" Evaluation of the adaptability to drought of pepper farmers in Dong Phu district, Binh Phuoc province " Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu tình hình hạn hán, phân tích tác động của hanh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI HẠN HÁN CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÒNG HO TIEU TREN DIA BAN
HUYEN DONG PHU TINH BINH PHUOC
NGUYEN DUC DOANH
KHOA LUAN TOT NGHIEP
DE NHAN VAN BANG CU NHAN
NGANH KINH TECHUYEN NGANH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
Thành phó Hồ Chí Minh
Tháng 01/2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI HẠN HÁN CUA CÁC NÔNG HỘ TRONG HO TIỂU TREN DIA BAN
HUYỆN DONG PHU TINH BÌNH PHƯỚC
NGANH KINH DOANH NONG NGHIEPKHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Người hướng dẫn: ThS NGUYEN MINH TON
Sinh viên thực hiện: NGUYÊN ĐỨC DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 01/2023
Trang 3Hội đồng cham báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh TẾ, trường Dai
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá khả năng thích
ứng với hạn hán của các nông hộ trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện Đồng Phú tỉnh
Bình Phước” do Nguyễn Đức Doanh, sinh viên khóa 45, chuyên ngành Kinh DoanhNông Nghiệp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
ThS NGUYEN MINH TON
Người hướng dan,(Chữ ký)
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Dé hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá khả năng thích ứng với han háncủa các nông hộ trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước”,
ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô
giáo, gia đình và bạn bè Với tình cảm chân thành, cho phép em được bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới tat cả các cá nhân đơn vị đã tạo điều kiện giúp doc em trong suốt quá trìnhhọc tập và nghiên cứu đề tài
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn sự dìu dắt, dạy dỗ của các thầy cô giáotrong trường Dai học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh — Những người cho em hành
trang bước vào đời.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Hoài Nam là người đã trựctiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này
Em xin trân trong cảm ơn các cô/chú, anh/chi ở UBND xã Đồng Tâm và UBND
xã Đồng Tiến đã tạo điều kiện thuận lợi nhất dé tôi học tập và nghiên cứu
Em cũng xin cảm ơn các hộ nông dân huyện Đồng Phú đã nhiệt tình giúp đỡ emtrong suốt quá trình điều tra và thu thập thông tin số liệu phục vụ cho khóa luận
Mặc dù đã có nhiều có gắng, song kiến thức và năng lực bản thân có hạn, kinh
nghiệm thực tiễn vẫn chưa nhiều nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiế sót.Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè dé bài khóa luận
được hoàn thiện hơn.
Tôi kính chúc quý thầy cô và các bạn sinh viên trường Đại học Nông Lâm sức
khỏe và thành công!
Thành phố Hồ Chi Minh, ngày tháng 01 năm 2023
Sinh viên
Nguyễn Đức Doanh
Trang 5NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYEN ĐỨC DOANH Tháng 01 năm 2023 “Đánh giá khả năng thích ứngvới hạn hán của các nông hộ trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện Đồng Phú tỉnh Bình
Phước”
NGUYEN ĐỨC DOANH January 2023 " Evaluation of the adaptability to
drought of pepper farmers in Dong Phu district, Binh Phuoc province "
Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu tình hình hạn hán, phân tích tác động của hanhán đến sản xuất hồ tiêu của nông hộ đồng thời đánh giá khả năng thích ứng của nông
hộ trồng tiêu dưới tác động của hạn hán tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước Đề tài sử
dụng số liệu được thu thập từ 80 nông hộ trồng lúa tại địa phương và thông qua khảo sátbằng phương pháp chọn mẫu nhiên Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá khả năngthích ứng của nông hộ trồng hồ tiêu đối với hạn hán, dé từ đó nâng cao nhận thức củanông hộ về hạn hán, đề xuất những giải pháp phù hợp giúp nông hộ 6n định sản xuất và
đời sống Dé đạt được những mục tiêu trên nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu thập
số liệu sơ cấp và thứ cấp, số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên Dé xử lí số liệu thu thập được, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê
mô tả, phương pháp phân tích hồi quy và phương pháp phân tích chỉ số HACI
Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thích ứng của nông hộ đạt được là 0,49điều này cho thấy rằng dưới tác động của hạn hán, khả năng thích ứng của nông hộ chỉ
ở mức trung bình Khả năng thích ứng của nông hộ chịu tác động của nhiều yếu tố: trình
độ học vấn, tuổi tác, kinh nghiệm, thu nhập và khoảng cách đến công trình thủy lợi
Trang 61.3.1 Pham vi không Ø14n 11121331111 1351 1 1115851111151 re, 2
132 PRA ý HƠI BllÃÏitssessnansntinntrrnttitdittittidionlU004800nS0MEDERIGHURGHIGIEBNS0S0H0 090018 2
1.3.3 Đối tượng nghiên COU c.cccceccccccecsessessesesseseesesseseesessesessesessesseasens 3
Ca), < 3
CHƯƠNG 2 TONG OUTAIIN suengnngessrsnietantdionisdbidntsignsioiodiigbdidnulidnRioplillsssrdgdelrovtioisnsiitois 42.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu -¿- + 5s +£x+£+zEzEezxzxerxsrez 42.2 _ Tổng quan về địa bàn nghiên cứu - ¿5-5252 s2£+£szEz£zxcez 82.2.1 Điều kiện tự nhiên ¿- 2 222+22x22E2E2EEEEErrErrrerxerrrrree 82.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 2 25+2+t22+22xtrxrrrrsrrerrree 112.3 _ Tổng quan về van đề nghiên cứu - 2 z+s+£+zzzxerszsees 13
CHƯƠNG 3 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
Bel, Nỗi dung HGHIÊH CU eeesneiesnnendinnnnsesademooondiesnnasesessse 15
Trang 73.1.1 Cơ sở lý thUyẾT 2c s22 1 2121 71511212712121212121 te 15
SAD, WiGtestchh tiểu thh:tn Ăn ccssencasmnrenessncammmnnttimensnmcntncis 20
3.9 Phuong phápngHiển CW sexes anne 21
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ Qu eee eececeneeeneeeeneeeeteeenees 21
3.2.2 Phương pháp phân tích - c3 S132 3+ Esrrssrrrerske 22
CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN ¿2 c2 s+EsEsrxexerees 324.1 Phân tích nhận thức của nông hộ trồng hồ tiêu về thực trạng hạn hántrên địa bàn tỉnh huyện Đồng Phú tinh Bình Phước ¿2 s2 >x+szxc>x2 32
4,1,1, Đặc điểm về hộ Gilt ElnssesasesinasbeidoianddioB006001 324.1.2 Nhận thức của nông hộ về hạn hán của các MONS Hồ nõaaayoaởna 34
4.1.3 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của han hán «+ 36 4.1.4 Đánh giá hiệu qua của các công trình thủy lợi ở địa phương 38
4.2 Danh giá khả năng thích ứng của nông hộ trồng hồ tiêu đưới tác độngcủa hạn hán trên địa bàn huyện Đồng Phú tỉnh Binh Phước - - 40
4.2.1 Chỉ số thích ứng cấp độ nông hộ HACI 22 2 s+z+s4 40
4.2.2 Phân tích các yếu tô ảnh hưởng đến khả năng thích ứng của nông hộđối với hạn hán tại ¿tt 3S SE E3 EEEEEE E111 1111111111111 1111 11111 teE 4]
4.2.3 Tổng quan về các giải pháp ứng phó với han han của các nông hộ
4.2.4 Sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức/đoàn thể giúp nông hộ ứng
0090428018101 47
4.3 Dé xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thích ứng của
nông hộ về hạn hán trong sản xuất tiêu - 2+ 5++E££z£E+EeEzEererxzrecez 50
4.3.1 Giải pháp giúp các nông hộ nâng cao nhận thức về hạn hán 50
4.3.2 Giải pháp khắc phục và hạn chế thiệt hai do hạn hán gây ra 5CHƯƠNG 5 KET LUẬN VA KIEN NGHI sssscssssssessssscssveccnseenseesneessseesees 52
VỊ
Trang 8` "mẽ ằ dd 52
5.2 Kiến nghị c tt HT HT E1 211121112 re 53
TAI LIEU THAM KHAO ecccccscsesescscccscscscscsvscecscecececscavecscecavecicesseeseesseeees 55
PHUC LUG woececcccccccssssscsvsesecsesesesvsucecscsvsvevsucscacscsvsvaveusesacsvatesueasacacsvavsveeessesees
vii
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIET TAT
UBND Ủy ban nhân dân
SXNN Sản xuất nông nghiệp
NN&PTNN Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BĐKH Biến đổi khí hậu
Vili
Trang 10DANH MUC CAC BANG
Thông tin chung của hộ khảo sat.
