 20 : 4 = 5 (con) Đáp số: 5 con. HS trả lời KHOA HỌC (tiết 55) ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG DKTG: 40 - 45 phút I/ Mục tiên: Ôn tập về: -Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt. - Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe. II/ Đồ dùng dạy học: * Chuẩn bị chung: + Một số đồ dùng phục vụ cho các thí nghiệm về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như: cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi-lanh, đèn, nhiệt kế. + Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung ôn. III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2.KTBC: + GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1. Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật, thực vật? 2. Điều gì xảy ra nếu trái đất không được mặt trời chiếu sáng? + Nhận xét câu trả lời của HS và ghi điểm. 2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài. HĐ 1: Các kiến thức khoa học cơ bản + GV cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK. + GV treo bảng phụ ghi ND câu hỏi 1 và 2. + Yêu cầu HS tự làm bài. + Gọi HS nhận xét và chữa bài. * GV chốt lời giải đúng. + Gọi HS đọc câu hỏi 3 và trả lời câu hỏi. + Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. * Khi gõ tay xuống bàn ta nghe thấy tiếng gõ là do có sự lan truyền âm thanh qua mặt bàn. Khi ta gõ mặt bàn rung động. Rung động này truyền qua mặt bàn truyền tới tai ta làm màng nhĩ rung lên ta nghe được âm thanh. + Gọi HS đọc câu hỏi 4, 5, 6 tiến hành tương tự. * HĐ2: Trò chơi “ Nhà khoa học trẻ” + GV chuẩn bị các tờ phiếu ghi sẵn các câu hỏi cho các nhóm. * Ví dụ: Bạn hãy nêu thí nghiệm để chứng tỏ: 1. Nước ở thể lỏng, khí không có hình dạng nhất định. 2. Nước ở thể rắn có hình dạng xác định. 3. Không khí ở xung quanh mọi vật, mọi chỗ rỗng bên trong vật. 4. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. 5. Sự lan truyền âm thanh. 6. Ta chỉ nhìn thấy mọi vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt. 7. Bóng của vật thay đổi vị trícủa vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. -2 HS lên bảng .Lớp theo dõi và nhận xét. + HS lắng nghe và nhắc lại tên bài. + HS trả lời câu hỏi. + HS làm bài. + Nhận xét bài của bạn. + Lắng nghe. + 1 HS đọc, lớp suy nghĩ trả lời. + HS lần lượt đọc các câu hỏi và trả lời. + Các nhóm hoạt động hoàn thành nội dung thảo luận. + Các nhóm lắng nghe kết quả. + HS quan sát trên bảng sơ đồ trao đổi chất ở động vật. 1 HS lên bảng chỉ và

Ngày đăng: 01/07/2014, 13:00

Xem thêm: GAL4 CKT+BVMT T28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    ĐẠO ĐỨC (tiết 28) TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết 1)

    Hoạt động của GV

    Hoạt động của HS

    Hoạt động của GV

    Hoạt động của HS

    TOÁN (tiết 137) GIỚI THIỆU TỈ SỐ

    Hoạt động của GV

    Hoạt động của HS

    KHOA HỌC (tiết 55) ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

    I. Mục đích yêu cầu

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w