1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài luận giữa kỳ Đề tài những nét Đặt sắc của trang phục truyền thống vùng tây bắc, cách truyền tải Đến Đông Đảo mọi người

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Nét Đặt Sắc Của Trang Phục Truyền Thống Vùng Tây Bắc, Cách Truyền Tải Đến Đông Đảo Mọi Người
Tác giả Nhóm 9
Người hướng dẫn ThS. Phạm Kim Điền
Trường học Trường Đại Học Văn Lang
Chuyên ngành Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
Thể loại Bài luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 9,65 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANGKHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - TRUYỀN THÔNG MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM BÀI LUẬN GIỮA KỲ ĐỀ TÀI : Những nét đặt sắc của trang phục truyền thống vùng Tây Bắc, cách t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - TRUYỀN THÔNG

MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

BÀI LUẬN GIỮA KỲ

ĐỀ TÀI : Những nét đặt sắc của trang phục truyền thống vùng Tây Bắc, cách truyền tải đến đông đảo

mọi người?

Nhóm sinh viên thực hiên: Nhóm 9

Lớp: 241_71CULT20222_32………

Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Kim Điền

TP Hồ Chí Minh, tháng 10/2024

Trang 2

ĐIỂM VÀ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

ST

T

HỌ TÊN MSSV CÔNG VIỆC ĐIỂM (thang

điểm 10)

KÝ TÊN (GHI

RÕ HỌ TÊN)

1 Nguyễn Phương Nghi 2473201042593 Trình bày bài

tiểu luận + tìm nội dung chương 1

2 Phạm Thị Phương 2473201041599 Tìm nội dung

chương 2 + Tổng hợp + làm slide thuyết trình

3 Trần Thiên Tú Nhi 2473201041408 Tìm nội dung

chương 3

4 Trần Thuý Diễm 2473201040285 Tìm nội dung

chương 2

5 Đỗ Tuyết Nhi 2473201045808 Tìm nội dung

chương 1

6 Đinh Thị Yến Nhi 2473201041339 Tìm nội dung

chương 1

7 Tất Gia Kỳ 2473201040874 Tìm nội dung

chương 3

8 Nguyễn Trường Giang 2473201040427 Tìm nội dung

chương 2

9 Nguyễn Lân Mẫn 2473201041034 Tìm nội dung

chương 3

Trang 4

10 Phạm Nhật Anh 2473201040133 Tìm hình ảnh cụ

thế

Tp HCM, ngày tháng năm 2024

Trưởng nhóm

Ký và ghi rõ họ tên

MỤC LỤC I.GIỚI THIỆU CHUNG:

1/ Một vài nét về Tây Bắc:

2/ Dân tộc ở vùng Tây Bắc:

II.NỘI DUNG CHÍNH:

1/ Nguồn gốc:

2/ Hoa văn và màu sắc:

Trang 5

3/ Chất liệu và phụ kiện đi kèm:

4/ Tính cộng đồng tín ngưỡng:

5/ Ý nghĩa của trang phục:

III KẾT LUẬN:

NỘI DUNG BÀI Tây Bắc I/ GIỚI THIỆU CHUNG:

Trang 6

1/ Một vài nét về Tây Bắc:

- Khi sinh sống ở đất nước Việt Nam, ta thường có thể thấy có rất nhiều địa điểm nổi tiếng về phong cảnh, khí hậu nhưng ta thường chỉ chú ý đến những địa điểm ở thành phố Rất ít người biết rằng ở vùng núi đất nước ta cũng mang những tính chất đó Khi nói đến phong cảnh đẹp ở vùng núi, ta không thể không nhắc đến vùng Tây Bắc, nằm ở phía Tây của miền Bắc Việt Nam

*Nguồn: cungphuot.info

- Tây Bắc là một vùng mang những tính chất: địa hình, văn hoá, khí hậu rất khác biệt so với những vùng khác

*ĐỊA HÌNH:

- Tây Bắc mang một địa hình rất hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180

km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m

- Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã

*KHÍ HẬU:

- Ở vùng Tây Bắc, khí hậu chia ra 2 mùa rõ rệt: mùa hè và mùa đông

Trang 7

Mùa Hè Mùa Đông

-Bắt đầu từ tháng 4 đến cuối tháng 8

hoặc cuối tháng 10 (tuỳ vào mỗi năm)

-Khí hậu nóng ẩm

-Mùa hè ở Tây Bắc vạn vật trong xanh,

mọi thứ đều được bao phủ dưới ánh

nắng chói chang

-Cái nắng chói chang ở thành thị bao

nhiêu thì ở Tây Bắc lại làm cho mọi

thứ trở nên lung linh và tràn đầy sức

sống

-Chiếm khoảng thời gian còn lại từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 3

-Thời tiết se lạnh, trời nhiều mây và có mưa phùn

-Khi đến mùa đông người dân ở Tây Bắc ai nấy cũng đều đua nhau sắm sửa những chiếc áo ấm, những đôi găng tay, khăn quàng cổ giống như sẵn sàng cho một trận chiến với thiên nhiên -Cái rét ở vùng núi cao có thể làm lung lay tinh thần bất cứ ai.Càng lên cao trời càng lạnh, sáng sớm và tối khuya là 2 thời điểm lạnh nhất trong ngày

Nguồn: Lê Thanh Hà

Trang 8

Nguồn: Nam Chấy

2/ Dân tộc ở vùng Tây Bắc:

 Tây Bắc là nơi cứ trú của nhiều dân tộc thiểu số với nhiều nét văn hoá

và phong tục truyền thống phong phú Các dân tộc nơi đây sống hoà hợp với nhau hiện lên một bức tranh đa dạng và đặc sắc về văn hóa và con người

 Các Các dân tộc Tây Bắc duy trì lối sống gắn bó với thiên nhiên, đặc trưng bởi nền văn hóa nông nghiệp, sử dụng ruộng bậc thang và phương pháp canh tác lúa nước Văn hóa của họ còn thể hiện qua các nghi lễ, lễ hội, âm nhạc dân gian và các nghề thủ công truyền thống

Trang 10

 Mỗi dân tộc đều có những đóng góp riêng biệt vào sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam

Trang 11

 *Những hình ảnh đẹp về dân tộc vùng Tây Bắc*

- Không chỉ có những mùa hoa bạt ngàn thơm ngát, không chỉ có những cung đường đèo nức lòng kẻ chinh phục, những bộ trang phục truyền thống muôn hình vạn vẻ của các dân tộc vùng Tây Bắc cũng là một

Trang 12

điểm hút hồn du khách thập phương đến với vùng đất hoa thơm quả ngọt này Tựa bức tranh đa màu sắc đầy thi vị, những bộ trang phục truyền thống ấy độc đáo như những nét chấm phá đặc sắc tô điểm khắp núi non Tây Bắc, đại diện cho những giá trị thầm mỹ mà cha ông

đã gìn giữ lưu truyền đến ngày nay

II/ NỘI DUNG CHÍNH:

1/ Nguồn gốc:

 Trang phục dân tộc ở Tây Bắc có một lịch sử phát triển rất lâu đời và

đa dạng Điều này cũng không có gì ngạc nhiên khi vùng đất này từ lâu đã là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, như Mông, Dao, H’Mông, Thái, Nùng, Lô Lô, La Chí, Xinh Mun, và nhiều dân tộc khác Với mỗi dân tộc, trang phục dân tộc mang một ý nghĩa và giá trị văn hóa riêng, phản ánh cuộc sống và tư tưởng của từng bộ tộc

 Trong quá trình phát triển, trang phục dân tộc ở Tây Bắc đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau Ban đầu, trang phục chỉ đơn giản là những tấm vải được quấn quanh người để che chắn và bảo vệ cơ thể Sau đó, với sự phát triển của xã hội, trang phục dần được trang trí thêm các hoa văn, họa tiết và màu sắc đặc trưng của từng dân tộc Hiện nay, trang phục dân tộc ở Tây Bắc đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống và văn hóa của các dân tộc này

2/ Hoa văn và màu sắc:

 Hoa văn:

- Họa tiết hình học: Trang phục của người Tây Bắc thường có những họa tiết hình học như hình tam giác, hình vuông, hình thoi, được sắp xếp đối xứng và tinh tế

Trang 13

- Hoa văn thêu tay: Nhiều bộ trang phục, đặc biệt là của người H'Mông và Dao, được thêu tay tỉ mỉ với các họa tiết phức tạp, nhiều màu sắc

 Màu sắc:

- Trang phục truyền thống Tây Bắc thường sử dụng những màu sắc tươi sáng và nổi bật như đỏ, vàng, xanh lá, tạo nên sự rực rỡ và thu hút