Nhận thức của nông hộ về hạn hán
Cách nhận biết về hạn hán
Mức độ nhận biết về hạn hán
Thời gian diễn ra hạn hán
Muc độ tác động của hạn han
Ảnh hưởng của hạn hán tới hoạt động sản xuất hồ tiêuMức độ quan tâm đến hạn hán của nông hộ
Công trình thủy lợi ở địa phương
Số hộ có đất tiếp giác với công trình thủy lợi
Khoảng cách của các hộ dân đến các công trình thủy lợi
Mức độ hiệu qua của các công trình thủy lợi
Chỉ số thích ứng HACI
Phân nhóm khả năng thích ứng (HACT) của các nông hộ
Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứngBảng kết xuất mô hình kiểm định hiện tượng đa cộng tuyếnBảng kết luận kiểm định hiện tượng tự tương quan
Bảng kết quả kiểm định White test của mô hình
Những giải pháp ứng phó trước và trong hạn hán
Những giải pháp khắc phục sau hạn hán
Chí phí thực hiện các giải pháp ứng phó với hạn hán
Sự hỗ trợ của nhà nước giúp các nông hộ ứng phó hạn hán
Sự hài lòng của nông hộ đối với sự hỗ trợ của nhà nước
1X
Trang 11Bảng 4.24: Sự hỗ trợ của tô chức/đoàn thé giúp các nông hộ ứng phó hạn hán
Bảng 4.25: Sự hài lòng của nông hộ đối với sự hỗ trợ của tổ chức/đoàn thể
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Đồng Phú
XI
Trang 14CHƯƠNG 1:
MỞ DAU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, biến đổi khí hậu là một trong những thay đổi lớn làm anh hưởng đến
môi trường sống, bầu khí quyền và khí hậu nói chung Nó tác động mạnh mẽ đến các hệ
sinh thái trên trái đất và sống hàng ngày của con người Hạn hán là một trong những hậu
quả khủng khiếp của biến đồi khí hậu Mặc dù hạn hán có thé kéo dài nhiều năm, nhưng
một trận hạn hán dữ dội ngắn hạn cũng có thé gây ra thiệt hại đáng kể và gây tôn hainền kinh tế địa phương
Theo nghiên cứu của Tổ chức liên Chính phủ về hạn hán của Liên hiệp quốc
(IPCC) 2016 hạn hán là một hiện tượng tự nhiên được coi là thiên tai, tạo thành bởi sự
thiếu hụt nghiêm trọng lượng mưa trong thời gian kéo dài, làm giảm hàm lượng âmtrong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấpmực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến
sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái gây đói nghèo dịch bệnh Hạnhán là mối đe dọa lớn nhất đối với nông nghiệp, các thiệt hại do hạn hán gây ra cho nôngnghiệp gần như không thể tính toán chỉ tiết được và hậu quả là dẫn đến đói nghèo, bệnhtật thậm chí là chiến tranh do xung đột nguồn nước
Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ nằm trong vùng mang đặc
trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Thích hợp trồng các loại cây công nghiệp: cao su, cà phê, điều trong đó có cây Hồtiêu là một trong những cây trồng chủ lực mang lại kinh tế cao của tỉnh với diện tích
16.000 ha đứng thứ ba cả nước Tuy nhiên trong những năm trở lại đây biến đổi khí hậu
Trang 15và thời tiét cực đoan liên tục xảy ra ở mức báo động, gây ra tình trạng thiêu nước trên
diện rộng, cùng với đó giá Hô tiêu thê giới liên tục giảm từ năm 2017 đên nay thâp hơn giá thành sản xuât của người trông tiêu, vì vậy đời sông thu nhập của người nông dân
gặp nhiều khó khăn khó có khả năng tiếp tục đầu tư chăm sóc cây tiêu
Chính vì thế việc đưa ra những nhận định và đánh giá kip thời về tác động củahạn hán đến sản xuất Hồ tiêu của các nông hộ là vô cùng quan trọng Xuất phát từ thựctiễn trên em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng thích ứng với hạn háncủa các nông hộ trồng Hồ tiêu trên địa bàn huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước” với
mục tiêu phân tích nhận thức cũng như đánh giá khả năng thích ứng với hạn hán của các nông hộ và đê ra các giải pháp tăng cường.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Bình Phước.
1.3.2 Pham vi thoi gian
Đề tai nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 24/9/2020
-18/1/2022
Trang 161.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát: Các nông hộ trồng Hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Đối tượng nghiên cứu: Khả năng thích ứng của nông hộ trồng Hồ tiêu dưới tác
động của hạn hán.
