1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế dự án i tên Đề tài nhóm sử dụng tiêu xài Điện nước thiết bị nhà trường

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử Dụng Tiêu Xài Điện Nước Thiết Bị Nhà Trường
Tác giả Thái Đăng Khoa, Đinh Huỳnh Bảo Trân, Nguyễn Ngọc Trang Anh, Trần Lê Gia Mẫn, Nguyễn Trần Xuân Duy, Nguyễn Đan Phương, Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
Người hướng dẫn Nguyễn Thanh Mỹ
Trường học Trung Tâm Đào Tạo Thiết Kế Dự Án
Chuyên ngành Thiết Kế Dự Án I
Thể loại báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,64 MB

Nội dung

Kết luận  Việc sử dụng điện nước tiết kiệm trong nhà trường là trách nhiệm chung của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.. Từ đề tài lớp, mỗi thành viên chọn 1 vấn đề liên q

Trang 1

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THIẾT KẾ DỰ ÁN (PDEC)

 o0o 

BÁO CÁO CUỐI KỲ

(Final Design Report)

HỌC PHẦN: THIẾT KẾ DỰ ÁN I

Tên đề tài nhóm: Sử dụng tiêu xài điện nước thiết bị nhà

trường

Tên giảng viên: Nguyễn Thanh Mỹ

Năm học: 2023-2024

Học kỳ: 2A

Mã số lớp: 232.SKI1107.A16

Tên nhóm: Nhóm 3

Trang 2

BÁO CÁO CUỐI KỲ

HỌC PHẦN: THIẾT KẾ DỰ ÁN I

Chủ đề lớp: GREEN CAMPUS

Tên đề tài nhóm: Sử dụng tiêu xài điện nước thiết bị

nhà trường

Mã số lớp: 232.SKI1107.A16

Tên nhóm: Nhóm 3

Ngày nộp báo cáo: 16/04/2024

Thành viên nhóm: - Thái Đăng Khoa

- Đinh Huỳnh Bảo Trân

- Nguyễn Ngọc Trang Anh

- Trần Lê Gia Mẫn

- Nguyễn Trần Xuân Duy

- Nguyễn Đan Phương

- Nguyễn Thị Diễm Quỳnh

Trang 3

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG, HÌNH ẢNH

Danh mục biểu đồ :

Biểu đồ 2.1 : Mức độ quan tâm vấn đề của sinh viên

Biểu đồ 2.2 : Việc lãng phí điện nước, các thiết bị liên quan có ảnh hưởng đến môi trường hay không

Biểu đồ 2.3 : Mức độ nghiêm trọng của vấn đề

Biểu đồ 2.4 : Tầm quan trọng của vấn đề

Biểu đồ 2.5 : Mức độ mong muốn giải quyết vấn đề

Danh mục hình ảnh :

Hình 2.1 : Hình ảnh quan sát thực tế

Hình 2.2 : Hình ảnh quan sát thực tế

Hình 2.3 : Hình ảnh quan sát thực tế

Hình 3.1: Ý tưởng giải pháp

Hình 5.1: Hình ảnh minh họa

Hình 5.2: Hình ảnh minh họa

Danh mục bảng :

Bảng 1.2.1: Đề xuất đề tài nhóm

Bảng 3.1: Các giải pháp hiện có

Bảng 4.1: Các nguyên nhân của vấn đề

Trang 4

MỤC LỤC [Báo cáo Cuối kỳ PDI]

TÓM TẮT BÁO CÁO 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG 2

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH SỰ TỒN TẠI & NHU CẦU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP HIỆN CÓ 6

CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ 9

CHƯƠNG V TẠO Ý TƯỞNG GIẢI PHÁP 10

CHƯƠNG VI KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

PHỤ LỤC 15

Trang 5

TÓM TẮT BÁO CÁO

Điện, nước là hai nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, đóng vai trò thiết yếu trong đời sống con người Tuy nhiên, do sự khai thác và sử dụng lãng phí, nguồn tài nguyên này đang dần cạn kiệt Việc sử dụng điện nước một cách hợp lý, tiết kiệm là trách nhiệm của mỗi cá nhân và tập thể

1 Mục đích:

 Đánh giá hiện trạng sử dụng điện nước trong nhà trường

 Đề xuất các giải pháp tiết kiệm điện nước hiệu quả

2 Kết quả nghiên cứu

 Hiện trạng: lượng điện nước tiêu thụ trong nhà trường còn cao, chưa thực sự tiết kiệm

