HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC SỬ DỤNG NHỮNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀNBÁCHỦNGHĨAMÁC–LÊNINVÀOVIỆTNAM ( 1921- 1930) _ Quá trình truyềnbáchủnghĩaMác - Lê nin vàoViệtNam của Nguyễn Ái Quốc được bắt đầu từ 1921 và kết quả là sự ra đời một đảng Mác - xít đầu tiên tại Đông Dương ngày 3/2/1930, kết thúc một thời gian dài khủng hoảng về đường lối tại Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới cho phong trào giải phóng dân tộc(GPDT). Khi nói tới truyền bá, ta không thể không nhắc tới phương tiện truyềnbá (PTTB), đây là vấn đề Nguyễn Ái Quốc đặc biệt coi trọng, chỉ đứng sau nội dung truyền bá. Trong QTTB, Người đã tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để sử dụng các loại PTTB khác nhau, nội dung khác nhau nhằm đạt mục đích đề ra. Thời kỳ Pari. Đây là thời kỳ “nặn bệ” cho QTTB của Nguyễn Ái Quốc. Sau khi gia nhập ĐCS Pháp (12-1920), những PTTB được Người sử dụng ở thời kỳ này chủ yếu là báo chí. Hai bài đăng trên Tạp chí Cộng sản số 14,15 (1921) là phát súng mở đầu cho QTTB chủnghĩaMác - Lê nin vàoViệt Nam. Nội dung những bài đó khẳng định Châu Á, Đông Dương có đủ điều kiện cho tư tưởng Cộng sản thâm nhập vào: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương dấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến” . Đây là những văn kiện có tính tranh thủ sự ủng hộ của ĐCS Pháp trong việc truyềnbáchủnghĩaMácvàoViệtNam của Người. Người đã triệt để tận dụng một số tờ báo cánh tả ở Pháp như tờ Nhân Đạo (L’Humanité), tờ Lavie của Công đoàn Pháp, là những tờ báo có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng lao động ở Pháp. Nội dung những bài báo đó đã vạch mặt thực dân Pháp dùng thủ đoạn lừa bịp nhân dân Đông Dương và nhân dân Pháp. Chúng đã bóc lột, bòn rút, bắt nhân dân ta làm bia đỡ đạn , nhưng vẫn rêu rao là “khai hoá văn minh”, “giúp đỡ” các nước thuộc địa, với bài Dưới cuộc khai hoá cao cả, Bình Đẳng, đã vạch rõ bộ mặt thật của thực dân Pháp. Ngoài ra bài Quyền của những người lính chiến, đã phơi bày thủ đoạn xấu xa của thực dân Pháp đối với những gia đình lính Pháp chết trận trong Thế chiến I (Người viết khoảng 20 bài cho 2 tờ báo này). Để thuận lợi cho việc truyềnbáchủnghĩaMác - Lê nin vào các thuộc địa của Pháp, Nguyễn Ái Quốc tập hợp những nhóm người yêu nước của các nước thuộc địa tại Pháp, thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa và ra một tờ báo riêng của Hội lấy tên là Người cùng khổ (Leparia), nhằm mục đích tuyên truyền trực tiếp đến các thuộc địa của Pháp trong đó có Việt Nam, kêu gọi các dân tộc đó đoàn kết lại, đánh thức họ, hướng cho họ một con đường để lật đổ ách thống trị của Pháp. Báo Người cùng khổ là PTTB chủ yếu của Người tại Pháp, đã giúp Người tuyên truyền sâu rộng hơn, trực tiếp hơn cho các dân tộc bị áp bức trong đó có Việt Nam. Bản thân Người là cây viếtchủ lực, với những bài Thù ghét chủng tộc, Những kẻ đi khai hoá đã lên án ách cai trị dã man tàn bạo, bóc trần bộ mặt cái gọi là “khai hoá” giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp với các dân tộc thuộc địa. Ngoài sử dụng báo chí, Người còn diễn thuyết, viết kịch để cho nhân dân Pháp hiểu rõ bản sắc dân tộc và con người Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ, thông cảm của nhân dân tiến bộ Pháp và vạch mặt bọn vua quan bán nước, như vở Con rồng tre, Vi hành Xem những bài báo, sách, tác phẩm của Người thời kỳ này, ta thấy cách sử dụng PTTB rất bài bản, khoa học, phù hợp với hoàn cảnh, phát huy tác dụng vào mục đích lên án chủnghĩa thực dân, thức tỉnh tinh thần dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa. Với