- Màu sắc là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của trang phục dân tộc ở Tây Bắc Với mỗi dân tộc, màu sắc trang phục mang một ý nghĩa và giá trị khác nhau Ví dụ như, trang phục của người Dao đỏ rực thể hiện sự may mắn và sung túc, còn trang phục của người H’Mông thường có màu xanh lá cây, biểu tượng cho sự bền vững và tình yêu thiên nhiên Ngoài ra, màu sắc cũng phản ánh các hoạt động và nhu cầu của cuộc sống của từng dân tộc Ví dụ như, người Thái thường mặc áo dài màu trắng để phù hợp với công việc làm ruộng và sinh hoạt hàng ngày

3/ Chất liệu và phụ kiện đi kèm:

- Trang phục truyền thống của người dân vùng Tây Bắc rất phong phú

về chất liệu và hoa văn, thể hiện rõ bản sắc văn hóa dân tộc của người dân trong khu vực như người Thái, H'Mông, Dao, Tày, và nhiều dân tộc khác

Trang 14

- Vải thổ cẩm: Đây là loại vải truyền thống được dệt thủ công từ sợi bông, lanh hoặc tơ tằm Vải thổ cẩmss thường có độ dày và bền, tạo sự thoải mái cho người mặc, phù hợp với khí hậu vùng núi

- Những món phụ kiện đội trên đầu là một phần không thể thiếu ở trang phục dân tộc Tây Bắc.Người ta thường đội trang sức, khăn, mũ cùng tông với trang phục để tô điểm vẻ đẹp

- Chiếc khăn Piêu của người Thái là món phụ kiện đội đầu nổi tiếng với người dân ta được thêu thủ công hoa văn tinh xảo.Chiếc khăn piêu không chỉ là trang sức của người Thái mà còn mang ý nghĩa văn hoá sâu đậm, thể hiện được kỹ năng thêu thùa của người phụ nữ và là 1 phần quan trọng trong nghi lễ, đám cưới

Trang 15

- Hình ảnh em bé “Điện Biên Phủ” đội chiếc khăn Piêu làm viral cõi mạng trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

- Trang sức bạc là một trong những món phụ kiện phổ biến và quan trọng của dân tộc Tây Bắc Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ mà còn mang ý nghĩa theo họ là có khả năng xua đuổi tà ma, mang lại may mắn và sức khoẻ

- “Tuy ngày nay ít sử dụng đồng bạc để trao đổi buôn bán hàng hoá, nhưng nhà nào cũng muốn có đồng bạc trong nhà như của để dành, như vật báu để bảo vệ sức khoẻ, nhà cửa được bình an.” (Trích nguồn ông Tòng Văn Hịa)

- Vòng cổ và vòng tay bạc: Người Mông, Dao và Thái luôn đeo các loại vòng cổ, vòng tay bạc chạm khắc tinh xảo Những bộ trang sức bạc không chỉ sử dụng ở các dịp lễ hội mà còn trong đời sống thường ngày, đặc biệt là những dịp quan trọng như cưới hỏi Còn đối với người Mông, những món trang sức bạc càng lớn càng chi tiết cầu kì thì thể hiện sự giàu có và quyền lực của gia đình

Trang 16

- Vải nhuộm chàm: Nhiều dân tộc như người Thái và người Dao sử dụng vải được nhuộm chàm (màu xanh đậm) từ cây chàm tự nhiên

4/ Tính cộng đồng tính ngưỡng:

- Việc mặc trang phục truyền thống phối cùng phụ kiện trưng diện ở các dịp lễ hội lớn, nghi thức tôn giáo, hay các sự kiện cộng đồng quan trọng như đám cưới, lễ hội mừng mùa để kết nối các thành viên trong cộng đồng, già đến trẻ, địa vị đến người thường để góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá

- Ngoài ra, trang phục truyền thống còn là dấu hiệu nhận biết và phân biệt giữa các dân tộc trong khu vực Tây Bắc Mỗi dân tộc có kiểu

Trang 17

dáng, màu sắc và phụ kiện riêng biệt, tạo nên một bức tranh đa dạng

về văn hóa Việc bảo tồn và phát huy giá trị của trang phục và phụ kiện truyền thống không chỉ là trách nhiệm của từng cá nhân mà còn là nhiệm vụ của cả cộng đồng