1.4 Cấu trúc bài viết
Bài viết gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Giới thiệu và trình bày đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên
cứu và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan
Mô tả tổng quan về các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được thựchiện và tổng quan về địa bàn nghiên cứu tỉnh Bình Phước (đặc điểm tự nhiên, kinh tế,
xã hội )
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu các lý thuyết liên quan làm cơ sở dé giải thích nội dung nghiên cứu và đưa racác phương pháp nghiên cứu đề tiến hành nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Đây là phần chính của đề tài nhằm nêu ra kết quả nghiên cứu, làm rõ vấn đềnghiên cứu, bằng các phương pháp đã học và lựa chọn đề nghiên cứu Trình bày các đặcđiểm của nông hộ điều tra như quy mô nhân khẩu, kinh nghiệm, cách canh tác, cách tiếpcận và sử dụng khoa học kỹ thuật đề tông hợp phân tích và xử lý thông tin
Chương 5: Kết luận và đề xuấtTrình bày các kết quả nghiên cứu chính đạt được và ý nghĩa rút ra từ nghiên cứu
đó Từ đó đề ra các kiến nghị có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm cải thiện khả
năng thích ứng với hạn hán của nộng hộ trồng Hồ tiêu
Trang 17CHƯƠNG 2
TÔNG QUAN
2.1 Tông quan về tài liệu nghiên cứu
Nhằm hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu vấn đề và viết luận văn, những bài viết
có liên quan đến khả năng thích ứng trong nông nghiệp trên các trang tạp chí kinh tế,
khoa học chính thống dưới đây được tông hợp và tham khảo nhằm làm cơ sở kiến thức
dé thực hiện nghiên cứu khóa luận:
Võ Thành Danh (2015) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá năng lực thích nghi đốivới xâm nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp tại các vùng ven biển tinh Trà Vinh Mụctiêu chính của bài nghiên cứu là trình bày mức độ thích nghi ở cả hai cấp độ nông hộ va
cộng đồng đối với xâm nhập mặn gây ra cho sản xuất nông nghiệp tại ba huyện ven
biển: Duyên Hải, Cầu Ngang và Trà Cú của tỉnh Trà Vinh Sử dụng số liệu điều tra từ
1.814 hộ sản xuất lúa, màu và nuôi trồng thủy sản theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên Đề đo lường khả năng thích nghỉ của cộng đồng, đề tài sử dụng hai chỉ số: chỉ sốthích nghi cấp độ nông hộ (HAC]) và chỉ số thích nghỉ cấp độ cộng đồng (CACI) Kết
quả tính toán cho thấy khả năng thích nghi của nông hộ đối với xâm nhập mặn ở mức
trung bình Khả năng thích nghỉ của nông hộ ở hai huyện Cầu Ngang và Trà Cú cao hơn
so với huyện Duyên Hải Điều này được giải thích là do ảnh hưởng của yéu tố kinh tế
-xã hội lớn hơn nhiều so với các yếu tố khác như các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên.Đối với khả năng thích nghi cập độ cộng đồng, các yếu tố xã hội, thực địa và tự nhiêngóp phần làm tăng khả năng thích nghi trong khi các yếu tố kinh tế và định chế làmgiảm năng lực thích nghỉ của cộng đồng Kết qua phân tích hồi quy cũng cho thấy quy
Trang 18mô diện tích canh tác, giới tính của chủ hộ và trình độ học vân của chủ họ là những yêu
tố tac động đến khả năng thích nghi của nông hộ
Nguyễn Thị Hảo và cộng sự (2016) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá khả năng
thích ứng với biến đôi khí hậu cấp hộ gia đình tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.Nghiên cứu điều tra về hiện trạng tác động của biến đổi khí hậu và khảo sát cộng đồngđược hiện tai 11 xã thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng Trung bình mỗi xã có
25 hộ gia đình được lựa chọn ngẫu nhiên bằng cách bốc thăm từ danh sách quản lý hộkhẩu của xã Phương pháp phỏng van được tiến hành dựa vào phiếu điều tra Xây dựng
bộ chỉ số đánh giá khả năng thích ứng cấp hộ gia đình gồm 31 chỉ số của các hợp phần:con người, kinh tế, sinh kế, xã hội, khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng và quản số của các
giá trị cho huyện Hòa Vang Kết quả áp dụng bộ chỉ số đánh giá khả năng thích ứng với
biến đổi khí hậu cho thấy mức độ nhận thức, kỹ năng và kinh nghiệm thích ứng với biếnđổi khí hậu của các hộ gia đình ở huyện Hòa Vang vẫn còn thấp Khả năng tiếp cận cơ
sở hạ tầng, sinh kế và quản tri lầ các yếu tô chi phối khả năng thích ứng với biến đổi khí
hậu cấp gia đình Chi số khả năng thích ứng của các xã trong huyện Hòa Vang tươngđối đồng đều từ 0,521 — 0,584, cao nhất tại xã Hòa Khương và thấp nhất tại xã Hòa Bắc
Bộ chỉ số khả năng thích ứng, các quy trình và phương pháp đánh giá sử dụng trong bài
báo có thê được mở rộng áp dụng có các khu vực khác của Việt Nam.
Trương Thị Tư (2016) đã tiến hành thực hiện nghiên cứu Đánh giá khả năng thíchứng với biến đối khí hậu của một số mô hình sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng venbiển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Họ đã khảo sát và đánh giá hiệu quả một số
mô hình sản xuất nông nghiệp đang tồn tại trên lãnh thổ nghiên cứu bằng phương phápđánh giá, phân hạng thích nghỉ các mô hình, và đề xuất một số mô hình sản xuất tối ưu,thích ứng với BĐKH Kết quả nghiên cứu với 5 mô hình sản xuất thích ứng với BĐKHhiện có trên địa bàn gồm: lúa - dưa hấu, lúa Đông Xuân - Hè Thu cực ngắn ngày, lúa -
cá, trồng rau che giàn, nông - lâm kết hợp, kết quả đánh giá mức độ thích ứng cho thấy:
mô hình lúa - dưa hấu không thích ứng, các mô hình còn lại thích ứng với BĐKH nhưng
ở các mức độ độ khác nhau Trong đó, thích ứng cao nhất là mô hình nông - lâm kết
hợp, còn các mô hình trông rau che giàn, lúa - cá, lúa Đông Xuân - Hè Thu cực ngăn
Trang 19ngày, nếu áp dụng với một số biện pháp kỹ thuật cải tiễn, sẽ giúp hoàn thiện mô hình
nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH.
Theo Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hòa (2016) đã tiến hành thực hiện nghiêncứu Thich ứng với biến đổi khí hậu của người dân nuôi trồng thủy sản vùng ven biểntỉnh Nam Định Họ tiến hành khảo sát và đánh giá 85 hộ nuôi trồng thủy sản nước ngọtphân chia theo quy mô thì BDKH có ảnh hưởng rat lớn đến các hộ có quy mô lớn
(52,63%), quy mô vừa (46,15%) và ảnh hưởng trung bình là sự đánh giá của các hộ có
quy mô nhỏ (40,74%), trung bình có tới 41,18% số hộ điều tra cho rằng BDKH có ảnh
hưởng rất lớn đến nuôi trồng thủy sản nước ngọt, chỉ có (4,71%) số hộ cho rằng BDKH
có ảnh hưởng ở mức độ ít tới nuôi trồng thủy sản nước ngọt Đối với nuôi trồng thủy
sản nước mặn lợ họ tiến hành khảo sát và đánh giá 79 hộ phân chia theo thu nhập, kết
quả cho thấy: các hộ cho rằng trung bình BDKH ảnh hưởng lớn (43,04%) ảnh hưởngrất lớn (34,18%) đến nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, trong đó các hộ nghèo lại đánh
giá mức độ ảnh hưởng của BDKH ở mức thấp hơn so với trung bình và hộ giàu
Theo Trần Hoài Nam và Nguyễn Thị Thu Hà (2017) đã tiến hành thực hiệnnghiên cứu Đánh giá khả năng thích ứng của nông hộ đối với xâm ngập mặn tại Cù Lao
Dài, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp phân
tích chỉ số thích nghi cấp độ nông hộ (HACT) dé đánh giá khả năng thích ứng với xâmngập mặn của nông hộ Đồng thời, phân tích các yếu tô ảnh hưởng đến khả năng thíchứng đối với xâm ngập mặn bằng phương pháp ước lượng OLS Số liệu được thu thậpbằng cách phỏng vấn trực tiếp 150 hộ trên địa bàn Cù Lao Dài, huyện Vũng Liêm Kêt
quả nghiên cứu cho thấy, khả năng thích ứng của nông hộ đạt được là 0.58 điều này có
nghĩa là dưới tác động của xâm ngập mặn thì kha năng thích ứng của nông hộ nằm ở
mức thích ứng trung bình Khả năng thích ứng thích ứng với xâm ngập mặn của nông
hộ chịu ảnh hưởng của các biến trình độ học vấn, tuôi, giới tính, thu nhập và khoảng
cách.