những tờ báo cánh tả như L Humanite’, Lavie , thì đối tượng chủ yếu là nhằm vào nhân dân tiến bộ Pháp. Còn với tờ Leparia, đối tượng tuyên truyền là các dân tộc bị áp bức trong đó có Việt Nam, tập trung vào tầng lớp thanh niên, công nhân, học sinh. Đồng chí Tôn Đức Thắng kể “Anh em công nhân Nam Bộ đã đón tờ báo ấy một cách tha thiết và chuyền tay nhau đọc đến nỗi mòn cả giấy ”. Như vậy, PTTB mà Nguyễn Ái Quốc sử dụng ở Pari chủ yếu là báo chí, đã đặt “nền móng” cho toàn bộ QTTB, tạo tiền đề cho thời kỳ Matxcơva - định hướng con đường giải phóng dân tộc. Thời kỳ Matxcơva. Đây là thời kỳ hoàn thiện nhận thức về chủnghĩa Mác-Lê nin của Nguyễn Ái Quốc. Tại đây, Người được đào tạo căn bản, có hệ thống tại trường Đại học Phương Đông. Do vậy, trên phương diện truyềnbáchủnghĩaMác - Lê nin vàoViệtNam thời kỳ này được nhân lên gấp bội, sức tấn công vàochủnghĩa đế quốc và thực dân ở trên qui mô lớn hơn . PTTB mà Người sử dụng ở đây rất đa dạng, ngoài tiếp tục quan hệ với báo chí cánh tả Pháp và là phóng viên thường trú của Leparia, Người còn sử dụng nhiều loại PTTB khác: truyền đơn,diễn đàn,sách báo Nội dung truyềnbá đã tăng lên cả về chất và lượng. Nếu như ở Pari, mục đích của Người là truyềnbá để thức tỉnh, thì ở đây mục đích của Người là giác ngộ dân tộc ViệtNam theo con đường GPDT mà Người đã tiếp thu, lựa chọn. Những PTTB ở thời kỳ này là các văn kiện, thư từ của Quốc tế Cộng sản(QTCS) và của Người nhân danh QTCS gửi nhân dân Việt Nam. Ngoài ra còn truyền đơn, các bài phát biểu, tham luận tại QTCS, Quốc tế Nông dân, Công hội, Thanh niên Đáng chú ý là những tác phẩm “Trung Quốc và Thanh niên Trung Quốc”, đặc biệt là cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” đã được xuất bản. Đây là bước ngoặt quan trọng trong QTTB của Nguyễn Ái Quốc, kể từ đây công việc truyềnbá tư tưởng cộng sản vàoViệtNam chính thức là nhiệm vụ của QTCS thông qua Người và cũng là bước phát triển quan trọng trong sử dụng PTTB. Nghệ thuật kết hợp, sử dụng các loại PTTB cả mới và cũ của Người ở thời kỳ Matxcơva là khá toàn diện, chĩa mũi dùi sắc bén hơn vào thực dân Pháp và từ thức tỉnh nâng lên giác ngộ nhân dân ViệtNam về con đường GPDT: - Vẫn tiếp tục sử dụng một số tờ báo ở Pháp như LHumanite’, Lavie, Leparia, bước đầu giác ngộ nhân dân ViệtNam đến với tư tưởng cộng sản như bài “Lê nin và các dân tộc phương Đông” đăng trên Leparia số 27 năm 1924, bài “Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa” đăng trên Lavie số 20 năm 1924. Nếu như ở Pari, những bài báo của Người tập trung vào lên án thực dân Pháp, thì ở đây Người vẫn tiếp tục lên án mạnh mẽ, toàn diện hơn và bước đầu giác ngộ nhân dân ViệtNam đến gần hơn với tư tưởng cộng sản. - Truyền đơn là PTTB mới có tác dụng, hiệu quả sâu rộng trong QTTB, tác động đến phong trào yêu nước, phong trào công nhân ở trong nước phát triển mạnh mẽ. Những bài phát biểu, tham luận của Người đã tranh thủ được sự hỗ trợ, ủng hộ của bạn bè yêu chuộng hoà bình trên thế giới trong cuộc đấu tranh GPDT của nhân dân Việt Nam. Những PTTB tư tưởng cộng sản vàoViệtNam thời kỳ Matxcơva đã hoàn tất những mục đích, yêu cầu của Người đặt ra, đó là tiếp tục tố cáo thực dân Pháp một cách có hệ thống, hoàn chỉnh hơn; bước đầu giác ngộ chủnghĩaMác - Lê nin cho nhân dân Việt Nam; tìm được sự ủng hộ của bạn bè trên thế giới. Do vậy, trước khi rời Pháp năm 1923, Người viết: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng:trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập” . Thời kỳ Matcơva đã tạo tiền đề vững chắc cho QTTB chủnghĩaMácvàoViệtNam ở thời kỳ Quảng Châu lên đến đỉnh cao. Thời kỳ Quảng Châu - Đông Bắc Xiêm. Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc được Quốc tế cộng sản cử về Quảng Châu với nhiệm vụ chính là xúc tiến kế hoạch xây dựng một tổ chức cộng sản ở Đông Dương. QTTB chủnghĩaMác - Lê nin vàoViệtNam của Người đã đến lúc đơm hoa kết trái. Nếu như ở Pari và Matxcơva, những PTTB mà Người sử dụng đã giúp cho nhân dân ViệtNam thức tỉnh, giác ngộ tư tưởng cộng sản. Thì ở Quảng Châu, yêu cầu đặt ra với Người là phải tạo ra những điều kiện cần thiết để xây dựng một đảng mác xít ở Việt Nam. PTTB mà Người sử dụng ở thời kỳ này đã đạt đến “đỉnh cao” về nghệ thuật sử dụng. Nếu như hai thời kỳ trước, Người sử dụng những PTTB sách, báo, truyền đơn, diễn thuyết , thì ở Quảng Châu Người đã sử dụng PTTB mới có tính quyết định cho việc ra đời tổ chức tiền thân của Đảng: thành lập Cộng sản đoàn làm hạt nhân, mở các lớp huấn luyện chính trị, thành lập ViệtNam cách mạng Thanh niên( VNCMTN), gửi người đi học nước ngoài. Quá trình đào tạo, huấn luyện những thanh niên yêu nước kéo dài từ 1925-1927, tất cả có 10 lớp. Học xong đại đa số được kết nạp vào VNCMTN và được cử về nước hoặc sang Xiêm hoạt động. Thực chất những học viên này vừa là hạt nhân lãnh đạo cách mạng sau này, vừa là PTTB sống có vai trò quyết định trong QTTB chủnghĩaMácvàoViệt Nam. Như vậy, thời kỳ Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc truyềnbá tư tưởng cộng sản thông qua một tổ chức thanh niên theo khuynh hướng mác xít. Qua những PTTB sống này, tư tưởng cộng sản đã len lỏi đến các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là nông dân, công nhân, thanh niên, học sinh PTTB này có ưu thế hơn hẳn các PTTB khác ở chỗ: tiếp cận trực tiếp với mọi tầng lớp trong xã hội, kể cả người không biết chữ; có thể giải thích ngay những thắc mắc cho đối tượng được tuyên truyền; có thể tổ chức ngay những nhóm cách mạng ở trong nước QTTB chủnghĩa Mác-Lê nin ở Quảng Châu-Đông Bắc Xiêm của Người vẫn là sự kết hợp, phát huy cả PTTB mới và cũ một cách toàn diện, qui mô hơn. Tiếp tục sử dụng sách, báo chí, nhưng khác hai thời kỳ trước ở chỗ là tập trung vào mục đích duy nhất: truyềnbá tư tưởng cộng sản vào trong nước. Người và học trò đã cho ra nhiều tờ báo tiếng Việt, nhằm vào nhiều đối tượng khác nhau, như tờ Thanh Niên, Công Nông, Tiền Phong, Nguyệt san lính cách mạng , nhưng tiêu biểu nhất vẫn là tờ Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của VNCMTN. Tờ này đã phân tích, chứng minh những luận điểm về chủnghĩa cộng sản khoa học, Đảng cách mạng kiểu mới của giai cấp vô sản: “Hỡi đồng bào thân mến, như vậy chỉ có một con đường chân chính là phải theo cái đảng duy nhất kiên quyết trong hành động, đó là Đảng cộng sản” . Ngoài ra, tờ Công Nông nhằm vào công nhân và nông dân, tờ Lính cách mạng chuyên dành cho binh sĩ người Việt trong quân đội Pháp. Ngoài báo chí, còn phải kể đến cuốn Đường cách mệnh của Người được xuất bản năm 1927. Nếu như cuốn Bản án chế độ thực dân tập trung vào vạch mặt, tố cáo và làm cho đồng bào hiểu rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp, thì Đường cách mệnh đã vạch ra con đường đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Các PTTB thời kỳ này đã góp phần quan trọng vào chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức và tiến tới thành lập một chính đảng sau này. Báo Thanh Niên, cuốn Đường cách mệnh và một số tờ báo khác được phổ biến khắp trong nước, được tổ chức in lại nhiều lần nhằm tăng bản phát hành. Đặc biệt, PTTB sống giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong QTTB ở thời kỳ này. Sau Quảng