 Nguyên nhân:

- Do cơ sở vật chất, trang thiết bị cũ, lạc hậu

- Ý thức tiết kiệm của sinh viên chưa cao

- Quản lý sử dụng điện nước chưa chặt chẽ

3 Giải pháp đề xuất:

Xây dựng hoạt động trải nghiệm VR tour- công nghệ thực tế ảo mô phỏng môi trường bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu do lãng phí năng lượng trong tương lai

4 Kết luận

 Việc sử dụng điện nước tiết kiệm trong nhà trường là trách nhiệm chung của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh

 Cần có sự chung tay góp sức của tất cả mọi người để thực hiện tốt việc tiết kiệm điện nước, góp phần bảo vệ môi trường và giảm chi phí cho nhà trường

Trang 6

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG

I Chủ đề lớp: Green campus

Nhằm thúc đẩy các trường đại học xây dựng môi trường học tập và sinh hoạt xanh, bền vững, chủ đề “Green Campus” hướng đến việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng học tập trong việc bảo vệ môi trường

II Đề tài nhóm: Sử dụng, tiêu xài điện nước thiết bị nhà trường

1 Bối cảnh đề xuất về đề tài nhóm.

Từ đề tài lớp, mỗi thành viên chọn 1 vấn đề liên quan:

Tên thành viên Đề xuất

1 Đinh Huỳnh Bảo Trân Sử dụng, tiêu xài thiết bị điện nhà trường

2 Nguyễn Ngọc Trang Anh Ít chỗ nghỉ ngơi

3 Thái Đăng Khoa Phòng tin học thì hay xuất hiện lỗi vặt

4 Nguyễn Thị Diễm Quỳnh Tổ chức sự kiện, các hoạt động tình nguyện cho sinh

viên

5 Trần Lê Gia Mẫn Máy lạnh cơ sở B nóng

6 Nguyễn Trần Xuân Duy Khuôn viên trường nhỏ

Bảng 1.2 1 Đề xuất đề tài nhóm

2 Phương pháp và lý do đánh giá lựa chọn đề tài nhóm.

- Phương pháp: Để lựa chọn một trong 6 đề tài trên trở thành đề tài nhóm thì

nhóm đánh giá các đề xuất theo những tiêu chí sau:

o Không đòi hỏi chi phí cao để sửa chữa

o Dễ thu thập thông tin

o Có thể hoàn thành trong thời gian ngắn

Trang 7

o Mang lại sự hữu ích

o Dễ dàng tiếp cận được với các bên liên quan của vấn đề

o Dễ dàng sử dụng kiến thức và kinh nghiệm hiện có của sinh viên

 Từ các tiêu chí được nêu trên, nhóm đã thống nhất và bình chọn để đưa ra

đề tài nhóm là: “Sử dụng, tiêu xài thiết bị điện nước trong khuôn viên

nhà trường”.

- Lý do: Điện và nước là những nguồn tài nguyên quan trọng đối với hoạt động

hàng ngày của một nhà trường, và cải thiện cách sử dụng chúng có thể mang lại nhiều lợi ích Nghiên cứu về cách sử dụng hiệu quả các thiết bị điện nước có thể giúp tiết kiệm năng lượng và nước, từ đó giảm chi phí vận hành và bảo vệ môi trường Đồng thời tạo ra cơ hội giáo dục và tăng cường ý thức về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường cho cả sinh viên và giảng viên

3 Làm rõ vấn đề và đối tượng của đề tài nhóm

 Vấn đề cần làm rõ:

 Việc sử dụng điện nước hiện nay có hiệu quả hay chưa?

 Nguyên nhân của vấn đề đến từ đâu?

 Đối tượng của đề tài nhóm: Sinh viên, giảng viên và công nhân viên của

trường đại học

4 Mục tiêu giải quyết vấn đề và phương pháp tiếp cận

 Mục tiêu giải quyết vấn đề: Tăng cường ý thức về việc sử dụng bền vững của

năng lượng điện và nước, từ đó khuyến khích hành vi tiết kiệm và bảo vệ môi trường trong cộng đồng nhà trường

 Phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề: Khảo sát các đối tượng khác

nhau liên quan đến vấn đề: sinh viên, giảng viên, công nhân viên,… kết hợp với quan sát từ thực tế

Trang 8

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH SỰ TỒN TẠI & NHU CẦU GIẢI

QUYẾT VẤN ĐỀ

I Phân tích sự tồn tại của vấn đề:

Để chứng minh vấn đề “Sử dụng điện nước trong khuôn viên nhà trường” tồn tại, nhóm đã tiến hành bước 2: khảo sát thực trạng của vấn đề bằng cách khảo sát trên Google From kết hợp quan sát thực tế

a Khảo sát qua Google Form:

1 "Sinh viên hiện nay không nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm điện nước, thiết bị điện nhà trường", bạn nghĩ vấn đề này có được quan tâm nhiều không ?

