1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tìm hiểu dịch vụ Đóng gói hàng hóa của công ty tnhh giao nhận quốc tế trường thành

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Dịch Vụ Đóng Gói Hàng Hóa Của Công Ty TNHH Giao Nhận Quốc Tế Trường Thành
Tác giả Bùi Quang Gia Thịnh, Nguyễn Quỳnh Trang, Trịnh Thị Trang, Nguyễn Thị Cẩm Tú, Nguyễn Thị Hoàng Yến
Người hướng dẫn Th.S Phạm Thị Yến
Trường học Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam
Chuyên ngành Kinh Tế Chuyên Ngành Logistics
Thể loại Báo Cáo Logistics
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Cần phải chống, chèn bên trong bằng cách sử dụng ván lót hay chèn lótgỗ thanh, chiếu, vỏ bao,… - Khi lô hàng gom một số kiện nhỏ nên đóng gói gộp lại thành những kiện tobằng cách chằng b

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH LOGISTICS

BÁO CÁO LOGISTICS DỊCH VỤ

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU DỊCH VỤ ĐÓNG GÓI HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC

TẾ TRƯỜNG THÀNH

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Yến

Họ tên SV: Bùi Quang Gia Thịnh - 84999

Nguyễn Quỳnh Trang - 85223Trịnh Thị Trang - 885264Nguyễn Thị Cẩm Tú - 85366Nguyễn Thị Hoàng Yến - 85644Nhóm: N04

HẢI PHÒNG – 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH LOGISTICS

BÁO CÁO LOGISTICS DỊCH VỤ

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU DỊCH VỤ ĐÓNG GÓI HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC

TẾ TRƯỜNG THÀNH

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Yến

Họ tên SV: Bùi Quang Gia Thịnh - 84999

Nguyễn Quỳnh Trang - 85223Trịnh Thị Trang - 885264Nguyễn Thị Cẩm Tú - 85366Nguyễn Thị Hoàng Yến - 85644Nhóm: N04

HẢI PHÒNG – 2022

1

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ ĐÓNG GÓI HÀNG HOÁ 4

1.1.Yêu cầu kỹ thuật trong việc đóng gói hàng hoá 4

1.2.Loại bao gói đối với hàng bao kiện 5

1.3.Đóng hàng trong container 6

1.4.Đánh mã kỹ hiệu bao bì hàng hoá 9

1.4.1 Mục đích và yêu cầu 9 1.4.2 Ký hiệu mã tiêu chuẩn 11 1.4.3 Ký mã hiệu với hàng nguy hiểm độc hại 11 CHƯƠNG 2: DỊCH VỤ ĐÓNG GÓI HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN GIAO NHẬN QUỐC TẾ TRƯỜNG THÀNH .14

2.1 Giới thiệu doanh nghiệp 14

2.1.1 Thông tin chung 14 2.1.2 Năng lực doanh nghiệp 15 2.2 Dịch vụ đóng gói hàng hóa của công ty Trường Thành Logistics 15

2.2.1 Mục đích của đóng gói hàng hoá 15 2.2.2 Các quy định đối với việc đóng gói sản phẩm nói chung 15 2.2.3 Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ đóng gói hàng hoá 16 2.2.4 Quy trình đóng gói hàng hóa của công ty 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

2

Trang 4

Danh mục hình ảnh

Hình 1.1 Logo công ty Trường Thành LogisticsHình 1.2 Các dịch vụ tiêu biểu của công tyHình 2.1 Các dụng cụ đóng gói hàng hóa

Danh mục bảng biểu

Bảng 2.1 Bảng giá đóng gói bằng thùng cartonBảng 2.2 Bảng giá đóng gói bằng pallet, thùng gỗ

3

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ ĐÓNG GÓI

HÀNG HOÁ1.1 Yêu cầu kỹ thuật trong việc đóng gói hàng hoá

Khi đóng gói cần đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật sau đây:

- Hàng hoá phải được xếp gọn gàng trong bao bì, rải đều và được chằng buộchợp quy cách Hàng xếp đầy trong hòm gỗ hay hòm carton sẽ làm cả hòm vữngchắc

- Hàng đóng không đầy hòm phải kê đệm chống xê dịch trong quá trình vậnchuyển Cần phải chống, chèn bên trong bằng cách sử dụng ván lót hay chèn lót(gỗ thanh, chiếu, vỏ bao,…)

- Khi lô hàng gom một số kiện nhỏ nên đóng gói gộp lại thành những kiện tobằng cách chằng buộc chúng với một giá đỡ bằng gỗ (wooden pallet base)

- Việc tập hàng vào một đơn vị thích hợp với yêu cầu trọng lượng, kích cỡ, làmcho khi bốc dỡ giảm tới mức tối thiểu nguy cơ trộm cắp, và giảm bớt sự căngthẳng về làm hàng vì những đươn vị lướn hơn cần sử dụng thiết bị làm hàngbằng cơ giới hơn là sử dụng kỹ thuật thủ công thô sơ

- Đóng trên pallet hoàn toàn phù hợp với hàng hoá đưuojc vận chuyển bằngcontainer mặc dù những hàng hoá đó cũng có thể được chuyên chở bằngphương pháp thông thường

- Khi lựa chọn loại bao bì thích hợp, cần chú ý khả năng hàng hoá có teher bị xếpquá tải khi xếp cùng kiện khác trong kho hay trên phương tiện vận tải

- Kỹ thuật chằng buộc dán băng thích hợp cần được sử dụng cho tất cả các kiệnhàng

Những thể lệ của nước đến cũng như nước chuyển tải (nếu có) cần phải đượckiểm tra để đảm bảo là nước đó không ngăn cấm loại vật liệu đóg gói đặc biệt với vậtliệu có hại cho môi trường

- Cần kiểm tra những hàng carton hay hòm gỗ cũ vì những hòm này rất dễ biếndạng hay hư hỏng và có thể dẫn đến mất cắp do hàng hoá lộ ra bên ngoài

4

Trang 6

- Để cải tiến việc bốc dỡ các hàng hoá lớn hơn, thiết kế của bao bì phải phù hợpvới kích cỡ của sản phẩm nhằm tiết kiệm cho phí về cước phí và bao bì.Đối với người gửi hàng cần chú ý đến vấn đề sau để giảm cước đến mức tốithiểu:

- Về mặt thể tích của hàng, bao bì phải có kích cỡ tối thiểu

- Cần sử dụng tối đa không gian trong bao bì

- Hàng được hưởng các mức giá cước khác nhau không nên đóng trong cùng 1kiện vì có thể người chuyên chở sẽ tính cước cho toàn bộ hàng theo mức cước

áp dụng cho loại hàng chịu cước cao nhất

- Điều quan trọng là phải có bao bọc chống thấm nước cho hàng và che phủchống thấm nước cho bao bì, đặc biệt khi hàng nằm ở khu vực không có máiche như ở khu vực hải quan

- Cần tránh đóng thêm vỏ bao ngoài với danh nghĩa là để bảo vệ bao bì nhằm sửdụng tối ưu khả năng chuyên chở Điều này đặc biệt quan trọng trong vậnchuyển hàng hoá khi những kiện hàng được đóng gộp vào pallet hay container

- Nguyên liệu bột hay hạt nên đóng trong vải mềm nhiều lớp phù hợp với yêu cầucủa nguyên liệu đó, có tính đến tính chất ký hoá của nó

- Trong trường hợp hàng ép kiện nên sử dụng lớp giấy chống ẩm bên trong lớp

xơ ép, ngoài cùng là lớp bao đay hay loại tương tự được chằng buộc

- Trong việc thiết kế hãy lựa chọn bao bì thích hợp nếu có thể, nên tham khảo ýkiến của người nhận hàng và lấy yêu cầu của họ về đóng gói bao bì những bao

bì cụ thể vận chuyển trên những tuyến đường cụ thể nào đó Cũng nên đượcngười nhận xác định là các thiết bị làm hàng tại cảng đến sẵn sàng ở mức nào,phương tiện vận chuyển nội địa có đến mức nào nếu như hàng sẽ phải vậnchuyển vào sâu nội địa

- Đối với bao bì hàng xuất khẩu, phải coi trọng việc trình bày hình dáng thiết kế,màu sắc trang trí bao bì, nâng cao tính hấp dẫn của hàng hoá tại thị trường xuấtkhẩu và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm

1.2 Loại bao gói đối với hàng bao kiện

5

Trang 7

Người bán hàng thường chịu trách nhiệm đóng gói đối với hàng bao kiện trướckhi giao hàng cho người mua Hàng bao kiện này được đóng gộp lại và sỡ ra ở nơi đến

để phân phối cho từng người nhận,

Loại bao gói cần cho từng loại sản phẩm khác nhau tuỳ thuộc theo bản chất vàkhối lượng sản phẩm cũng như phương thức vận tải Nói chung những loại bao gói sauđây được sử dụng phổ biến:

- Hòm bằng carton: Đây là loại bao bì được sử dụng rộng rãi, có hiệu quả và tiếtkiệm Mặc dù giá tương đối thấp nhưng có thể chịu được những rủi ro trong vậntải bình thường và bảo vệ được hàng hoá, chống mất mát và hư hỏng Nhữngloại hòm này đặc biệt phù hợp với việc vận chuyển hàng bách hoá

- Hòm gỗ kín: Những hòm gỗ này kéo dài độ bền theo thời gian và đủ sức chịutải của hàng hoá xếp đè lên trên Hòm gỗ thường đắt hơn hòm carton Hòm gỗđặc biệt thích hợp khi hàng hoá chuyên chở bằng phương pháp thông thường vàđối với hàng nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm ướt,… Hàng hoá có thể phải bảo vệbằng cách đặt lót vật liệu cách nhiệt, giấy dầu, bao chất dẻo Hòm làm bằng gỗdán là loại mà đang được sử dụng nhiều nhất

- Hòm gỗ nan thưa: Đây là những hòm làm như 1 bộ khung Có thể dùng hòm gỗthưa để đóng gói trực tiếp sản phẩm (các thiết bị, vật liệu xây dựng) để thuậntiện cho việc bốc dữo và sắp xếp hàng Ngoài ra, hòm này được dùng như baogói bên ngoài để gia cố cho những hòm gỗ dán bên trong hay tăng thêm sức bảo

vệ cho hòm carton chứa bên trong

- Bao mềm (Sack): Đối với một số hàng hạt (phân bón, ngũ cốc), việc dùng baomềm là phù hợp để vận chuyển và lưu trữ Tuy nhiên, nó lại có nhược điểm là

dễ bị hư hỏng do dùng móc (hook) để bốc dỡ

- Thùng các loại (Drums): Những loại này thường được sử dụng đựng chất lỏngnhư mủ cao su, hoá chất, rượu,… và những chất rắn khác như hoá chất, ximăng

1.3 Đóng hàng trong container

* Nguyên tắc xếp hàng vào container:

- Hàng hoá phải được xếp chặt container để không xô lệch trong container

6

Trang 8

- Hàng hoá phải được ngăn giũ cẩn thận để ngăn chặn việc xô lệch và di chuyểnđối với hàng hoá xếp đơn chiếc trong container, ngăn chặn đống hàng khỏi sụp

đổ và đè vào cửa container, rơi ra ngoài khi mở container tại điểm đến

* Những phương pháp bảo vệ hàng hoá:

- Cột chống đỡ, thanh ngang, thanh chống đỡ được đặt bên trong chỗ trống nhằmgiữ cho hàng khỏi ép vào thành container hay vào những thành khác

- Dây chằng buộc, dây thép, xích, đai nẹp, hay lưới được chằng buộc vào nhữngđiểm căng buộc thích hợp

- Vật đệm: Những miếng ngăn cách bằng gỗ, những đệm lót bằng vật liệu tổnghợp, đồ chèn lót, có thể bơm phồng lên để làm đầy những khoảng trống và giữcho hàng hoá đứng yên khỏi va vào thành Chèn bằng hàng tạo bức tường chắn

ba chiều

* Những hỗ trợ để bảo vệ hàng:

Mọi việc xếp hàng phải được thực hiện theo các điều kiện: Loại hàng, cách sắpxếp, thiết bị có sẵn, thiết bị cố định trong container Khi áp dụng cần nhớ các điểm sauđây:

- Phải luôn luôn sử dụng chốt bảo vệ có sẵn bên trong Vì lý do hiển nhiên phảituân theo giới hạn xếp hàng an toàn ở chốt bảo vệ

- Bất cứ loại gỗ chèn lót nào cũng phải khô và tuân theo quy định kiểm dịch hiệnhành

- Bất cứ cột chống đỡ nào ép vào thành container phải có thêm gỗ được đặt theochiều dọc giữa thành và điểm chống đỡ để phân bố trọng lượng

- Những thứ chèn, chèn lót hay chống chà xát hữu ích là lốp xe cũ, đệm bằnggiấy bồi và carton cuộn

* Kỹ thuật ngăn giữ một số loại hàng:

Hàng nặng về phần trên phải chêm, có cột chống và chằng buộc để tránh bị lật

đổ Hàng nặng phải bảo vệ bằng đai tròn chắc chắn hay phải có cột gỗ, xích hoặc dâythép có vít xoáy 3 tấn xích đủ giữ hàng đến 18 tấn trọng lượng Hàng hoá biến dạngđàn hồi có thể làm cho dây chằng lỏng ra Có thể khắc phục được bằng cách sử dụng

7

Trang 9

dây đàn hồi, không cần buộc pallet nếu khoảng cách giữa pallet và thành container nhỏhơn hoặc bằng 10cm Nếu cần phải buộc chặt và xếp pallet vào thành container, nênchêm những khối gỗ giữ các pallet, cũng cần nhét những tấm carton giữa các palletxếp hàng để chống cọ sát, tránh hàng hoá lẫn lộn, chèn ép nhau.

* Những phòng ngừa trong việc xếp hàng:

Trong phần lớn các trường hợp, khoảng trống giữa các bề mặt của hàng vàcontainer là 2,5 – 35cm Không được cho hàng bị đổ vào khoảng trống này:

- Sử dụng những điểm chằng buộc cố định thích hợp để đan chéo dây thừng, dâythép, dây da,…

- Dùng tấm gỗ đơn giản cho những chỗ có khoảng cách rộng hơn và cho hàngnặng

- Những thứ chèn như đệm bằng giấy bồi, bằng len dạ,… đối với khoảng cáchhẹp hơn và hàng nhẹ hơn Mặc dù đôi khi có thể buộc khối hàng liên kết lại vớinhau, nhưng nên sử dụng những điểm cố định đặt ở vị trí của những hàngcontainer hàng bách hoá

- Việc chằng buộc dây nilon to bản có lõi sợi polyetilen hay dây thép đan quanhững điểm này tạo hàng rào hữu hiệu

* Những phòng ngừa khác về phương tiện chất xếp:

- Hàng phải được gói buộc chặt chẽ, bao bì và nhãn mác hay bản thân phải chấtcàng đầy càng tốt nhằm chống lại những sức ép từ bên ngoài

- Những kiện hàng phải đủ cứng để chịu trọng lượng đè lên trên, chồng lên được

độ cao ít nhất 8 feet

- Nếu nhiều loại hàng được xếp trong container, cần nắm chúng phải hợp nhau vàkhông thể làm bẩn lẫn nhau

- Hàng nặng và hàng lỏng xếp dưới đáy, hàng nhẹ và hàng khô xếp lên trên

- Trong khuôn khổ và giới hạn thực tế, từng kiện hàng phải càng lớn càng tốt vì

có thể giảm chi phí 20% và tăng hiệu quả về khối lượng lên 10%

- Nơi nào thích hợp, hàng hoá nên xếp theo dãy để việc lưu kho và kiểm tra tiếnhành nhanh sau khi dỡ hàng Nếu hàng hoá phải làm thủ tục hải quan trước khi

8

Trang 10

xếp hàng, việc sắp xếp đó cũng tạo điều kiện dễ dàng cho kiểm tra hải quan vàtránh được việc phải dỡ cả conatiner ra nếu hàng hoá xếp ở cuối container, xacửa.

- Cố gắng sắp xếp cho khoảng trống không thể tránh được trong đống hàng nằmdọc theo đường tâm của container, không để ở bên thành Như vậy sẽ hạn chếphải di chuyển hàng, dễ dàng và rẻ tiền hơn

- Khi sắp xếp hàng vào container nguyên tắc phải là cấm hút thuốc để tránh hưhại cho hàng hoá và phương tiện

- Hàng nặng khi xếp phải được tính toán theo hình thù, kích cỡ và trọng lượngcủa chúng

Tuy nhiên theo hướng dẫn, trọng lượng của hàng phải đều trên sàn containerbằng cách làm cho chịu tải thích hợp hay chèn lót như sau:

- Về chiều rộng: Phân chia trên toàn bộ chiều rộng của container

- Về chiều dài: Một tấn trọng lượng hàng hoá có thể rải ra ít nhất trên hai thanhdầm ngang dưới sàn container cách nhau 1ft

- Toàn bộ trọng tải phải phân chia càng đều càng tốt, nhưng trong điều kiện nhấtđịnh, nửa phần trong của container có thể chịu được 65% trọng tải hay ngượclại, nửa phần ngoài có thể chịu được hơn 60% tổng trọng tải

* Những yêu cầu tối ưu hoá sức tải và sức chứa của conatiner:

Khi chất xếp hàng lẻ vào container, nhà cung cấp dịch vụ đóng hàng vàocontainer cần tận dụng tối đa dung tích và trọng tải cho phép của container bằng cáchgiải bài toán tối ưu hoá chất xếp hàng trong conatiner

1.4 Đánh mã kỹ hiệu bao bì hàng hoá

9

Trang 11

chuyển hàng đến đích nhanh chóng an toàn và để kiểm tra hàng, khi đối chiếu với kỹ

mã nhãn hiệu hàng hoá

- Có những nét đặc biệt để dễ dàng phân biệt sản phẩm cùng loại, bằng nhữngphác hoạ, màu sắc, hình thể và tên sản phẩm theo truyền thống hoặc mới đượcngười tiêu dùng tín nhiệm

- Có những mục cần nhấn mạnh ví dụ tên riêng của sản phẩm và nơi sản xuấthoặc những đặc trưng tiêu biểu của sản phẩm

- Có sự phức tạp đặc biệt (nếu có thể) để bảo vệ sản phẩm, chống hàng giả.Mục đích của việc ghi ký hiệu, mã hiệu, nhãn hiệu trên bao bì là nhằm quảngcáo sản phẩm, cho phép dễ dàng nhận biết và lựa chọn sản phẩm, hoặc gây chú ý đốivới người tiêu dùng; hướng dẫn khách hàng về kỹ thuật chất xếp, bảo quản, vậnchuyển và tháo mở khi sử dụng Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch, tìm kiếm,tiếp nhận và sử dụng hàng hoá

Đối với loại hàng hoá xuất khẩu, để thuận tiện cho việc gửi hàng, giao nhận,người ta dùng các ký hiệu, nhãn hiệu ghi trên bao bì có nội dung thông tin ngắn gọnnhư:

- Tên loại hàng hoá cụ thể đến quy cách cỡ loại (ghi bằng ký mã hiệu hai bên đãthống nhất)

- Tên, địa chỉ đơn vị gửi hàng, nước sản xuất, có thể tên thật hoặc ký hiệu, địa chỉthật hoặc mã hiệu

- Tên, địa chỉ đơn vị nhận hàng, cảng, ga được thể hiện bằng tên thật Kể cả kýhiệu địa chỉ, số nhà, cơ quan, phố xá

- Số hợp đồng đã ký kết giữa hai bên, ghi mã hiệu và số hợp đồng hoặc đơn hànghai bên đã ký

- Số lượng hòm kiện của hòm gửi hàng (ví dụ: 7/10)

- Tên ga, cảng cuối nhận hàng; tên thật và tên quốc tế

- Trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bì của hàng hoá

- Các tài liệu kèm theo

10

Trang 12

Các thông tin chỉ dẫn làm hàng (ký hiệu làm hàng), hướng dẫn cách chất xếp,bảo quản, bảo vệ móc cáp, mở bao bì và những điểm cần chú ý khi tác động đến sảnphẩm Một số ký hiệu thông dụng gồm:

- Để thẳng theo chiều mũi tên

1.4.2 Ký hiệu mã tiêu chuẩn

Ký hiệu mã ghi trên những kiện hàng được gọi là ký mã hiệu xếp hàng, phục vụcho việc phân định của người chuyên chở và những người tham gia bốc dỡ những kiệnhàng đó trong tất cả các giai đoạn 1 vận chuyển cũng như người nhận hàng tại điểmhàng đến Nó cũng làm cho việc kiểm tra hàng hoá đối chiếu với chứng từ được dễdàng, nhanh chóng

Kỹ mã hiệu phải được tô bằng khuôn chữ và những con số rõ nét ở các mặt vàtrên nóc kiện hàng để phát hiện và nhận ra ngày từ xa

Ký mã hiệu và nhãn hiệu phải đơn giản và nhất quán về mọi chi tiết chủ yếu,đồng thời tránh đưa vào những chi tiết không cơ bản dễ dẫn đến sai sót nhầm lẫn vàchậm xếp hàng

Các tổ chức quốc tế đã cố gắng đưa ra việc sử dụng ký hiệu tiêu chuẩn hoá vàđơn giản hoá trên các kiện hàng và trên chứng từ

11

Trang 13

1.4.3 Ký mã hiệu với hàng nguy hiểm độc hại

Đối với loại hàng hoá độc hại hay nguy hiểm đòi hỏi phải có bao bì, đánh ký

mã hiệu và dán nhãn đặc biệt Từ năm 1965, sau khi thông qua ở cấp quốc tế cácnguyên tắc, trong khuôn khổ của IMO (Internatinal Maritime Organization – Tổ chứcHàng hải Quốc tế), luật vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển (InterationalMaritime Dangerous Goods Code) tức luật IMO luôn được điều chỉnh dể thích ứng vớitiến bộ của kỹ thuật

Luật IMO bao gồm các quy tắc có liên quan đến đóng gói bao bì, dán nhãn, vậnchuyển, xếp và dỡ các hàng nguy hiểm, độc hại Luật bắt buộc người gửi hàng phảichịu trách nhiệm về đóng gói, dán nhãn và ký các khai báo cần thiết

Người giao nhận không được uỷ quyền ký vào tờ khai nhưng vì họ được yêucầu xử lý việc giao hàng nên người gửi hàng cần phải cung cấp tất cả những thông tincần thiết cho người giao nhận

Người giao nhận phải biết các quy tắc, thể lệ được áp dụng để có thể giúp đỡ vàhướng dẫn cần thiết cho người gửi hàng

Có 9 loại hàng nguy hiểm IMO được áp dụng cho vận chuyển hàng nguy hiểmđối với tàu biển:

- Loại 4.3: Các chất khi gặp nước toả ra hơi dễ cháy

- Loại 5.1: Chất oxy hoá

- Loại 5.2: Peroxit hữu cơ

- Loại 6.1: Chất độc

- Loại 6.2: Chất gây nhiễm

- Loại 7: Nguyên liệu phóng xạ

- Loại 8: Chất ăn mòn

12

Ngày đăng: 05/02/2025, 21:47