1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận học phần mỹ học Đại cương Đề tài cái Đẹp trong ca dao việt nam

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cái đẹp trong ca dao Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
Chuyên ngành Sư Phạm Ngữ Văn
Thể loại Bài tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Để có được nền ca dao dân ca lâu đời và phong phú ấy, người Việt Nam từ ngàn đời xưa đã đúc kết, lưu truyền thành một kho tàng đồ sộ thấm nhuần những tình yêu đối với quê hương, đất nước

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA SƯ PHẠM NGỮ VĂN

***

BÀI TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: CÁI ĐẸP TRONG CA DAO VIỆT NAM

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Văn học Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử phát triển và đổi mới Đồng hành với những thay đổi của thời cuộc chính là sự đi lên của văn học, khi nhận về được những giá trị to lớn Những nhà thơ, nhà văn, tiểu thuyết gia vẫn không ngừng cố gắng tìm tòi Tuy có những sự đổi mới

và hòa nhập với những thể loại văn học khác trên Thế giới nhưng văn học Việt Nam vẫn luôn lưu giữ những giá trị cốt lõi từ ngàn đời xưa ông cha ta

để lại Từ những câu chuyện sử thi, truyền thuyết, huyền thoại cho đến những câu ca dao, chứa đựng hết những giá trị Việt, cốt cách con người và thiên nhiên dân tộc

Để có được nền ca dao dân ca lâu đời và phong phú ấy, người Việt Nam từ ngàn đời xưa đã đúc kết, lưu truyền thành một kho tàng đồ sộ thấm nhuần những tình yêu đối với quê hương, đất nước Bởi đó chính là nét giá trị trong văn hóa đặc biệt của chúng ta Ca dao như một cây đàn muôn màu, muôn vẻ về đời sống quần chúng Chính nhờ tính muôn điệu

đó mà tôi lựa chọn đề tài “Cái đẹp trong ca dao Việt Nam” để tìm hiểu sâu hơn những tác dụng và giá trị mà nó mang lại

2 Lịch sử nghiên cứu

Qua những quá trình văn học, đã có rất nhiều những nhà phê bình, nhà nghiên cứu tìm đến ca dao Bởi bề dày lịch sử của nó và sự trường tồn với thời gian Do đó đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu, phê bình văn học bàn về thể loại này Mỗi đề tài đều xoay theo những chiều hướng riêng biệt Nhưng để tìm hiểu về “cái đẹp trong ca dao” thì khá ít

Đó là lí do, tôi dựa trên những cơ sở ấy để tìm hiểu, đi sâu hơn vào vấn đề này

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Dưới đặc trưng thể loại ca dao, thì “cái đẹp” là yếu tố không thể thiếu Điều đó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn giá trị thực sự và ý nghĩa qua những nhân vật, những bức tranh, những câu chuyện, để biết được tác giả khi xưa muốn gửi gắm điều gì

Trang 4

Với các vấn đề được nêu rõ ở trên, đề tài này sẽ khám phá và tìm hiểu những điều liên quan đến “Cái đẹp trong ca dao Việt Nam” Để nhằm khám phá thế giới nghệ thuật phong phú đồng thời là cơ hội để có thể phát triển về vấn đề nghiên cứu

4 Phạm vi nghiên cứu

- Những tài liệu nghiên cứu về ca dao Việt Nam

- Tuyển tập những bài ca dao

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp đọc tài liệu

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp tổng hợp

- Phương pháp lập luận

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Khái niệm về cái đẹp

Trong thế giới mà chúng ta đang sống, có lẽ “cái đẹp” như một thước

đo và nó là một phạm trù thẩm mĩ đối với suy nghĩ của con người Theo từng quan điểm, ý kiến mà “cái đẹp” dần được thay đổi để hoàn thiện hơn Nó là cái phổ biến trong hầu hết mọi vật, sự việc, con người