châu, tại Xiêm Người tiếp tục mở các lớp huấn luyện chính trị, đổi tên tờ báo Đồng Thanh thành tờ Thân ái, dịch một loạt tác phẩm kinh điển nhằm truyềnbá sâu rộng hơn nữa tư tưởng cộng sản: Nhân loại tiến sử hoá, Chủnghĩa cộng sản ABC; Tuyên ngôn Đảng cộng sản Ở đây thể hiện trình độ, nhận thức lớp học trò của Người đã tiến bộ rõ rệt. Tóm lại, QTTB chủnghĩaMác - Lê nin vàoViệtNam của Nguyễn Ái Quốc là cả một quá trình, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, có hệ thống, tổ chức và phát triển từ đơn giản đến phức tạp, liên tục từ 1921 đến khi ĐCSVN ra đời 3/2/1930. Qua những PTTB tư tưởng cộng sản vàoViệtNam mà Nguyễn Ái Quốc sử dụng từ 1921- 1930, có thể rút ra một số nhận xét sau: Một là, triệt để khai thác các loại PTTB của các thời kỳ một cách toàn diện nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong QTTB chủnghĩaMác - Lê nin vàoViệt Nam. Trong mỗi thời kỳ, Nguyễn Ái Quốc đều kết hợp nhuần nhuyễn các PTTB cũ, mới một cách hợp lý, khoa học và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Trong sử dụng, Người đã nắm bắt thấu đáo vai trò, ảnh hưởng của từng loại phương tiện trong QTTB. Ví dụ thời kỳ Pa ri, các báo cánh tả Pháp nhằm mục đích tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ Pháp; với Tạp chí cộng sản, Người đã gióng hồi chuông báo động để phong trào cộng sản quốc tế chú ý, quan tâm đến Đông Dương hơn nữa trong việc truyềnbá tư tưởng cộng sản đến đây. Hai là, nội dung truyềnbá phù hợp với nhận thức của nhân dân ViệtNam qua từng thời kỳ. Có thể nói, phương thức truyềnbá tư tưởng cộng sản của Nguyễn Ái Quốc vàoViệtNam là khác với các nước Châu Âu, đó là sự cách biệt về trình độ nhận thức giữa Á và Âu. Do vậy, QTTB vàoViệtNam phải có trình tự, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp: ở Pa ri là quá trình nhận thức, ở Matxcơva là quá trình giác ngộ, ở Quảng Châu - Đông Bắc Xiêm là quá trình hành động. Nếu thiếu một trong ba trình tự trên thì QTTB tư tưởng cộng sản vàoViệtNam sẽ bị khập khiễng, thiếu hụt và có thể sẽ thất bại. Sự đánh giá chính xác trình độ nhận thức của Nguyễn Ái Quốc với đối tượng được truyềnbá qua từng thời kỳ trong QTTB chủnghĩa Mác-Lê nin vàoViệtNam đã giúp Người thành công viên mãn. Ba là, qua các thời kỳ trong QTTB, Người đều đưa vào những loại PTTB mới cho phù hợp với thực tiễn khách quan và nâng cao chất lượng truyền bá, như truyền đơn ở Matxcova, phương tiện tuyên truyền sống ở Quảng Châu Đối với PTTB cũ, không những Người vẫn tiếp tục sử dụng mà còn tăng thêm “ liều lượng” nhằm tạo sức mạnh tổng hợp cho QTTB chủnghĩa Mác- Lê nin vàoViệt Nam. Bốn là, đối tượng truyềnbáchủ yếu là thanh niên yêu nước. Hiểu rõ trình độ dân trí ở nước ta rất thấp do chính sách ngu dân của thực dân Pháp, cộng với tư tưởng phong kiến cổ hủ và trì trệ - đây là thách thức lớn với QTTB tư tưởng cộng sản vào nước ta. Nhưng với sự mẫn cảm tuyệt vời, Nguyễn Ái Quốc đã thấu được sức mạnh to lớn của lớp trẻ trong sự nghiệp cách mạng: họ là những thanh niên yêu nước, đầy lòng quả cảm và nhiệt huyết, có trình độ nhận thức nhất định sẵn sàng tiếp thu những tư tưởng mới. Chính vì vậy, Người đã mở hàng loạt lớp huấn luyện tại Quảng Châu, thành lập VNCMTN, ra Báo Thanh niên nhằm mục đích tập hợp, giáo dục, rèn luyện họ đi theo con đường mà Người lựa chọn. Lực lượng thanh niên đó, qua “ trường học của Người” đã trưởng thành nhanh chóng, trở thành những PTTB sống đem những tư tưởng tiên tiến của thời đại gieo mầm ở ViệtNam bất chấp sự kiểm soát gắt gao của thực dân Pháp, nhằm chuẩn bị những tiền đề căn bản để tiến tới thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ViệtNamvào