i BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN KINH TẾ VIỆT NAM 2011 Chủ biên: TS. Nguyễn Đức Thành NỀN KINH TẾ TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG Hà Nội, 6/2011 NỀN KINH TẾ TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG ii Báo cáo này được thực hiện với sự hỗ trợ của Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Kinh tế Đ ại học Quốc gia Hà Nội Bộ Phát triển Quốc tế (DFID) V ương quốc Anh Lời giới thiệu iii Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2011 NỀN KINH TẾ TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG Bản quyền © 2011 của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Mọi sự sao chép và lưu hành không được sự đồng ý của VEPR là vi phạm bản quyền. Liên lạc: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Phòng 704, Nhà E4, 144 Xuân Thuỷ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam. Tel: (84) 4 37547506 (ext 704) Fax: (84) 4 37549921 Email: Info@vepr.org.vn Website: www.vepr.org.vn Tranh bìa: Trừu tượng Đỏ (trích đoạn) của Nguyễn Chí Long (2011, acrylic trên vải, 150x50 cm), sưu tập của Nguyễn Đức Thành. NỀN KINH TẾ TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG iv LỜI GIỚI THIỆU Vào đầu năm 2009, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã cho ra đời Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2009: Suy giảm và thách thức đổi mới. Đây cũng là tập Báo cáo đầu tiên trong chuỗi ấn phẩm loại này của Trung tâm. Ấn phẩm đã nhận được sự chào đón và đánh giá tích cực của giới chuyên môn và quảng đại độc giả. Nhận thấy tiềm năng phát triển các Báo cáo này lên thành một sản phẩm trí tuệ có tính chất tổng kết và tư vấn cao về tình hình kinh tế Việt Nam, lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế đã quyết định tập trung đầu tư cho việc xây dựng những báo cáo tiếp theo, nhằm tạo ra một sản phẩm chất lượng cao, mang tính đặc thù. Kết quả là, sản phẩm thứ hai trong chuỗi ấn phẩm này, Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2010: Lựa chọn để tăng trưởng bền vững đã ra đời vào đầu năm 2010 với hai phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh. Điều này đánh dấu sự phát triển đúng hướng của nhóm nghiên cứu, với quy mô và ý nghĩa xã hội của sản phẩm ngày càng được khẳng định và mở rộng. Trên cơ sở đó, kể từ năm 2011, Đại học Quốc gia quyết định lựa chọn đưa dự án Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam vào kế hoạch nghiên cứu hàng năm, coi như một sản phẩm chiến lược được quy hoạch phát triển lâu dài. Báo cáo năm nay được hoàn thành trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chứng kiến nhiều biến động kinh tế-xã hội-chính trị phức tạp sau giai đoạn 2 năm suy thoái nghiêm trọng (2008-2009). Cùng với những diễn biến đó, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức phát triển mới sau một thập niên tăng trưởng dựa nhiều vào lượng. Năm 2011 cũng là năm mở đầu chiến lược 5 năm, hướng tới 2020 và xa hơn nữa, nhưng trước mắt nền kinh tế đang chứng kiến những bất ổn vĩ mô tiềm tàng, như lạm phát tăng cao, thâm hụt ngân sách lớn, nợ công tiếp tục tích lũy, thâm hụt thương mại chưa được cải thiện, cải cách doanh nghiệp nhà nước còn nhiều vấn đề, v.v… Điều đó cho thấy Việt Nam đang đứng trước một ngã ba đường, với những quyết định quan trọng liên quan đến cơ hội và quyết tâm tiếp tục cải cách kinh tế-xã hội, thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, v.v… để tạo ra những động lực mới cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội một cách vững chắc trong trung và dài hạn. Lời giới thiệu v Trước bối cảnh rộng lớn và có tính quyết định như vậy, Nhóm tác giả đã lựa chọn một số chủ đề quan trọng để thực hiện nghiên cứu trong Báo cáo năm nay, đem lại nhiều phát hiện mới, có thể làm cơ sở cho những ý tưởng chính sách thiết thực. Giữ vững truyền thống của những năm trước, Báo cáo tiếp tục phát huy những đặc thù và khác biệt so với nhiều báo cáo kinh tế khác hiện nay. Đó là tinh thần nghiên cứu khoa học khách quan, phương pháp tiếp cận vấn đề hiện đại với sự ứng dụng thuần thục các công cụ định lượng trong kinh tế học, và đặc biệt là các phân tích, kết luận, kiến nghị chính sách chủ yếu dựa trên các bằng chứng thực tế. Nhóm tác giả tiếp tục được mở rộng, đa dạng hóa, thu hút thêm nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, có nhiệt huyết với sự phát triển của đất nước và có thái độ nghiêm túc trong khoa học. Chúng tôi tin rằng Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2011: Nền kinh tế trước ngã ba đường sẽ là môt nguồn tài liệu có giá trị tham khảo hữu ích và đáng tin cậy cho giới nghiên cứu và hoạch định chính sách, các tổ chức kinh tế-xã hội và tất cả những ai quan tâm tìm hiểu về thực trạng của nền Việt Nam hiện nay. Hà Nội, ngày 15/5/2011 PGS. TS. Phùng Xuân Nhạ Phó Giám đốc, Đại học Quốc gia Hà Nội vi ĐƠN VỊ THỰC HIỆN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH (VEPR) được thành lập ngày 7/7/2008, là trung tâm nghiên cứu trực thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. VEPR có tư cách pháp nhân, đặt trụ sở chính tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Mục tiêu của VEPR là thực hiện các nghiên cứu kinh tế và chính sách nhằm giúp nâng cao chất lượng ra quyết định của các cơ quan hoạch định chính sách, doanh nghiệp và các nhóm lợi ích, dựa trên sự thấu hiểu bản chất của những vận động kinh tế và quá trình điều hành chính sách vĩ mô ở Việt Nam. Hoạt động chính của VEPR bao gồm phân tích định tính và định lượng các vấn đề của nền kinh tế và tác động của chúng tới các nhóm và tổ chức xã hội khác nhau; tổ chức các hội thảo đối thoại chính sách với mục đích tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức xã hội cùng gặp gỡ, trao đổi nhằm đề xuất giải pháp cho các vấn đề chính sách đang nổi lên; đồng thời, tổ chức các khóa đào tạo cao cấp về kinh tế, tài chính và phân tích chính sách. vii NHÓM TÁC GIẢ (Xếp theo thứ tự bảng chữ cái) TS. Phạm Thế Anh: nhận bằng Tiến sỹ Kinh tế tại Đại học Manchester, Vương quốc Anh, chuyên gia kinh tế vĩ mô, giảng viên Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân, kiêm Kinh tế trưởng của Công ty Chứng khoán Thăng Long, cộng tác viên của VEPR. TS. Từ Thuý Anh: nhận bằng Tiến sỹ Kinh tế tại Đại học Iowa State, Hoa Kỳ, chuyên gia kinh tế quốc tế, Trưởng khoa Kinh tế Quốc tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội, cộng tác viên của VEPR. Nguyễn Hữu Chí: đang trong giai đoạn hoàn thành chương trình tiến sỹ kinh tế tại Đại học Paris 13, Cộng hòa Pháp, giảng viên khoa Thống kê – Trường Đại học Kinh tế quốc dân, cộng tác viên của Chương trình DIAL-IRD tại Việt Nam. TS. Nguyễn Bình Dương: nhận bằng Tiến sỹ Kinh tế tại Đại học Paris 13, Cộng hòa Pháp, chuyên gia kinh tế quốc tế, giảng viên Khoa Kinh tế Quốc tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội, cộng tác viên của VEPR. TS. Phạm Văn Hà: nhận bằng Tiến sỹ Kinh tế tại Đại học Quốc gia Úc (ANU), chuyên gia kinh tế vĩ mô và mô hình hóa (CGE), Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính, cộng tác viên của VEPR. TS. Nguyễn Thị Thu Hằng: nhận bằng Tiến sỹ kinh tế tại Đại học New York (NYU) Hoa K ỳ, chuyên gia kinh tế vĩ mô và kinh tế tài chính, giảng viên Khoa Kinh tế Phát triển, Đại học Kinh tế, ĐHQG HN, Phó giám đốc phụ trách nghiên cứu của VEPR. TS. Nguyễn Quốc Hùng: nhận bằng Tiến sỹ kinh tế tại Đại học British Columbia, Canada, chuyên gia kinh tế vĩ mô và các vấn đề Đông Á, nhà nghiên cứu của Viện các Nền Kinh tế Đang Phát triển (IDE), Tokyo, Nhật Bản, cộng tác viên của VEPR. Đinh Tuấn Minh: đang trong giai đoạn hoàn thành chương trình tiế n sĩ kinh tế về thay đổi công nghệ tại trường Đại học Maastricht, Hà Lan, chuyên gia kinh tế vĩ mô, kinh tế công nghệ, và kinh tế ngành, trưởng phòng phân tích, khối Treasury, Ngân hàng Quân đội, cộng tác viên của VEPR. TS. Mireille Razafindrakoto: nhận bằng Tiến sỹ kinh tế tại Trường Đại học Khoa học Xã Hội, Paris, Cộng hòa Pháp, chuyên gia kinh tế của Chương trình DIAL-IRD tại Việt Nam, NỀN KINH TẾ TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG viii chuyên gia về thị trường lao động và khu vực phi chính thức. TS. Francois Roubaud: nhận bằng Tiến sỹ kinh tế tại Cộng hòa Pháp, chuyên gia kinh tế của Chương trình DIAL-IRD tại Việt Nam, chuyên gia thống kê và các vấn đề về thị trường lao động và khu vực phi chính thức. TS. Nguyễn Đức Thành: nhận bằng Tiến sỹ Kinh tế Phát triển tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản (GRIPS), chuyên gia về kinh tế vĩ mô, thành viên Nhóm tư vấn Kinh tế Vĩ mô của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Giám đốc kiêm Kinh tế trưởng của VEPR. TS. Đặng Ngọc Tú: nhận bằng Tiến sỹ tại Đại học Quốc gia Úc (ANU), chuyên gia về kinh tế vĩ mô và tài chính, hiện công tác tại Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính, cộng tác viên của VEPR. ix NHÓM TƯ VẤN VÀ PHẢN BIỆN (Xếp theo thứ tự bảng chữ cái) TS. Nguyễn Đình Cung (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương), TS. Lê Đăng Doanh (Chuyên gia kinh tế cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương), TS. Lê Hồng Giang (Giám đốc Quỹ Ngoại hối, Công ty đầu tư Tactical Global Management), GS. TSKH. Vũ Minh Giang (Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội), TS. Lưu Bích Hồ (Chuyên gia kinh tế cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), TS. Vũ Quốc Huy (Trưởng khoa Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội), TS. Trần Viết Ký (Chủ tịch Trung tâm Đầu tư, Tư vấn và Thương mại Intervina), Bà Phạm Chi Lan (Chuyên gia kinh tế cao cấp, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), PGS. TS. Lê Bộ Lĩnh (Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội), PGS.TS. Võ Đại Lược (Tổng Giám đốc Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Ủy viên Hội đồng Chính sách Tiền tệ Quốc gia), TS. Lê Xuân Nghĩa (Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia), TS. Vũ Viết Ngoạn (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội), PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ (Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội), TS. Lê Hồng Nhật (Trường Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn (Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội), TS. Lê Lệ Thủy (Giám đốc Trung tâm Đầu tư, Tư vấn và Thương mại Intervina), TS. Võ Trí Thành (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương), NỀN KINH TẾ TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG x Ô. Trương Đình Tuyển (Ủy viên Hội đồng Chính sách Tiền tệ Quốc gia), TS. Đinh Quang Ty (Thư ký khoa học chuyên trách kinh tế, Hội đồng Lý luận Trung ương). NHÓM BIÊN TẬP Nguyễn Đức Thành Nguyễn Thị Thu Hằng Phạm Tuyết Mai Hoàng Thị Chinh Thon Hoàng Xuân Diễm Bùi Thùy Linh Nguyễn Thị Hà Trang Nguyễn Đức Hùng Nguyễn Văn Thịnh Lý Đại Hùng [...]... chính -kinh tế mang tính liên hoàn, hoặc một cách gián tiếp là sự bỏ lỡ những cơ hội phát triển nhanh cho một nước có nhiều tiềm năng như Việt Nam Vì lý do đó, Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2011 với chủ đề Nền kinh tế trước ngã ba đường, tiếp tục giải quyết những vấn đề lớn đã được đặt ra từ những Báo cáo trước Nội dung của Báo cáo năm nay, ngoài hai chương đánh giá và nhận định về tình hình kinh tế. .. 