“Ở đâu có hoạt động của con người ở đấy có cái đẹp: bầu trời đẹp, cành hoa đẹp, cuộc sống đẹp, cái nhà đẹp, chiếc áo đẹp, công việc đẹp, hành động đẹp, tư tưởng đẹp, khuôn mặt đẹp… Mặt khác, cái đẹp là cái thường trực Từng giờ, từng phút nó luôn có mặt trong ý thức con người Con người không một phút nào sao nhãng, rời bỏ được cái đẹp Dù là lúc lao động, lúc vui chơi giải trí, lúc nghiên cứu khoa học; trong sinh hoạt gia đình, ngoài đời sống cộng đồng… Cái đẹp như là thước đo, là chuẩn mực đi kèm liền bên cạnh cái chuẩn mực thước đo khác trong đời sống con người Không phải ngẫu nhiên mà CHÂN-THIỆN- MỸ ĐI LIỀN VỚI NHAU.”[1]

1.2 Cao dao

1.2.1 Khái niệm

Trong kho tàng văn học Việt Nam, với đa dạng những thể loại Ở đó,

ca dao là những lời ca hay và ý nghĩa đã được lưu giữ và truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác

“Ca dao là những lời thơ trữ tình dân gian; được sáng tác nhằm diễn

tả thế giới nội tâm của con người và kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng Những câu ca dao Việt Nam được sáng tác và truyền miệng bởi người dân lao động Do vậy mà không ai biết được nguồn gốc hay tác giả của ca dao là

ai Ngày nay, ca dao vẫn được sử dụng phổ biến trong giao tiếp và trong nhiều tác phẩm văn học.”[2]

1.2.2 Đặc điểm

Trong nội dung, ca dao thường diễn tả những tình huống trong đời sống tinh thần, tư tưởng và tình cảm của con người trong những tình huống: tình

Trang 6

yêu lứa đôi, tình cảm với quê hương đấ nước, với gia đình, người thân,… Không chỉ vậy, ca dao còn là một mặt tái hiện những thước phim lịch sử với các phong tục tập quán truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời Và ngoài những chủ đề đó thì ca dao còn hướng đến những tiếng than, những lời ca hay những nỗi lòng được toát ra từ cuộc đời đắng cay, khổ đau của con người Dù vậy nhưng vẫn luôn mang trên mình ân tình đằm thắm và nỗi lòng riêng Đối với nghệ thuật, ca dao giống như những lời thơ ngắn gọn, dễ nhớ bởi thể lục bát Ngôn từ sử dụng khá giản dị, gần gũi và giàu nét ẩn dụ, so sánh Với những cách diễn đạt mang đậm màu sắc dân gian Và đặc biệt ca

dao cũng có cấu trúc theo ba loại: “Ngẫu nhiên không có chủ đề nhất định;

cấu trúc theo lối phô diễn về thiên nhiên và cấu trúc theo lối đối thoại.” 1.2.3 Phân loại

Ca dao Việt Nam vốn rất đa dạng và nhiều thể loại khác nhau, nhờ vào lối diễn tả của người viết mà trong nét chung ca dao như một lời tâm tư của tiếng lòng mình Có lẽ bởi vậy mà nó được chia làm nhiều loại để dễ dàng phân biệt và nghiên cứu như: Đồng dao, ca dao lao động, ca dao ru con, ca dao về nghi lễ và phong tục, ca dao hài hước, bông đùa, trào phúng, ca dao trữ tình, ca dao than thân,…

CHƯƠNG 2: NHỮNG CÁI ĐẸP TRONG CA DAO VIỆT NAM

2.1 Nét đẹp trong “ý”, “tứ”, “sự”“tình” ở ca dao Việt Nam

Như chúng ta đã biết, ca dao gắn liền với đời sống con người Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, đã được mẹ ru bằng những lời ca dao thân thương, tình nghĩa đưa ta vào những giấc mơ

Lời ca dao cũng giống như những vần thơ, bởi ý của nó hầu như sẽ phụ thuộc vào nội dung của tác phẩm Chính những cái lạ trong “ý”“tứ”

của ca dao đã tái hiện những mặt vốn có của xã hội Đó là một phần rất quan trọng để mỗi tác giả có thể nhắm tới cái tư tưởng, suy nghĩ nào đó

Như trong nỗi nhớ về người yêu, khi tác giả muốn thể hiện nỗi mong ngóng mỏi mòn thì cái cấu “tứ” riêng sẽ giúp họ dễ dàng để bày tỏ hơn

Trang 7

“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai?”

Nhân vật trữ tình trong câu ca dao trên đã thể hiện tình cảm, nỗi nhớ thương da diết đến khôn nguôi Nhớ đến nỗi phải “ngẩn ngơ”, không còn tâm trí để có thể làm việc gì khác Nhớ đến nỗi phải lặp đi lặp lại những từ “nhớ”

để rồi nói lên tâm trạng bồi hồi khó tả

Hay như việc cái “ý” trong ca dao luôn là phổ biến để mọi nhân vật trong đó có thể nói một cách gián tiếp, gián tiếp nỗi nhớ mong Như một số

tác giả đã thể hiện điều đó bằng cách diễn đạt rất khéo léo và tinh tế cái “ý”

trong câu ca dao của mình:

“Đêm nằm lưng chẳng tới giường Trông cho mau sáng ra đường gặp anh”

Hay như câu:

“Em buồn ra ngõ đứng trông Ngõ thì thấy ngõ người không thấy người”

Có thể thấy, từ “buồn” là gián tiếp cho cái ý nhớ người thương của nhân vật trữ tình Nhớ nhưng vì ngại ngùng, e thẹn và buồn đến héo mòn, để rồi ngày ngày ra đứng trông mong những chẳng thấy bóng dáng đâu Và cũng

vì nỗi nhớ ấy, mà cô gái lại trằn trọc không ngủ được Sự tinh tế trong viễ sử dụng “ý”“tứ” là điều khá phổ biến trong ca dao, đặc biệt là ca dao nói về tình yêu lứa đôi Nhớ mà không hề có từ “nhớ” nhưng vẫn thể hiện được cái cung bậc cảm xúc của con người ta khi chìm trong tình yêu Nỗi nhớ như hiện hữu ngay trước mắt người đọc, như bồi hồi, rạo rực khó lòng diễn tả Và điều

đó chính là thành công của việc sử dụng “ý”, “tứ”.

Vì sự quan trọng của “ý”, “tứ” trong ca dao, mà người ta coi đây là điều không thể thiếu khi phân tích, nghiên cứu về ca dao Bởi chỉ một từ thôi, cũng đủ làm dấy lên cái ý nghĩa khác biệt trong một bài Đó chính là cái đẹp độc lạ mà ta không thể coi nhẹ nó

Trang 8

Không chỉ vậy, ca dao còn có mối liên hệ giữa “sự”“tình” Ca dao vốn không phải là những cái trừu tượng trong tư duy của mỗi người, mà nó là những lời nói từ sâu thẳm tâm hồn, tình cảm con người

Nếu “ý”“tứ” thường gắn liền với nhau thì chắc chắc có thể khẳng định “sự”“tình” là một cặp quan trọng không kém Nó thể hiện sự tác động qua lại lẫn nhau, bổ trợ cho nhau thêm phát triển hơn Ở “sự”, ta có thể hiểu là cái sự vật, hiện tượng, hay phương tiện, lí do nào đó để tác động đến

sự cảm xúc của người viết Còn “tình” là cái cảm xúc chân thật nhất của mỗi người

“Em tưởng nước giếng sâu em nối sợi dây dài

Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây”

Hay như câu:

“Ước gì sông hẹp một ngang Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”

Cái sự và cái tình đan xen hòa quyện Dù là có thật hay là sự hư cấu thì nhờ có tình, đã thể hiện cái tâm tư, cảm xúc “Tình” như là “cái hồn” của cái “sư” – “cái thể xác bên ngoài” nó thể hiện sâu sắc suy nghĩ, tư tưởng của nhân vật trữ tình Điều ấy chính là cơ sở để hình thành nên nét đẹp trong ca

dao Việt Nam

2.2 Vẻ đẹp tình cảm và trí tuệ trong ca dao

Có thể thấy, ca dao như một giá trị tinh thần mang ý nghĩa quan trọng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, văn hóa và sản xuất của người Việt

ta Nhờ sự tinh tế, kết hợp với trí tuệ thông thái của những tác giả, mà ca dao hiện lên không chỉ là những lời ca sáo rỗng mà nó như chứa đựng rất nhiều nội dung ý nghĩa cho cuộc sống

Đến với những lời ca về tình yêu, mang nét đẹp của tình cảm lứa đôi, thì còn

có những bà ca dao nói đến tình nghĩa vợ chồng thủy chung, tình cảm gia đình, giữa cha mẹ với con cái,… Hay còn là những lời than thân thể hiện nỗi bất lực trước sóng gió của cuộc đời Tuy trớ trêu vậy nhưng những lời ca ấy được thể hiện vừa hóm hỉnh lại vừa hài hước

Trang 9

“Mình nói với ta mình vẫn còn son

Ta đi qua ngõ thấy con mình bò Con mình những trấu cùng tro

Ta đi xách nước tắm cho con mình”

Từ cách sử dụng từ ngữ xưng hô gần gũi, thân mật “mình - ta” cách xưng hô này rất phổ biến trong ca dao

Không chỉ vậy, ca dao còn gắn liền với những giai đoạn lịch sử Từng giai đoạn sẽ tồn tại những câu chuyện khác nhau xen vào trong đó Là nơi giãi bày sự uất ức, bất công, tủi nhục,… của những người thấp cổ bé họng trong

xã hội, đặc biệt là người phụ nữ Thân phận “bèo nổi mây trôi”, không dám ước mơ, không dám vùng dậy đấu tranh giành lấy sự tự do mà chỉ có thể thốt lên bằng những lời than nghe thật bi thương

“Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Cao dao còn mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa và sản xuất của con người Nó như một “món ăn tinh thần” khiến chúng ta giải tỏa được căng thẳng, áp lực sau những ngày dài lao động mệt mỏi

“Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”

Hay

“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất bấy nhiêu tấc vàng”

Người nông dân khi xưa quanh năm làm lụng vất vả, họ luôn tràn đầy năng lượng để sản xuất cho ra những nguồn thu hoạch lớn, với ước mơ cao cả và lớn lao khi mong muốn những vất vả, khó khăn rồi sẽ được đền đáp Đó là một vẻ đẹp lao động đáng được ngợi ca và trân trọng Bởi vậy, những câu ca dao lao động như một lời động viên, lời khen ngợi dành cho họ Và chính từ những khó khăn ấy, ta hiểu được mồ hôi công sức khi làm ra những hạt lúa,

Trang 10

mớ rau,… để giúp ta thêm kính trọng họ Đồng thời còn lên tiếng phê phán những kẻ chỉ biết ăn bám, khinh thường những người lao động tay chân Ngoài việc tôn lên nét đẹp con người, ca dao còn thể hiện sự bản lĩnh, trí tuệ của nhân dân ta trước thiên nhiên và hàng ngàn những kinh nghiệm, bài học được đúc kết Như trong ca dao về thiên nhiên và lao động, nói đến những hiện tượng, dấu hiệu để phân biệt thời tiết, cũng như nhiệt độ để từ đó người nông dân sẽ tăng gia sản xuất phù hợp với từng thời vụ

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Hay

“Kiến đen tha trứng lên cao Thế nào cũng có mưa rào rất to”

Trong cuộc sống hiện nay, khi công nghệ dần trở nên phát triển và phổ biến, văn học cũng vì thế mà hòa nhập cùng đổi mới nhưng ca dao vẫn luôn là một nét đẹp truyền thống của người Việt Bởi nó là sự mộc mạc, chân thật, là cốt lõi của giá trị mà ông cha ta để lại, từ đó ta có tinh thần lạc quan vươn lên trong mọi hoàn cảnh

2.3 Cái đẹp về mặt hình thức của thể loại

2.2.1 Kết cấu và nghệ thuật trong ca dao

Ca dao Việt Nam có sự độc đáo trong kết cấu chính là sự ngắn gọn, cô đọng Ngoài việc sử dụng hình thức đối đáp thì còn được dùng với kết cấu thể lục bát truyền thống Lí do mà tác giả dân gian lựa chọn thể loại lục bát bởi nhịp điệu, từ tính, cách ngắt nhịp, vần của nó Hay như luật bằng trắc gieo vần 2/2/2, 2/2/2/2,… Tùy thuộc vào cảm xúc của mỗi người khi sáng tác mà ca dao luôn linh động trong cách ngắt nhịp Cũng có những lúc các thể thơ hỗn hợp, song thất lục bát,… cũng được áp dụng vào trong ca dao

Có thể thấy khá nhiều bài ca dao chỉ có từ một đến hai câu nhưng rất giàu ý nghĩa Nội dung không vì sự ít ỏi mà mất đi giá trị của nó Như trong

Trang 11

thể thơ đối đáp, các tác giả thường cho nhân vật là nam nữ đối đáp với nhau, điều này khá phổ biết trong ca dao tình yêu đôi lứa

“Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng rộng mở nhưng chưa ai vào”

Hay đặc điểm tiếp theo chính là việc sử dụng cặp từ như: “Thân em” (trong

những bài than thân), “chiều chiều”, “rủ nhau”, “trèo lên”, “ngó lên”,…

Điều đó phần nào tăng giá trị nội dung lên một tầm cao mới

Ngoài việc sử dụng kết cấu linh hoạt, trong ca dao cũng áp dụng triệt để những biện pháp nghệ thuật tu từ để làm sinh động hơn, biểu đạt ý nghĩa sâu sắc hơn những giá trị mang lại Biện pháp chủ yếu được sử dụng như là: so sánh, ẩn dụ,… Nó làm gợi hình, gợi cảm những điều cần diễn đạt

“Tình anh như nước dâng cao Tình em như dải lụa đào tầm hương”

Sử dụng những biện pháp để làm nâng cao giá trị nhận thức, làm sinh động và

rõ nét cho câu từ Đồng thời cũng ngầm thể hiện những ước mơ, khát vọng của con người trong cuộc sống một cách giản dị và đầy chất thơ

2.2.2 Ngôn từ

Có thể khẳng định rằng, ca dao chính là lời nói của trái tim Nó đã thành công diễn ta những nội tâm của mỗi người, từ người nông dân lao động, những cô gái, chàng trai, người vợ, người chồng,… cho đến hình tượng những con người xưa trong chiều dài lịch sử Để đạt được thành công như vậy, thì việc vận dụng những câu từ là điều hết sức quan trọng Bởi ngôn từ là kết giao của cảm xúc Gọt giũa cho câu từ trở nên bóng mượn là điều đáng nên làm trong văn học, nhưng để có thể khiến cho câu từ vừa mang nét giản

dị vừa mang nhiều màu sắc thì quả thực rất tài tình

Vì ca dao là sự hòa hợp của ngôn từ trong đời sống và ngôn từ nghệ thuật vì thế nó trở nên có sức hút hơn bao giờ hết

Trang 12

“Lá này là lá xoan đào Tương tư nó gọi thế nào hả em”

Đó chính là vẻ đẹp thực sự đã dễ dàng đi vào lòng người Dựa trên những tinh hoa của dân tộc mà ca dao trở thành một trong những sáng tác của tập thể, đã được truyền từ đời này sang đời khác Vì thế, cho đến ngày nay khi ta đọc lên những vần ca dao ấy lại thấy nó thật tỉ mỉ và trau chuốt trong từng câu chữ, từng cách nói bóng gió, ví von

Tuy ca dao mỗi vùng trên Tổ Quốc đều có sự khác nhau về nội dung lẫn ngôn

từ hay cách kết cấu Như trong miền Trung họ thường có những cách nói riêng của địa phương:

“Anh đến tìm em thì em đã có chồng

Em yêu anh như rứa, có mặn nồng chi mô”

Và nhờ đó mà ca dao Việt Nam có một kho tàng đồ sộ được lưu giữ lại và vững bền với dòng chảy của thời gian

KẾT LUẬN

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:04