ngày 3/2/1930. Cho đến nay, Đảng Cộng sản ViệtNam đã trải qua chặng đường 76 năm lãnh đạo, xây dựng, phát triển đất nước, những kinh nghiệm quí báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sử dụng các PTTB chủnghĩa Mác-Lê nin vào nước ta những năm 1921-1930 vẫn còn nguyên giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc đối với Đảng ta trong vận dụng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí phục vụ có hiệu quả công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN hiện nay. Ths. Nguyễn Ngọc Thanh Thực dân pháp đã ngăn cản như thế nào? -Thực hiện chính sách kìm hãm và nô dịch về VH, thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống trị : Khuyến khíchVH độc hại; Bưng bít, ngăn cản ảnh hưởng VH tiến bộ trên TG vào VN; Dùng rượu cồn, thuốc phiện ru ngủ các tầng lớp nd, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan -theo sắc lệnh năm 1898, báo chí bản xứ phải chịu kiểm duyệt trước khi in. Sắc lệnh đó viết: "Việc lưu hành báo chí bất cứ bằng thứ tiếng gì, đều có thể bị cấm do nghị định của quan toàn quyền. "Báo tiếng Việt không được xuất bản, nếu không được phép của quan toàn quyền. Giấy phép chỉ cấp với điều kiện là các bài báo phải được quan thống đốc duyệt trước. Giấy phép ấy có thể rút lúc nào cũng được. - Đàn áp các tầng lớp tham gia truyềnbáchủnghĩa mac-lênin,bắt bớ,giết chóc "Mọi cuộc trưng bày hoặc phổ biến những bài hát, biếm hoạ hoặc tranh ảnh làm thương tổn đến sự tôn kính đối với các nhà cầm quyền đều bị trừng trị". Cau 2: Đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản ViệtNam và phong trào cách mạng Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò, công lao to lớn. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ nhà yêu nước chân chính trở thành một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc trong bộ máy của Quốc tế Cộng sản, được Quốc tế Cộng sản chỉ định là Ủy viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Trường đại học Phương Đông, viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Trường Quốc tế Lênin và các cơ quan khác của Quốc tế Cộng sản từ năm 1923 đến 1938 đã đào tạo hơn 70 nhà cách mạng Việt Nam, ngoài Nguyễn Ái Quốc còn có Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Tạo, Bùi Công Trừng, Nguyễn Thế Rục, Khi Đảng Cộng sản ViệtNam ra đời trong bước đầu xây dựng đường lối chiến lược của mình, Đảng ta luôn có sự giúp đỡ trực tiếp, chí nghĩa chí tình của các đồng chí chủ chốt trong Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản như các đồng chí Cưu xi nhen, Tôgli atti, Ma minxki, Gốt van, Mácty và trực tiếp nhất là đồng chí Va xi li ê va, Trưởng phòng Đông Dương. Tiếp thu và vận dụng học thuyết Mác-Lênin, chỉ thị, nghị quyết của Quốc tế Cộng sản, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởi thảo các văn kiện có tính cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong các văn kiện đó, Điều lệ tóm tắt của Đảng chỉ rõ: “Phải thực hành cho được chính sách và nghị quyết của Đảng và Quốc tế Cộng sản”, chương trình tóm tắt của Đảng có nội dung “Liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới”. Ngày 18-2-1930, báo cáo gửi Quốc tế cộng sản về việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Chúng tôi cùng nhau xác định cương lĩnh và chiến lược theo đường lối của Quốc tế Cộng sản”. Ngày nay, có kẻ muốn xóa sạch lịch sử Quốc tế Cộng sản, nhưng sự thật lịch sử là cái không ai phủ nhận được. Quốc tế Cộng sản là một trong những sự kiện lịch sử lớn bậc nhất của thế kỷ XX. Quốc tế Cộng sản xứng đáng là “Bộ tham mưu” của cách mạng thế giới giữa hai cuộc đại chiến thế giới. Thực hiện khẩu hiệu “Vô sản giai cấp và dân tộc bị áp bức trong thế giới liên hiệp lại”, Quốc tế Cộng sản có sứ mệnh và công lao to lớn trong sự nghiệp tổ chức và lãnh đạo phong trào cộng sản, phong trào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trong đó có phong trào cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định và nhấn mạnh “Đệ tam quốc tế là một Đảng Cộng sản thế giới. Các đảng các nước là như chi bộ, đều phải nghe theo kế hoạch và quy tắc chung. Việc gì chưa có mệnh lệnh và kế hoạch Đệ tam quốc tế thì các đảng không được làm”. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ “Đệ tam quốc tế chủ trương đạp đổ tư bản làm thế giới cách mạng, giúp dân thuộc địa chống lại đế quốc chủ nghĩa, dạy cho vô sản giai cấp trong thế giới-bất kỳ nòi giống nào, nghề nghiệp gì, tôn giáo gì- hợp sức làm cách mệnh”. Tuy có những hạn chế khó tránh khỏi, nhưng đối với cách mạng Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có ảnh hưởng và đóng góp rất to lớn. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng ViệtNam thông qua đường lối và chương trình hành động của Quốc tế Cộng sản. Quốc tế Cộng sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người cộng sản ViệtNam nghiên cứu, khảo sát thực tế, học tập kinh nghiệm của các đảng cộng sản và phong trào cách mạng ở các nước; đồng thời đã tích cực giúp đỡ, chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đào tạo cho cách mạng ViệtNam một đội ngũ cán bộ nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủnghĩaMác - Lê-nin, có đạo đức và tinh thần cách mạng cao, là những hạt giống quý báu của cách mạng Việt Nam. Nhờ đó, Đảng ta đã từng bước trưởng thành vững chắc về lý luận cách mạng, đã lãnh đạo cách mạng ViệtNam giành được nhiều thắng lợi to lớn. Câu 3: Đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản ViệtNam và phong trào cách mạng Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò, công lao to lớn. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ nhà yêu nước chân chính trở thành một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc trong bộ máy của Quốc tế Cộng sản, được Quốc tế Cộng sản chỉ định là Ủy viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Trường đại học Phương Đông, viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Trường Quốc tế Lênin và các cơ quan khác của Quốc tế Cộng sản từ năm 1923 đến 1938 đã đào tạo hơn 70 nhà cách mạng Việt Nam, ngoài Nguyễn Ái Quốc còn có Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Tạo, Bùi Công Trừng, Nguyễn Thế Rục, Khi Đảng Cộng sản ViệtNam ra đời trong bước đầu xây dựng đường lối chiến lược của mình, Đảng ta luôn có sự giúp đỡ trực tiếp, chí nghĩa chí tình của các đồng chí chủ chốt trong Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản như các đồng chí Cưu xi nhen, Tôgli atti, Ma minxki, Gốt van, Mácty và trực tiếp nhất là đồng chí Va xi li ê va, Trưởng phòng Đông Dương. Tiếp thu và vận dụng học thuyết Mác-Lênin, chỉ thị, nghị quyết của Quốc tế Cộng sản, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởi thảo các văn kiện có tính cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong các văn kiện đó, Điều lệ tóm tắt của Đảng chỉ rõ: “Phải thực hành cho được chính sách và nghị quyết của Đảng và Quốc tế Cộng sản”, chương trình tóm tắt của Đảng có nội dung “Liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới”. Ngày 18-2-1930, báo cáo gửi Quốc tế cộng sản về việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Chúng tôi cùng nhau xác định cương lĩnh và chiến lược theo đường lối của Quốc tế Cộng sản”. Ngày nay, có kẻ muốn xóa sạch lịch sử Quốc tế Cộng sản, nhưng sự thật lịch sử là cái không ai phủ nhận được. Quốc tế Cộng sản là một trong những sự kiện lịch sử lớn bậc nhất của thế kỷ XX. Quốc tế Cộng sản xứng đáng là “Bộ tham mưu” của cách mạng thế giới giữa hai cuộc đại chiến thế giới. Thực hiện khẩu hiệu “Vô sản giai cấp và dân tộc bị áp bức trong thế giới liên hiệp lại”, Quốc tế Cộng sản có sứ mệnh và công lao to lớn trong sự nghiệp tổ chức và lãnh đạo phong trào cộng sản, phong trào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trong đó có phong trào cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định và nhấn mạnh “Đệ tam quốc tế là một Đảng Cộng sản thế giới. Các đảng các nước là như chi bộ, đều phải nghe theo kế hoạch và quy tắc chung. Việc gì chưa có mệnh lệnh và kế hoạch Đệ tam quốc tế thì các đảng không được làm”. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ “Đệ tam quốc tế chủ trương đạp đổ tư bản làm thế giới cách mạng, giúp dân thuộc địa chống lại đế quốc chủ nghĩa, dạy cho vô sản giai cấp trong thế giới-bất kỳ nòi giống nào, nghề nghiệp gì, tôn giáo gì- hợp sức làm cách mệnh”. Tuy có những hạn chế khó tránh khỏi, nhưng đối với cách mạng Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có ảnh hưởng và đóng góp rất to lớn. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng ViệtNam thông qua đường lối và chương trình hành động của Quốc tế Cộng sản. Quốc tế Cộng sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người cộng sản ViệtNam nghiên cứu, khảo sát thực tế, học tập kinh nghiệm của các đảng cộng sản và phong trào cách mạng ở các nước; đồng thời đã tích cực giúp đỡ, chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đào tạo cho cách mạng ViệtNam một đội ngũ cán bộ nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủnghĩaMác - Lê-nin, có đạo đức và tinh thần cách mạng cao, là những hạt giống quý báu của cách mạng Việt Nam. Nhờ đó, Đảng ta đã từng bước trưởng thành vững chắc về lý luận cách mạng, đã lãnh đạo cách mạng ViệtNam giành được nhiều thắng lợi to lớn. PHAN THANH VỚI HOẠT ĐỘNG NGHỊ TRƯỜNG Monday, 4th May 2009 GS Đinh Xuân Lâm Nghiên cứu, tìm hiểu cuộc đời hoạt động yêu nước cách mạng của nhà trí thức tiêu biểu Phan Thanh, trước hết cần nắm vững các đặc điểm của thời đại ông sống và hoạt động. Đó là thời kỳ vận động dân chủ của những năm 1936 - 1939, một thời kỳ quan trọng của lịch sử dân tộc đã tạo nên một bước chuyển cho cách mạng ViệtNam từ chỗ thoái trào trở thành một cao trào mạnh mẽ và sâu rộng. Thời kỳ 1936 - 1939 là cuộc tổng diễn tập thứ hai thông qua đấu tranh công khai, nghị trường tiến tới Tổng Khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939 đã diễn ra trong một bối cảnh đặc biệt, khi tình hình kinh tế thế giới và trong nước đã ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến Cách mạng Việt Nam, Mặt trận Dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ cùng cuộc vận động dân chủ đang trên đà phát triển đã ảnh hưởng tích cực đến Cách mạng Việt Nam. Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là một cao trào Cách mạng dân tộc, dân chủ rộng lớn. Qua cao trào, trình độ chính trị và công tác của cán bộ và Đảng viên được nâng cao, uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và thấm sâu trong nhân dân, chủnghĩaMác - Lênin cũng như đường lối, chính sách của Đảng, của Quốc tế Cộng sản được phổ biến, tuyên truyền và giáo dục sâu rộng. Các sách báo của Đảng và của Mặt trận Dân chủ đã có tác dụng lớn trong việc động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc và những hành động phá hoại của bè lũ phản động, làm cho chúng càng bị cô lập. Trong hoàn cảnh đó, tổ chức của Đảng đã được củng cố và phát triển. Đội quân chính trị quần chúng gồm hàng triệu người ở thành thị và nông thôn được Đảng tập hợp, xây dựng, giáo dục, đồng thời cũng bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ Cách mạng đông đảo, dày dạn trong đấu tranh, có nhiều kinh nghiệm. Trên đây là vài nét về bối cảnh chung của thời đại trong đó Phan Thanh sống và hoạt động. Trong một bối cảnh rất thuận lợi để tiến hành đấu tranh như vậy, bản thân người chiến sĩ là Phan Thanh cũng đã hội đủ những đức tính cần thiết, phải có và đã có. Nói về nhà trí thức yêu nước Cách mạng Phan Thanh có thể khẳng định rằng, ông đã được chuẩn bị sớm và vững chãi về tư tưởng, tình cảm, thái độ cho cuộc đấu tranh trong một môi trường và bối cảnh lịch sử như vậy. Có thể căn cứ vào câu phát biểu của ông tại Hội đồng Thành phố Hà Nội ngày 19/12/1938 để thấy rõ mục tiêu hành động của ông đã được xác định dứt khoát từ đầu: "Nếu làm chính trị là đòi hỏi một sự công bằng xã hội lớn hơn, là tố cáo trong một cuộc họp bất kỳ nào đó những đặc lợi đáng phẫn nộ không thể biện minh được là bảo vệ lợi ích của những người lao động, những người thợ, người làm công, những viên chức, những tiểu thương, tiểu chủ, của những người cùng khổ mà người ta còn chưa nhận thức đầy đủ những giá trị và quyền của họ, thế thì thưa các ngài, chúng tôi không sợ gì để nói là chúng tôi sẽ kiên quyết làm chính trị". Và sự thật thì Phan Thanh đã làm đúng như đã nói. Cho nên có thể xem đây là một tuyên ngôn chính trị của Phan Thanh, và rõ ràng là Phan Thanh đã thực hiện đúng với lời tuyên ngôn của mình từ những ngày đầu bước chân vào con đường hoạt động Cách mạng cho tới ngày từ giã cõi đời bì bạo bệnh. Rõ ràng là thời thế tạo anh hùng, nhưng trong trường hợp Phan Thanh thì chính thời thế cũng tạo ra phương pháp hoạt động trong môi trường hoạt động mới. Trong cuộc đời yêu nước Cách mạng của mình, Phan Thanh chủ yếu hoạt động nghị trường, trực tiếp trình bày và tranh luận với đối phương. Với các ưu điểm nổi trội của mình, ông vừa là một nhà báo, một cây bút lành nghề và lão luyện, một nhà giáo giỏi đầy uy tín, một chính khách sắc sảo, hùng biện và dũng cảm trong đấu tranh công khai trên nghị trường để bảo vệ không mệt mỏi quyền lợi của quần chúng lao động và các dân tộc Đông Dương. Nhờ vào tài năng, nhân cách và uy tín, ông đã trở thành một chiến sĩ xã hội trụ cột của phong trào dân chủ, thực hiện một cách xuất sắc chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản, và vì vậy đã đóng vai trò cầu nối giữa những người xã hội (ông là Đảng viên Đảng Xã hội) với những người Cộng sản và dân chúng cần lao, nên đã được suy tôn danh hiệu cao quý là "người chiến sĩ của dân chúng". Thiết tưởng đó là lời đánh giá công minh và tốt đẹp nhất đối với một nhà trí thức chân chính. . TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀO VIỆT NAM ( 1921- 1930) _ Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin vào Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc được bắt đầu từ 1921 và kết quả là sự ra đời một đảng Mác. về chủ nghĩa Mác- Lê nin của Nguyễn Ái Quốc. Tại đây, Người được đào tạo căn bản, có hệ thống tại trường Đại học Phương Đông. Do vậy, trên phương diện truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin vào Việt Nam. Pháp trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác vào Việt Nam của Người. Người đã triệt để tận dụng một số tờ báo cánh tả ở Pháp như tờ Nhân Đạo (L’Humanité), tờ Lavie của Công đoàn Pháp, là những tờ báo có