Đối tượng nghiên cứu : Các sinh viên đang theo học các ngành nghề trong xã hội và những cá nhân , tổ chức đang trên đà phát triển theo lĩnh vực của các ngành nghề theo nhu cầu của xã hội
Trang 1MÔN: KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU , LẬP LUẬN VÀ
XÂY DỰNG VĂN BẢN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Trần Thị Tâm Hảo
Nhóm thực hiện:
1.Lê Trúc Linh-21007061 2.Đặng Thị Thanh Tuyền-21009871 3.Lê Thị Quý Trâm-21036891 4.Phan Thị Thanh Thúy-21055941 5.Lâm Thị Ngọc Nhi-21066211 6.Võ Thị Quỳnh Như-21000331 7.Lê Thị Kim Ngân-21045991
8 Nguyễn Ngọc Thanh Bình -20040241
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 10 năm 2021
Trang 2Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn Kĩ năng nghiên cứu , lập luận và xây dựng văn bản , cô Trần Thị Tâm Hảo , cảm ơn vì thời gian vừa qua cô đã tận tình dạy bảo kiến thức chúng em được mở rộng tầm hiểu biết, tư duy của mình Đối với bản thân mỗi người đây chính là cơ hội tốt, mà sau này có lẽ khó mà có được
Nhóm chúng em cũng cảm ơn cô vì cô đã tạo điều kiện để nhóm chúng em được làm bài tiểu luận này Bài tiểu luận này là một cách thức hay để nhóm chúng em được độc lập nghiên cứu, tiếp cận vấn đề và được nói lên quan điểm của mình Trong quá trình làm bài, do còn yếu kém về vốn kiến thức, vốn sống cũng như khả năng nghiên cứu, lý luận, nhóm chúng em rất mong được sự nhận xét và cho ý kiến
từ phía cô để bài làm được hoàn thiện hơn.Cuối cùng, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô một lần nữa và kính chúc cô luôn có thật nhiều sức khỏe, sự thành công trong sự nghiệp để ngày càng có thật nhiều thế hệ sinh viên có cả tài, lẫn đức đóng góp cho sự nghiệp phát triển của tổ quốc
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Mục tiêu đề tài : Khẳng định vai trò quan trọng các ngành nghề theo nhu cầu của xã hội và tính cấp thiết của nhu cầu xã hội
2 Phạm vi nghiên cứu : Nhu cầu lao động , nhu cầu việc làm trong nền kinh
tế xã hội của Việt Nam nói chung và các nước trên thế giới nói riêng
3 Đối tượng nghiên cứu : Các sinh viên đang theo học các ngành nghề trong xã hội và những cá nhân , tổ chức đang trên đà phát triển theo lĩnh vực của các ngành nghề theo nhu cầu của xã hội và không theo nhu cầu của xã hội trong và ngoài nước
4 Bố cục đề tài :
- Chương 1 : Các cuộc cách mạng khoa học công nghiệp tạo tiền đề cho sự phát triển của thế giới
- Chương 2 : Việc lựa chọn ngành học nên theo nhu cầu của xã hội
- Chương 3 : Kết luận
Chương 1 : Các cuộc cách mạng khoa học công nghiệp tạo tiền đề cho sự phát triển của thế giới
1.1 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX Mở đầu cho cuộc cách mạng là sự kiện nhà khoa học Thomas Newcomen chế tạo thành công động cơ hơi nước vào năm 1712
Động cơ hơi nước đã giúp việc bơm nước ngập khỏi các mỏ khai thác với độ sâu gấp 10 lần so với động cơ ngựa kéo trước đó Đầu thế kỷ XIX, sau nhiều lần cải tiến, động cơ hơi nước được ứng dụng vào tàu thủy và xe lửa, nhờ vậy việc lưu thông hàng hóa càng lúc càng mạnh mẽ Giúp cho nền kinh tế thị trường trong nước và trên thế giới ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ
Trang 41.2 Cuộc các mạng công nghiệp lần thứ hai
Diễn ra từ năm 1850 đến 1914 với tiền đề là quy trình luyện thép mới của Henry Bessemer (1855) Ông nghiên cứu thành công quy trình luyện thép mới giúp giá thép rẻ hơn đến 80% Từ đó, thép được dùng trong việc mở rộng đường sắt và chế tạo các thiết bị, động cơ, cũng như xây dựng các công trình lớn Thép được phổ biến trở thành chất xúc tác quan trọng cho sự đổi mới Trong giai đoạn này, nguồn năng lượng từ than đã được thay thế bằng dầu mỏ, đặc biệt là sự xuất hiện của điện đã tạo điều kiện cho sự ra đời của hàng loạt các phát minh như bóng đèn, điện thoại, tủ lạnh, máy giặt mà ngày nay chúng ta đang được thừa hưởng Động cơ hơi nước cũng được thay thế bằng động cơ đốt trong mạnh mẽ Năm 1885, chiếc xe hơi đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ đốt trong do Karl Benz chế tạo đã ra mắt công chúng Năm 1908, hãng Ford Motor đã chế tạo thành công chiếc xe hơi Model T chạy bằng động cơ đốt trong tại Mỹ Sự thay thế bằng dầu mỏ đã làm cho nền kinh tế thế giới có sự thay đổi vượt bậc, giúp các ngành song song với nó trở nên phát triển và nâng cao chất lượng sống của con người và những nhu cầu thiết yếu
1.3 Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (giai đoạn 1950-2010) hay còn gọi là cách mạng khoa học công nghệ, là việc phát minh ra bóng bán dẫn của John Bardeen, Walter Brattain và William Shockley Phát minh quan trọng này giúp thu nhỏ các phương tiện, công cụ hiện đại, trở nên một cách tiện lợi và phổ biến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn có hai phát minh vô cùng quan trọng
là máy tính 1970 và mạng Internet vào những năm 90 Hai phát minh này có vai trò rất lớn trong sự phát triển của con người trên toàn thế giới Giúp kết nối vạn vật, cung cấp thông tin một cách nhanh và chính xác nhất tạo được sự linh hoạt, năng động trong công việc Đẩy nhanh tiến độ phát triển của các ngành kinh tế-xã hội
Trang 5Sau cuộc cách mạng công nghiệp lần 3, nền kinh tế thế giới đã có chuyển biến vượt bậc từ những công cụ thông tin thô sơ, cồng kềnh, lỗi thời đã chuyển dần qua những phát minh, công cụ hiện đại mới (máy tính, điện thoại,…), giúp thu nhỏ các phương tiện tạo điều kiện thuận lợi cho viẹc công tác Tạo một bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế, là bàn đạp cho sự phát triển của nhân loại tiếp tới đó
1.4 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Tại hội chợ công nghiệp Hannover ở Cộng hòa Liên Bang Đức năm 2011 thì khái niệm Công nghiệp 4.0 mới lần đầu tiên xuất hiện Tuy nhiên , đến năm
2013, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” bắt đầu nổi lên, nó đã xuất xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người Đây được gọi là cuộc cách mạng số, tập trung ở 3 lĩnh vực: kỹ thuật số, vật lý, công nghệ sinh học
Từ đó có thể nhận thấy được, việc chọn ngành theo những nhu cầu xã hội là sự cần thiết, nó giải quyết được nhu cầu trước mắt và cả những nhu cầu sau này, sự phát triển của nó là vô hạn và lợi nhuận mà nó đem lại cho bản thân chủ thể là rất lớn Đáp ứng được toàn vẹn các nhu cầu
về tài chính-việc làm-lợi nhận mà con người yêu cầu tới nó Và điều đó
là chắc chắn khi Đảng và nhà nước ta đã chủ trương thực hiện chính sách đó, cụ thể hơn với những chính sách giảng dạy, đào tạo theo nhu cầu xã hội của các trường ĐH tại Việt Nam và nước ngoài hay việc ưu tiên phát triển nhu cầu xã hội hiện nay khẳng định được một điều là việc học và phát triển theo nhu cầu của xã hội đã xuất phát từ nhiều thế
kỉ trước
Trang 6Chương 2 : Việc lựa chọn ngành nên theo nhu cầu xã hội
Nghề nghiệp là một vấn đề quan trọng đối với mỗi con người khi đủ tuổi trưởng thành biết suy nghĩ Bởi nghề nghiệp không những đem lại của cải vật chất mà
nó còn mang lại cho ta một chỗ dựa vững chắc xã hội giúp cuộc sống của ta được phù hợp hơn với xã hội trong mọi thời đại
Hiện nay rất nhiều các bạn thanh niên trẻ đang rất băn khoăn về việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mình Đặc biệt đối với những bạn vừa học xong cấp
ba Có những bạn muốn bước tiếp vào đại học, học một chuyên ngành mình yêu thích rồi mới xác định đi làm Còn một số bạn khác lại muốn đi làm để có thêm tiền trang trải cho cuộc sống dù ít hay nhiều
Mỗi một con người sinh ra đã khác nhau thì năng lực và trí tuệ cũng khác nhau dẫn đến cách lựa chọn nghề nghiệp của mỗi người mỗi khác.Có những người muốn lựa chọn cho mình các công việc mà có mức lương cao làm nhanh có nhiều tiền và có những người muốn chọn cho mình một công việc mà mình thích không quan tâm lương ra sao Có những người ngay từ nhỏ đã muốn trở thành giáo viên, bác sĩ, công an, kĩ sư…và họ đã ra sức học tập rèn luyện để làm được công việc đó
Dù là lựa chọn công việc gì đi chăng nữa cũng không quan trọng mà quan trọng hơn cả là lương tâm và đạo đức nghề nghiệp phải phù hợp và đúng đắn với xã hội Mỗi một công việc lại có một khía cạnh, tầm quan trọng khác nhau do vậy mồ hôi công sức và mức thu nhập khác nhau Có nghề làm ra được nhiều tiền, có nghề làm được ít tiền nhưng những nghề đó sẽ là nền tảng sự nghiệp cho tương lai về sau Khi con người ta đã có một công việc ổn định trong xã hội cũng đồng nghĩa với việc họ có một vị trí và một tương lai tốt đẹp trong xã hội và người ta gọi đó là thành công Mà thành công thì rất quan trọng với mỗi người khiến con người ta ai cũng muốn với tới
Trang 7Khi ngày nay xã hội ngày càng hiện đại, mở cửa hội nhập với thế giới thì việc lựa chọn nghề nghiệp cho đúng đắn là vô cùng quan trọng Nếu bạn không xác định từ trước có khi bạn sẽ trở thành một người thất nghiệp Để đảm bảo được sự lựa chọn của mình các thanh niên trẻ hiện nay cần xem xét kĩ lưỡng xem xã hội cần gì, đang thiếu và năng lực của mình ra sao có đáp ứng được không thì cơ hội việc làm của bạn chọn là rất dễ
Hiện nay tình trạng sinh viên đại học ra trường thất nghiệp nhiều là do mọi người đua nhau học một ngành mà xã hội đã đủ khiến nhiều bạn không xin được việc hay
đi làm trái ngành Điều này làm chúng ta mất rất nhiều thời gian của bản thân Nếu bạn lựa chọn được và kiên nhẫn thực hiện nó thì bạn sẽ thấy rằng công việc của bạn chọn là không có gì đáng tiếc
Thì việc chọn lựa theo ngu cầu xã hội là điều đáp ứng được nhu cầu thực tiễn ấy
2.1 : Khái niệm nhu cầu xã hội ?
Giữa 2 thứ được gọi là nhu cầu và đam mê, nó đã và đang gây ra rất nhiều ý kiến trái chiều và hình thành nhiều sự lựa chọn khó khăn cho bản thân chúng ta Có thể nhu cầu giúp ta đáp ứng được những nhu cầu trước mắt nhưng nó lại không thoả mãn được đam mê của mình hoặc ngược lại Nó cũng giống như việc bạn bước chân vào ngưỡng cửa đại học, rời xa mái trường THPT để bước vào môi trường đại học mới nhiều hứa hẹn, nhưng có biết bao nhiêu trường ĐH gửi lời mời tuyển sinh tới với bạn và lúc này bạn phải đưa ra lựa chọn cần thiết và đúng đắn nhất, 1 là đam mê 2 là nhu cầu thực tiễn chắc chắn trong tâm thế này bản thân bạn sẽ chọn cái nhu cầu trước mắt và vè sau sẽ theo đuổi đam mê Thì cái lựa chọn đó chính là cái nhu cầu Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển thì Nhu cầu xã hội chính là những thứ mà bản thân bạn mong muốn, yêu cầu và có nguyện vọng được xã hội đáp ứng những nhu cầu đó Nếu tìm hiểu sâu hơn thì nhu
Trang 8cầu xã hội nó mang đậm bản chất và xu hướng phát triển của nền kinh tế xã hội trong và ngoài nước
2.2 : Các ngành học đối với nhu cầu xã hội
Mỗi người có những nhu cầu xã hội không giống nhau Điều này phụ thuộc vào tính cách, sở thích, môi trường sống hay thậm chí là mức thu nhập của mỗi người Giữa nhu cầu xã hội và thị trường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Nhu cầu xã hội của chúng ta dễ dàng bị ảnh hưởng bởi thị trường Nhưng ở 1 khía cạnh nào đó, nhu cầu xã hội của chúng ta cũng thay đổi đặc điểm của thị trường
Việc chọn nghề nghiệp trong tương lai là
một việc rất quan trọng Nó quyết định rất
nhiều trong cuộc sống của bạn sau này Có
lẽ đa số các gia đình và thậm chí là các bạn
học sinh cũng có một suy nghĩ rằng “Phải
đi học đại học” Có lẽ chính điều này đã
dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” ở
Việt Nam hiện nay Quá nhiều trường đại
học được mở ra tràn lan, và người đi học
cũng tràn lan Kết quả là tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường ngày càng đáng báo động không chỉ việc lựac họn học hay không theo học ĐH mà các vấn đề xoay xung quanh cuộc sống cũng đều bị ảnh hưởng và bị chi phối theo nhiều hướng đặc biệt, trong khi xã hội ngày nay ngày càng hiện đại, mở cửa hội nhập với thế giới thì việc lựa chọn nghề nghiệp cho đúng đắn là vô cùng quan trọng
Hiện tại bạn có thể thấy, nhu cầu xã hội nó
đang nằm trên đà phát triển vượt bậc, có
nhiều cơ hội được nắm bắt và phát triển lấy
nó Các nhu cầu đó đều hiện hữu trong
Trang 9cuộc sống của chúng ta vậy việc đi theo nhu cầu của xã hội là một lựa chọn phù hợp, nếu đó không phải là đam mê của bạn cũng sao cả, vì khi bạn thành công trên con đường này rồi thì về sau cái đam mê của bạn sẽ được phát huy một cách tối đa nhất
Bạn hãy thử tự đặt câu hỏi cho mình là việc chọn ngành nghề theo nhu cầu xã hội
và phù hợp với bản thân là quan trọng hay không? Và vì sao?
Cách chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình và nhu cầu xã hội là có tính khả thi cao nhất trong việc biến ước mơ thành hiện thực Hiện nay, xu hướng chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống cũng ảnh hưởng không ít tới suy nghĩ của học sinh Cách đây mấy chục năm, nhiều người biết đến câu: Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, Sư phạm bỏ qua, Nông lâm đút xó Còn bây giờ, các bạn trẻ truyền nhau câu: Nhất Kinh, nhì Tin, tam Y, tứ Luật (Nhất Kinh tế, nhì Tin học, ba Y, bốn Luật) Bởi trình độ nhận thức và phân tích hạn chế nên nhiều người
cố thi và tìm mọi cách, kể cả tiêu cực để vào bằng được vào các trường trên Nhưng do khả năng học tập không thực sự khá giỏi nên càng học càng đuối, sinh ra chán nản Sau khi ra trường, số người tìm được công việc đúng nghề nghiệp rất ít, phần lớn phải chấp nhận gặp gì làm nấy Mà phải làm những công việc không đúng ngành nghề mình đã được đào tạo là điều bất đắc dĩ, cho nên chất lượng công việc không thể như ý muốn và bản thân cũng không thể phát huy khả năng sẵn có Điều
đó dẫn tới hiện tượng mất cân bằng trong xã hội Có những ngành nghề cung không đủ cầu và ngược lại Bạn có thể yêu thích , đam mê , ngành bạn theo đuổi Nhưng xu hướng xã hội có thể không có nhu cầu về ngành bạn yêu thích Mặc dù vậy, nhu cầu xã hội có rất nhiều cơ hội việc làm cho bạn vì vậy bạn nên chọn việc làm theo xu hướng xã hội khi đó có công việc ổn định, có đồng lương ổn định bạn
có thể vừa làm vừa theo đuổi đam mê mà không phải lăn tăn về vấn đề tài chính
Và khi đó bán nhìn lại bạn sẽ thấy, khì mình đang ổn định trong công việc và niềm đam mê của mình thì những người cùng trang lứa với bạn hay những người chung đam mê với bạn họ đạng bị tụt lùi lại phía sau
Trang 10Nếu theo dõi báo chí và các phương tiện truyền thông khác, chúng ta sẽ thấy số lượng sinh viên đã tốt nghiệp Đại học mà không xin được việc làm là nhiều vô kể
và số lượng ấy cứ tăng thêm năm này qua năm khác, gây lãng phí tiền bạc của từng gia đình nói riêng và của cả nước nói chung Đối với mỗi người thì đó là sự thiệt thòi về nhiều mặt Chúng ta có thể đưa ra 1 dẫn chứng rằng , vào ngày 25/10 thì có
1 tài khoản Facebook đã bình luận trên báo VnExpress rằng “Tôi đã từng có ý định
bỏ đại học Lúc ấy tôi còn là sinh viên năm 3 đại học Bách khoa Hà Nội Tôi nhận ra chuyên ngành mình học không hề giống như mình tưởng tượng , và tôi thực sự chán Khi gặp khó khăn trong công việc, vì không có đam mê nên bạn dễ nản lòng và bỏ việc Rồi trong quá trình làm việc rất có thể bạn sẽ cảm thấy nhàm chán, chán nản với công việc bị áp đặt Nhưng nếu bạn có thể trụ lại, những ngành nghề theo nhu cầu xã hội đó chắc chắn mang lại rất nhiều lợi ích và cơ hội cho bạn Bạn sẽ có nguồn thu nhập cao và ổn định, vì thị trường rộng Cơ hội thăng tiến phát triển của bạn sẽ cao hơn Vì đã là nhu cầu xã hội, nhu cầu chắc chắn sẽ nhiều, việc phát sinh ngành mới cũng dễ xảy ra, và bạn lại có lựa chọn mới để phát triển đầy tiềm năng
Và nếu như ở câu chuyện trên, bạn sinh viên năm 3 trường ĐH Bách khoa đó có ý định từ bỏ ĐH, chỉ vì cái ngành đó nó không giống với tưởng tượng của bạn và trở nên chán nản thì yếu tố khách quan này lại nằm ở chính bản thân của bạn chứ không phải ở đâu khác, khi bạn đã quyết dịnh theo ngành học này bạn phải chắc chắn được ràng đây là nhu cầu xã hội, đây chính là con đường mà mình đã chọn,
nó sẽ mở ra nhiều bước tiến mới cho cuộc sống của ban, mà do bản thân bạn chưa phát huy hết được khả năng của mình, chưa nắm bắt được những cơ hội trong đó
và cũng như chưa bộc lộ hết được những tố chất bên trong để có thể hết mình với chuyên ngành đó
Hay đơn giản hơn nói theo một cách khác Liên hệ tới bản thân chúng ta là người học Luật, thì các bạn chắc rằng cũng sẽ phải biết tới Luật cũng đang là một nhu cầu của xã hội vì nó đang là nhu cầu thiết yếu và quan trọng của xã hội Vậy các bạn sinh viên ngồi đây các bạn chính là những người theo đuổi đam mê của mình
đó là ngành Luật, vậy bạn có biết ngành Luật có tầm quan trọng như thế nào trong
xã hội hiện nay hay chưa , bây giờ chúng ta hãy cùng phân tích xem ngành Luật có nhu cầu như thế nào với xã hội