- Tín ngưỡng trong trang phục truyền thống Tây Bắc còn được thể hiện qua việc sử dụng các biểu tượng tâm linh trên trang phục và phụ kiện Chẳng hạn, các dân tộc H'Mông, Dao thường khắc hoặc thêu những biểu tượng liên quan đến tổ tiên hoặc những thần linh bảo hộ Những chiếc khuyên tai, vòng cổ không chỉ là trang sức mà còn là lá bùa để bảo vệ người đeo khỏi sự quấy nhiễu của tà ma, giúp họ có sức khỏe

và may mắn trong cuộc sống

5/ Ý nghĩa của trang phục:

 Trang phục của các dân tộc Tây Bắc không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn phản ánh rõ rệt tín ngưỡng, tâm linh và đời sống văn hóa Những họa tiết, màu sắc trên trang phục thường tượng trưng cho sự hòa hợp với thiên nhiên, sự gắn bó gia đình, làng bản và đôi khi là cả biểu tượng về tâm linh, tín ngưỡng

 kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, trang phục của các dân tộc Tây Bắc hiện nay vẫn được bảo tồn, tôn vinh và cũng được cách tân để phù hợp hơn với xu hướng thời trang mới, nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng

III/ KẾT LUẬN:

* Làm thế nào để đưa nét đẹp văn hoá đó đến công chúng?

+ Tổ chức sự kiện văn hoá lễ hội;

 Sự kiện, hội chợ, triển lãm là những hoạt động mang tính chất điểm

tụ, thu hút nhiều người tham sự Tại những sự kiện văn hóa về Tây Bắc, trang phục dân tộc sẽ được trưng bày cho mọi người xem và

Trang 18

mặc thử Người trong ban tổ chức thường sẽ mặc trang phục dân tộc về Tây Bắc để quảng bá Về tính chất, triển lãm khá giống với

sự kiện và hội chợ nhưng triển lãm tập trung vào phần quảng bá, trưng bày sản phẩm

 Đây là những cách quảng bá văn hóa truyền thống dân tộc trước khi có sự xuất hiện của mạng xã hội Sau khi có mạng xã hội, các phương tiện truyền thông thì nó ngày càng được phát triển mạnh

mẽ và thu hút được nhiều sự quan tâm hơn, đặc biệt là giới trẻ

+ Trình diễn thời trang dân tộc;

 Trình diễn thời trang là sự kiện giới thiệu bộ sưu tập về trang phục thông qua việc người mẫu đi catwalk biểu diễn Việc trình diễn thời trang giúp thể hiện phong cách, sự sáng tạo trong trang phục Thông qua các sự kiện trình diễn thời trang giúp quảng bá và tôn vinh những nét đặc sắc của trang

phục Tây Bắc đến với mọi người

Trang 19

 Hình ảnh người mẫu mang lên mình những trang phục truyền thống của vùng Tây bắc với những màu sắc rực rỡ, sinh động lại càng phô diễn ra sự nét đẹp đặc trưng của vùng Tây Bắc

 Việc trình diễn thời trang còn giúp cho khán giả có cơ hội cảm nhận rõ vẻ đẹp và sự đa dạng của trang phục, từ màu sắc đến hoạ tiết Ngoài ra, nó còn giúp nâng cao nhận thức về văn hoá và truyền thống của dân tộc Tây Bắc, góp phần bảo tồn giá trị văn hoá

 Trình diễn thời trang là một trong những cách mang lại hiệu quả cao trong việc quảng bá trang phục dân tộc Những sự kiện trình diễn thời trang lại càng thu hút giới truyền thông và đông đảo giới trẻ giúp truyền bá trang phục dân tộc một cách hiệu quả

+ Sử dụng mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến;

Chia sẻ hình ảnh: Đăng tải hình ảnh và video về trang phục trên

các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, TikTok

Hợp tác với influencer: Hợp tác với những người có tầm ảnh

hưởng trong cộng đồng để họ quảng bá văn hóa và trang phục

+ Triễn lãm;

Triển lãm: Tổ chức triển lãm về trang phục truyền thống tại các

bảo tàng, trung tâm văn hóa để công chúng có cơ hội tìm hiểu sâu hơn

=>Thông qua những cách này, nét đẹp văn hóa của trang phục Tây Bắc sẽ được lan tỏa và ghi dấu ấn trong lòng công chúng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc

=>Bảo vệ giá trị văn hoá trang phục dân tộc

Ngày đăng: 12/02/2025, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN