1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuẩn Đầu ra và cấu trúc chương trình Đào tạo cử nhân chuyên ngành kinh tế ngoại thương

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuẩn Đầu Ra Và Cấu Trúc Chương Trình Đào Tạo Cử Nhân Chuyên Ngành Kinh Tế Ngoại Thương
Trường học Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam
Chuyên ngành Kinh Tế Ngoại Thương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Tiểu luận được trình bày với nội dung tìm hiểu về Phương pháp học tập hiệu quả của sinh viên đối với các ngành Kinh tế nói chung và Chương trình đào tạo Chuyên ngành Kinh tế Ngoại thương

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

TIỂU LUẬNMÔN HỌC: GIỚI THIỆU NGÀNH KINH TẾ

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

MỞ ĐẦU v

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ 0

1.1 Quản lý thời gian hiệu quả 0

1.1.1 Khái niệm 0

1.1.2 Lợi ích của việc quản lý thời gian hiệu quả 1

1.2 Phương pháp học tập hiệu quả 2

1.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên 3

1.2.2 Các phương pháp học tập 3

1.3 Tạo mục tiêu và động lực học tập 7

1.3.1 Xác định mục tiêu học tập 7

1.3.2 Tạo động lực học tập 8

CHƯƠNG 2: CHUẨN ĐẦU RA VÀ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG 10

2.1 Mục tiêu và chuẩn đầu ra 10

2.1.1 Mục tiêu đào tạo 10

2.1.2 Chuẩn đầu ra 12

2.2 Cấu trúc chương trình đào tạo 23

2.2.1 Khối kiến thức không tính tích luỹ 23

2.2.2 Khối kiến thức, kỹ năng cơ bản 23

Trang 3

2.2.3 Khối kiến thức, kỹ năng cơ sở 24

2.2.4 Khối kiến thức, kỹ năng chuyên ngành 24

2.2.5 Khối kiến thức, kỹ năng tự chọn 25

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ NGÀNH NGHỀ VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM 27

3.1 Các vị trí công việc phù hợp với ngành nghề đào tạo 27

3.2 Các phẩm chất và điều kiện để trở thành một cử nhân chuyên ngành Kinh tế Ngoại thương 27

3.3 Quan điểm cá nhân về nghề nghiệp tương lai 29

3.3.1 Quan điểm cá nhân về nghề nghiệp tương lai 29

3.3.2 Lập kế hoạch cho bản thân trong 4 năm học đại học 30

KẾT LUẬN 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

1.1 Ví dụ về cách xếp hạng ưu tiên công việc 3

2.2.4 Khối kiến thức, kỹ năng chuyên ngành 14

Trang 6

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang trở thành “điểm vàng” đầu tư tại Đông Nam Á, thu hút rất nhiều nguồn lực nước ngoài đổ về cũng như tham gia giao dịch với nhiều công ty quốc tế Hoạt động ngoại thương chính vìthế càng trở nên sôi nổi, nhộn nhịp hơn bao giờ hết Điều này đã mở ra nhiều cơ hội việc làm dành cho các sinh viên theo học nhóm ngành Kinh doanh quốc tế, mộttrong số đó phải kể đến Chuyên ngành Kinh tế Ngoại thương

Tiểu luận được trình bày với nội dung tìm hiểu về Phương pháp học tập hiệu quả của sinh viên đối với các ngành Kinh tế nói chung và Chương trình đào tạo Chuyên ngành Kinh tế Ngoại thương của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam nói riêng Em rất mong có được sự đóng góp ý kiến khoa học của các thầy cô giáo và của bạn đọc để cho bài viết này được thêm phần hoàn thiện hơn

Tiểu luận được chia thành 3 chương:

Chương 1: Một số phương pháp học tập hiệu quảChương 2: Chuẩn đầu ra và cấu trúc chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành kinh tế ngoại thương

Chương 3: Quan điểm cá nhân về ngành nghề và vị trí việc làm

Trang 7

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ

1.1 Quản lý thời gian hiệu quả

1.1.1 Khái niệm

Quản lý thời gian là quá trình tổ chức và lập kế hoạch để phân chia thời giangiữa các hoạt động và ưu tiên cụ thể Việc quản lý thời gian sẽ góp phần tạo thành thói quen tốt và năng suất làm việc cao hơn Điều này sẽ giúp chúng ta gia tăng sự tập trung, xây dựng sự tự tin và cho phép ta sử dụng thời gian một cách hiệu quả.Mục tiêu của quản lý thời gian là tối đa hóa thời gian chúng ta dành cho các hoạt động cụ thể giúp bản thân đạt được mục tiêu nhanh hơn Lợi ích của việc quản

lý thời gian cho phép giảm thời gian cho những công việc không quan trọng và tăng thời gian cho những công việc quan trọng

Quản lý thời gian một cách hiệu quả không có nghĩa là làm nhiều việc hơn hoặc làm chúng nhanh hơn Quản lý thời gian hiệu quả có nghĩa là hoàn thành nhiều công việc quan trọng hơn trong một ngày ngay cả khi thời gian eo hẹp và

áp lực cao Trên thực tế, quản lý thời gian hiệu quả mới có thể sử dụng thời gian hiệu quả

Để quản lý thời gian hiệu quả, mỗi chúng ta phải có một kế hoạch rõ ràng đểđầu tư nguồn thời gian quý giá vào những việc quan trọng Quản lý thời gian tốt khiến ta có chủ ý hơn về cách đầu tư thời gian của mình Một trong những thách thức cơ bản trong việc quản lý thời gian hiệu quả là ghi nhớ sự khác biệt giữa

"khẩn cấp" và "quan trọng" Chỉ tính khẩn cấp không thể làm cho một nhiệm vụ trở nên quan trọng Sự kết hợp giữa các nguyên tắc cá nhân và các ưu tiên đối với mục đích cuối cùng mới quyết định tầm quan trọng của một nhiệm vụ

Hoàn thành tốt công việc cá nhân không chỉ là trách nhiệm của chính mình

mà còn tránh làm phiền đến người khác, không để bản thân bị thụ động hay dựa dẫm khi làm công tác nhóm Chính vì vậy, những người đạt thành tích cao luôn là người có khả năng quản lý thời gian tốt

Trang 8

1.1.2 Lợi ích của việc quản lý thời gian hiệu quả

Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả giúp tăng cường sự tập trung và năng suất, giúp ta đạt được kết quả lớn hơn trong thời gian ngắn hơn Đồng thời, nó cũng khiến nhiều công việc quan trọng được hoàn thành một cách đơn giản và dễ dàng hơn

Cân bằng cuộc sống và công việc

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc quản lý thời gian là cânbằng cuộc sống và công việc Khi đó, chúng ta có thể làm việc hiệu quả hơn và có nhiều thời gian hơn để dành cho những mối quan hệ khác của mình

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống tạo ra sự cân bằng tốt giữa cuộc sống nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân Việc dành nhiều giờ làm việc sẽ dẫn đến nguy cơ bị kiệt sức và lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi

Tự do hơn về thời gian

Khi có nhiều thời gian tự do hơn, chúng ta có thể tập trung thời gian vào việc thiết lập và đạt được những mục tiêu lớn nhất của mình

Tự do hơn về thời gian cũng đảm bảo việc có nhiều thời gian hơn dành cho gia đình và bạn bè, làm sâu sắc thêm các mối quan hệ và theo đuổi những sở thích mới

Trang 9

Khả năng tập trung hiệu quả

Quản lý thời gian hiệu quả làm tăng sự tập trung và cải thiện năng suất trong công việc và học tập, giúp chúng ta có thể nắm bắt những cơ hội lớn, đồng thời dành nhiều thời gian hơn cho các dự án, mục tiêu và những người quan trọng

Điều này giúp xây dựng thói quen tích cực và cho phép chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động để đạt được mục tiêu của mình.Một ví dụ về cách xếp hạng ưu tiên công việc

Hướng đến mục

tiêu

UT1 Làm bài tập ở nhà Chuẩn bị cho bài kiểm tra Hoàn thành một công việc khẩn cấp

UT2 Đọc sách trước giờ học Lập sơ đồ tư duy Chuẩn bị bài thi từ sớm Tập thể dục mỗi ngày

Không hướng đến

mục tiêu

UT3 Các công việc gián đoạn nửachừng

Trả lời tin nhắn, email Xem ti vi (hoạt động giải trí)

UT4 Lướt mạng Internet Hỏi chuyện điện thoại

Đi chơi

Bảng 1.1: Ví dụ về cách xếp hạng ưu tiên công việc

Trong đó:

UT1: Hành động khẩn cấp hướng đến mục tiêu

UT2: Hành động không khẩn cấp hướng đến mục tiêu

UT3: Hành động khẩn cấp không hướng đến mục tiêu

UT4: Hành động không khẩn cấp không hướng đến mục tiêu1.2 Phương pháp học tập hiệu quả

Khối lượng kiến thức giảng dạy ở bậc Đại học vô cùng lớn, phương pháp giảng dạy và môi trường học tập cũng khác xa bậc học phổ thông Vì vậy, sinh viêncần có phương pháp học tập thích hợp để có thể tiếp thu được hết khối lượng kiến thức đồ sộ đó Bước vào Đại học, không ít các tân sinh viên bỡ ngỡ vì cách học,

Trang 10

cách dạy mới Sinh viên được coi là những con người đã trưởng thành, việc học và dạy ở Đại học nhấn mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân

1.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên

Một số quan niệm và đặc tính ảnh hưởng đến việc học:

Tập quán thụ động của hầu hết các sinh viên: sinh viên Việt Nam thường thụ động So sánh với sinh viên các nước, sinh viên Việt Nam thua ở sự chủ động, tích cực, năng động

Hầu hết sinh viên chưa có khả năng tự học tốt: khả năng tự học tốt quyết định việc tiếp thu kiến thức bền chắc nhất, sâu sắc nhất Phải đúc kết, rèn luyện, tìm ra phương pháp học tập tốt nhất cho mình

Kỹ năng làm việc nhóm yếu: kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng quan trọng hàng đầu mà người kỹ sư, cử nhân khi mới ra trường cần có để xin việc Do nhiều nguyên nhân khác nhau, do tình trạng kinh tế, văn hoá, tập quán xã hội, sinh viên Việt Nam ít có khả năng làm việc nhóm.Tiêu cực, thiếu trung thực trong mọi công việc và học tập

Sự bận tâm về việc làm thêm, kiếm sống

Ngại khó, ngại khổ và thái độ trung bình chủ nghĩa

Trang 11

như việc chúng ta có thể dành cả ngày để làm những công việc bận rộn (lướt qua email, rửa rất nhiều bát đĩa, tham gia một vài cuộc gọi cho những người xung quanh) nhưng không thực sự đạt được bất cứ điều gì cuối cùng.

Lập kế hoạch và nghiêm túc thực hiện

Nhiều người coi việc lập kế hoạch và lên lịch là những hoạt động buồn tẻ

và thừa thãi Cảm nhận này thường đến từ một số loại trải nghiệm không tích cực, chẳng hạn như một người đã từng thử lập kế hoạch cho tuần của

họ trên lịch Google, nhưng sau đó bỏ cuộc vì kế hoạch không mấy khi thành công

Lập kế hoạch không bao giờ là một sự lãng phí thời gian Cả lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn đều là loại hình hoạt động chiến lược có thể cải thiện và nâng cao năng suất một cách đáng kể

Rèn tính kỷ luật, tự giác đối với bản thân

Đôi khi chúng ta xác định và viết ra các mục tiêu của mình, sắp xếp thứ

tự ưu tiên cho các nhiệm vụ, lên kế hoạch và lên lịch khi nào sẽ làm gì công việc đó đầy, nhưng sau đó, ta lại không hề thực hiện được Thật không may, đó là một tình huống phổ biến với hàng trăm nghìn người Mặc dù chúng ta có thể tìm thấy nhiều lý do để bào chữa, nhưng nguyên nhân thường là do thiếu kỷ luật tự giác

Vì vậy, kỷ luật tự giác là gì? Nói một cách đơn giản, đó là khả năng làm điều gì đó cần phải làm, bất kể chúng ta có muốn làm điều đó hay không

Kỷ luật bản thân có nghĩa là trì hoãn sự thoải mái của chúng ta để đổi lấy những lợi ích và thành công lâu dài Kỷ luật tự giác không phải là thứ để học rồi quên, mà nó phải được rèn luyện thường xuyên và liên tục.Kiểm soát thời gian rảnh rỗi

Con người không phải là máy móc, vì vậy việc đi loanh quanh và dành thời gian nghỉ ngơi, vui chơi hoặc tận hưởng những sở thích cá nhân là

Trang 12

điều hoàn toàn bình thường Tuy nhiên, điều này có thể trở thành chướng ngại vật cho những ước mơ và khát vọng của chúng ta nếu nó vượt quá tầm kiểm soát.

