BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ, KHAI THÁC KHO, BÃI CỦA CẢNG HOÀNG DIỆU HẢI PHÒNG - 2022 1... Là một thành phố cảng, là nơi
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ, KHAI THÁC KHO, BÃI
CỦA CẢNG HOÀNG DIỆU
HẢI PHÒNG - 2022
1
Trang 2MỤC LỤ
PHẦN MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CẢNG HOÀNG DIỆU 4
1.1 Thông tin cơ bản về công ty 4
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 4
1.3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh 6
1.3.1 Ngành nghề kinh doanh : 6
1.3.2 Lĩnh vực kinh doanh 7
1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật 7
1.4.1 Kho bãi 7
1.4.2 Cơ sở hạ tầng – trang thiết bị 8
1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty 9
1.6 Thành tựu và kết quả đạt được 10
CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC KHO, BÃI CỦA CẢNG 10
2.1 Nghiệp vụ quản lý, khai thác kho bãi 10
2.2.Nhiệm vụ, các loại hàng hóa và sản phẩm chính 11
2.3 Nhân sự và các đơn vị trực tiếp tham gia sản xuất: 12
2.3.1 Các đội 12
2.3.2 Các tổ sản xuất: 13
2.4 Các quy định pháp lý liên quan: 13
2.5 Quy trình thực hiện nghiệp vụ tại Cảng: 17
2.6 Các loại chứng từ, giấy tờ có liên quan 20
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
2
Trang 3bè quốc tế Sau gần hai thập kỷ thực hiện quy hoạch, tới nay hệ thống cảng biển ViệtNam đã có tổng cộng 281 bến cảng với khoảng 92,2 km chiều dài cầu cảng, tăng 4,4lần chiều dài bến cảng so với năm đầu tiên thực hiện quy hoạch (năm 2000)
Là một thành phố cảng, là nơi đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọngđiểm Bắc Bộ, Hải Phòng luôn là một trong các thị trường có dịch vụ cảng biển năngđộng nhất cả nước với nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành như: Công ty Cổ phần TânCảng – 189 Hải Phòng, Công ty TNHH Thương mại Nam Ninh, Công ty Cổ phầnCảng xanh VIP, Công ty Cổ phần Cảng Nam Hải – Đình Vũ, Công ty TNHH mộtthành viên cảng Hoàng Diệu
Trong thời gian tham gia học phần thực tập cơ sở ngành, em đã được thực tập tạiCông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Hoàng Diệu và có cơ hội tìm hiểu
về quá trình hình thành, phát triển cũng như một số đặc điểm về cơ cấu, ngành nghề, của quý công ty Từ những thông tin tìm hiểu được trong quá trình tham gia thực tậpcùng với sự hướng dẫn của thầy đã giúp em hoàn thiện bài báo cáo thực tập cơ sởngành một cách tốt nhất
3
Trang 4CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN CẢNG HOÀNG DIỆU
1.1 Thông tin cơ bản về công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Hoàng DiệuTên giao dịch: Cảng Hoàng Diệu
Tên quốc tế: Hoang Dieu port one member limited company
Thời gian hoạt động: 24h/ ngày
Địa chỉ: Số 3 đường Lê Thánh Tông, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, thành phốHải Phòng, Việt Nam
Vị trí địa lý ( Kinh độ-vĩ độ): 20’52’N – 106’41’E
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1870-1873, sau khi bình định Nam Kỳ, thực dân Pháp bắt đầu thực hiện âmmưu xâm lược Bắc Kỳ Để đối phó, triều đình nhà Nguyễn đã xây dựng gấp Ninh Hảithành một cảng lớn có thể làm cửa ngõ cho cả xứ Bắc Kỳ thông thương với bên ngoài.Bùi Viện đã tổ chức 1 cuộc thị sát tại bến Ninh Hải và cho lập 2 đồn binh, lập nha HảiPhòng, trạm thuế quan ở ngã 3 sông Cấm và sông Tam Bạc Những việc này đã dặtnền móng cho sự ra đời và phát triển của đô thị và cảng biển Hải Phòng sau này.Cảng Hải Phòng được xây dựng từ năm 1874 và được chính thức thành lập từ năm
1876, có 170m cầu bằng gỗ và 2 cụm kho Chiêu thương cục của nhà nước được thànhlập, làm nhiệm vụ chuyên trách việc buôn bán với nước ngoài, theo đề nghị của BùiViện, đã mở 1 chi điểm ở Ninh Hải Chi điểm này sau trở thành phố Chiêu Thương rất
4
Trang 5sầm uất Những năm tiếp theo, Chiêu Thương quán ở Ninh Hải đã thu hút 1 số đôngcác nhà buôn người Việt Hoa đến sinh cơ lập nghiệp, mở cửa hàng buôn bán Đâychính là bước đầu trong quá trình phát triển giao thương của cảng Hải Phòng với quốctế.
