Để tạo động lực cho nhân viên, doanh nghiệp cần quan tâm đến nhiều yếu tố như: mức lương và phúc lợi, cơ hội phát triển, môi trường làm việc, sự công nhận và khen thưởng, mục tiêu rõ ràn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
NGÀNH DU LỊCH
***********
BÁO CÁO GIỮA KỲ
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH
HỌC PHẦN: DULI060 - QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC (2+0)
Giảng viên giảng dạy: TS.Hồ Như Ngọc
Danh sách sinh viên thực hiện:
Bình Dương, tháng 12/2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO GIỮA KỲ
Tên học phần: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC (2+0) Mã học phần: DULI060
Lớp/Nhóm: CNVH.CQ.02
Danh sách Sinh viên trong nhóm:
h
Đánh giá tham gia trong nhóm (Phần 1)
Đánh giá Tiểu luận (Phần 2)
Điểm (Phần 1
* Phần 2)
222810101028
1
Dương Thị Khánh Hòa D22DULI0
222810101035
1
Dư Thùy Phương Thơ D22DULI0
1 DULI 222810101007
9
Trần Thị Diệu Linh D22DULI0
1 DULI
Chủ đề: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT MASLOW VÀO TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH
(Yêu cầu nội dung tối thiểu 10 trang, không tính hình ảnh, mục lục, phụ lục)
PHẦN 1 - Rubric ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN LÀM VIỆC NHÓM
(Dành cho sinh viên đánh giá)
Họ và tên SV
Thời gian
tham gia họp nhóm đầy
đủ
Thái độ tham gia tích cực
Ý kiến đóng góp hữu ích
Thời gian giao nộp sản phẩm đúng hạn
Chất lượng sản phẩm giao nộp tốt
Tổng
% Ký tên
Trang 3PHẦN 2 - Rubric ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO GIỮA KỲ
(Dành cho giảng viên)
Điểm đánh giá CB
Chấm 1 Chấm 2 CB thống nhất Điểm
2 Nêu vấn đề (Tầm quan trọng của tạo động
lực cho người người lao động) 2.0
3 Giới thiệu về lý thuyết Maslow 2.0
4 Ứng dụng lý thuyết Maslow trong tạo động
5 Ví dụ thực tế về ứng dụng lý thuyết
Maslow trong tạo động lực cho người lao
động trong doanh nghiệp du lịch 2.0
Điểm tổng cộng 10
Bình Dương, ngày tháng 12 năm 2024
Cán bộ chấm
Trang 4MỤC LỤC
I NÊU VẤN ĐỀ 1
II GIỚI THIỆU VỀ LÝ THYẾT MASLOW 3
3.1 Nhu cầu sinh lý: 5
3.2 Nhu cầu an toàn: 6
3.3 Nhu cầu xã hội: 7
3.4 Nhu cầu được tôn trọng: 8
3.5 Nhu cầu tự hoàn thiện: 10
IV VÍ DỤ THỰC TẾ ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT MASLOW TRONG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH 11
V KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 5I NÊU VẤN ĐỀ
Tạo động lực là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao và phát triển bền vững Động lực làm việc quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động của nhân viên trong tổ chức Con người luôn có những nhu cầu cần được thỏa mãn
về cả hai mặt vật chất và tinh thần Khi nhân viên cảm thấy những nhu cầu của mình được đáp ứng sẽ tạo tâm lý tốt thúc đẩy nhân viên làm việc hăng say hơn Động lực làm việc là cơ sở phát huy tính sáng tạo của cá nhân trong tổ chức Sáng tạo của mỗi cá nhân trong tổ chức là hoạt động của con người gắn liền với tư duy giải quyết vấn đề nhưng không đồng nhất với tư duy Bởi, một mặt, nếu không có
tư duy của chủ thể tìm lời giải cho vấn đề thì nó không thể được giải quyết, thiếu
tư duy không thể có sáng tạo Mặt khác, tùy theo trường hợp cụ thể, để giải quyết vấn đề, hình thành sản phẩm sáng tạo thì không chỉ có vai trò chi phối của tư duy (của chủ thể) mà còn có sự tham gia của các yếu tố khác nữa (như giác quan, ý chí, tình cảm, thể lực…, và những yếu tố bên ngoài, như: công cụ, tư liệu, môi trường