Biểu đồ 2 1 Mức độ quan tâm vấn đề của sinh viên

2 Bạn có nghĩ việc lãng phí điện nước, các thiết bị liên quan có ảnh hưởng đến môi trường hay không?

Biểu đồ 2.2: Việc lãng phí điện nước có ảnh hưởng đến môi trường hay không

3 Hiện nay tình trạng lãng phí điện và nước ở trường đặc biệt diễn ra ?

Biểu đồ 2.3: Mức độ nghiêm trọng của vấn đề

4 Bạn cảm thấy tầm quan trọng của vấn đề này đang ở mức nào?

Trang 9

Biểu đồ 2.4: Tầm quan trọng của vấn đề

5 Bạn có muốn giải quyết vấn đề này không?

Biểu đồ 2.5: Mức độ mong muốn giải quyết vấn đề.

b Quan sát thực tế:

II Kết luận:

Với 87,3% người cho rằng việc lãng phí điện nước sẽ ảnh hưởng đến môi trường, 57,1% người cho rằng vấn đề lãng phí hiện nay diễn ra nghiêm trọng, 52% người cảm thấy vấn đề này quan trọng và có đến 98% người được khảo sát mong muốn giải quyết vấn đề này, chứng minh rằng vấn đề “Sử dụng điện nước trong nhà trường” có tồn tại

và cần được giải quyết

Trang 10

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP HIỆN CÓ

I Các giải pháp hiện có của các thành viên nhóm

Thành viên Giải pháp hiện có Điểm mạnh Điểm yếu

1 Bảo Trân - Chọn các thiết bị có

nhiều sao về hiệu suất

năng lượng

Dễ sử dụng, tiết kiệm điện tốt, hiệu suất cao

Giá thành mắc, không thể chi trả với số lượng lớn

- Lắp đặt dàn nóng máy

lạnh ở vị trí hợp lý tránh

ánh sáng mặt trời chiếu

trực tiếp vào

Dễ lắp đặt, tiết kiệm điện tốt, tỏa nhiệt tốt, hạn chế rò

rỉ nước và dễ gây cháy nổ

Lắp với số lượng lớn khó bảo trì và

vệ sinh

2 Trang

Anh

- Sử dụng năng lượng tái

tạo

Tiết kiệm điện, bảo

vệ môi trường

Chi phí đầu tư ban đầu cao, hiệu quả phụ thuộc vào điều kiện địa lý

- Tắt các thiết bị điện,

nước khi không sử dụng;

báo ngay cho người có

trách nhiệm khi phát hiện

có sự rò rí nước hoặc các

hiện tượng lãng phí điện,

nước

Phát hiện và khắc phục kịp thời các

sự cố rò rỉ nước, lãng phí điện có thể giúp giảm thiểu đáng kể lượng nước

và điện bị hao hụt

Phụ thuộc rất nhiều vào ý thức và thói quen sử dụng điện nước của mỗi cá nhân

3 Xuân Duy - Tuyên truyền nâng cao ý

thức về việc sử dụng tiết

kiệm nước sinh hoạt tại

trường

Dễ thực hiện, tuyên truyền đến được nhiều người

Việc tuyên truyền chưa nhận được nhiều sự quan tâm, …

Trang 11

- Có chính sách bảo trì

các thiết bị sử dụng nước

Phát hiện và khắc phục các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng gây ra sự cố

Chi phí thuê thợ, mua vật tư thay thế, gián đoạn hoạt động

4 Gia Mẫn - Xây dựng các bồn chứa

nước mưa để tái sử dụng

nhằm tiết kiệm nước

Giảm lượng nước thải ra môi trường, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn nước sinh hoạt

Chi phí xây dựng bảo quản bồn chứa,

hệ thống thu gom nước mưa, hệ thống lọc nước

- Kiểm soát ánh sáng và

nhiệt độ để giảm tiêu thụ

điện

Giảm lượng điện tiêu thụ đáng kể bằng cách kiểm soát ánh sáng và nhiệt độ hợp lý

Cần có kiến thức chuyên môn để sử dụng các thiết bị điều khiển hiệu quả

5 Đan

Phương

- Lắp cảm biến trong

phòng học đếm số sinh

viên đi học để mở các dãy

đèn ưu tiên

Tự động bật/tắt đèn, quạt, khi có người ra vào hoặc không sử dụng, giúp tiết kiệm điện hiệu quả

Chi phí cao, cần bảo trì và kiểm tra các thiết bị cảm biến định kỳ

- Máy lạnh, công tắc điện

được tích hợp vào trong

khóa cửa

Tránh tình trạng quên tắt máy lạnh hoặc tình trạng có sinh viên nhưng máy lạnh chưa bật

Quên khoá cửa sẽ gây lãng phí, mở khoá cửa máy lạnh không làm lạnh kịp

6 Diễm

Quỳnh

- Sử dụng các thiết bị như

vòi hoa sen hoặc các thiết

Giảm lượng nước

sử dụng, tăng tuổi

Tiêu tốn chi phí lắp đặt

Trang 12

nhận biết học sinh để mở

đèn hành lang, tránh lãng

phí điện

sử dụng điện, tránh

mở điện liên tục mà không có người

bảo dưỡng, sữa chữa, tốn tiền bảo trì

7 Đăng Khoa - Lắp đặt hệ thống tưới

nhỏ giọt

Cung cấp nước trực tiếp đến rễ cây, giảm thiểu lãng phí nước so với các hệ thống tưới truyền thống

Rủi ro rò rỉ ống nước

- Nguồn năng lượng tái

tạo (pin năng lượng mặt

trời, )

Tạo ra điện sạch và giảm sự phụ thuộc vào lưới điện truyền thống

Tiêu tốn 1 lượng lớn tiền đầu tư cho việc lắp đặt và bảo dưỡng

Bảng 3 1 Các giải pháp hiện có

II Đề xuất hướng phát triển ý tưởng giải quyết vấn đề

Kết hợp giữa ứng dụng công nghệ và thông tin tuyên truyền: “Nếu một ngày nước sạch bị bỏ đi”

Trang 13

Hình 3 1 Ý tưởng giải pháp

Trang 14

CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ Các nguyên nhân của vấn đề nhóm đang nghiên cứu được đưa ra:

Do ý thức sinh viên chưa cao

Sử dụng quá mức các thiết bị điện nước

Thiếu ý thức trách nhiệm, quản lý tài nguyên

Sinh viên không nhận thức được vấn đề tiêu xài hoang phí điện nước Mọi người hầu như không quan tâm đến vấn đề này

Chưa có cơ chế thưởng phạt

Hệ thống cung cấp nước bị rò rỉ

Hệ thống không bảo trì định kỳ

Thiếu hiệu quả trong quản lý và giám sát trong việc sử dụng điện nước

Đường ống bị rò rỉ

Cơ sở vật chất chưa đạt chuẩn

Thiết bị điện nước cũ kỹ

Thất thoát trong quá trình vận hành và phân phối điện nước

TUYÊN TRUYỀN

Công tác tuyên truyền chưa hiệu quả

Không được tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ

Bảng 4 1 Nguyên nhân được đưa ra

Nguyên nhân cụ thể:

Trang 15

CHƯƠNG V TẠO Ý TƯỞNG GIẢI PHÁP

I Nguyên nhân cụ thể: Do ý thức sinh viên chưa cao.

II Điều kiện ràng buộc và mục tiêu:

1 Điều kiện ràng buộc

- Dễ tiếp cận với sinh viên

- Gây hứng thú với sinh viên

- Có sự tương tác nhất định với sinh viên

2 Mục tiêu: Tìm các phương pháp mới lạ nhằm tương tác trực tiếp và sống động sẽ

khơi gợi sự tò mò, hứng thú và ý thức trách nhiệm của sinh viên

III Lựa chọn giải pháp:

Từ bảng đánh giá các giải pháp đề xuất, nhóm đã thống nhất chọn giải pháp

VR Tour – Nâng tầm nhận thức làm giải pháp của nhóm

IV Mô tả giải pháp:

Tên giải pháp: VR-Tour – Nâng tầm nhận thức

Hình 5 1 Minh họa giải pháp Hình 5 2 Minh họa giải pháp

1 Đặc điểm:

 Công nghệ thực tế ảo mô phỏng môi trường bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu

do lãng phí năng lượng trong tương lai, giúp sinh viên trải nghiệm trực tiếp tác động của việc sử dụng điện nước

Trang 16

2 Vận hành:

- Phát triển nội dung thực tế ảo: nội dung bao gồm các tình huống thực tế, mô phỏng tác động của việc sử dụng điện nước và giải pháp tiết kiệm

- Trang bị cho sinh viên thiết bị thực tế ảo và đảm bảo kết nối internet ổn định

- Hướng dẫn cho sinh viên về cách sử dụng thiết bị và nội dung thực tế ảo Hỗ trợ kỹ thuật để giải đáp thắc mắc và khắc phục sự cố

3 Điểm mạnh :

- Trải nghiệm thực tế ảo giúp sinh viên trực tiếp nhìn nhận tác động của việc lãng phí điện nước

- Công nghệ thực tế ảo mới lạ, thu hút sự quan tâm và hứng thú của sinh viên

- Có thể sử dụng nhiều lần và cho nhiều đối tượng

4 Điểm yếu:

- Chi phí đầu tư thiết bị thực tế ảo, phần mềm

- Cần được đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật

- Nội dung chưa bao hàm được tất cả các tình huống thực tế

1

Trang 17

CHƯƠNG VI KẾT LUẬN

1 Quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề:

Bước 1:

 Chủ đề lớp: Green Campus

 Đề tài nhóm tạm thời: Sử dụng, tiêu xài điện nước thiết bị nhà trường (Phiếu 1T-1, 1T-2)

Bước 2:

 Thảo luận và khảo sát ở các sinh viên, giảng viên và các bên liên quan ( Phiếu 2P-1)

 Tổng hợp khảo sát các bên liên quan ở phiếu 2T-1

Bước 3: Qua khảo sát, cả nhóm đã tìm được các mong muốn vấn đề được giải

quyết từ các bên liên quan

Bước 4: Các thành viên phân chia khảo sát điểm mạnh và điểm yếu của giải

pháp hiện có của các trường đại học trên TP.HCM và tìm ra lý do chưa giải quyết được vấn đề

Bước 5: Dùng phương pháp brainwriting hệ thống lại các nguyên nhân của

vấn đề Phân chia các nguyên nhân thành 4 nhóm trên biểu đồ “Xương cá” và chọn nguyên nhân cụ thể (Phiếu 5T-1)

Bước 6: Các thành viên phân chia nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu và tổng kết

tất các điều kiện ràng buộc, tiên quyết, thúc đẩy và rào cản Phiếu ( 6T-1)

Bước 7:

 Các thành viên đưa ra các giải pháp cá nhân thông qua các giải pháp hiện có (Phiếu 7T-1)

 Chọn giải pháp phù hợp nhất thông qua các tiêu chí (phiếu 7T-2), chọn giải pháp với tổng điểm cao nhất: “VR Tour- Nâng Tầm Nhận Thức”

 Lập kế hoạch giải pháp rõ ràng, cụ thể (phiếu 7T-3)

Trang 18

3 Kết luận:

Giải pháp "Sử dụng công nghệ thực tế ảo trong việc nâng cao nhận thức của sinh viên trong vấn đề sử dụng điện nước nhà trường" hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao ý thức của sinh viên, thay đổi hành vi sử dụng điện nước hiệu quả, bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí cho nhà trường

4 Bài học rút ra

 Những gì đã làm được:

- Phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.

- Phát triển khả năng lập kế hoạch dự án và quản lý thời gian

- Nâng cao nhận thức về việc sử dụng điện nước của mỗi thành viên

 Những gì chưa làm được

- Kiến thức chuyên môn của nhóm còn hạn chế

- Nhóm còn gặp khó khăn trong việc giải quyết một số vấn đề phức tạp

- Nhóm còn gặp khó khăn trong việc xử lý các rủi ro trong quá trình thực hiện

dự án

5 Hướng tìm hiểu/ nghiên cứu tiếp sau này cho vấn đề:

Vấn đề của nhóm đang khảo sát chỉ đang quay quanh trong khuôn viên trường học UEF Nhóm chúng em muốn mở rộng phạm vi nghiên cứu để có thể học hỏi được các giải pháp ở quy mô lớn hơn Từ đó biến giải pháp của nhóm dần trở nên khả thi hơn,

dễ dàng thực hiện, tăng tính hiệu quả và nâng cao ý thức không chỉ là sinh viên mà còn nhiều đối trượng khác ngoài khuôn viên trường đại học

Ngày đăng: 05/02/2025, 11:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN