CHƯƠNG 1: VI PHẠM PHÁP LUẬT1.1 Khái niệm về vi phạm pháp luật: Vi pham pháp luật là hành vi trái luật của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý với lỗi cố ý hoặc vô ý.. + Gánh chịu TNP
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH TP HCM
TIỂU LUẬN
MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: VI PHẠM PHÁP LUẬT – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Nhóm: 06
Giảng viên hướng dẫn: GV.TS Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 2TÊN THÀNH VIÊN NHÓM 6
NGUYỄN THỊ TUYẾT SƯƠNG
HỒ NGỌC TUYẾT
NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM
TRẦN ĐOÀN THIỆN
Trang 3MỤC LỤC Trang
Mở đầu
1.1 Khái niệm về vi phạm pháp luật:
1.2 Đặc điểm của VPPL:
1.3 Phân loại vi phạm pháp luật:
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT 7 2.1 Dấu hiệu vi phạm pháp luật:
2.2 Cấu thành vi phạm pháp luật gồm các yếu tố:
CHƯƠNG 4: VÍ DỤ MINH HỌA, PHƯƠNG PHÁP, GIẢI PHÁP 10 CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG VPPL
4.1 Ví dụ minh họa về VPPL:
4.2 Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng VPPL:
4.3 Phương pháp, giải pháp cải thiện tình trạng vi phạm
pháp luật:
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VPPL Vi phạm phát luật
LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua mười một buổi học của môn PLĐC nhóm 6 chúng tôi thực hiện viết tiểu luận về đề tài “VI PHẠM PHÁP LUẬT – LÍ LUẬT VÀ THỰC TIỄN”
để tìm hiểu và phân tích rõ ràng về VPPL và lí luật của VPPL Đồng thời, nêu
ra những phần bất cập trong thực tế
1 Một đích nghiên cứu:
- Phân tích làm rõ về VPPL
- Phân tích làm rõ lí luật của VPPL
- Phân tích thực trạng quy định và thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm pháp luật; chỉ ra những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật hệ nay
- Nêu lên ý kiến quan niệm của nhóm về chủ đề “ VPPL- LÍ LUẬT VÀTHỰC TIỄN”
2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu vi phạm pháp luật và nội dung các lí luận, thực tiễn của VPPL
3 Các phương pháp nghiên cứu:
Tiểu luận được thực hiện bằng những biện pháp sau:
- Phương pháp phân tích
- Tổng hợp, tổng kết lại những kết quả của các công trình nghiên cứu
về xử phạt VPPL
- Sử dụng các tài liệu liên quan đến VPPL
4 Cấu trúc tiểu luận: 3 chương
Chương 1: Vi phạm pháp luật
Chương 2: Lý luận chung về vi phạm pháp luật
Chương 3: Thực tiễn của vi phạm pháp luật
Chương 4: Phương pháp, giải pháp cải thiện tình trạng VPPL
Trang 5CHƯƠNG 1: VI PHẠM PHÁP LUẬT
1.1 Khái niệm về vi phạm pháp luật:
Vi pham pháp luật là hành vi trái luật của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý với lỗi cố ý hoặc vô ý
1.2 Đặc điểm của VPPL:
1.2.1 Là hành vi:
Xử sự có ý chí của con người (Hành động hoặc không hành động) 1.2.2 Hành vi trái luật:
Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý:
+ Nhận thức và điều khiển hành vi
+ Gánh chịu TNPL do hành vi của mình gây ra
1.3 Phân loại vi phạm pháp luật:
Có 4 loại vi phạm pháp luật:
1.3.1 Vi phạm pháp luật hình sự:
- Khái niệm: Vi phạm hình sự (hay còn gọi là tội phạm) là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý Hành vi vi phạm này xâm phạm đến:
+Độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; +Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật
tự an toàn xã hội;
+Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức;
+Tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân…
- Ví dụ: Buôn bán trái phép chất ma tuý, cướp của, gây thương tích hay cố ý giết người,
1.3.2 Vi phạm pháp luật dân sự:
- Khái niệm: Vi phạm dân sự là sự xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và tài sản được quy định chung trong bộ luật Dân sự và quan hệ
Trang 6pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ, như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp
- Ví dụ:
+Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà +Công ty A ký kết hợp đồng mua bán 1 tấn gạo với công ty B Theo thỏa thuận bên A có trách nhiệm giao hàng cho bên B vào ngày 10/10/2020 Đến ngày giao hàng mà A không mang hàng đến, do điều kiện sản xuất B phải mua hàng của C Như vậy A có trách nhiệm phải trả số tiền chênh lệch giữa giá trị hàng hóa mà B mua của C so với giá thị trường
1.3.3 Vi phạm pháp luật hành chính
- Kết luận: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt
vi phạm hành chính
- Ví dụ:
+ Chị B bán trái cây trên vỉa hè, tại nơi có quy định cấm bán hàng rong Việc chị B bán trái cây là hành vi vi phạm hành chính, cụ thể là vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hành vi của chị B sẽ bị phạt tiền theo quy định pháp luật
+ Anh C điều khiển xe mô tô khi tham gia giao thông nhưng không đội mũ bảo hiểm Hành vi của anh C là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và sẽ bị phạt tiền theo quy định pháp luật
1.3.4 Vi phạm pháp luật kỷ luật
-Kết luận: Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của cá nhân, hành vi này trái với các quy chế, quy tắc được xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, tổ chức nào đó
- Ví dụ:
Công ty A quy định trong nội quy là không được nhuộm tóc, thời gian làm việc từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều
Chị X là nhân viên công ty nhưng lại nhuộm tóc xanh và thường xuyên đi làm muộn lúc 9 giờ sáng Hành vi này hoàn toàn do lỗi của chị X và trái với quy định công ty Vì thế, đây
là vi phạm kỷ luật
Trang 7CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
2.3 Dấu hiệu vi phạm pháp luật:
2.1.1 Dấu hiệu thứ nhất là trái pháp luật:
Một hành vi bị coi là trái pháp luật khi không phù hợp với các qui định của pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
2.1.2 Dấu hiệu có lỗi :
Trong khoa học pháp lí, lỗi là trạng thái tâm li phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể khi thực hiện hành vi, thái độ tâm lí của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội cũng như hậu quả của hành vi
2.1.3 Dấu hiệu năng lực trách nhiệm pháp lí:
Khả năng chịu trách nhiệm pháp lí do các hành vi của mình gây ra chỉ qui định đối với những người có khả năng nhận thức được hành vi cũng như tính chất nguy hiểm của hành
vi và khả năng điều khiển, kiểm soát hành vi minh gây ra 2.4 Cấu thành vi phạm pháp luật gồm các yếu tố:
2.4.1 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật:
- Khái niệm: là toàn bộ những biểu hiện thực tế ra bên ngoài của vi phạm pháp luật đây là yếu tố để nhận diện và đánh giá một vi phạm pháp luật
- Yếu tố gồm:
+ Hành vi trái PL
+ Hậu quả nguy hiểm từ hành vi trái PL
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
+ Thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện, cách thức thực hiện hành vi trái PL
2.4.2 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:
- Khái niệm: là những hoạt động tâm li - ý thức bên trong của chủ thể khi thực hiện vi phạm pháp luật, bao gồm lỗi của chủ thể: lỗi cố ý
Trang 8trực tiếp, lỗi cả ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quả tự tin, lỗi vô ý vị cầu thủ, động cơ và mục đích vi phạm
- Yếu tố gồm:
+ Lỗi: BẮT BUỘC
+ Động cơ: thôi thúc có thể CÓ HOẶC KHÔNG
+ Mục đích: kết quả có thể CÓ HOẶC KHÔNG
2.2.3 Chủ thể:
- Khái niệm: Là cá nhân, tổ chức đủ năng lực trách nhiệm pháp lý tham gia vào QHPL Chỉ có người từ 18 tuổi trở lên,
có khả năng nhận thức và điều kiển hành vi mới là chủ thể của
vi phạm pháp luật
- Các chủ thể :
+ Cá nhân + Tổ chức 2.4.3 Khách thể:
- Khái niệm: Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan
hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và vi phạm pháp luật xâm hại
- Khách thể gồm:
+ Sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tính mạng + Tài sản
+ Trật tự công cộng,…
Tóm lại, cấu thành vi phạm pháp luật là cơ sở pháp lý để nhận diện, đánh giá
và truy cứu trách nhiệm pháp lý đồi với một vi phạm pháp luật Một hành vi pháp luật chỉ bị coi là vi phạm pháp luật khi xác định được đầy đủ các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật Những yếu tố trên sẽ được làm rõ khi xem xét từng loại vi phạm pháp luật cụ thể
Trang 9CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VI PHẠM PHÁP LUẬN Tình trạng vi phạm pháp luật ngày càng tăng Mặc dù nhà nước ta đã có những biện pháp và những hình thức xử phạt nặng Nhưng tình trạng vi phạm pháp luật vẫn còn khá phức tạp
Cụ thể như năm 2020 ngày 26/01 chương trình kỳ họp thứ mười, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã nghe báo cáo như sao: “Mặc dù tình hình chung vi phạm pháp luật và tội phạm về trật
tự xã hội giảm, nhưng một số loại tội phạm nghiêm trọng lại gia tăng, như: Hiếp dâm tăng 13,51% (trong đó hiếp dâm trẻ em tăng 30,38%); gây rối trật
tự công cộng tăng 53,51%; chống lại lực lượng công an đang thi hành nhiệm
vụ tăng 260%” Và tình trạng gia tăng của các nhóm tội phạm liên quan đến huyết thống gia đình (hiếp dâm trẻ em do người thân, ngược đãi cha mẹ…)
và các hành vi vi phạm, trục lợi liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 Tình tạng trẻ hóa của đối tượng vi phạm: Thống kê của Bộ Công an cho thấy trong giai đoạn 2018 - 2020, cả nước đã ghi nhận 10.786 vụ người chưa thành niên vi phạm pháp luật, với 16.583 đối tượng có liên quan Trong đó,
nữ giới chiếm 5%, nam giới chiếm đến 95% Riêng năm 2020, đã ra 4.262
vụ, với hơn 6.500 đối tượng phạm pháp
Tình trạng tham nhũng kéo dài: Số tiền tham ô công quỹ, bòn rút xà xẻo các
dự án, đưa và nhận hối lộ diễn ra thường xuyên Nợ công của Chính phủ không ngừng tăng lên, năm 2017 tương đương 58% GDP, năm 2018 Chính phủ trình Quốc hội nợ công có thể tương đương hơn 64% GDP Tuy tình hình chưa có gì nguy hiểm, nhưng tính bình quân đầu người, mỗi người dân gánh
nợ cho Chính phủ trên dưới 20 triệu đồng cho các khoản chi tiêu công của Chính phủ, trong khi đại đa số nhân dân còn rất nghèo
Tình hình trốn thuế, lậu thuế, khai man thuế, nhất là nợ thuế không trả được
đã lớn hơn cả chục ngàn tỷ đồng Các công ty ma buôn bán hóa đơn giá trị gia tăng, gây thiệt hại cho công quỹ hàng trăm tỷ đồng
Trang 10Tình trạng lừa đảo qua số điện thoại ngày càng ti vi và khó đoán cụ thể
từ đầu năm 2023 xảy ra rất nhiều vụ lừa đảo người bị tai nạn hoặc giả làm giáo viên lừa phụ huynh con mình gặp nạn
Trang 11CHƯƠNG 4: VÍ DỤ MINH HỌA, PHƯƠNG PHÁP, GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG VPPL. 4.1 Ví dụ minh họa về VPPL:
– Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai phạm của công ty Bột ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam)
– Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày sả nước thải bẩn (chưa qua xử lý) trực tiếp ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua
kể từ khi đi vào hoạt động (1994): khoảng 45000m3/1tháng – Hành động này gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh vật sống ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông…
Cấu thành vi phạm pháp luật
– Chủ thể vi phạm:
+ Công ty Vedan (thuộc Công ty TNHH Vedan Việt Nam) là một công ty thực phẩm với 100% vốn đầu tư Đài Loan + Được xây dựng từ năm 1991
+ Có giấy phép hoạt động từ năm 1994 Dẫn đến, là một tổ chức có đầy đủ trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi trái pháp luật này
– Mặt chủ quan:
+ Lỗi: là lỗi cố ý gián tiếp Vì, Công ty Vedan khi thực hiện hành vi này thì nhận thấy trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra
+ Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải Theo quy định thì công ty Vedan phải đầu tư khoảng 1 chục triệu để xử
lý 1m3 dịch thải đậm đặc Đáng ra phải chi từ 15%-20% vốn đầu tư cho việc xử lý nước thải thì Công ty Vedan chỉ dành 1,5% vốn cho việc đó
– Khách thể:
Trang 12Việc làm của công ty Vedan đã xâm hại đến các quy tắc quản
lý nhà nước: vi phạm trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
– Mặt khách quan:
+ Hành vi nguy hiểm: sả nước thải bẩn chưa qua xử lý ra sông Thi Vải: 45000m3/1tháng Đây là hành vi trái pháp luật hành chính
+ Hậu quả: dòng sông bị ô nhiễm nặng, phá hủy môi trường sống và làm thủy sản chết hàng loạt, gây thiệt hại cho các hộ nuôi thủy sản và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân sống ven sông Những thiệt hại đó do hành vi trái pháp luật của công ty Vedan gây ra trực tiếp và gián tiếp
+ Thời gian: 14 năm (từ năm 1994-2008)
+ Địa điểm: sông Thị Vải (thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp.Hồ Chí Minh)
+ Phương tiện: sử dụng hệ thống ống sả ngầm
Tình huống 2 :
Nguyễn Đình T là sinh viên trường cao đẳng E, quận C, thành phố D T không chịu học hành mà suốt ngày chơi bời, ăn nhậu và nợ một số tiền khá lớn từ việc đánh bạc Đến hạn phải trả nợ, T không có tiền trả nên đã nảy sinh
ý định đi vay người quen để trả nợ Biết được người họ hàng của mình là ông Nguyễn Quốc P kinh tế khá giả, ngày 29/9/2014, T đã đến nhà ông P tại quận
B, thành phố D Khi đi, T thủ sẵn một con dao mũi nhọn với mục đích nếu ông P không cho vay tiền thì sẽ dùng dao đe doạ để vay bằng được Khi thấy
Trang 13ông P từ chối cho vay, T rút dao ra đe doạ Ông P bỏ chạy lên tầng 2, đến gần cửa ra vào ban công thì T đuổi kịp và vung dao đâm vào vai trái ông P Ông P quay lại chống đỡ thì bị T đâm nhiều nhát vào vai và tay phải Thấy ông P vẫnkêu cứu T liền đâm vào ngực ông P khiến ông P chết tại chỗ Sau đó, T lục soát nhà ông P lấy được 10 triệu đồng và bỏ đi
Em xin phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật trong tình huống này như sau:
Đối với hành vi cướp tài sản của T:
Chủ thể vi phạm pháp luật: Nguyễn Đình T, sinh viên trường cao đẳng
E, có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật đã thực hiện hành
vi dùng vũ lực đe dọa và lấy đi 10 triệu đồng của ông Nguyễn Quốc P
Khách thể vi phạm pháp luật: quan hệ tài sản về quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ
Mặt khách thể của vi phạm pháp luật:
- Hành vi dùng vũ lực đe dọa lấy đi 10 triệu đồng của T là hành vi thể hiện bằng hành động và là hành vi trái pháp luật
Chủ thể vi phạm pháp luật: Nguyễn Đình T, sinh viên trường cao đẳng E,
- Hậu quả nguy hại đến xã hội: Ông P chết và bị thiệt hại 10 triệu đồng
- Phương tiện vi phạm: dao mũi nhọn
Trang 14- Cách thức vi phạm: dùng dao đe doạ và đâm nhiều nhát vào người vai, tay, ngực ông P
- Địa điểm vi phạm: nhà ông Nguyễn Quốc P tại quận B, thành phố D
- Thời gian vi phạm: ngày 29/9/2014
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:
- Hành vi của T được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp: T đã thủ sẵn con dao trong người để đe doạ ông P, khi ông P bỏ chạy lên tầng 2 thì T vẫn đuổi theo
và đâm ông P nhiều nhát, sau đó lục soát nhà ông P để lấy tiền
- Động cơ vi phạm: cướp tài sản của ông P
- Mục đích vi phạm: có tiền trả nợ
Hành vi của Nguyễn Đình T vi phạm pháp luật về tội cướp tài sản
Đối với hành vi giết người của T:
Chủ thể vi phạm pháp luật: Nguyễn Đình T, sinh viên trường cao đẳng E,có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật đã thực hiện hành
vi giết ông Nguyễn Quốc P
Mặt khách thể của vi phạm pháp luật:
Trang 15- Hành vi giết người của T là hành vi được thực hiện bằng hành động và
là hành vi trái pháp luật
- Hậu quả nguy hiểm tới xã hội: ông P chết
- Phương tiện vi phạm: dao mũi nhọn
- Cách thức vi phạm: dùng dao đâm nhiều nhát vào vai, tay, ngực ông P
- Địa điểm vi phạm: nhà ông Nguyễn Quốc P tại quận B, thành phố D
- Thời gian vi phạm: ngày 29/9/2014
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:
- Hành vi của ông T được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp: T đã cố ý giết ông P, thể hiện ở việc đâm ông P nhiều nhát và khi thấy ông P kêu cứu,
T đã đâm vào ngực ông P
- Động cơ vi phạm: giết ông P
- Mục đích vi phạm: khiến ông P không thể kêu cứu để lục soát tài sản
Hành vi của Nguyễn Đình T vi phạm pháp luật về tội giết người
4.2 Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng VPPL:
Trang 16Một là, từ phía gia đình: Gia đình là yếu tố có hảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân trong thời kì thơ ấu Bởi,
kể từ khi mới sinh ra, gia đình là môi trường đầu tiên mà những đứa trẻ sinh sống, nhận thức của chúng bước đầu hình thành từ những hành vi của những người xung quanh, bao gồm cả những hành vi tốt hay không tốt, phần lớn các đối tượng vi phạm pháp luật rơi vào hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, bố mẹ là đối tượng hình sự, rượu chè, cờ bạc, cha mẹ ly hôn, ly thân, trong gia đình thường xảy ra bạo lực hoặc việc quản lý, giáo dục trẻ chưa phù hợp, thiếu quan tâm đến trẻ, để trẻ em lang thang kiếm sống hoặc nuông chiều quá mức, để trẻ tiếp xúc với những thành phần xấu của xã hội, bị kẻ xấu lôi kéo vào con đường phạm pháp Khi những bậc làm cha, làm mẹ nhận ra mình quá thờ ơ trong việc chăm sóc, giáo dục con em mình thì hậu quả đau lòng cũng
đã xảy ra, trong khi con em họ còn quá nhỏ để gánh chịu những bi kịch ấy
Hai là, từ phía nhà trường: Trường học chính là nơi rèn luyện tri thức, nền tảng đạo đức, giúp uốn nắn nhân cách của mỗi con người Do đó,nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ em, tuy nhiên công tác giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật và quản lý học sinh trong nhà trường còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa chặt chẽ, thường xuyên trong việc quản
lý, giáo dục, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các em có biểu hiện vị phạm pháp luật…
Ba là, từ phía xã hội: do mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống xã hội, đạo đức xã hội xuống cấp; môi trường
xã hội không lành mạnh, tác động của sự du nhập của văn hóa, phim ảnh bạo lực và tệ nạn ma túy, cờ bạc, lối sống thực dụng, hưởng thụ, đã ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ và hành động của người chưa thành niên,…
Bốn là, từ phía người chưa thành niên: phần lớn các đối tượng vi phạm pháp luậtđang trong quá trình phát triển, hoàn thiện về thể chất và tinh thần nên phần lớn, họ chưa tự làm chủ được bản thân nên dễ bị lôi kéo, kích động tham gia vào những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật; Mặt khác, do các em nhận thực còn hạn chế, thiếu hiểu biết về pháp luật, chưa biết các ứng xử giải quyết các tình huống khi xung đột; thiếu sự quản lý, giáo dục, quan tâm, không định hướng được tương lai dẫn đến