Dưới thời Pháp thuộc, nhận thấy những ưu điểm và vai trò không thể thiếu của cảngHải Phòng, thực dân Pháp đặc biệt coi trọng và quan tâm phát triển cảng cả về chiềurộng cũng như chiều sâu Trong giai đoạn này, cảng Hải Phòng được sử dụng như mộtbến phục vụ cho tàu thuyền quân đội Pháp
Năm 1900, cảng được kè đá từ bến Sáu Kho đến bến Cầu Ngự và đến năm 1902,toàn quyền Đông Dương quyết định xây dựng cảng Bắc Kỳ tại đây và gọi là Cảng HảiPhòng
Ngày 13/5/1955, Hải Phòng được giải phóng, trước yêu cầu của công cuộc khôiphục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, đội ngũ công nhân Cảng vượt qua các khókhăn đã tăng cường hoạt động để đạt và vượt chỉ tiêu mà cấp trên đặt ra
Trong những năm đất nước bị chia cắt, cảng Hải Phòng đã đóng vai trò quan trọngtrong cả công cuộc xây dựng kinh tế miền Bắc, đảm bảo chi viện co miền Nam cũngnhư là một trong các cửa ngõ quan trọng của tuyến đường Bắc Nam Vai trò to lớn củacảng Hải Phòng trong chiến thắng 1975 đã được Nhà nước ghi nhận bằng nhiều danhhiệu cao quý Sau khi cả nước thống nhất, cảng Hai Phòng tiếp tục là mục tiêu pháttriển được đặc biêt chú trọng
Năm 1991 đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hoạt động của cảng cùngvới chuyến thăm của tổng bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam
Đỗ Mười và Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, bản kế hoạch tổng thể theo hướng đổimới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể của cảngHải phòng cho đến năm 2010
Đầu năm 2006, việc đưa tuyến luồng mới Lạch Huyệnkênh Hà Nam và khu neo đậuchuyển tải tại Lạch Huyện vào khai thác đã mở ra cơ hội mới cho sự phát triển củakhu vực cảng biển Hải Phòng Trong tương lai gần, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòngtiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 DWT sẽ được xây dựng
Trải qua 21 năm tồn tại và phát triển, Cảng Hải Phòng luôn đóng vai trò là “ Cửakhẩu “ giao lưu quan trọng nhất của phía Bắc đất nước Cảng Hải Phòng là cảng có
5
Trang 6lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, có hệ thống thiết bị hiệnđại và cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn, phù hợp với phương thức vận tải, thương mạiquốc tế.Hàng hóa xuất nhập khẩu của 17 tỉnh phía Bắc và hàng quá cảnh của Bắc Lào
và Nam Trung Quốc… thông qua Cảng Hải Phòng đã đến với thị trường các nước vàngược lại
Cảng Hoàng Diệu là một cảng thuộc Cảng Hải Phòng, nằm trong vùng tam giác kinh
tế Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh, đây là một khu vực có điều kiện cơ sở hạ tầng vàkinh tế phát triển, Cảng Hoàng Diệu là một địa điểm tin cậy cho việc xếp dỡ hàng hóathông qua Hải Phòng cũng như các tỉnh và thành phố ở miền Bắc Việt Nam
Từ ngày 01 tháng 02 năm 2016, Cảng Hoàng Diệu chuyển đổi mô hình hoạt độngthành Công ty TNNN Một thành viên Cảng Hoàng Diệu với tư cách pháp nhân độclập
1.3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
1.3.1 Ngành nghề kinh doanh :
1 Sửa chữa máy móc, thiết bị
2 Sửa chữa thiết bị khác
3 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
4 Vận tải hàng hóa đường sắt
5 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
6 Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
7 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
8 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy
9 Bốc xếp hàng hóa
10 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
11 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống lưu động ( trừ quầy bar )
12 Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với kháchhàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới…)
13 Dịch vụ phục vụ đồ uống
14 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sửdụng hoặc đi thuê
15 Cho thuê xe có động cơ
16 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
6
Trang 717 Cung ứng lao động tạm thời ( không bao gồm cung ứng lao động tạm thờicho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động )
18 Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác
19 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại
Hệ thống kho chứa hàng có tổng diện tích 28500 m vuông, chia thành 7 kho nhưnghiện tại thu gọn còn 6 kho và chứa được tất cả các loại hàng hóa:
Trang 81.4.2 Cơ sở hạ tầng – trang thiết bị
Gồm 9 cầu tàu với chiều dài 1385m, độ sâu trước bên từ 7,5m đến 8m với trọng tải từ
22 xe nâng hàng với công suất 4 - 30 tấn
2 xe nâng hàng container với công suất 7 - 45 tấn
21 xe đầu kéo container với công suất 20 feet/40 feet
3 cân điện tử trong đó 1 cân 120 tấn và 2 cân 80 tấn
60 gầu ngoạm với công suất 2.512
8
Trang 94 Phòng Kỹ thuật Vật tư An toàn
5 Phòng Kinh doanh Tiếp thị
6 Phòng Hàng hóa
7 Phòng Điều hành sản xuất
Đội sản xuất trực tiếp và đội phục vụ gồm 14 đơn vị:
1 Đội Cơ giới
Trang 108 Khối tàu phục vụ (tàu HC 52, tàu Lam Kiều 02).
1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên cảng Hoàng Diệu1.6 Thành tựu và kết quả đạt được
Bến cảng Hoàng Diệu là 1 trong 3 bến cảng của công ty cổ phần Cảng HảiPhòng có vai trò quan trọng của khu vực phía Bắc với công suất khoảng 10 triệutấn/ năm; trong đó Cảng Hoàng Diệu chiếm gần 60% lượng hàng hóa bốc xếp
Là cảng duy nhất trong cả nước có hệ thống đường sắt kết nối với hệ thốngđường sắt quốc gia để vận chuyển các loại hàng rời như lưu huỳnh, quặng…
10
Trang 11CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC KHO, BÃICỦA CẢNG
2.1 Nghiệp vụ quản lý, khai thác kho bãi
Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết với nhau,tác động qua lại lẫn nhau được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống quacác bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểmsoát và hoàn thiện Vì vậy, logistics là quá trình liên quan tới nhiều hoạt độngkhác nhau trong cùng một tổ chức, từ xây dựng chiến lược cho đến các hoạtđộng chi tiết, cụ thể để thực hiện chiến lược
Đối với ngành vận tải thì logistics bao gồm mọi hoạt động lập kế hoạch, tổchức thực hiện các dịch vụ kinh doanh liên quan đến vận tải (đường biển, đường
bộ, đường hàng không, đường thủy nội địa,…), lưu kho bãi, sắp xếp, đóng gói,bao bì hàng hóa sẵn sàng cho quá trình vận tải và phân phối hàng hóa đi các nơitheo yêu cầu của người ủy thác
Trong logistisc, cảng nắm đầu mối quan trọng trong chuỗi logistics và do vậy
có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả của cả quy trình logistics.Vậy nên nghiệp vụ quản lý và khai thác kho bãi tại cảng là nghiệp vụ vô cùngquan trọng
2.2 Nhiệm vụ, các loại hàng hóa và sản phẩm chính
Nhiệm vụ của công ty trong nghiệp vụ quản lý kho, bãi: Kí kết hợp đồng xếp
dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hóa với chủ hàng, giao hàng xuất khẩucho phương tiện vận tải và nhận hàng nhập khẩu từ phương tiện vận tải nếuđược ủy thác, kết toán việc giao nhận hàng hóa và lập các chứng từ cần thiết,tiến hành xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản và lưu kho hàng hóa
Nếu trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản,lưu kho mà hàng hóa bị hưhỏng do lỗi của Cảng thì Cảng phải chịu trách nhiệm bồi thường hàng hóa bị hưhỏng
Các loại hàng hóa: Các loại hàng hóa thông qua Cảng bao gồm rất nhiều mặthàng đa dạng như các thiết bị máy móc, vật liệu xây dựng, than, gỗ, lương thực,hàng tiêu dùng… với các hình thức đa dạng như hòm, kiện, hàng rời, hàng bao,hàng rau quả tươi sống, hàng nguy hiểm, hàng siêu trọng…
Sản phẩm chính: dịch vụ xếp dỡ, dịch vụ lưu kho bãi, dịch vụ chuyển tải hànghóa Ngoài ra còn có các dịch vụ khác như cân hàng, giao nhận, thuê tàu lai dắt,thuê sà lan, thuê công nhân…
Dịch vụ xếp dỡ chiếm tỉ trọng rất cao về sản lượng và doanh thu, gồm cácnhóm hàng: Xếp dỡ hàng ngoài container : hàng hóa thông thường; hàng hóa là
11
Trang 12ô tô, xe chuyên dùng; xếp dỡ đóng gói hàng rời, xếp dỡ hàng trong container:xếp dỡ, đảo chuyển container trong cùng 1 hầm hoặc trong cùng 1 tàu; xếp dỡcontainer từ hầm này sang hầm khác trong cùng 1 tàu; xếp dỡ dịch chuyểncontainer trung chuyển; dịch vụ đóng, rút hàng hóa trong container; dịch vụphục vụ kiểm hàng trong container và kiểm tra PTI; dịch vụ giám định, kiểmdịch hàng hóa trong container…
Dịch vụ lưu kho bãi: Hàng ngoài container lưu tại kho hoặc lưu tại bãi; hàngcontainer: container thường, container lạnh có dùng điện và ô tô, xe chuyêndùng
Dịch vụ chuyển tải: Chuyển tải hàng hóa ngoài container xếp dỡ hàng từ tàuxuống sà lan tại vùng nước, bốc hàng từ sà lan lên bãi cảng hoặc lên thẳngphương tiện chủ hàng tại cầu cảng; vận chuyển hàng từ vũng nước chuyên tải vềcầu Cảng Hải Phòng và ngược lại theo yêu cầu của khách hàng; chuyển tải hàngcontainer: chuyển container từ vùng neo Bến Gót về Hoàng Diệu, chuyểncontainer từ Hạ Long về Hoàng Diệu, các trường hợp khác theo thỏa thuận củaCảng với khách hàng
2.3 Nhân sự và các đơn vị trực tiếp tham gia sản xuất:
2.3.1 Các đội
Thứ nhất, Đội cơ giới có các trách nhiệm như sau:
Có trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa trong cảng theo các phương án xếp dỡ
Có chức năng nhiệm vụ quản lý trực tiếp các phương tiện thiết bị như xe hàng,
xe nâng, xe cẩu
Tổ chức sản xuất đồng thời có kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị,phương tiện
Thứ hai, Đội đế có các trách nhiệm như sau:
Quản lý các phương tiện như cần trục chân đế, cần trục bánh lốp
Luôn đảm bảo trạng thái kỹ thuật tốt cho các phương tiện trên từ đó tổ chứcsản xuất kết hợp với kế hoạch sửa chữa
Thứ ba, Đội xếp dỡ có các trách nhiệm như sau:
Chịu trách nhiệm xếp dỡ cho các tàu chở hàng tới cảng
Quản lý các kho bãi và các thiết bị xếp dỡ phù hợp với công việc cơ giới hóaxếp dỡ hàng rời
12
Trang 13Tổ chức thực hiện xếp dỡ hàng hóa ở các tuyến tiền phương, hậu phương,trong kho, ngoài bãi
Đây chính là lực lượng chủ đạo trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện chỉtiêu sản lượng của xí nghiệp
Thứ tư, Đội bảo vệ có các trách nhiệm như sau:
Có nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trong nội bộ xí nghiệp
Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện ra vào cảng nhằm đảm bảo nội quy,quy định của xí nghiệp
Thứ năm, Đội vệ sinh công nghiệp có các trách nhiệm như sau:
Chịu trách nhiệm về việc quét dọn vệ sinh, tu sửa cầu tàu kho bãi khi bị hưhỏng nhẹ
Đảm bảo tốt công tác vệ sinh công nghiệp để phục vụ cho công tác khai thácxếp dỡ hàng hóa
Thứ sáu, Đội tàu phục vụ chuyên chở công nhân vào khu vực chuyển tải.Thứ bảy, Đội đóng gói chuyên đóng gói hàng rời và sửa chữa nhỏ các dụng cụ
và công cụ đóng gói
Thứ tám, đội hàng rời chuyên bốc xếp hàng rời
Thứ chín, Đội kho bãi, cân hàng, giao nhận, dịch vụ có các trách nhiệm nhưsau:
Tổ chức khai thác và đảm nhiệm nhiệm vụ giao nhận hàng hóa từ tàu hayphương tiện vận tải bộ của chủ hàng tới tổ chức giao hàng cho chủ hàngĐảm bảo chính xác các nguyên tắc và thủ tục xếp hàng hóa ở kho bãi đúng quy địnhgiúp thuận tiện cho việc kiểm tra điều tiết sản xuất, có trách nhiệm quản lý, bảo quảnhàng hóa, lưu kho khi chủ hãng yêu cầu
Thu cước bốc xếp, cước giao nhận, cước bảo quản hàng hóa ở các bộ phận liênquan, xác nhận chứng từ chi trả lương cho công nhân xếp dỡ hàng hóa
Đảm bảo công tác phục vụ khai thác, rút nhanh hàng, dễ dàng, thuận tiện
Theo dõi các thủ tục giao nhận hàng hóa, thành lập và cung cấp đầy đủ các chứng từ
để theo dõi tính ngày lưu kho
2.3.2 Các tổ sản xuất
Với nhiệm vụ được các đội phân công, các tổ triển khai cụ thể các bước theo chuyênmôn nghề nghiệp của mình để hoàn thành tốt công tác, nhiệm vụ được giao về chấtlượng, năng suất, hiệu quả và đảm bảo an toàn lao động
13
Trang 14Công nhân trực tiếp tham gia sản xuất được tổ chức làm theo ca và có số lượng phùhợp với chức năng, nhiệm vụ của từng tổ sản xuất.Một ca làm việc có thời gian là 6tiếng và được phân bổ như sau: ca sáng từ 6h - 12h, ca chiều từ 12h - 18h, ca tối từ18h đến 24h, ca đêm từ 24h - 6h.
Áp dụng chế độ đảo ca liên tục không nghỉ ngày chủ nhật Công nhân thay nhau làmviệc và thay nhau nghỉ trong từng ngày, mỗi công nhân khi kết thúc ca làm việc củamình sẽ được nghỉ 12 giờ, nếu làm ca đêm sẽ được nghỉ 36 giờ sau đó lại tiếp tục làmviệc ở ca tiếp theo
2.4 Các quy định pháp lý liên quan:
Theo Mục 1, 2 Chương II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 108:2021/BGTVT cóyêu cầu về vị trí, quy mô và chức năng đối với cảng cạn như sau:
Vị trí, quy mô cảng cạn phải đảm bảo thuận lợi trong quá trình khai thác, kết nối với
hệ thống cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế và đảm bảo các điều kiện sau:
“1.1 Phù hợp với quy hoạch hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt
1.2 Gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối trực tiếp với cảng biển; Kết nốiđồng bộ hạ tầng giao thông vận tải khác (hàng không, đường sắt, đường bộ, đườngthủy nội địa)
1.3 Phải có ít nhất 02 phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đaphương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao.1.4 Diện tích yêu cầu của cảng cạn phải đảm bảo: (i) đủ công suất khai thác thiết kếhiện tại; (ii) đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức liên quan tạicảng; (iii) có xét đến sự phát triển của cảng cạn trong tương lai; (iiii) Diện tích tốithiểu của cảng cạn không được nhỏ hơn 05 ha
2 Yêu cầu về chức năng
Cảng cạn phải được thiết kế, quy hoạch tổng mặt bằng bao gồm các phân khu đểđảm bảo các chức năng sau:
2.1 Nhận và gửi hàng hóa vận chuyển bằng container, hàng hóa khác
2.2 Tập kết container, hàng hóa khác để vận chuyển đến cảng biển và các nơi kháctheo quy định của pháp luật
2.3 Kiểm tra và thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.2.4 Đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra
14