271 Tài liệu tham khảo 274 xiii NỀN KINH TẾ TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG Chương 9 VIỄN CẢNH KINH TẾ NĂM 2011 VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 277 Viễn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2011 277 Khuyến nghị chính sách 283 PHỤ LỤC BÁO CÁO 296 Phụ lục 1: Phụ lục Thống kê 297 Phụ lục 2: Chính sách kinh tế chính trong năm 2010 350 Tài liệu tham khảo ... Chính sách kinh tế vĩ mô 77 Kết luận 82 Tài liệu tham khảo 83 Chương 3 RỦI RO KINH TẾ VĨ MÔ TRONG BỐI CẢNH MỚI CỦA VIỆT NAM 85 Dẫn nhập 85 Từ rủi ro vĩ mô đến khủng hoảng kinh tế- tài chính: một số vấn đề lý luận 86 Đặc điểm của rủi ro kinh tế vĩ mô ở Việt Nam 95 Phòng ngừa những rủi ro tiềm tàng của nền kinh tế ... mại Tổng quan kinh tế Việt Nam 2010 Nền kinh tế Việt Nam năm 2010 vẫn tiếp tục đà hồi phục của năm 2009 và có tốc độ tăng trưởng cao hơn năm trước Tuy nhiên, mặt trái của chính sách kích cầu cũng đã dần thể hiện 2 Tóm tắt báo cáo khiến cho nền kinh tế đứng trước một số nguy cơ mất ổn định, như: Lạm phát tăng cao, kéo theo lãi suất gia tăng có thể ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thới...LỜI CẢM ƠN Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2011, do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện, đã được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tổ chức Lời cảm ơn đầu tiên mà nhóm tác giả muốn gửi... Gia tăng (Value Added Tax) Viện Khoa học Thống kê Việt Nam Đồng tiền Việt Nam (Vietnamese Dong) Hệ thống ngành kinh tế quốc dân Việt Nam (Vietnamese Standard Industrial Classsification) Ngân hàng thế giới (World Bank) Công ty Wuhan Engineering and Technology, Trung Quốc Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) xxvi TÓM TẮT BÁO CÁO Năm 2011 là năm đầu tiên của kế hoạch phát triển 5 năm,... trắc vì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, diễn biến chính trị tại các nước Ả rập, sự thay đổi cục diện kinh tế trên toàn cầu, v.v… Trong bối cảnh ấy, nền kinh tế Việt Nam bộc lộ những điểm yếu từ mô hình tăng trưởng kinh tế, đồng thời có nhiều biểu hiện cho thấy sự bối rối trong lựa chọn chiến lược và chính sách phát triển Điều này đã tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế trong ngắn hạn, thể hiện... nhập khẩu và nhập siêu giữa Việt Nam và Trung Quốc, 1995 – 2010 207 Hình 7.2 Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc so với tổng nhập siêu của Việt Nam, 2005 – 2009 (%) 208 Hình 7.3 Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc theo nhóm hàng, 2008 209 Hình 7.4 Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc theo nhóm hàng, 2008 (%) 210 Hình 8.1 Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế theo nhóm tuổi, 2007... xxiv TÓM TẮT BÁO CÁO 1 Chương 1 TỔNG QUAN KINH TẾ THẾ GIỚI 2010: PHỤC HỒI NHƯNG CHƯA BỀN VỮNG 10 Dẫn nhập 10 Tổng quan Kinh tế thế giới 13 Khủng hoảng nợ công châu Âu 30 Chiến tranh Tiền tệ (Currency War) 36 Tài liệu tham khảo 44 Chương 2 TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM 2010 45 Dẫn nhập 45 Diễn biến kinh tế vĩ mô ... cùng, Báo cáo đưa ra những nhận định chung về viễn cảnh kinh tế năm 2011 và gợi ý các nhóm chính sách phục vụ cho việc ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững trong trung và dài hạn 1 NỀN KINH TẾ TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG Tổng quan về kinh tế thế giới năm 2010 Trải qua hai năm trong cuộc Đại Suy thoái 2008-2009, nền kinh tế toàn cầu phục hồi mạnh trong hai quý đầu năm 2010 Tuy nhiên từ . xi LỜI CẢM ƠN Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2011, do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia. Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã cho ra đời Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2009: Suy giảm và thách thức đổi mới. Đây cũng là tập Báo cáo đầu