xã hội Khi được truyền cảm hứng và có động lực làm việc, nhân viên sẽ chủ động nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng công việc và tăng cường sự gắn bó với tổ chức Tinh thần đồng đội sẽ được củng cố, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, và từ đó góp phần xây dựng một văn hóa doanh nghiệp tích cực Động lực làm việc giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực, xây dựng bầu không khí làm việc tích cực của nhân viên và tổ chức của mình Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi nhân viên có động lực làm việc thì tai nạn nghề nghiệp ít xảy ra hơn, các vấn đề vi phạm đạo đức, bỏ việc hoặc tỷ lệ vi phạm kỷ luật cũng ít hơn Người có động lực làm việc sẽ
ít bị bệnh trầm cảm và thường có sức khỏe về thể chất và tinh thần tốt Tại sao động lực lại quan trọng đến vậy? Bởi con người chính là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp Động lực như ngọn lửa thắp sáng tinh thần làm việc, giúp nhân viên vượt qua khó khăn, thử thách và luôn hướng tới mục tiêu chung Trong một thị
1
Trang 6trường cạnh tranh khốc liệt, một đội ngũ nhân viên có động lực sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp Để tạo động lực cho nhân viên, doanh nghiệp cần quan tâm đến nhiều yếu tố như: mức lương và phúc lợi, cơ hội phát triển, môi trường làm việc, sự công nhận và khen thưởng, mục tiêu rõ ràng và sự lãnh đạo có tầm nhìn Bên cạnh đó, việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên, tạo cơ hội phát triển, và truyền cảm hứng về tầm nhìn của công ty cũng đóng vai trò quan trọng Tóm lại, tạo động lực là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự đầu
tư nghiêm túc từ phía doanh nghiệp Khi nhân viên có động lực, doanh nghiệp không chỉ đạt được hiệu quả kinh doanh cao mà còn xây dựng được một đội ngũ nhân sự vững mạnh, sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức."
2
Trang 7II GIỚI THIỆU VỀ LÝ THYẾT MASLOW
(Hình ảnh: Tháp nhu cầu Maslow Nguồn: internet)
Lý thuyết hệ thống nhu cầu do Abraham Maslow phát triển năm 1943, trong bài viết "A Theory of Human Motivation" (Lý thuyết về Động lực Con người), là một trong những lý thuyết tâm lý học quan trọng Nó giải thích các yếu tố thúc đẩy hành vi và động lực của con người thông qua một hệ thống nhu cầu được sắp xếp theo thứ bậc Theo Maslow, nhu cầu của con người được chia thành 5 cấp bậc từ thấp đến cao, và cần phần nào đáp ứng mỗi cấp trước khi tiến lên cấp cao hơn Lý thuyết này thường được biểu diễn dưới dạng kim tự tháp (tháp Maslow), với các nhu cầu cơ bản ở đáy và nhu cầu cao cấp hơn ở đỉnh
3
Trang 8Các nhu cầu sinh lý: là các đòi hỏi cơ bản về thức ăn, nước uống, chỗ ở và ngủ và các nhu cầu cơ thể khác Đây là nền tảng của tháp, liên quan đến các nhu cầu cơ bản nhất để duy trì sự sống như ăn uống, ngủ nghỉ, và hít thở Nếu những nhu cầu này không được thỏa mãn, con người sẽ không thể tập trung vào bất kỳ nhu cầu nào khác
Nhu cầu an toàn: Sau khi các nhu cầu sinh lý được đáp ứng, con người tìm kiếm sự ổn định và bảo vệ trong cuộc sống Điều này bao gồm sự an toàn về tài chính, sức khỏe, môi trường, và thậm chí cả tinh thần
Nhu cầu xã hội: Khi các nhu cầu cơ bản đã ổn định, con người hướng tới việc xây dựng mối quan hệ Họ tìm kiếm sự gắn kết với gia đình, bạn bè, và xã hội, muốn được yêu thương, chấp nhận và thuộc về một cộng đồng nào đó
Nhu cầu được tôn trọng: Tại cấp độ này, con người cần được công nhận và đánh giá cao từ những người xung quanh Điều này có thể bao gồm sự tự tin, thành tựu cá nhân, hoặc địa vị xã hội Nếu nhu cầu này không được đáp ứng, cá nhân có thể cảm thấy tự ti hoặc thiếu động lực
Nhu cầu tự hoàn thiện: là nhu cầu được trưởng thành và phát triển, được biến các năng lực của mình thành hiện thực, hoặc nhu cầu đạt được các thành tích mới và có ý nghĩa, nhu cầu sáng tạo
Học thuyết cho rằng: khi mỗi một nhu cầu trong số các nhu cầu đó được thoả mãn thì nhu cầu tiếp theo trở nên quan trọng Sự thoả mãn nhu cầu của các cá nhân sẽ đi theo thứ bậc như trên và mặc dù không có một nhu cầu nào có thể được thoả mãn hoàn toàn nhưng một nhu cầu được thoả mãn về cơ bản thì không còn tạo ra động lực Vì thế, theo Maslow, để tạo động lực cho nhân viên, người quản lý cần phải hiểu nhân viên dó đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc này và hướng vào sự thoả mãn các nhu cầu ở bậc đó
4
Trang 9III ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT MASLOW TRONG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Bằng cách ứng dụng mô hình tháp nhu cầu Maslow, các nhà tổ chức, các công ty
có thể lên kế hoạch, thiết kế và đáp ứng các nhu cầu khác nhau của nhân viên Điều này sẽ tạo ra được môi trường làm việc tích cực và tăng hiệu suất làm việc của nhân viên
3.1 Nhu cầu sinh lý:
( Nguồn: internet)
Là những nhu cầu vật chất cơ bản, là những yếu tố cần thiết, không thể bị trì hoãn
mà mọi người cần cho cuộc sống bình thường, ví dụ như không khí, thức ăn, đồ uống, giấc ngủ, … Động lực của nhu cầu sinh lý đến từ bản năng sinh tồn của một người, nó thúc đẩy năng suất làm việc của một nhân viên Các doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu sinh lý của nhân viên thông qua các yếu tố
+ Cung cấp mức lương cạnh tranh, phải đảm bảo nhân viên có đủ thu nhập để trang trải cuộc sống hàng ngày
5
Trang 10+ Môi trường làm việc an toàn vệ sinh lao động, trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ
+ Có các chính sách về bữa ăn, thời gian nghỉ ngơi hợp lý, lịch làm việc linh hoạt, đảm bảo nhân viên có đủ thời gian nghỉ ngơi và phục hồi lại năng lượng đã mất Nếu doanh nghiệp không đáp ứng đủ những nhu cầu này, cơ thể và thể trạng nhân viên sẽ không được đảm bảo, điều này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất làm việc của nhân viên
3.2 Nhu cầu an toàn:
( Nguồn: internet)
Nhu cầu an toàn bao gồm các chế độ bảo hiểm, phúc lợi, … để đảm bảo người lao động có thể duy trì cuộc sống bình thường Các doanh nghiệp phải xây dựng các chính sách phù hợp và thỏa đáng như:
+ Phải kí kết hợp đồng lao động rõ ràng, đảm bảo quyền lợi của nhân viên theo quy định của pháp luật
6
Trang 11Đóng đầy đủ các gói bảo hiểm như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn để nhân viên yên tâm làm việc
+ Xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, có quy định rõ ràng + Có các chương trình khám sức khỏe định kỳ, du lịch, nghỉ mát hàng năm, thưởng doanh số,
+ Phải thường xuyên bảo trì, kiểm tra các thiết bị, công cụ để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của nhân viên
Đáp ứng nhu cầu an toàn giúp nhân viên có cảm giác thoải mái, dễ chịu khi làm việc, tạo dựng lòng trung thành từ đó nhân viên sẽ muốn cống hiến và gắn bó với doanh nghiệp Tinh thần làm việc của nhân viên sẽ đi xuống nếu nhân viên phải làm việc trong một môi trường không an toàn, một môi độc hại, không thoải mái
3.3 Nhu cầu xã hội:
7
Trang 12( Nguồn: internet)
Ở cấp độ này, nhân viên muốn được phát triển các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau và tìm được một nhóm mà họ thuộc về Ở các nhóm, nhân viên được liên kết và gắn bó hơn với các thành viên Và các doanh nghiệp có thể tạo dựng môi trường, các chương trình đảm bảo nhu cầu về xã hội cho nhân viên như:
+ Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp, thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, team building để nhân viên gắn kết với nhau
+ Tạo ra các chương trình đào tạo, bồi dưỡng để nhân viên có cơ hội phát triển bản thân và thăng tiến trong công việc Khen thưởng và ghi nhận những đóng góp của nhân viên dù lớn hay nhỏ Nhằm tạo ra văn hóa công ty tích cực, thân thiện + Tạo điều kiện để nhân viên có cơ hội hợp tác, trao đổi với các bộ phận khác + Doanh nghiệp cần quan tâm đến nhân viên nhiều hơn, nhất là khi họ gặp khó khăn hoặc cần giúp đỡ
Văn hóa công ty sẽ giúp cho nhân viên cảm giác thân thiết như thành viên trong gia đình, được mọi người yêu quý, quan tâm và trân trọng, giúp nhân viên mới tránh được cảm giác lạc lõng, hỗ trợ các nhân viên tránh xa các vấn đề tiêu cực như luôn phải làm việc đơn độc một mình
3.4 Nhu cầu được tôn trọng:
8
Trang 13( Nguồn: internet)
Đối với nhu cầu này, nhân viên muốn cho doanh nghiệp tấy rằng họ đang làm tốt công việc và đang được muốn được công nhận cho những nỗ lực của họ Là một nhà lãnh đạo, bạn có thể công nhận những nỗ lực của nhân viên và gửi gắm đến họ
sự tôn trọng, trân trọng như:
+ Công nhận và khen ngợi nhân viên của mình khi dọ đạt thành tích tốt
+ Có quy định cụ thể, công bằng khi đánh giá năng lực của nhân viên Có chính sách khen thưởng nhân viên mới, nhân viên xuất sắc, nhân viên cống hiến, … + Tăng lương, thưởng khi nhân viên có thành tích xuất sắc hoặc vượt mức KPI đã
để ra
Khi một nhân viên được cấp trên và đồng nghiệp tôn trọng sẽ tạo động lực cho họ làm việc hăng say và nhiệt tình hơn Vì vậy, nhu cầu được tôn trọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thăng tiến của nhân viên, để nhân viên được trao một vị trí
và danh hiệu tốt hơn
9
Trang 143.5 Nhu cầu tự hoàn thiện:
( Nguồn: internet)
Khi tất cả các nhu cầu trên đã được đáp ứng, nhân viên sẽ muốn trở thành người giỏi nhất có thể trong công việc của họ Là một người sử dụng người lao động, bạn nên tạo điều kiện và có trách nhiệm giúp nhân viên trở thành phiên bản tốt nhất của chính họ như:
+ Tạo ra cơ hội học hỏi và phát triển, đầu tư vào việc đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên
+ Giao cho nhân viên những nhiệm, vụ thách thức khó hơn để kích thích họ, cho
họ có cơ hội phát triển và khẳng định bản thân Tuy nhiên, hãy để nhân viên thực hiện các dự án phù hợp với họ để phát triển bản thân thay vì những dự án quá khó
sẽ khiến họ bị mất động lực
+ Khuyến khích, tạo điều kiện để nhân viên học tập, tiếp thu những kiến thức mới Đồng thời đóng góp đưa ra những ý tưởng mới để cải thiện quy trình làm việc
10
Trang 15Bởi vì mỗi người là phiên bản duy nhất nên ở mức độ cuối cùng này, mọi nhân viên điều mong muốn tiềm được thế mạnh của riêng bản thân và phát triển nó vượt trội Việc thúc đẩy nhân viên phát triển hơn mỗi ngày cũng là thúc đẩy doanh nghiệp phát triển lớn mạnh hơn
IV VÍ DỤ THỰC TẾ ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT MASLOW TRONG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH
Một khách sạn 5 sao có thể áp dụng lý thuyết Maslow như sau:
Nhu cầu sinh lý: Cung cấp bữa ăn trong từng ca làm đặc biệt là ca đêm cho nhân viên, khu vực nghỉ ngơi thoải mái
Nhu cầu an toàn: Đảm bảo an ninh cho khách sạn, cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên
Nhu cầu xã hội: Tổ chức các buổi tiệc sinh nhật, lễ kỷ niệm cho nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các câu lạc bộ thể thao
Nhu cầu được tôn trọng: Giao cho nhân viên làm trưởng nhóm dự án, khen thưởng nhân viên xuất sắc theo tháng, quý, năm
11
Trang 16Nhu cầu tự hoàn thiện: Tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng quản lý, tạo cơ hội cho nhân viên sáng tạo ra các dịch vụ mới
V KẾT LUẬN
Lý thuyết của Maslow mô tả một loạt các nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao, bắt đầu
từ những nhu cầu sinh lý thiết yếu như ăn uống và chỗ ở, cho đến nhu cầu tự do, thể hiện bản thân và tự hoàn thiện Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng giúp các nhà cung cấp dịch vụ du lịch thiết kế những sản phẩm phù hợp với từng cấp độ nhu cầu này, từ đó tạo ra trải nghiệm toàn diện cho du khách Việc áp dụng lý thuyết Maslow cho phép doanh nghiệp du lịch nhận diện những yếu tố quan trọng để làm hài lòng khách hàng ở mỗi cấp độ nhu cầu Chẳng hạn, một số khách hàng có thể tìm kiếm sự an toàn và thoải mái trong chuyến đi (nhu cầu an toàn), trong khi những người khác muốn có những trải nghiệm mới mẻ và khám phá bản thân (nhu cầu tự thể hiện) Điều này giúp doanh nghiệp tập trung vào các yếu tố cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ Bằng cách đáp ứng các nhu cầu cao hơn, như nhu cầu thể hiện bản thân hoặc đạt đến sự tự hoàn thiện, ngành du lịch có thể mang đến những trải nghiệm sâu sắc và gắn kết hơn Chẳng hạn, các tour du lịch văn hóa
12
Trang 17hoặc chương trình tham gia vào hoạt động sáng tạo có thể đáp ứng mong muốn tự thể hiện và phát triển bản thân của khách hàng Lý thuyết Maslow cũng hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch phân khúc khách hàng một cách hợp lý Một khách hàng tìm kiếm kỳ nghỉ đơn giản và thoải mái có thể có nhu cầu sinh lý và an toàn cao hơn, trong khi những người khác muốn trải nghiệm kích thích tư duy hoặc nâng cao giá trị bản thân sẽ yêu cầu dịch vụ khác biệt Phân khúc này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa sản phẩm, thu hút khách hàng hiệu quả hơn Áp dụng lý thuyết Maslow không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn giúp họ nổi bật trong thị trường cạnh tranh cao Những công ty du lịch am hiểu và khai thác hiệu quả các yếu tố tâm lý của khách hàng sẽ dễ dàng chiếm thế thượng phong bằng việc cung cấp dịch vụ độc đáo, cá nhân hóa, nâng cao sự hài lòng và trung thành của khách hàng Hiểu rõ các mức độ nhu cầu của khách hàng giúp các công
ty du lịch tạo ra sản phẩm phù hợp với từng nhóm đối tượng Ví dụ, dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp có thể nhắm đến nhóm khách hàng cần thoát khỏi căng thẳng và tìm kiếm sự thư giãn (nhu cầu an toàn và sinh lý), trong khi các tour du lịch khám phá thiên nhiên và văn hóa lại thu hút những khách hàng mong muốn tự hoàn thiện và phát triển bản thân
13