Chúng ta thường có xu hướng đánh giá quá cao khối lượng công việc và

số lượng việc mình làm trong khi thực tế chúng ta thường có một lịch trình khá thoải mái Chỉ bằng thay đổi cách nhìn nhận, chúng ta có thể giảm thời gian đi lang thang vu vơ và xoay xở để xem qua danh sách nhiệm vụ của mình

Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết

Nhiều người trong chúng ta từ chối việc nhận sự giúp đỡ hay đóng góp ý kiến từ người khác, không sẵn sàng chia sẻ hay tin tưởng vào họ.Tuy nhiên, khả năng làm việc không phải là vô hạn và việc giảm tải một

số công việc hàng ngày, chẳng hạn như gọi điện thoại, sẽ giải phóng không gian cho các nhiệm vụ khó khăn hoặc bất kỳ nhiệm vụ khẩn cấp nào có thể xảy ra Nói cách khác, nếu chúng ta muốn làm việc hiệu quả, phát triển và tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng nhất, thì việc nhờ

vả và nhận sự giúp đỡ của những người xung quanh là rất cần thiết 1.2.2.2 Phương pháp A.S.P.I.R.E

Phương pháp A.S.P.I.R.E (J.R Hayes, 1989) là một phương pháp học tập hiệu quả, ứng dụng các kỹ năng cần thiết, bao gồm:

A (attitude): thái độ tích cực

S (Select): lựa chọn công cụ học tập

P (Put together): Tổng hợp

I (Inspect): Kiểm tra

R (Reconsider): Xem xét lại

E (Evaluate): Mở rộng

Trang 13

1.2.2.3 Phương pháp SQ3R (hay SQRRR)

Phương pháp này được Franciss Pleasant Robinson giới thiệu vào năm 1946 trong quyển sách Học tập hiệu quả (Effective Study) Đây là phương pháp hữu hiệu nhằm giúp sinh viên nắm hết nội dung, thông tin của một tài liệu, một quyển sách,… thông qua việc phải chú tâm đọc tài liệu một cách tích cực Phương pháp này được nhiều trường Đại học trên thế giới khuyến khích các sinh viên sử dụng đểnâng cao hiệu quả học tập, nghiên cứu

Trong đó:

S (Survey): Khảo sát

Q (Question): Đặt câu hỏi

R (Read): Đọc

R (Recite): Thuật lại

R (Review): Xem lại

1.2.2.4 Phương pháp ghi chú bằng sơ đồ tư duy

Việc ghi chú trong học tập là một điều phổ biến giúp người học sắp xếp kiếnthức theo một cách riêng, dễ hiểu, dễ nhớ hơn, đồng thời tập trung vào thông tin quan trọng cần phải nhớ Có ba lý do chính tại sao phải ghi chú:

Ghi chú tiết kiệm thời gian

Ghi chú giúp tăng khả năng nhớ bài

Ghi chú giúp hiểu bài tốt hơn

Những lợi ích của sơ đồ tư duy:

Tiết kiệm thời gian vì chỉ tận dụng các từ khoá

Tăng khả năng tiếp thu và giúp nhớ bài nhanh: hình dung, liên tưởng, làmnổi bật sự việc

Sử dụng hai bán cầu não cùng một lúc

1.2.2.5 Các phương pháp học tập khác

Phương pháp ghi nhớ theo từ khoá

Phương pháp ghi nhớ dành cho số

Trang 14

Phương pháp học tập qua hình ảnh, không gian

sẽ quên mục tiêu, bị phân tâm và mất động lực để theo đuổi

Người có thể viết ra mục tiêu và kế hoạch cụ thể 3%

Người hoàn toàn không biết (hoặc không có) mục tiêu hay kế hoạch cụ thể 84%

Bảng 1.2 Số liệu khảo sát năm 1980

Sinh viên cần thiết kế và xác định mục tiêu trong bảy lĩnh vực sau trong cuộc sống:

Các mục tiêu về tài chính và tài sản

Các mục tiêu về học tập và nghề nghiệp

Các mục tiêu về vui chơi và giải trí

Trang 15

Các mục tiêu về sức khoẻ và thể dục, thể thao

Các mục tiêu về gia đình và các mối quan hệ

Các mục tiêu về phát triển năng lực cá nhân

Các mục tiêu về hoạt động cộng đồng và từ thiện

Mục tiêu được xác định cũng cần đáp ứng các yêu cầu sau (SMART):

S (Specific) Cụ thể: phải rõ ràng để có thể hướng tới một cách rõ ràng

M (Measurable) Có thể đo lường được: để so sánh và xác định mức

độ đạt được với những kết quả sau này

A (Achievable) Có thể đạt được: đạt được với những nguồn lực sẵn có

R (Relevant) Phù hợp: phải phù hợp với môi trường và hoàn cảnh hiện có trong thực tế

T (Time bound) Có thời hạn: phải có thời gian hoàn thành và được theo dõi tiếng độ thường xuyên

1.3.2 Tạo động lực học tập

Thúc đẩy tư duy phát triển thay vì tư duy cố định

Niềm tin về tư duy cố định cho rằng con người sinh ra đã có hoặc không có những khả năng và tài năng nhất định, và những khả năng

đó không thể thay đổi được

Những người có tư duy cố định hay cố gắng chứng tỏ bản thân và thường né tránh các thử thách vì họ không muốn tỏ ra mình đang gặp khó khăn Mặt khác, một người có tư duy phát triển lại tin rằng khả năng và tài năng có thể được trau dồi và cải thiện thông qua làm việc chăm chỉ

Phát triển những mối quan hệ có ý nghĩa và tôn trọng lẫn nhau

Mỗi chúng ta đều mang những màu sắc cá tính khác nhau, và trước hết ta cần tôn trọng sự khác biệt ấy

Trang 16

Chúng ta có cách tiếp thu kiến thức và nhiều sở trường riêng biệt Trong mỗi môi trường luôn tồn tại một số kiểu người hoặc năng động hoặc dè dặt, có thể sôi nổi hay trầm lắng, Tuy nhiên, ta nên có thái

độ cởi mở với nhau để có thể chia sẻ và học hỏi được nhiều hơn, đồngthời góp phần xây dựng một cộng đồng học tập gắn kết

Đặt kỳ vọng cao và đặt mục tiêu rõ ràng

Khi các kỳ vọng được vạch ra rõ ràng, chúng ta xác định được việc học của mình đang hướng tới đâu Hướng tới các mục tiêu hàng ngày, hàng tuần và hàng năm một cách kiên trì giúp ta nhìn nhận được ý nghĩa và khó khăn của mục tiêu mà ta theo đuổi

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần rèn luyện chăm chỉ, chuyên cần, sẵn sàng học hỏi và rút kinh nghiệm từ những sai lầm để trở nên tiến bộ hơn

Trang 17

CHƯƠNG 2: CHUẨN ĐẦU RA VÀ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

2.1 Mục tiêu và chuẩn đầu ra

2.1.1 Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo được xây dựng nhằm đào tạo cử nhân kinh tế ngoại thương có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân

Có đạo đức tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có ý thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có ý chí phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Các sinh viên sau khi được đào tạo trở thành các cử nhân kinh tế ngoại thương nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo

Mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo là:

Cung cấp kiến thức ngành về kinh tế và kinh doanh quốc tế giúp cho sinhviên hiểu được sự vận hành của một nền kinh tế, hiểu được các hoạt độngkinh doanh quốc tế; trang bị kiến thức chuyên ngành Kinh tế ngoại thương giúp cho sinh viên nắm bắt được quy trình cụ thể đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu;

Năng lực thiết kế (D), thực hiện (I) và vận hành (O) các thành quả của quá trình đào tạo liên quan đến lĩnh vực kinh tế ngoại thương;

Nâng cao sự hiểu biết về bối cảnh nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh tế ngoại thương

Với các mục tiêu tổng quát và cụ thể trên, mục tiêu đối với định hướng nghềnghiệp của sinh viên chuyên ngành Kinh tế ngoại thương hướng đến những vị trí sau:

Các sở ban ngành có bộ phận hội nhập kinh tế quốc tế; có liên quan đến kinh doanh quốc tế, kinh tế quốc tế, đầu tư nước ngoài

Trang 18

Các công ty kinh doanh có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu;Các công ty kinh doanh có liên quan đến hoạt động logistics, vận tải, giao nhận;

Các hãng tàu, đại lý hãng tàu, công ty vận tải biển;

Các doanh nghiệp kinh doanh và khai thác cảng;

Các tổ chức tài chính, tín dụng có liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế

Trang 19

2.1.2 Chuẩn đầu ra

Mã số Nội dung KhungTĐQG TĐNL

1.1.1.1 Có khả năng hiểu và áp dụng các kiến thức về toán học tối ưu 3.01.1.1.2phân bố xác xuấtCó khả năng hiểu và áp dụng các kiến thức về xác xuất và quy luật 3.01.2 Kiến thức cơ bản về KHXH khoa học chính trị, pháp luật và quản lý,

1.2.1 Kiến thức cơ bản về KHXH, khoa học chính trị K2

1.2.1.1

Có khả năng hiểu và tiếp nhận, phản hồi hệ thống những quan điểm về

tự nhiên và về xã hội, làm sáng tỏ nguồn gốc, động lực, những quy luật

chung của sự vận động, phát triển của tự nhiên và của xã hội loài

1.2.1.2

Có khả năng hiểu về các phương thức sản xuất, học thuyết kinh tế từ

đó hình thành năng lực tư duy lý luận, tư duy độc lập trong phân tích

và giải quyết các vấn đề thực tiễn chính trị - xã hội 3.51.2.1.3văn hoá Hồ Chí Minh từ đó góp phần xây dựng nền tảng con người mới.Có khả năng hiểu biết mang tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị 3.5

1.2.1.4

Có khả năng hiểu biết về các kiến thức cơ bản có hệ thống về đường lối

cách mạng của Đảng bao gồm hệ thống quan điểm, chủ trương về mục

tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam từ

đó ý thức được trách nhiệm công dân của mình đối với công cuộc xây

dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng 3.51.2.1.5giải thích lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về chủ nghĩa xã hộiCó khả năng áp dụng các hiểu biết về lý luận kinh tế, chính trị, xã hội 3.5

1.2.2.1xuất kinh doanhCó hiểu biết cơ bản về hệ thống pháp luật kinh tế trong hoạt động sản 2.01.2.2.1 Nắm được địa vị các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế quốc dân 2.0

1.3.1.1 Hiểu được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản, thái độ, đạo đức nghề nghiệp của ngành kinh tế 2.0

1.3.2.1

Có khả năng hiểu biết mang tính hệ thống về những khái niệm cơ bản về

khoa học kinh tế, lý thuyết cung cầu, lý thuyết về hành vi của người tiêu

1.3.2.2 Có hiểu biết cơ bản về các cấu trúc của thị trường, các thất bại thị trường và các biện pháp khắc phục của Chính phủ 2.0

Trang 20

1.3.3.1 và ý nghĩa của các biến số kinh tế vĩ môCó hiểu biết mang tính hệ thống về những khái niệm, cách tính toán 2.01.3.3.2 của chúng đến nền kinh tế.Có hiểu biết cơ bản về những chính sách của chính phủ và tác động 2.0

1.3.4.1

Có khả năng hiểu và vận dụng các lý luận nền tảng về tài chính, tiền tệ

trong nền kinh tế thị trường, làm tiền đề để nghiên cứu các môn nghiệp

vụ thuộc khối ngành Kinh tế và Tài chính Kế toán, bao gồm các kiến

thức chung về thị trường tài chính, tài chính doanh nghiệp, giá trị thời

gian của tiền, các định chế tài chính và quá trình cung ứng tiền tệ 2.0

Có khả năng áp dụng, xây dựng và cung cấp các phương pháp phân

tích đánh giá mặt lượng các hoạt động kinh tế - xã hội của các tổ

1.3.7.1

Có khả năng hiểu và vận dụng kiến thức chung về thuế và nội dung cơ

bản của chính sách thuế hiện hành Học phần giúp sinh viên hiểu và

vận dụng được cách tính các loại thuế liên quan đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp Học phần đề cập tới các nội dung:

Đại cương về thuế; thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc

biệt; thuế bảo vệ môi trường; thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập

doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân

2.5

1.3.8.1

Có khả năng hiểu biết mang tính hệ thống những kiến thức cơ bản về

kinh tế lượng, các bước tiến hành để đi lượng hóa mối quan hệ giữa

các biến kinh tế, hiểu thế nào là phân tích hồi quy 2.51.3.8.2 Có hiểu biết cơ bản về hàm hồi quy đơn, hàm hồi quy bội, hàm hồi quy

1.3.8.3

Có khả năng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, phát hiện các

khuyết tật và biện pháp khắc phục nếu có, để có thể phục vụ cho công

1.3.9.1 Hiểu được các phương thức giao dịch thương mại quốc tế 2.51.3.9.2 quốc tếNắm được những vấn đề cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa 2.51.3.9.3 nghĩa vụ trách nhiệm của các bên trong hợp đồng thương mại quốc tếVận dụng điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2010 để quy định về 2.5

1.3.10.1phân loại giao tiếp, các nguyên tắc và kỹ năng cơ bản trong giao tiếp)Hiểu được những vấn đề cơ bản trong giao tiếp (khái niệm, vai trò, 2.5

Ngày đăng: 06/02/2025, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN