1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế: Việt Nam và sự khác biệt docx

5 468 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 104,28 KB

Nội dung

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế: Việt Nam sự khác biệt Trong những năm gần đây, chế độ kế toán chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) đã có những thay đổi rất lớn, thậm chí chúng ta đã dùng một số chuẩn mực kế toán quốc tế chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IAS/ IFRS) áp dụng cho Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn có những điểm khác nhau rất đáng kể giữa VAS IFRS. Trong bài viết này tác giả chỉ đề cập những khác nhau mà chúng có thể ảnh hưởng lớn đến các quyết định của nhà đầu tư. 1. Các vấn đề chung báo cáo kết quả kinh doanh 1.1. Các báo cáo tài chính giữa niên độ. Trong các chuẩn mực VAS 02, 07, 23 liên quan đến việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá chứng khoán, hay các điều chỉnh lãi lỗ, phần của nhà đầu tư trong các công ty liên kết, liên doanh các sự kiện phát sinh sau ngày của bảng cân đối kế toán chỉ điều chỉnh cho báo cáo cuối niên độ. Nghĩa là nếu các sự kiện này phát sinh trong các kỳ giữa niên độ, sẽ không được ghi nhận trong các báo cáo giữa niên độ mà chỉ trình bày ở các báo cáo cuối năm. Trong các tình huống này, IAS yêu cầu phải điều chỉnh vào ngày của bảng cân đối kế toán (giữa cuối niên độ). 1.2. Báo cáo tài chính hợp nhất. Theo VAS, các báo cáo tài chính hợp nhất chỉ bắt buộc vào cuối năm, các báo cáo giữa niên độ không bắt buộc mà chỉ khuyến khích lập báo cáo tài chính hợp nhất, các tập đoàn chỉ phải công bố báo cáo riêng của công ty mẹ. Thực tế, năm 2008 đã phát sinh trường hợp công ty mẹ VinashinPetro có kết quả kinh doanh rất tốt, nhưng công ty con Đại Nam 100% vốn của VinashinPetro lại bị lỗ rất nặng. Theo VAS, trong năm tập đoàn này chỉ công bố các báo cáo tài chính giữa niên độ của công ty mẹ với kết quả kinh doanh rất tốt. Giá cổ phiếu của VinashinPetro đã tăng rất mạnh. Khi báo cáo tài chính hợp nhất với kết quả rất xấu được công bố, giá cổ phiếu của Công ty đã giảm gần như rơi tự do. Theo IAS/IFRS, các doanh nghiệp phải điều chỉnh, lập công bố các báo cáo tài chính hợp nhất cho các báo cáo tài chính năm cũng như giữa niên độ. 1.3. Đo lường trình bày lãi trên mỗi cổ phiếu (EPS). EPS là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng phổ biến mà nó ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu của công ty. Theo VAS, lãi được dùng để tính EPS bao gồm cả các khoản lãi không dành cho các cổ đông phổ thông như lãi để trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho nhân viên các quỹ khen thưởng không phải cho các cổ đông. Quy định này của VAS không phản ánh trung thực hợp lý kết quả tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo IAS, những khoản thưởng này sẽ được tính vào chi phí để trừ ra khỏi lãi cho việc tính EPS. Ví dụ, năm 2008, Công ty Vinamilk Than Núi Béo đã trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi tương ứng 10% 30% lợi nhuận thuần sau thuế, do vậy EPS của các công ty này công bố trên các báo cáo tài chính theo VAS là cao hơn so với EPS tính theo IFRS tương ứng là 10% 30%. 1.4. EPS pha loãng (Diluted EPS) là một chỉ tiêu rất quan trọng cho các nhà đầu tư để dự đoán EPS của doanh nghiệp trong những năm tới. Mặc dù trong VAS 30 có yêu cầu chỉ tiêu EPS suy giảm (pha loãng) nhưng trong thông tư hướng dẫn không quy định rõ ràng trong biểu mẫu thống nhất của báo cáo kết quả kinh doanh không có chỉ tiêu này, nên các doanh nghiệp không trình bày EPS pha loãng. IAS quy định EPS cơ bản EPS pha loãng phải được trình bày trên bề mặt của Báo cáo kết quả với mức độ nổi bật như nhau. 1.5. Chia cổ tức bằng cổ phiếu, khác với IAS, VAS thực tế các công ty không điều chỉnh hồi tố EPS cho những năm trước đó. Trong những trường hợp này, việc phân tích xu hướng EPS qua các năm theo số liệu EPS gốc (không điều chỉnh) sẽ bị sai lệnh rất nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến các quyết định của nhà đầu tư. 1.6. Nhận cổ tức bằng cổ phiếu. VAS ghi là một khoản thu nhập theo mệnh giá khoản cổ tức được nhận. Tuy nhiên, theo IAS, kế toán không ghi tăng thu nhập vì bản chất của nó không hề tăng thu nhập (giá tham chiếu giảm tương ứng), IAS chỉ ghi một bút toán ghi nhớ để ghi tăng số lượng cổ phiếu đầu tư tăng lên ghi giảm giá vốn của mỗi cổ phiếu đầu tư xuống tương ứng, nhưng tổng giá vốn cổ phiếu không đổi. 1.7. Khái niệm lãi hoạt động kinh doanh (Operating income). Để việc so sánh quản trị được tốt hơn, IAS định nghĩa lãi hoạt động kinh doanh là các khoản lãi lỗ từ các hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, nó không bao gồm các khoản thu nhập chi phí tài chính như của VAS. 2. So sánh giữa VAS IAS trong các khoản mục của bảng cân đối kế toán 2.1. Thành phẩm, theo IAS VAS được tính theo phương pháp giá thành thông thường (Normal costing) nghĩa là chi phí sản xuất chung phân bổ theo mức độ hoạt động bình thường của doanh nghiệp nhưng trên thực tế đa phần công ty Việt Nam vẫn tính giá thành theo phương pháp thực tế, phân bổ chi phí chung theo thực tế hàng tháng. Điều này làm cho giá thành sản phẩm có thể biến động rất lớn giữa các tháng, nên tác dụng của giá thành trong việc tham chiếu cho việc định giá bán bị hạn chế. 2.2. Tài sản sinh vật các sản phẩm nông nghiệp thu hoạch từ các tài sản sinh vật của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông (lâm, ngư) nghiệp, theo VAS chỉ được tính theo giá phí, nhưng IAS 41 quy định tính theo giá trị hợp lý (giá thị trường) trừ đi chi phí điểm bán. 2.3.Tài sản cố định hữu hình: IAS cho phép sử dụng mô hình giá trị hợp lý của tài sản cố định nếu nó có thể đo lường một cách đáng tin cậy hoặc sử dụng mô hình giá vốn như VAS. Nếu sử dụng mô hình giá trị hợp lý, giá trị thay đổi của tài sản cố định được ghi tăng, giảm vốn chủ sở hữu, không ghi vào lãi lỗ. Tuy nhiên, nếu dùng mô hình giá trị hợp lý, doanh nghiệp vẫn phải báo cáo cả giá vốn để nhà đầu tư có thêm thông tin tham chiếu. 2.4. Bất động sản đầu tư, IAS quy định doanh nghiệp có thể dùng mô hình giá trị hợp lý để đo lường giá trị bất động sản đầu tư trừ khi nó không thể đo lường một cách đáng tin cậy, do vậy phải dùng mô hình giá phí như VAS. Theo mô hình giá trị hợp lý, sự thay đổi của giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư được ghi vào lãi lỗ trong báo cáo kết quả. Tuy nhiên, khi dùng mô hình giá trị hợp lý, trong phần thuyết minh, doanh nghiệp phải thuyết minh giá gốc của nó để nhà đầu tư có thể tự đánh giá so sánh. 2.5. Các khoản lỗ giảm giá trị tài sản (Impairment loss): IAS quy định đối với tài sản cố định hữu hình, vô hình hay tài sản tài chính khi có khoản giảm giá trị tài sản phát sinh (do tài sản bị hư hỏng, do tiến bộ của kỹ thuật…), nó phải được ghi nhận ngay vào báo cáo tài chính kỳ đó. VAS không yêu cầu ghi nhận các sự kiện này. Điều này làm báo cáo tài chính theo VAS giảm đi tính đáng tin cậy, do nó không phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp. 2.6. Các quỹ không thuộc vốn chủ sở hữu: Khác với VAS, IAS yêu cầu vốn chủ sở hữu không bao gồm các quỹ không thuộc các cổ đông như quỹ khen thưởng phúc lợi. Các khoản khen thưởng phúc lợi, kể cả các chương trình thưởng cổ phiếu cho nhân viên cũng được ghi nhận báo cáo là chi phí nhân viên ghi nợ phải trả cho nhân viên chứ không ghi tăng vốn chủ sở hữu. Vì các quỹ khen thưởng, phúc lợi nhân viên thường khá lớn chiếm từ 5 - 15% tổng số lãi thuần sau thuế nên việc báo cáo các quỹ này trong vốn chủ sở hữu làm cho các báo cáo tài chính theo VAS bị méo mó rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến các chỉ số tài chính quan trọng như ROE do vậy có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định của nhà đầu tư. . Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế: Việt Nam và sự khác biệt Trong những năm gần đây, chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) đã có những thay đổi. đã dùng một số chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IAS/ IFRS) áp dụng cho Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn có những điểm khác nhau rất đáng kể giữa VAS và IFRS. Trong. 1.2. Báo cáo tài chính hợp nhất. Theo VAS, các báo cáo tài chính hợp nhất chỉ bắt buộc vào cuối năm, các báo cáo giữa niên độ không bắt buộc mà chỉ khuyến khích lập báo cáo tài chính hợp nhất,

Ngày đăng: 01/07/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w