Lê Thị Hoa Sen và cộng sự (2017) đã thực hiện nghiên cứu thích ứng với biếnđổi khí hậu trong sản xuất lúa tại xã Vĩnh Quang huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị Mục
tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tác động của biến đôi khí hậu đối với sản xuất
lúa của nông hộ và các giải pháp thích ứng mà nông hộ đã áp dung dé giảm thiêu những
6
Trang 20tác động đó Thông tin nghiên cứu được thu thập qua 2 cuộc thảo luận nhóm gồm 12nông dân đại diện của 6 thôn trong xã; phỏng vấn sâu 4 lãnh đạo xã và người am hiểu
về sản xuất lúa; và phỏng vấn bằng bảng hỏi bán cấu trúc 50 hộ sản xuất lúa của xã
Thông tin thu thập được phân tích bằng phương pháp phân tích thực trang và phươngpháp phân tích thống kê mô tả, gồm giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất và tỉ lệ
phần trăm các nhóm ý kiến Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% nông hộ đã nhận thấycác tác động rõ rệt của biến đôi khí hậu đến sản xuất lúa, gồm hạn hán, nhiễm mặn và
rét đậm Nhiều hoạt động thích ứng đã được nông hộ thực hiện dé giảm rủi ro, trong đóhoạt động chuyền đồi lúa hè thu sang trồng đậu xanh và ngô là hoạt động thích ứng đượchơn 90% hộ nông dân áp dụng Tat cả các hộ chuyên đổi khang định đây là giải phápgóp phan rất lớn làm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, mang lại hiệu quả cao
về cả kinh tế, xã hội, môi trường và có khả năng nhân rộng trên địa bàn Tuy nhiên, việc
chuyên đổi cơ cấu cây trồng cũng như áp dụng các giải pháp thích ứng hạn, rét và nhiễm
mặn trong sản xuất lúa còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch nên vẫn tìm ân nhữngrủi ro Nghiên cứu này đã đề xuất một số giải pháp đề hạn chế rủi ro và nâng cao năng
lực thích ứng của hộ trong sản xuât lúa ở địa ban nghiên cứu.
Vũ Thùy Linh và các cộng sự (2020) đã tiến hành thực hiện nghiên cứu Đánh giákhả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh.Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra xã hội học kết hợp với thang đo cảm nhậnLikert, phương pháp phân tích nhân tổ nhằm đánh giá khả năng thích ứng với BDKH từ
4 nhân tổ lần lượt là nhận thức về BĐKH, kinh nghiệm ứng phó với BDKH, sự hỗ trợcủa chính quyền và khả năng tiếp cận các nguồn hỗ trợ Thông qua điểm số tính toán từkết quả điều tra cộng đồng 10 quận/huyện có hoạt động nông nghiệp của Thành phố Hồ
Chí Minh và các cơ quan quản lý giúp nghiên cứu xây dựng điểm số ténghgp cho 4 tiêu
chí và phân vùng không gian cho giá trị thích ứng BDKH cho từng quận/huyện Kết quacho thấy, các quận huyện có khả năngthích ứng trung bình, cao tập trung ở các huyện
Củ Chi, quận 9 và 12 Củ Chi được đánh giá có khả năng thích ứng cao nhất, với giá trịkhả năng thích ứng tổng thé là 0,86 Quả thật, huyện Cu Chi được ghi nhận đồng thời
có sự hỗ trợ từ chính quyền và khả năng tiếp cận các nguồn hỗ trợ cao nhất trong số 10
Trang 21quận/huyện Trong khi đó, Bình Chánh, Gò Vấp, Thủ Đức nằm trong khu vực có khả
năng thích ứng thấp
Nguyễn Thị Trà (2022) đã tiến hành thực hiện nghiên cứu Đánh giá khả năngthích ứng của nông hộ trồng lúa dưới tác động của hạn hán tại xã Binh Trung, huyệnThăng Bình, tỉnh Quảng Nam Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năngthích ứng của nông hộ trồng lúa dưới tác động của hạn hán và đề xuất một số giải phápnhằm tăng cường khả năng thích ứng của nông hộ về hạn hán trong sản xuất lúa tại địaphương Họ đã tiễn hành khảo sát 150 hộ và sử dựng phương pháp hồi quy (OLS) vaphương pháp HACI dé thực hiện nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thay ảnh hưởngcủa hạn hán đến trồng lúa là rất lớn, làm giảm năng suất lúa là 87,33% Thêm vào dưới
tác động của hạn hán làm cho thiếu hụt nguồn nước dé phục vụ sản xuất, đồng thời cũng
gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân Phương pháp chỉ số thích ứng
(HACI) cho thay đa số nông hộ có khả năng thích ứng ở mức trinh bình với chỉ số HACI
là 0,6 Kết qua phân tích cũng chỉ ra các yếu tố như giới tính, trình độ hoc van, lao động,diện tích và khoảng cách có ảnh hưởng đến khả năng thích ứng của nông hộ
Qua tổng quan tài liệu nghiên cứu trên thấy được rằng các nghiên cứu đều đề cậpđến khả năng thích ứng của các nông hộ đối với các biến đôi khí hậu cũng như hạn hán
Chứng minh rằng khả năng thích ứng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là vô cùng
quan trọng Các nghiên cứu sử dụng các phương pháp thông kê mô tả, phân tích, so
sánh, mô hình hồi quy OLS, chi số thích ứng HACI, phương pháp điều tra xã hội học
và thang do cảm nhận Likert Dé đánh giá khả năng thích ứng của các nông hộ với các
hiện tượng thiên tai từ đó đề ra các giải pháp giúp tăng cường khả năng thích ứng Dựa
trên các bài nghiên cứu trên đề học hỏi và kham khảo các phương pháp nghiên cứu thấyđược rằng phương pháp HACI kết hợp mô hình hồi quy OLS phù hợp với nghiên cứu
“Đánh giá khả năng thích ứng với hạn hán của các nông hộ trồng tiêu trên địa bàn tỉnh
Bình Phước.
2.2 Tổng quan về dia bàn nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí dia lý
Trang 22Hình 2.1 Bản Đồ Hành Chính Huyện Đồng Phú
Huyện Đồng Phú nam ở phía đông nam tỉnh Bình Phước gồm 17 xã và thị tran với tổng
diện tích tự nhiên là 164.650 ha, trong đó có khoảng đất rừng, con lại là đất sản xuấtnông nghiệp, trồng cây công nghiệp và các loại cây khác Cách Thành phố Hồ Chí Minhkhoảng 114km theo đường Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 và 107 km theo đường Tỉnh lộĐT74I Vị trí tiếp giáp với huyện Đồng Phú bao gồm:
- _ Phía bắc giáp huyện Phú Riéng
- _ Phía nam giáp huyện Phú Giáo tình Bình Dương
- _ Phía tây giáp huyện Chon Thanh và Thành phố Đồng Xoài
- _ Phía đông giáp huyện Bu Đăng và huyện Vĩnh Cửu, tinh Đồng Nai
Trang 23b Địa hình
Địa hình huyện Đồng Phú là trung du, miền núi, nằm ở độ cao trung bình so vớimặt nước biển khoảng 70 đến 120 mét, nơi cao nhất đạt hơn 330m Rừng đồng phú cónhiều loại gỗ quý hiếm như Sao, Gõ đỏ, Giáng hương, Bằng lăng, Cẩm lai, và các loại
lâm sản khác như 16 6, tre, nứa, song, mây, các loại dược liệu.
c Thô nhưỡng
Dat đai chủ yêu là dat đỏ bazan, feralit nâu đỏ va một it dat xám trên phù sa cô,
rât phù hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, hô tiêu, điêu, cà phê, mía
d Khí hậu
Khí hậu điều hòa, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, thời tiết nóng ấm quanh năm với
nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27,8°C; độ âm không khí cao và đều, rất ít khichịu ảnh hưởng của gió bão thích hợp cho cây trồng và vật nuôi phát triển
f Giao thông vận tải
Giao thông có có đường Quốc lộ 14, đường tỉnh 741 đi qua, đây là những con
đường giao thông huyết mạch nối liền Đồng Phú với Tây Nguyên, Thành phó Hồ Chí
Minh và nước bạn Campuchia Bên cạnh đó còn có hang trăm kilômét đường liên xã va
đường tỉnh 753 nối liền với các xã trong huyện với nhau, rất thuận tiện cho việc giaothương, đi lại Tuy nhiên còn khá nhiều các khu vực vùng sâu vùng xa hệ thống giaothông chưa phát triển tới dẫn tới đi lại gặp nhiều khó khăn
10
Trang 24g Hành chính
Huyện Đồng Phú có 11 đơn vi hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị tranTân Phú (huyện ly) và 10 xã gồm: Đồng Tâm, Đồng Tiến, Tân Hòa, Tân Hưng, TânLập, Tân Lợi, Tân Phước, Tân Tiến, Thuận Lợi, Thuận Phú
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a Về kinh tế
Huyện Đồng Phú là một trong những vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có thểmạnh về đất đai, tài nguyên, nguồn nhân lực, tiềm năng kinh tế đã và đang được khơidậy, hứa hẹn sẽ có những thành tựu đáng kể trong thời ky đây mạnh công nghiệp hóa,
hiện địa hóa đât nước.
Hiện nay, Đồng Phú đang tập trung đây mạnh phát triển công nghiệp dịch vụ
-đô thị, tạo tam giác phát triển Đồng Xoài - Đồng Phú - Chơn Thành và ưu tiên phát triển
du lịch sinh thái 2 bên bờ hồ Suối Giai, vừa cân bằng sinh thái, ôn định môi trường, vừatạo động lực phát triển du lịch địa phương Đồng Phú hiện có 2 khu công nghiệp và 4
cụm công nghiệp, với hơn 300 công ty, doanh nghiệp đang hoạt động, tang 181 công ty,
doanh nghiệp so với giai đoạn 2010-2015 Thương mại, dịch vụ phát triển nhanh, các
chợ truyền thống trên địa bản đã, đang được xã hội hóa xây dựng lại khang trang như
Chợ Tân Tiến, Chợ Tân Lập Đồng Phú hiện có 3 siêu thị, 3 hệ thống bách hóa xanh vàkhoảng 5.000 cửa hàng bán lẻ, lượng hàng hóa tương đối dồi dào về số lượng, phongphú về chủng loại, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân
Trong phát triển nông nghiệp, huyện chú trọng chuyên dịch cơ cấu kinh tế, giảmdần diện tích trồng cây ngắn ngày; tăng diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày như:
cao su, tiêu, diéu, tang ty trọng chăn nuôi, vận động nhân dân chuyền đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi nâng cao giá trị kinh tế Đến nay, diện tích gieo trồng cây hằng nămcủa huyện 9.282 ha; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 7.581 tấn; điện tích cây nôngnghiệp lâu năm 61.317 ha Kinh tế trang trại phát triển nhanh cả về số lượng và chấtlượng, toàn huyện hiện có 74 trang trại, thu nhập bình quân đạt từ 700 triệu đồng đến 2
tỷ đồng/trang trại/năm Huyện còn thực hiện tốt các chính sách về đất đai, tín dụng ưu
đãi thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ Huyện
11
Trang 25đang quy hoạch khoảng 2.785 ha đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có
524 ha trồng cây ăn trái tại xã Tân Lập; 661 ha trồng cây ăn trái và cây dược liệu tại
vùng ven hồ Suối Giai, 1.600 ha xây dựng Công viên nông nghiệp công nghệ cao cạnh
hồ Suôi Lam.
Với điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi, không khí trong lành, không gian thiênnhiên tuyệt đẹp, người dân cần cù, sang tạo trong lao động, sản xuất, an ninh chính trị
và trật tự an toàn xã hội đảm bảo Đồng Phú dang trở thành nơi đáng sống, làm việc,
học tập và là điềm đên lý tưởng của các nhà đâu tư.
b Vé văn hóa — xã hội
Dân cư
Huyện Đồng Phú có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống (bao gồm 14 dântộc anh em) tập trung từ mọi miền đất nước nên bản sắc văn hoá rất phong phú, đa dạngvới nhiều loại hình văn hoá đặc sắc Dân số theo thông kê của UBND huyện Đồng Phú
(2022) là 96.482 người trong đó 48.508 người là nam và 47.973 là nữ, dân thành thị
chiếm 15.61% nông thôn chiêm 84.39%, mật độ dân số 93 người/km? Nhân dân ĐồngPhú có truyền thống cần cù lao động sáng tạo, chịu thương chịu khó, khắc phục khókhăn gian khô, đoàn kết, các dân tộc yêu thương giúp đỡ lẫn nhau luôn tin tưởng vào sựlãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự
do, vì chủ nghĩa xã hội, cùng nhân dân cả nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
và khám, chữa bệnh giúp công tác dân số và chăm sóc sức khỏe hỗ trợ nhau tốt hơn
12
Trang 26Giáo dục
Giáo dục & đào tạo có những chuyền biến tích cực, chất lượng giáo dục từng
bước được nâng lên, ngoai ra ngành giáo dục va dao tạo còn thực hiện đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục và dao tạo, dap ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trongđiều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Đến nay,Đồng Phú có 11/11 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia phô cập giáo dục tiểu học đúng độtuổi mức độ 1 Trong đó, 4 xã, thị tran đạt chuẩn quốc gia phô cập giáo dục tiểu họcđúng độ tudi mức độ 2 Hiện 11/11 xã, thị tran của Đồng Phú đạt chuẩn quốc gia về phổcập giáo duc mầm non cho trẻ 5 tuổi; 11/11 xã, thị tran giữ vững chuẩn quốc gia về phổcập giáo dục THCS Năm học 2019-2020, Đồng Phú có 2 trường là Mầm non Tân Phú,Tiểu học Tân Tiến đạt chuẩn quốc gia Ngày 1-9 vừa qua, Tiểu học Tân Phước cũng
đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, nâng tổng số trường đạt chuẩn
quốc gia lên 14/40 trường
2.3 Tông quan về vân dé nghiên cứu
Theo Sở nông nghiệp và Phát triên nông thôn (2019) cây tiêu là một trong những
cây trồng chủ lực đem lại nguồn lợi kinh tế cao của tỉnh Bình Phước với điện tích 16.000
ha tập trung chủ yếu ở các huyện, thị như: Lộc Ninh chiếm 37%; Bù Đốp, chiếm 27%;
Hớn Quản chiếm 14%; Bình Long chiếm 11% diện tích cả tỉnh Thời điểm vàng, cây hồtiêu được ví như “vàng đen” giúp không ít nông dân chân chất trở thành tỷ phú chỉ saumột vụ mùa bội thu với mức giá cao nhất thời điểm đó 220.000 kg
Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, “vàng đen” hết thời, hồ tiêu liên tục trải qua
các cuộc "bão giá", rồi "bão bệnh" khiến người trồng gặp khó Đơn cử như niên vụ này,
dù giá đang “ấm lên” từng ngày nhưng nhà nông vẫn không khỏi khắc khoai lo âu vì hồ
tiêu rơi vào tình cảnh mắt mùa, trong khi giá nhân công thu hoạch và vật tư nông nghiệptăng gấp đôi Ngoài ra do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu kéo dai từ năm 2019 sang
năm 2020 gây ra tình trạng thiếu nước trên diện rộng, cùng với đó giá Hồ tiêu thế giớiliên tục giảm từ năm 2017 đến nay thấp hơn giá thành sản xuất của người trồng tiêu, vìvậy đời sông thu nhập của người nông dân gặp nhiều khó khăn khó có khả năng tiếp tụcđầu tư chăm sóc cây tiêu Theo đó, ngành nông nghiệp đã tăng cường việc tổ chức thực
13
Trang 27hiện sản xuất theo quy trình kỹ thuật cho từng vùng sản xuất Hướng dẫn thực hiện quytrình kỹ thuật chăm sóc và phòng trị bệnh hồ tiêu với tiêu chí ngắn gọn, dé hiểu và déthực hiện, thực hành trên các mô hình trình diễn kỹ thuật đối với hồ tiêu ở ngay vùngtrồng tiêu tập trung Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư sẽ chọn một phần diện tíchcủa hộ đang trồng tiêu dé trình diễn, nhân rộng mô hình, so sánh vườn tiêu được áp dụngkhoa học - kỹ thuật với vườn không áp dụng, từ đó tăng khả năng thuyết phục đối vớingười trồng tiêu.
Hiện nay có nhiều chuyên đề, luận văn, bài nghiên cứu về khả năng thích ứng
với các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp ở các trường đại học danh tiếng như Đại họcCần Tho, Dai Học Hué, Dai học Mở TP.HCM đều cho thấy việc đánh giá khả năng thíchứng với hạn hán là một giải pháp quan trọng, lâu dài, góp phần tái cơ cau ngành nôngnghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát trién bền vững trong sản xuất lúa gạo nói riêng
và các loại cây trồng khác trong những năm tới đây
14
Trang 28CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Cơ sở lý thuyết
a Nông hộ
Khái niệm: Nông hộ (hộ nông dân) tác giả Frank Ellis định nghĩa "Hộ nông dân
là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình,
sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình dé sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh
tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu
hướng hoạt động với mức độ không hoàn hao cao."
Đặc điểm của nông hộ: Nông dân là đơn vi kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuấtvừa là đơn vi tiêu dùng và vừa là một đơn vi kinh doanh vừa là một đơn vi xã hội Mốiquan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ, từ tự cấp tự
túc hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn Từ đó quyết định mối quan hệ của nông
hộ với thị trường Các nông hộ ngoai hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
Vai trò của nông hộ: Nông hộ là tế bào của nền nông nghiệp hàng hóa, là bộ phận
quan trọng của nền nông nghiệp, trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cho xã hội phù hợp vớiđặc điểm sản xuất Là nguồn lực quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dựngnông thôn mới Nông hộ là đơn vị trực tiếp xây dựng, gìn giữ và bảo vệ kết cấu hạ tầngnông thôn, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các vùng nông thôn
Trang 29b Biến đổi khí hậu
Khái niệm: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyền,thủy quyền, sinh quyền, thạch quyền hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tựnhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định được tính bằng thập kỷ hay hàng triệunăm Sự biến đổi có thê là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự
kiện thời tiết quanh một mức trung bình Biến đổi khí hậu (BĐKH) có thé giới hạn trongmột vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn cầu Ví dụ: ấm lên, lạnh đi.v.v hay
sự biến động của khí hậu dài hạn sẽ dẫn tới BDKH BDKH sẽ có tác động hết sức to lớn
đến sự sống cũng như hoạt động của con người nói riêng và của các sinh vật trên trái
đất nói chung
Nguyên nhân gây ra BDKH: Do sự gia tăng các hoạt động tạo ra chất thải KNK,khai thác quá mức các bé carbon như sinh khối, rừng, nguồn lợi thủy hải sản, hệ sinhthái Theo Nghị định thư Kyoto về BĐKH có 6 loại KNK cần phải kiểm soát: CO2,
CH4, N2 O, HFC, PFC va SF6 Trong đó hoạt động nông nghiệp tạo ra: CO2 do quá
trình sử dụng các nguyên liệu hóa thạch trong sản xuất; CH4 từ quá trình lên men cácchất thải nông nghiệp, lên men dạ có ở động vật nhai lại và N2 O từ phân bón (các loạiphân có chứa đạm) dùng trong trồng trọt
Đặc điểm của biến đổi khí hậu: Nhiệt độ trung bình tăng; lượng mưa thay đôi;
biến động cả về nhiệt độ và lượng mưa; thay đôi về lượng nước; tần suất và cường độcủa “những hiện tượng thời tiết cực đoan”; nước biên dâng và nhiễm mặn; biến đổi trongcác hệ sinh thái, tat cả những hiện tượng trên có tác động sâu sắc đến nông nghiệp
Tác động BDKH đối với nông nghiệp: Biến đổi khí hậu tác động tới tất cả cácvùng miền, các lĩnh vực về tài nguyên, môi trường và kinh tế xã hội, nhưng trong đó tàinguyên nước, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chịu tác động mạnh nhất
BĐKH là mối đe dọa lớn nhất đối với nông nghiệp, các thiệt hại do biến đổi khí hậu gây
ra cho nông nghiệp gần như không thẻ tính toán chỉ tiết được và hậu quả là chúng ta đốimặt với tình trạng mất an ninh lương thực Trên khắp thế giới, người nông dân đang nỗ
16
Trang 30lực thích nghi với những thay đổi ngày càng khó lường của thời tiết và các nguồn cung
câp nước.
c Hạn hán
Khái niệm: Hạn hán là một hiện tượng tự nhiên được coi là thiên tai, tạo thành
bởi sự thiếu hụt nghiêm trọng lượng mưa trong thời gian kéo dài, làm giảm hàm lượng
am trong không khí va hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hathấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước trong đất gây ảnh hưởng xấuđến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái gây đói nghèo, dịch bệnh nếu sắp xếp theo thứ tự gây thiệt hại về tài sản và sinh mạng trên toàn cầu thì hạn hán
đứng thứ 4 sau lũ lụt, động đất và bão
Nguyên nhân gây ra hạn hán
Mua rat ít, lượng mưa không đáng kể trong thời gian dai hầu như quanh năm,đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khô hạn và bán khô han
Lượng mưa trong khoảng thời gian dài đáng ké thấp hơn rõ rệt mức trung bìnhnhiều năm cùng kỳ Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu khắp các vùng, kể cả vùng
mưa nhiêu.
Mưa không ít lắm, nhưng trong một thời gian nhất định trước đó không mưa hoặc
mưa chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của sản xuất và môi trường xung quanh Đây là tình
trạng phổ biến trên các vùng khí hậu gió mùa, có sự khác biệt rõ rệt về mưa giữa mùa
mưa và mùa khô.
Do tình trạng phá rừng bừa bãi làm suy giảm nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệtnguồn nước
Do việc quy hoạch phát triển nông nghiệp và thủy sản không phù hợp, dẫn đến
sử dụng nước quá nhiều làm cạn kiệt nguồn nước
Do không đủ nguồn nước và thiếu những biện pháp cần thiết dé phát triển và bao
vệ nguồn nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng của sự phát triển kinh
tế-xã hội.
17
Trang 31Tác hại của hạn hán
Hạn hán có tác động to lớn đến môi trường, kinh tế, chính trị xã hội và sức khỏecon người Hạn hán là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật thậm chí là chiến tranh
do xung đột nguôn nước.
Hạn hán tác động đến môi trường như hủy hoại các loải thực vật, các loài độngvật, quan cư hoang da, làm giảm chat lượng không khí, nước, làm gia tăng nguy cơ cháyrừng, xói lở đất Các tác động này có thê kéo dài và không khôi phục được
Hạn hán tác động đến kinh tế xã hội như giảm năng suất cây trồng, giảm diệntích gieo trồng, giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực Tăngchỉ phí sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp Tăng giá thành
và giá cả các lương thực Giảm tổng giá trị sản pham chăn nuôi Các nhà máy thủy điệngặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành
Hạn hán có đặc điểm là hình thành chậm, thời gian ảnh hưởng kéo dài, có tác
động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực bao gồm đời sống sinh hoạt, sản xuất, môi trường,
Phân loại hạn hán
Hạn khí tượng: Thiếu hụt nước trong cán cân lượng mưa, lượng bốc hơi, nhất là
trong trường hợp liên tục mất mưa Ở đây lượng mưa tiêu biểu cho phần thu và lượng
bốc hơi tiêu biéu cho phan chi của cán cân nước Do lượng bốc hơi đồng biến với cường
độ bức xạ, nhiệt độ, tốc độ gió và nghịch biến với độ âm nên hạn hán gia tăng khi nắng
nhiêu, nhiệt độ cao, gid mạnh, thời tiệt khô ráo.
Hạn nông nghiệp: Thiếu hụt mưa dẫn tới mắt cân bằng giữa hàm lượng nước thực
tế trong đất và nhu cầu nước của cây trồng Hạn nông nghiệp thực chất là hạn sinh lý
được xác định bởi điều kiện nước thích nghi hoặc không thích nghi của cây trồng, hệ
canh tác nông nghiệp, thảm thực vật tự nhiên Ngoài lượng mưa ra, hạn nông nghiệp
liên quan với nhiều điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, ) và điều kiện xã hội (tưới, chế
độ canh tác, ).
18
Trang 32Hạn thủy văn: Dòng chảy sông suôi thâp hơn trung bình nhiêu năm rõ rệt và mực nước trong các tang chứa nước dưới dat hạ thâp Ngoài lượng mưa ra, hạn thuỷ văn chịu
ảnh hưởng của nhiêu yêu tô khác: dòng chảy mặt, nước ngâm tâng nông, nước ngâm
tâng sâu
Hạn kinh tế xã hội: Nước không đủ cung cấp cho nhu cầu của các hoạt động kinh
tê xã hội Đặc biệt là cho nhu câu nước sinh hoạt, sản xuât của con người.
Thực trạng hán hán trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Theo Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước (2020) tình trạnghán hán trong những năm gần đây liên tục xảy ra đã gây thiếu nước sinh hoạt và sảnxuất ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, mực nước ở các suối, ao, hồ nhỏ cạn kiệt Mặc dùtheo số liệu báo cáo của cơ quan Khí tượng thủy văn tỉnh Bình Phước cho thấy, trong 3tháng (từ thang 12/2019 đến cuối thang 2/2020), tuy một số khu vực trên địa bàn tinh
có mưa nhưng lượng mưa đo được không đáng kể Các xã Đăng Hà, Đắk Nhau, PhúSơn của huyện Bù Đăng; Lộc Thành, Lộc Khánh của huyện Lộc Ninh và một số xã củahuyện Đồng Phú từ đầu tháng 1/2019 đến nay không có mưa
Tại các công trình thủy lợi mực nước các hồ chứa quản lý đều xuống thấp so vớimực nước dâng bình thường, đặc biệt một số hồ mực nước xuống rất thấp như: hồ Suối
Cam 1, TP Đồng Xoài; hồ Lộc Quang, hồ Tà Thiết, hồ Tà Te, hồ Bù Kal, hồ Suối Nuy,
huyện Lộc Ninh; hồ Bù Ka, huyện Phú Riêng: hồ Bàu Úm, huyện Hớn Quản Hiện tại,
các hồ chứa thủy lợi cơ bản đáp ứng diện tích nhu cầu tưới; riêng hồ An Khương, hồ TàThiết, Suối Nuy, M26, Bù Ka, Bình Hà 1, Đắk Tol dung tích còn lại đưới 50% so vớithiết kế Mực nước các công trình thủy điện chính trên Sông Bé dưới mực nước dângbình thường, trong đó các công trình thủy điện: Thác Mơ đạt cao trình 210,148m, thấphơn 7,85m; Cần Đơn đạt cao trình 106,05m, thấp hơn 3,95m; Sok Phu Miêng đạt caotrình 71,43m, thấp hơn 0,57m Tổng số diện tích cây trồng bị ảnh hưởng hạn hán là
377,15ha trong đó: 213,65 ha cây ăn trái; 48,4 ha cây lúa; 30,3ha cây hồ tiêu; tập trung
tại các huyện thị: Bình Long, Lộc Ninh, Hớn Quản Diện tích cây trồng có nguy cơ bị
ảnh hưởng hạn hán là 618,3ha.
19
Trang 33Theo thống kê của ngành chức năng, tịnh trạng hán xảy ra nghiêm trọng nhất làvào mùa khô năm 2015-2016, với tổng số hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn
tỉnh là 32.088 hộ, tổng số diện tích cây trồng bị ảnh hưởng do hạn hán là 27.565,5 ha.Hon 28.000 ha cây trồng bị ảnh hưởng, hơn 38.000 hộ bị thiếu nước sinh hoạt, 588 ha
ao cá bị ảnh hưởng, 1.847 con trâu, bò thiếu nước uống, hơn 12 ha rừng bị cháy thực bì,
ước tổng thiệt hại 700 tỷ đồng
d Khả năng thích ứng
Thích ứng là một khái niệm rất rộng và khi áp dụng vào lĩnh vực biến đồi khí hậu
(BĐKH), nó được dùng trong rất nhiều trường hợp Sự thích ứng với khí hậu là một quátrình qua đó con người làm giảm những tác động bat lợi của khí hậu đến sức khoẻ, đờisong và su dụng những cơ hội thuận lợi ma môi trường khí hậu mang lại
Thuật ngữ thích ứng có nghĩa là điều chỉnh, hoặc thụ động, hoặc phản ứng tíchcực, hoặc có phòng bị trước, được đưa ra với ý nghĩa là giảm thiểu và cải thiện những
hậu quả có hại của BĐKH.
Khả năng thích ứng đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động, xử lý,cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hay thực sự đã vàđang xảy ra của khí hậu Sự thích ứng có thê là tự phát hay được chuẩn bị trước và cóthé được thực hiện dé đối phó với những biến đổi trong nhiều điều kiện khác nhau
Sự thích ứng còn có nghĩa là tất cả những phản ứng đối với BĐKH nhằm làmgiảm tính dé bị ton thương Sự thích ứng cũng còn có nghĩa là các hành động tận dụng
những cơ hội thuận lợi mới nảy sinh do BĐKH.
3.1.2 Một số chỉ tiêu tính toán
Sản lượng (SL): Là kết quả của quá trình sản xuất — Trong nông nghiệp nó làphần thu hoạch được sau một quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh
Doanh thu (TR): Là chỉ tiêu cho biết tổng số tiền thu được cùng với mức sản
lượng và mức giá bán một đơn vị sản phẩm
TR = SL x Don giá bán sản pham
Nang suat: La chi tiéu cho biét san lượng thu được trên một don vi diện tích
20
Trang 34Sản lượng thu hoạch
Năng suất = oe ¬6 Dién tich trong
Tổng chi phi sản xuất (TC): La chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí bỏ ra đầu tư vàoquá trình sản xuất Chỉ tiêu này nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô canh tác và mức đầu
tư của từng nông hộ.
Chi phí lao động = Chi phí lao động nhà + Chi phí lao động thuê
Lợi nhuận (7): Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, thê hiện kết quảtrực tiếp, lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả kinh tế cảng cao
7 = TR - TC
Thu nhập (TN): Là chỉ tiêu được tính toán bằng tiền, thể hiện giá trị còn lại saukhi trừ đi tất cả các khoản chi phí không ké chi phí lao động gia đình
Thu nhập hộ gia đình: I = 2 + chi phí lao động nhà
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
a Dir liệu sơ cap
Khái niệm: Dữ liệu sơ cấp được phỏng van trực tiếp người nông dân qua bangcâu hỏi được thiết lập sẵn Nó còn được gọi là các dữ liệu gốc, chưa được xử lý
Các số liệu sơ cấp đề đánh giá hiệu quả sản xuất sẽ được thu nhập bằng cách tiến
hành khảo sát các nông hộ trồng tiêu Qua cuộc đi khảo sát sẽ tiến hành phỏng van vàghi chép các số liệu vào bảng câu hỏi một cách chính xác nhất những câu trả lời và
những gì được quan sát.
21
Trang 35Harris (1985) cho rằng cỡ mẫu phù hợp để chạy hồi quy đa biến phải bằng sốbiến độc lập cộng thêm ít nhất là 50 Mô hình nghiên cứu có 7 biến độc lập tham gia.Thì cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 7 = 57 Vậy kích thước mẫu 80 là đủ điều kiện đề đáp ứng
mô hình hồi quy
Phương pháp xử lý dữ liệu
Số liệu thu thập được tổng hợp và đưa vào xử lý bằng các phần mềm Excel,Eviews, và các phần mềm liên quan Số liệu phải được kiểm tra kỹ dé đảm bảo phùhợp, đồng nhất về đơn vị và có tính chính xác
Kết quả được đưa ra sau khi xử lý giúp chúng ta đưa ra kết luận về khả năng thích
ứng với hạn hán của các nông hộ tại tỉnh Bình Phước.
3.2.2 Phương pháp phân tích
a Phương pháp thống kê mô tả
Định nghĩa: Thống kê mô tả là phương pháp khoa học liên quan đến việc thu thập
số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau dé phan anh motcach tong quat đối tượng nghiên cứu
Phân loại thống kê mô tả: Bao gồm thống kê mô tả khuynh hướng tập trung vàthống kê mô tả tính phân tán:
Thống kê mô tả khuynh hướng tập trung: Có thê là trung bình (mean), trung vị(median) Những thống kê này cho biết giá trị tiêu biểu của số liệu
Thống kê mô tả tính phân tán: Có 3 loại thống kê mô tả tính phân tán là độ lệchchuẩn, phương sai và khoảng tứ phân vị
22
Trang 36Thống kê mô tả bằng thang đo khoảng:
Giá trị khoảng cách = (Maximum — Minimum)/ n
Xử lý sô liệu: Sô liệu được chọn lọc và xử lý băng các phân mêm Word, Excel
va Eviews.
b Phuong phap so sanh
Phương pháp dùng dé so sánh các chỉ tiêu kinh tế đã được tông hợp Trong bài
nghiên cứu này, nhóm dùng phương pháp so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối
So sánh tương đối: mục đích của phương pháp này nhằm so sánh chỉ tiêu cùng
loại hay khác nhau nhưng có liên hệ với nhau dé đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống
của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian.
So sánh tuyệt đối: La giá trị của nhân tô hoặc chỉ tiêu ở kì nghiên cứu trừ giá trị
tương ứng ở kỳ gốc trong thời gian và địa điểm cụ thể
c Phương pháp HACI
Dé đo lường khả năng thích nghi của nông hộ, đề tài sử dung chỉ số thích nghicấp độ nông hộ (HACI) Trong đó, HACT là chỉ số trung bình có trọng số của các chỉ sốthành phan S, E, P, I Bảng 1 thống kê các số liệu được dùng đề tính HACI trong nghiên
cứu này.
23
Trang 37Bang 3 1 Nội dung các chỉ số thành phan HACI
Yếu tô đo lường khả năng HE Tên
Nội dung yêu tô (biên sô) , thích nghỉ biên
Yếu tô xã hội - Tisd phụ thuộc Si
(S) - Trình độ học van S2
- _ Ý thức, thái độ đối phó với thiên tai S3
Yếu tô kinh tế - _ Tống thu nhập của nông hộ Ei
- _ Khả năng tiếp cận tài chính của nông hộ E2Œ)
- Tài sản của hộ Hà
Yếu tố địa lý, cơ sở ha tang - Khoảng cách tới công trình thủy lợi Py
® - — Mức phát triển và hiệu quả các công trình Ps
)
thuy loi
, - Phan vùng (0: xa công trình thủy lợi, 1: gan
Yêu tô tự nhiên Ni
công trình thủy lợi)
- Vung hạn hán (0: 3 tháng trong năm, 1: 6
củ Wisi 3.j=1 Wj Ej ki WkDụ Dea wi N, Lincs Wmlm
i=1 Wi j= Wj Diet Wr ung Ww, m=1Wm
5 Trong đó: n, 0, p, q var là tông các sô biên sô (chi sô) trình bay lân lượt 5 nhóm
yêu tô S;, Ej, Pe, Nụ, và Im ở trên và W¡, Wj, We, W¡, và Wm lần lượt là các trọng sô của
các chỉ sô S;, E;, Px, Nụ, và Im Các trọng sô nay sẽ được xác định cho môi chi sô Các trọng sô nảy được xác định bởi cả các cư dân cộng đông và nhóm nghiên cứu dựa trên
24
Trang 38sự xếp hạng ưu tiên về tam quan trọng của những yếu tố trong việc xây dựng khả năngthích nghi của cộng đồng đối với tác động của hạn hán và mức độ thiệt hại của hạn hángây ra Chang hạn, đối với yếu tố S trong công thức HACI, chúng ta có các biến số về
sức khoẻ, giáo dục, kiến thức, và nhận thức Giữa bốn biến số này, các biến số nào ở
mức độ quan trọng (hay bị ảnh hưởng) nhiều và biến số nào ở mức độ quan trọng (hay
bị ảnh hưởng) ít nhất Khi đó, giá trị của các trọng số sẽ được tính toán Tiêu chuẩn xếphạng sẽ được sử dụng theo thang do Likert mức độ 5 Trong công thức HACI, chi số
trung bình trọng số (Weighted Mean IndexWMI) sẽ được xác định cho từng biến số S,
E, P, N, và I Tiếp theo, chỉ số trung bình trọng số tong (Aggregated Weighted Mean
Index-A WMI) của được xác định Cuối cùng chỉ số HACI được tính toán cho phân tích
khả năng thích nghi cấp độ nông hộ
Sau khi tính toán các chỉ số thích nghi từng phan và chỉ số thích nghi tong hợpcho từng nông hộ và cho cả cộng đồng, các mức độ thích nghỉ tương ứng sẽ được phân
loại như trong Bảng 3.2
Bảng 3 2 Bảng phân loại khả năng thích nghi
Gia trị HACI Kha nang thich nghi
d Phương pháp tương quan hồi quy
Hồi quy là công cụ cơ bản dé đo lường tác động kinh tế Phân tích hồi quy đo
lường mối quan hệ phụ thuộc của một biến gọi là biến phụ thuộc hay biến được giải
thích với một hay nhiều biến khác gọi là biến độc lập hay biến giải thích Phân tích hồi
quy được tiên hành qua các bước sau:
22
Trang 39Bước 1: Xác định và nêu ra các giả thuyét vê môi quan hệ giữa các biên kinh tê.
Kỹ thuật ước lượng hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp
bình phương bé nhất OLS-Ordinary Least Squares) dựa theo giả thuyết của mô hình nhưsau:
Mối quan hệ giữa Y va Xj là tuyến tính
Xi là các biến số ngẫu nhiên và các giá trị của nó là không đổi Ngoài ra không
có sự tương quan hoàn hảo giữa 2 hay nhiều hơn các biến độc lập
Số hạng sai số có giá trị kỳ vọng bằng không và phương sai không đổi (là hằngsố) cho tất cả các quan sát tức là E(z¡) = 0 E(e¡2) = 0 các biến số ngẫu nhiên z: là độc lập
về mặt thông kê Như vậy, E(ei, e¡) = 0 với i # j Số hạng sai số phân phối chuẩn
Bước 2 : Thiết lập mô hình toán học để mô tả quan hệ giữa các biến só
Phương trình hồi quy :
Y = 0 + a1X1 +02X2 + a3X3t + 0nXn+£
Y : biến phụ thuộc
Xi: biến độc lập (i= 1, 2, 3, , n)
ơ¡: hệ số ước lượng (I= 1,2, 3, , n)
£: sai số của mô hình
Bước 3: Ước lượng các tham số của mô hình (ai)
Các ước lượng này là các giá trị thực nghiệm của tham số trong mô hình Ngoài
ra, theo lý thuyết kinh tế lượng các giả thuyết của mô hình đều thỏa các hàm ước lượng
ơi là các hàm ước lượng tuyến tính không thiên lệch tốt nhất
Bước 4: Kiểm định giả thuyết đặt ra
Bước 5: Phân tích mô hình.
Kiểm định các hiện tượng trong mô hình
26