Trên cơ sở kếtquả nghiên cứu, nhóm tác giả nêu một số hàm ý chính sách thuế trong giai đoạn sắptới khi Việt Nam tham gia Chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và dịchchuyển lợi
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG
TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Mã số đề tài: CS-55-23
CHỦ NHIỆM: TS NGUYỄN THẾ KHANG
TP.Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2024
Trang 2BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Tóm tắt:
Đề tài nghiên cứu xem xét tác động của các nguồn thu thuế đến tăng trưởngkinh tế ở Việt Nam, tiếp cận từ mô hình tự phân phối độ trễ (ARDL) Nhóm tác giả đãtiến hành các bước kiểm tra tính dừng và độ trễ của các biến trong mô hình, kiểm địnhbound test để xác định đồng liên kết giữa các biến trước khi hồi quy ước lượng mongmuốn Kết quả kiểm định cho thấy có mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến trong
mô hình Sau khi ước lượng mô hình ngắn hạn và dài hạn bằng phương pháp ARDL,
đề tài nghiên cứu cũng thực hiện các kiểm định chẩn đoán nhằm đảm bảo kết quảnghiên cứu là đáng tin cậy Cuối cùng nghiên cứu chỉ ra rằng, thuế giá trị gia tăng cótác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn Trong ngắnhạn thì thuế thu nhập doanh nghiệp có tác động tích cực, nhưng trong dài hạn thìngược lại Trong khi đó thuế khâu nhập khẩu chưa có cơ sở xem xét Trên cơ sở kếtquả nghiên cứu, nhóm tác giả nêu một số hàm ý chính sách thuế trong giai đoạn sắptới khi Việt Nam tham gia Chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và dịchchuyển lợi nhuận (Base erosion and profit shifting - BEPS) về thuế suất tối thiểu toàncầu và thực thi chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030
Từ khóa: Thuế; Tăng trưởng; ARDL.
Trang 5CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Chính phủ của bất kỳ quốc gia nào cũng phải gánh những trách nhiệm to lớn vàchịu ảnh hưởng lớn bởi thu nhập do Chính phủ tạo ra từ các nguồn thu khác nhau, mộttrong số đó bao gồm thu thuế Để tài trợ cho hoạt động của mình, Chính phủ chủ yếudựa vào nguồn thu thuế từ các cá nhân và tổ chức phải nộp thuế cho chính phủ, vàthường do chính phủ đánh thuế Thuế là một nguồn thu đáng kể và là nguồn thu nhậpchính của chính phủ và là một khoản thu bắt buộc Vào thế kỷ 19, mục đích chính màthuế được áp dụng là để tạo nguồn thu cho chính phủ Nhưng ngày nay, nó được sửdụng cho các mục đích khác ngoài mục đích tài chính cho khu vực công Thuế lànguồn tài trợ chính cho các cấp chính quyền và có vai trò rất quan trọng trong việcgiúp chính phủ đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế Theo Abomaye(2017), thuế là một quy trình do chính phủ thiết lập để kiểm soát thuế và thu thuế Do
đó, nó được coi là sự phân phối lại của cải từ khu vực tư nhân sang khu vực công củanền kinh tế để giúp quốc gia đạt được một số mục tiêu kinh tế và xã hội, bao gồmcung cấp các cơ sở và dịch vụ thiết yếu như dịch vụ như y tế, giáo dục, kết cấu hạtầng,…
Việc nộp thuế là nghĩa vụ công dân, trong đó có một số khoản thuế mà chínhphủ các quốc gia thường sử dụng để hạn chế việc tạo ra một số sản phẩm và dịch vụ,
để bảo vệ doanh nghiệp mới và doanh nghiệp trong nước, đồng thời giảm mức độchênh lệch thu nhập trong xã hội, cũng như để điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàkiểm soát lạm phát (Edewusi & Ajayi, 2019) Do tầm quan trọng của thuế trong việcmang lại nguồn thu cho chính phủ và cho các mục đích sử dụng khác nhau, và nó cókhả năng tác động đến tiêu dùng dẫn đến tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế vàtác động đến các biến số kinh tế vĩ mô khác Chính vì vậy chính phủ của mọi quốc gia
sẽ luôn phấn đấu tối đa hóa nguồn thu từ thuế (Asaolu & cộng sự, 2018) Hiệu lực vàhiệu quả trong quản lý thuế dẫn đến tăng số thu thuế, giúp chính phủ cung cấp các tiệnnghi cho người dân và thực hiện các dự án công cho quốc gia
Mục tiêu chính của hệ thống thuế là tạo ra thu nhập đủ để trang trải các khoảnchi tiêu quan trọng của chính phủ và thuế được nhiều người coi là công cụ hiệu quảnhất để cải thiện khả năng của khu vực công và trả nợ (Okoye & Ezejiofor, 2014 )
Trang 6Bên cạnh những vấn đề tồn tại trong hệ thống thuế hiện nay, mục đích của việc thuthuế không chỉ là tạo nguồn thu cho chính phủ mà còn là một phương tiện để phân bổlại của cải cũng như điều tiết nền kinh tế (Ojo, 2008) Do đó, hệ thống thuế được coi
là một công cụ mạnh mẽ mà chính phủ có thể sử dụng để hỗ trợ phát triển kinh tế xãhội (Mathew, 2014)
Tăng trưởng kinh tế được mô tả là sự gia tăng không ngừng về năng lực sảnxuất của một quốc gia, được đánh giá bằng cách xem xét tổng sản phẩm quốc dân củanăm hiện tại so với năm trước (Salami & cộng sự, 2015) Vai trò của chính phủ trongviệc đạt được tăng trưởng kinh tế đối với cả các quốc gia đã phát triển và đang pháttriển là rất quan trọng và thuế, với tư cách là một công cụ của chính sách tài khóa, cóthể là một công cụ hữu ích được chính phủ sử dụng để kích thích tăng trưởng kinh tế(Edewusi & Ajayi, 2019) Mối tương quan giữa thuế và tăng trưởng kinh tế là một chủ
đề thường gây tranh cãi vì thuế có tác động đến nền kinh tế, các quyết định của doanhnghiệp và cá nhân cũng bị ảnh hưởng bởi thuế (Mdanat & cộng sự, 2018)
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu suy thoái và tình hình tương
tự ở Việt Nam, nghiên cứu này nhằm cung cấp một căn cứ khoa học thực nghiệm choviệc thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 Đề tài tập trung vàoviệc làm rõ tác động của thuế đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, với mục tiêucung cấp bằng chứng thực nghiệm về vai trò của thuế đối với tăng trưởng kinh tế ởmột quốc gia đang phát triển Nghiên cứu sẽ phân tích tác động của từng loại thuế cụthể đến tăng trưởng kinh tế, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách hữu ích cho Chính phủ.Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp định hình các quyết sách nhằm đạt được các mục tiêu
vĩ mô trong giai đoạn sắp tới
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài hướng đến mục tiêu chung là đánh giá tác động của thuế đến tăng trưởngkinh tế ở Việt Nam Từ đó có đề xuất hàm ý chính sách đến Chính phủ trong chiếnlược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030
1.2.1 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu thứ nhất: Xem xét tác động ngắn hạn và mối liên hệ đồng liên kết dàihạn đối với các sắc thuế đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Trang 7Mục tiêu thứ hai: Trên cơ sở kết quả mục tiêu thứ nhất, đề tài sẽ đề xuất hàm ýchính sách cho các nhà hoạch định chính sách thuế trong việc thực thi chiến lược cảicách hệ thống thuế đến năm 2030.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Mức độ tác động trong ngắn hạn và dài hạn của thuế đến tăng trưởng kinh tế ởViệt Nam như thế nào?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng trongnội địa, thuế thu ở khâu nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam, số liệu nghiên cứu được quan sát từ năm
2004 đến 2023 Nguồn số liệu được lấy từ Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng được thiết kế trên nghiêncứu đã có sẵn, là một thiết kế nghiên cứu phù hợp cho nghiên cứu này Việc sử dụngcác biến trong mô hình nghiên cứu và cách thức hồi quy trong nghiên cứu này sẽ kếthừa từ các mô hình nghiên cứu của Adefolake và Omodero (2022); Mdanat và cộng
1.6.2 Ý nghĩa trong thực tiễn giảng dạy
Kết quả nghiên cứu của đề tài là minh chứng thực nghiệm cụ thể để diễn giảiphần lý thuyết về tác động của thuế đến phân phối lại thu nhập, đến tăng trưởng kinh
tế mà Chính phủ sử dụng như một công cụ trong chính sách tài khóa Nội dung phần
Trang 8lý thuyết này có trong học phần Tài chính công mà Trường ĐH Tài chính Marketing
đã và đang triển khai giảng dạy tại Trường cho ngành Tài chính Ngân hàng
1.7 Kết cấu dự kiến
Đề tài được thiết kế bao gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Trong chương này nhóm tác giả đưa ra lý dochọn đề tài cũng như mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phương pháp và ý nghĩa củanghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về thuế và tăng trưởng kinh tế Chương này đề cậpđến khung lý thuyết có liên quan đến các nội dung cần nghiên cứu như: Lý thuyếttăng trưởng kinh tế; Lý thuyết về thuế; Mối quan hệ giữa thuế và tăng trưởng kinh tế.Đặc biệt, phần chương này sẽ nêu tình hình nghiên cứu có liên quan về chủ đề này đểphân tích, đánh giá, từ đó biện luận khoảng trống nghiên cứu, làm cơ sở cho việc thựchiện đề tài này
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày quy trình nghiêncứu định lượng được triển khai trong đề tài Đặc biệt trong chương sẽ diễn đạt môhình nghiên cứu, mô tả các biến, đặc tính dữ liệu nghiên cứu, từ đó đề xuất mô hìnhhồi quy và các kiểm định cần thiết cho kết quả quả hồi quy đảm bảo độ tin cậy.Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trên cơ sở mô hình hồi quy và cáckiểm định được đề xuất ở chương 3, chương này chủ yếu trình bày kết quả hồi quy dữliệu và kết quả các kiểm định nhằm đánh giá độ tin cậy của kết quả hồi quy Trongchương sẽ thảo luận các kết quả hồi quy của mô hình nghiên cứu, từ đó làm cơ sở chohàm ý chính sách ở chương 5
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách Trên kết quả nghiên cứu ở chương 4,nhóm tác giả sẽ tóm tắt lại kết quả nghiên cứu và từ đó đưa ra các hàm ý chính sáchđối với Việt Nam trong việc thực hiện chính sách cải cách thuế cho giai đoạn sắp tới
Tóm tắt chương 1
Trong chương đã trình bày rõ lý do nghiên cứu cũng như các vấn đề liên quanđến quá trình nghiên cứu của đề tài như: Mục tiêu, câu hỏi, phạm vi, đối tượng vàphương pháp của nghiên cứu trong đề tài Cuối chương 1 mô tả kết cấu của nội dung
Trang 9các chương để cho người đọc nắm được tóm tắt của kết cấu toàn bộ bài nghiên cứunày.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
Phát triển kinh tế là một quá trình liên tục và phức tạp, đòi hỏi sự cân nhắc vàkết hợp nhiều yếu tố khác nhau để đạt được mục tiêu cải thiện toàn diện chất lượngcuộc sống và duy trì sự phát triển bền vững Trong vấn đề về phát triển kinh tế, việctăng trưởng kinh tế là một vấn đề quan trọng Tăng trưởng kinh tế bao gồm cả yếu tố
về số lượng và chất lượng Tăng trưởng kinh tế là cách mà chúng ta đo lường sự mởrộng hoặc thu hẹp của nền kinh tế so với năm trước hoặc so với thời kỳ trước đó Đểthể hiện tăng trưởng kinh tế, chúng ta có thể sử dụng các khái niệm về qui mô và tốc
độ tăng trưởng Qui mô tăng trưởng cho biết mức độ mở rộng hoặc thu hẹp của nềnkinh tế, trong khi tốc độ tăng trưởng thường được dùng để so sánh và thể hiện tốc độtăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế trong các giai đoạn khác nhau
Salami và cộng sự (2015) coi tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng liên tục của sảnphẩm quốc dân ròng trong một khung thời gian Peter và Adesina (2015) tin rằng sựgia tăng tài sản, trình độ nguồn nhân lực và trình độ công nghệ được nâng cấp lànguồn lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế Họ tin rằng một số chỉ số kinh tế nhấtđịnh sẽ cung cấp cái nhìn về nền kinh tế và nâng cao hiểu biết về nền kinh tế, một sốchỉ số bao gồm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Tổng sản phẩm quốc gia (GrossNational Product, GNP) và Thu nhập bình quân đầu người (Income Per Capita – IPC)
Về mặt khái niệm, tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự gia tăng dần dần sảnlượng quốc gia do hệ quả trực tiếp của việc chính phủ cố ý tác động các chỉ số kinh tếthông qua các biện pháp chính sách tài khóa hoặc tiền tệ (Etim & cộng sự, 2021) Tuynhiên, người ta lập luận rằng tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng bởi bốn chỉ số cơ bản:Tài nguyên quốc gia, nguồn nhân lực, tiến bộ công nghệ và vốn (Igbasan, 2017 ) Tuynhiện, để làm rõ nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế, đề tài giới thiệu các mô hình tăng
Trang 10trưởng kinh tế từ cổ điển đến hiện đại đã thể hiện các quan điểm về tăng trưởng kinh
tế qua từng giai đoạn như sau:
Mô hình Adam (1776)
Kể từ khi tác phẩm “An inquiry into the Nature and Causes of the Wealth ofNations” được giới thiệu ra công chúng cũng là điểm mốc đánh dấu sự ra đời củakhoa học kinh tế Những nội dung cơ bản của tác phẩm này bao gồm: Lao động chứkhông phải đất đai, tiền bạc là nguồn gốc cơ bản tạo ra mọi của cải cho đất nước; Họcthuyết bàn tay vô hình vì người lao động tự biết rõ cái gì có lợi nhất cho họ, do vậynếu không bị chính phủ kiểm soát thì quy tắc thị trường sẽ tự vận hành; Phân phối thunhập theo nguyên tắc ai có gì được hưởng đó, tư bản có vốn thì được lợi nhuận, địachủ có đất thì được địa tô, công nhân có sức lao động thì nhận được tiền công Kếthừa những tư tưởng đó, các nhà kinh tế học sau này tiếp tục phát triển nhiều trào lưu,
mô hình tăng trưởng kinh tế
Mô hình tăng trưởng kinh tế của Ricardo (1817)
Ricardo tin rằng khi nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai, bị hạnchế, việc tăng giá để đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng tăng sẽ đẩy nền kinh tếvào tình trạng bế tắc Trong tình hình đó, tỷ suất lợi nhuận sẽ giảm đến mức khôngcòn kích thích đầu tư từ phía tư bản, trong khi mức lương thực tế của lao động vẫn chỉ
đủ để sống qua ngày Đây chính là cơ chế của việc sử dụng đất đai hạn chế trong giaiđoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, thường được gọi là "cái bẫy" Theo Ricardo,
để vượt qua cái bẫy này, cần thực hiện chính sách tự do hóa nhập khẩu lương thực,bao gồm cả từ các quốc gia có tài nguyên phong phú, vì nếu xem xét toàn cầu, tàinguyên là có hạn Theo Ricardo, đất nông nghiệp là nguồn gốc quan trọng của sự pháttriển kinh tế Tuy nhiên, do đất nông nghiệp có hạn chế, nông dân phải mở rộng diệntích trên đất kém chất lượng để sản xuất Điều này dẫn đến giảm lợi nhuận cho chủđất, làm tăng chi phí sản xuất nông sản và thực phẩm, cũng như giá bán hàng hóanông sản Lợi nhuận giảm còn ảnh hưởng đến tiền lương và lợi nhuận của các doanhnghiệp công nghiệp Lợi nhuận là nguồn vốn để đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế Vì vậy, hạn chế về đất nông nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của nôngdân và doanh nghiệp công nghiệp mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung.Ricardo đa đưa ra ba lý thuyết cơ bản: Thứ nhất là lý thuyết địa tô (Rent Theory),Ricardo đưa ra khái niệm địa tô vi sai, giải thích rằng lợi nhuận từ đất đai (địa tô) là
sự chênh lệch giữa năng suất của các mảnh đất có độ phì nhiêu khác nhau Địa tô tănglên khi dân số và nhu cầu thực phẩm tăng, làm tăng giá trị của đất đai màu mỡ hơn sovới đất kém màu mỡ Thứ hai là lý thuyết về lợi tức giảm dần (Law of Diminishing
Trang 11Returns), ông cho rằng khi tăng thêm lao động và vốn vào một đơn vị đất đai cố định,lợi tức thu được từ mỗi đơn vị tăng thêm sẽ giảm dần Thứ ba là lý thuyết về lợi thế sosánh (Comparative Advantage), ông đề xuất rằng mỗi quốc gia nên tập trung vào sảnxuất các mặt hàng mà họ có lợi thế so sánh, tức là có chi phí cơ hội thấp hơn, từ đótăng cường thương mại quốc tế và phát triển kinh tế Lý thuyết của Ricardo đã có ảnhhưởng lớn đến các mô hình tăng trưởng kinh tế cổ điển, đặc biệt là việc phân tích cáchthức mà sự phân phối thu nhập ảnh hưởng đến tăng trưởng và sự phát triển kinh tếtrong dài hạn.
Mô hình Keynes (1936)
Nội dung chính của mô hình đề cập gồm có: Thứ nhất, lý thuyết về tổng cầu(Aggregate Demand), Keynes lập luận rằng mức tổng cầu trong nền kinh tế, bao gồmtiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng, là yếu tố quyết định chính đếnsản lượng và việc làm Ông nhấn mạnh rằng tổng cầu không phải lúc nào cũng đủ đểđảm bảo việc làm toàn dụng (full employment) Thứ hai là vai trò của chính phủ,chính phủ cần can thiệp vào nền kinh tế thông qua các chính sách tài khóa (chi tiêucông và thuế) để ổn định nền kinh tế và đạt được việc làm toàn dụng Ông cho rằngtrong thời kỳ suy thoái, chính phủ nên tăng chi tiêu để bù đắp sự thiếu hụt trong tổngcầu Thứ ba là lý thuyết về lãi suất và đầu tư, phát triển lý thuyết về lãi suất dựa trên
sở thích thanh khoản, ông giải thích rằng lãi suất được quyết định bởi sự cân bằnggiữa cung tiền và cầu tiền và lập luận rằng đầu tư không chỉ phụ thuộc vào lãi suất màcòn vào "kỳ vọng" của doanh nghiệp về lợi nhuận trong tương lai Keynes cũng đãphê phán các lý thuyết kinh tế cổ điển trước đó, đặc biệt là lý thuyết của các nhà kinh
tế cổ điển về thị trường tự điều chỉnh, cho rằng thị trường không tự động đạt đượcviệc làm toàn dụng và giá cả không linh hoạt như các nhà kinh tế cổ điển đề xuất.Tóm lại, Keynes đã nói rằng để kích thích nền kinh tế, Chính phủ có thể tăng cườnghoạt động sản xuất thực tế của đất nước dưới mức tiềm năng bằng cách thúc đẩy tổngcầu thông qua việc tăng chi tiêu từ ngân sách hoặc của chính phủ, kiểm soát lạm phát,giảm lãi suất để khuyến khích đầu tư, sử dụng thuế lũy tiền để phân phối thu nhậpcông bằng hơn và tăng đầu tư công khi đầu tư tư nhân giảm Keynes rất coi trọng việctiêu dùng trong việc xác định sản lượng quốc gia Giảm tiêu dùng có thể dẫn đến giảmnhu cầu tiêu dùng và làm chậm lại hoạt động kinh tế Keynes khuyến khích tăng tổngcầu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đánh giá cao vai trò của chính phủ trong việcđiều tiết nền kinh tế, ngăn chặn thất nghiệp và khủng hoảng thông qua các biện phápnhư tăng cung tiền, kiểm soát lạm phát, tăng chi tiêu công và giảm lãi suất để khuyếnkhích đầu tư Với những lý thuyết đề xuất trên, Keynes đã tạo ra một cuộc cách mạng
Trang 12trong kinh tế học và là nền tảng cho kinh tế học Keynesian, ảnh hưởng sâu rộng đếnchính sách kinh tế vĩ mô và cách mà các chính phủ ứng phó với suy thoái kinh tế chođến thời đại ngày nay.
Mô hình Harrod – Domar
Mô hình Harrod-Domar là một mô hình kinh tế nổi tiếng trong lý thuyết tăngtrưởng, được trình bày qua hai công trình chính của hai tác giả: Harrod (1939) vàDomar (1946) Harrod tìm cách mở rộng các nguyên lý của Keynes (1936) sang lýthuyết tăng trưởng kinh tế dài hạn Domar phát triển mô hình tương tự, tập trung vàomối quan hệ giữa đầu tư, sản lượng, và tăng trưởng kinh tế Mô hình Harrod-Domarnhấn mạnh rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm và hiệu quảcủa vốn đầu tư (hay năng suất biên của vốn) Mô hình Harrod – Domar coi nguồn gốctăng trưởng kinh tế chính là lượng vốn sản xuất tăng thêm có được từ đầu tư và tiếtkiệm của quốc gia Mô hình đề xuất phương pháp ước lượng tăng trưởng kinh tế g=S/ICOR Trong đó g là tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm S và hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư Chính vì vậy để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cần giatăng tỷ lệ tiết kiệm để đầu tư đồng thời cần giảm hệ số ICOR Mô hình này cũng được
sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển để xét mối quan hệ giữa tăng trưởng vàcác nhu cầu về vốn Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ đơn vị kinh tế nào, dù là mộtcông ty, một ngành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốnđầu tư cho nó Mô hình này đã trở thành cơ sở cho nhiều nghiên cứu và chính sáchkinh tế sau đó, đặc biệt là trong các nền kinh tế đang phát triển
Mô hình Solow – Swan
Mô hình được giới thiệu trong hai tác phẩm: Solow (1956) và Swan (1956).Solow giới thiệu một mô hình đơn giản để giải thích tăng trưởng kinh tế dài hạn thôngqua tích lũy vốn, tăng trưởng dân số, và tiến bộ công nghệ, còn Swan phát triển môhình tương tự như của Solow, tập trung vào mối quan hệ giữa tích lũy vốn, lao động,
và tăng trưởng kinh tế Mô hình này đặt nền tảng cho lý thuyết tăng trưởng tân cổđiển, nhấn mạnh vai trò của tiến bộ công nghệ như là động lực chính của tăng trưởngkinh tế dài hạn, sau khi các yếu tố vốn và lao động đã đạt đến điểm mà lợi tức biêncủa chúng giảm dần Mô hình này được đưa ra để giải thích sự tăng trưởng kinh tế dàihạn bằng cách nghiên cứu quá trình tích lũy vốn, lao động hoặc tăng trưởng dân số, và
sự gia tăng năng suất, thường được gọi là tiến bộ công nghệ Bản chất của nó là hàmtổng sản xuất tân cổ điển, thường là dưới dạng hàm Cobb-Douglas, cho phép mô hình
“liên kết được với kinh tế học vi mô”
Trang 13Các mô hình tăng trưởng nội sinh
Trong các mô hình tăng trưởng trình bày ở trên, yếu tố lao động hay rộng hơn
là yếu tố con người và tiến bộ công nghệ được xem là ngoại sinh Tuy nhiên, nhiềunhà kinh tế như Romer (1986, 1990) và Lucas (1991) lại cho rằng các yếu tố nàytrong thực tế có thể là nội sinh Mặc dù các mô hình tăng trưởng nội sinh vẫn đề caovai trò của tiết kiệm đối với tăng trưởng của nền kinh tế, nhưng các kết luận của môhình này có nhiều điểm trái ngược với mô hình của Solow -Swan Đặc biệt là ở chỗ
mô hình này cho thấy không có xu hướng các nước nghèo (ít vốn) có thể đuổi kịp cácnước giàu về mức thu nhập bình quân, cho dù có cùng tỷ lệ tiết kiệm Nguyên nhânbắt nguồn từ sự chênh lệch không chỉ là vốn vật chất, mà quan trọng hơn là vốn conngười Bởi vì tốc độ tăng trưởng là nội sinh, mô hình chỉ ra một con đường thoát khỏinghèo đói: Một nước đầu tư nhiều vào nguồn nhân lực hơn sẽ có tốc độ tăng trưởngcao hơn
Kinh tế học thể chế mới
Mô hình được đặc nền móng bởi Douglass (1990) và Oliver (1996) Trong kinh
tế học thể chế mới, có sự kết hợp lý thuyết về thể chế, bao gồm luật pháp, quy định,văn hóa xã hội và các tiêu chuẩn vào lĩnh vực kinh tế học Học thuyết này được điềuchỉnh, xây dựng và mở rộng từ lý thuyết cổ điển Nó duy trì và phát triển dựa trên giảđịnh căn bản về sự khan hiếm của tài nguyên, tạo nên cạnh tranh và là nền tảng củakinh tế học vi mô Trong lĩnh vực kinh tế học, việc nghiên cứu về các hệ thống tổchức mới đang phát triển mạnh mẽ và đang tạo ra sự đổi mới trong việc kết hợp lýthuyết và thực tiễn để xem xét vai trò của các cơ cấu tổ chức trong việc thúc đẩy hoặcngăn cản sự phát triển kinh tế Các nghiên cứu này tập trung vào ảnh hưởng của chiphí giao dịch, kinh tế chính trị, quyền sở hữu tài sản, hệ thống phân cấp và tổ chức,cũng như sự lựa chọn của cộng đồng Đây là một lĩnh vực liên quan đến nhiều ngànhnhư khoa học chính trị, xã hội học, nhân chủng học và các ngành khoa học xã hộikhác
Tóm lại, có nhiều mô hình khác nhau giải thích nguồn gốc về tăng trưởng kinh
tế mà các nhà kinh tế học đã nghiên cứu và phát triển với nhiều luận điểm khác nhau.Tuy nhiên, mô hình Keynes (1936) hiện vẫn được các nhà khoa học, các học giả dựavào làm nền tảng lý thuyết cho các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng kinh tếtrong khuôn khổ chính sách tài khóa Đồng thời, các nhà khoa học, các học giả và tổchức quốc tế khuyến nghị chính phủ các quốc gia, đứng trên các lập luận của lý thuyếtKeynes để thực thi các hành động nhằm đối phó với những cú sốc của nền kinh tếtrong giai đoạn hiện nay Do vậy, trong phạm vi mục tiêu nghiên cứu của đề tài, mô
Trang 14hình Keynes (1936) vẫn được nhóm tác giả sử dụng làm lý thuyết nền cho những diễngiải và lập luận của các nội dung trong nghiên cứu của mình
2.2 Lý thuyết về thuế
Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đồng thuận về ý nghĩa của thuế, vì cácquan điểm nghiên cứu khác nhau Thông thường, các nhà kinh tế khi đề cập đến kháiniệm thuế thường chỉ tập trung vào các khía cạnh cụ thể của thuế mà họ quan tâmhoặc muốn tìm hiểu, chưa thể hiện đầy đủ bản chất tổng quát của thuế TheoMakkollhell và Bruy (1993), thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền hoặcchuyển giao bằng hàng hóa, dịch vụ từ các công ty và các hộ gia đình cho chính phủ,
mà trong quá trình này họ không nhận được trực tiếp bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụnào, và khoản tiền đó không phải là một khoản phạt mà tòa án tuyên phạt do vi phạmpháp luật Hay thuế là khoản nộp bắt buộc, không hoàn trả trực tiếp, được thực hiệncho chính phủ đối với các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ Nó thường được các doanhnghiệp và người tiêu dùng trả cho chính phủ (Agunbiade & Idebi, 2020) Chính phủđược trao quyền kiểm soát, quản lý và đưa ra các điều khoản về luật, quy tắc, quyđịnh và chính sách sẽ điều chỉnh và hướng dẫn hệ thống thuế để đảm bảo tất cả cácloại thuế được quản lý đúng cách và tất cả số thu thuế được tạo ra đều được nộp chochính phủ (Abomaye & cộng sự, 2018)
Quan điểm này chỉ tập trung vào việc xem xét thuế từ góc độ của người nộpthuế và người chịu thuế, không đề cập đến việc tiền thuế được sử dụng vào mục đích
gì, chỉ đơn thuần thể hiện việc nộp thuế như một trách nhiệm công dân của các doanhnghiệp và hộ gia đình đối với quốc gia mà họ hoạt động hoặc sinh sống
Trong nền kinh tế cổ điển, thuế được xem là một phương tiện để Chính phủ cónguồn thu Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, vai trò của thuế không chỉ đơn thuần
là để thu nguồn lực mà còn tham gia vào việc điều tiết nền kinh tế Thuế đã trở thànhmột công cụ quan trọng giúp Chính phủ điều chỉnh hoạt động kinh tế và xã hội.Không chỉ là một vấn đề quan trọng đối với Chính phủ, thuế cũng được chú ý trongcác lý thuyết kinh tế Các lý thuyết này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của thuế
và cách mà nó ảnh hưởng đến nền kinh tế và xã hội Bằng cách phân tích các lý thuyếtnày, chúng ta có thể nhận thấy rõ hơn về tác động của thuế đối với từng bối cảnh kinh
tế - xã hội khác nhau Điều này cho thấy sự quan trọng của việc hiểu và áp dụng thuếmột cách hiệu quả để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế bền vững của quốc gia
Lý thuyết lựa chọn công
Trang 15Lý thuyết về lựa chọn công phát triển bởi Brennan & Buchanan (1980) đã xuấthiện khi lý thuyết về sức mạnh tuyệt đối của thị trường không còn hoàn toàn chínhxác Nói một cách khác, lý thuyết này ủng hộ ý kiến rằng thị trường có thể gặp thấtbại Khi thị trường không thể tự sửa chữa nhược điểm của mình, can thiệp từ bênngoài là cần thiết và rõ ràng chính phủ là người có thể thực hiện vai trò này tốt nhất.Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế bảo thủ vẫn cho rằng chính phủ chỉ nên can thiệp vàolĩnh vực chính trị quan điểm này đã trở nên lỗi thời khi lý thuyết lựa chọn công hiệnđại bắt đầu xuất hiện vào những năm 1950 và 1960 bởi Black (1958), người được coi
là tiên phong của lý thuyết lựa chọn công hiện đại Vào năm 1965, xã hội lựa chọncông được hình thành, một nhánh của kinh tế học phát triển từ việc nghiên cứu vềthuế và chi tiêu công Lựa chọn công sử dụng các nguyên tắc tương tự như những gìnhà kinh tế áp dụng để phân tích hành vi trên thị trường và áp dụng chúng vào hành vitrong quá trình ra quyết định tập thể Nói cách khác, chính phủ có quyền đánh thuế và
sử dụng nguồn lực theo cách cưỡng chế khác nhau, nhưng do hệ thống thể chế chưachặt chẽ nên giám sát hành vi này không hiệu quả, dẫn đến việc chính phủ đôi khihành xử gây tốn kém cho công dân Chính phủ quyết định cách sử dụng nguồn lựcthông qua việc thu thuế, với mục tiêu hướng đến "lợi ích cộng đồng" Hoạt động chitiêu của chính phủ có thể tiêu dùng hoặc cung cấp hàng hóa vốn công Theo Barro(1990), việc tăng chi tiêu chính phủ hoặc thuế chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi tácđộng tích cực của việc tăng chi tiêu lớn hơn tác động tiêu cực của việc tăng thuế Lýthuyết lựa chọn công ảnh hưởng đến thuế thông qua hoạt động chi tiêu của chính phủ.Chính phủ luôn muốn tăng thuế thu được, nhưng việc tăng thuế ổn định có thể khiếnngười nộp thuế mất lợi nhuận Họ yêu cầu chính phủ giảm quyền ấn định mức thuếsuất và chỉ áp dụng mức thuế suất ổn định Mô hình này thất bại khi chính phủ khôngtối đa hóa hiệu quả kinh tế trong hoạt động thu, chi Để đảm bảo nguồn thu, chính phủcần cân nhắc giữa hiệu quả và công bằng trong chính sách thuế Việc điều chỉnh cấutrúc thuế để đạt mức tối ưu là mục tiêu mà chính phủ các nước đang hướng đến
Lý thuyết thuế tối ưu
Hệ thống thuế tối ưu cần đảm bảo thu được nhiều nguồn thu nhất mà không tạogánh nặng phụ trội cho người dân, vừa giảm thiểu tổn thất phúc lợi xã hội, vừa đápứng các nhu cầu chi tiêu của Chính phủ Các tài liệu về thuế tối ưu dựa trên nghiêncứu của Ramsey (1927), trong đó người tiêu dùng lựa chọn kế hoạch tiêu dùng để tối
đa hóa tiện ích Mô hình Ramsey giúp xác định các loại thuế tối ưu từ lao động và vốn
để tối đa hóa phúc lợi xã hội và cân đối nguồn thu ngân sách Quy tắc thuế tối ưu củaRamsey tập trung vào việc tối thiểu hóa tổn thất xã hội trong hệ thống thuế và gia tăng
Trang 16số tiền thu thuế cố định Để đạt hiệu quả, chính phủ nên đánh thuế vào hàng hóa có độ
co giãn thấp và đánh thuế trên diện rộng hơn, tránh đánh thuế cao vào một nhóm hànghóa vì sẽ tăng tổn thất xã hội theo bình phương thuế suất Tuy nhiên, quy tắc Ramseychưa đạt được mục tiêu công bằng Mirrlees (1971) nghiên cứu mô hình thuế tối ưumới với ba mục tiêu chính là hiệu quả, công bằng và đơn giản Định lý hiệu quả sảnxuất của Mirrlees nhấn mạnh rằng thuế trên hàng hóa trung gian và giao thương quốc
tế không hợp lý vì làm biến dạng giá cả Tính công bằng của thuế có thể đạt được nếukhông gây ra sự lệch lạc trong phân bổ nguồn lực Hệ thống thuế tối ưu đánh vào thunhập, ví dụ thuế thu nhập cá nhân lũy tiến và tích hợp với thuế thu nhập doanh nghiệp
để đảm bảo công bằng và hiệu quả trong việc quyết định lập công ty và tài trợ giữa nợ
và vốn cổ phần
2.3 Phân loại các loại thuế
Thuế có thể được chia theo hai cách: Thứ nhất, dựa trên cơ sở pháp lý, tức làxác định nghĩa vụ nộp thuế của công dân, thuế được phân chia thành thuế trực thu vàthuế gián thu Thuế trực thu là loại thuế được tính toán và được xác định nghĩa vụthuế cho một cá nhân hoặc tổ chức mà cá nhân hoặc tổ chức đó phải nộp trực tiếp chochính phủ theo thông báo nộp thuế (Omodero & cộng sự, 2021)
Các loại thuế thuộc diện thuế trực thu ở Việt Nam bao gồm Thuế thu nhậpdoanh nghiệp, Thuế Thu nhập cá nhân, thuế nhà đất Thuế gián thu là loại thuế màtheo đó người trực tiếp nộp thuế không phải do cá nhân hoặc tổ chức chi trả/thanhtoán thuế Chúng được tính trên giá hàng hóa và dịch vụ mà gánh nặng thuế rơi vàongười tiêu dùng cuối cùng (Omodero & cộng sự, 2021) Thuế gián thu ở Việt Nambao gồm Thuế giá trị gia tăng, Thuế đánh ở khâu nhập khẩu (thuế nhập khẩu), Thuếtiêu thụ đặc biệt và thuế Bảo vệ môi trường
Thứ hai, dựa trên cơ sở luồng thu nhập và chi tiêu, tức là xác định bản chấtkinh tế của thuế, với tiêu chí cơ bản là cơ sở tính thuế và mức thuế (suất), thuế đượcchia thành thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản Nếu thuế thu nhập đánh trênnguồn hình thành thu nhập thì thuế tiêu dùng đánh trên quá trình sử dụng thu nhập vàthuế tài sản đánh trên quá trình chuyển hóa thu nhập thành tài sản Cách phân loại nàyxác định mối tương quan giữa thuế và thu nhập/của cải thông qua việc chỉ rõ cơ sởđánh thuế nhằm nhấn mạnh tác động điều tiết kinh tế của thuế ở cả góc độ vĩ mô, cụthể là tác động đến sản lượng, thu nhập và của cải, lẫn vi mô, tức điều chỉnh hành visản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng Nếu như thuế giá trị gia tăng hay thuế nhập khẩu,
Trang 17là loại thuế gián thu hay thuế tiêu dùng, vừa tác động trực tiếp đến cấu thành của sảnlượng, hay còn gọi là GDP, vừa tác động đến giá cả hàng hóa và làm thay đổi hành vikinh tế của tổ chức/cá nhân thông qua sự phân chia gánh nặng thuế giữa người mua vàngười bán hoặc thông qua các lựa chọn thay thế để tối thiểu hóa gánh nặng thuế thìngược lại, thuế thu nhập, hay thuế trực thu nói chung, lại tác động đến hành vi tiêudùng, đầu tư và cuối cùng tác động đến GDP nếu tiếp cận theo phương pháp chi tiêu
2.4 Mối quan hệ giữa thuế và tăng trưởng kinh tế
Thuế trong các lý thuyết kinh tế được các nhà kinh tế học tập trung lý giải xungquanh vấn đề phân chia gánh nặng thuế của đất nước, tính công bằng của thuế,phương pháp thu thuế, đối tượng chịu thuế…Trong đó, lý thuyết thuế liên quan đếnđầu tư nổi bật gồm có:
Lý thuyết của Keynes (1936)
Lý thuyết này coi thuế và chi tiêu tài chính của chính phủ là những công cụ cơbản để can thiệp vào sự phát triển chu kỳ kinh tế và vượt qua khủng hoảng Tổng chitiêu của nền kinh tế sẽ bao gồm chi tiêu cho tiêu dùng và chi tiêu cho đầu tư Nói cáchkhác, thu nhập dành cho tiêu dùng cộng với phần tích lũy sẽ bằng với chi tiêu cho tiêudùng cộng với chi tiêu cho đầu tư
Đặt Y là GDP, C là tiêu dùng hộ gia đình (Consumption); S là tiết kiệm(Savings), phần thu nhập không được tiêu dùng; T là thuế (Taxes), khoản thu nhập màchính phủ thu từ các cá nhân và doanh nghiệp, thì GDP (Y) là tổng của tiêu dùng, tiếtkiệm và thuế trong nền kinh tế Ta có:
Y= C+S+T (2.1)Đặt I là đầu tư (Investment), chi tiêu vào hàng hóa vốn như máy móc và thiếtbị; G là chi tiêu của chính phủ (Government spending); X là xuất khẩu (Exports), giátrị hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia bán ra nước ngoài; M là nhập khẩu (Imports),giá trị hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia mua từ nước ngoài (X−M) là cán cânthương mại (Trade balance), hoặc xuất khẩu ròng, thì GDP (Y) là tổng của tiêu dùng,đầu tư, chi tiêu của chính phủ, và xuất khẩu ròng Ta có:
Y= C+I+G+(X−M) (2.2)Khi kết hợp phương trình (2.1) và (2.2), chúng ta có:
C+S+T = C+I+G+(X−M)Loại bỏ C từ cả hai vế, ta có: S+T=I+G+(X−M)
Trang 18là (M−X) là thâm hụt thương mại, tức là phần nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
Ý nghĩa kinh tế: Nếu T−G là dương (thặng dư ngân sách), chính phủ đang tíchlũy tiết kiệm, góp phần vào đầu tư Nếu M−X là dương (thâm hụt thương mại), nềnkinh tế đang vay mượn từ nước ngoài để tài trợ cho đầu tư Nếu S là cao, nghĩa là các
hộ gia đình và doanh nghiệp đang tiết kiệm nhiều, điều này cũng góp phần vào việctăng đầu tư Kết quả này cho thấy sự phụ thuộc của đầu tư vào tiết kiệm nội địa, chínhsách tài khóa của chính phủ, và cán cân thương mại
Lý thuyết về kinh tế trọng cung
Trong lĩnh vực kinh tế học, có chuyên gia như Wanniski (1978) và Laffer(2004) đã chỉ ra rằng, một trong những cách thúc đẩy cung là giảm thuế Vì thuế cao
có thể gây ra nhiều vấn đề cho đất nước như tiết kiệm ít, năng suất lao động thấp vàđầu tư giảm Các nhà kinh tế học trọng cung lập luận rằng, việc giảm thuế có thểkhuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, từ đó tăng cầu về hàng hóa Nhữngchính sách cơ bản của lý thuyết trọng cung bao gồm giảm thuế, đầu tư vào nghiên cứu
và phát triển để nâng cao năng lực sản xuất, loại bỏ các rào cản tham gia ngành côngnghiệp, cổ phần hóa, cải thiện môi trường kinh doanh và khuyến khích cạnh tranh và
tự do thương mại Mục tiêu là thúc đẩy doanh nghiệp tăng sản xuất, giảm chi phí vàgiá cả hàng hóa, từ đó tăng sức mua và tạo ra tăng trưởng kinh tế Để đạt được nhữngmục tiêu này, có những biện pháp và chính sách như: (i) Giảm thuế dựa trên lý thuyếtđường cong Laffer để khuyến khích doanh nghiệp và gia đình đầu tư; (ii) Loại bỏ cácrào cản đối với đầu tư tư nhân; (iii) Chuyển vốn đầu tư từ khu vực nhà nước sang khuvực tư nhân bằng cách khuyến khích tư nhân tham gia cung cấp hàng hóa công cộng Laffer (2004) đã đề xuất lý thuyết đường cong Laffer và giải thích mối quan hệ
lý thuyết giữa thuế suất và thu nhập của chính phủ có được từ thuế Đường congLaffer trong Hình 2.1, chỉ đơn giản thể hiện ý tưởng rằng sự thay đổi về thuế suất sẽ
có tác động đến số thu thuế theo hai cách khác nhau, đó là Hiệu ứng số học và Hiệuứng kinh tế Hiệu ứng số học cho rằng việc giảm thuế suất sẽ làm giảm số thu thuế(trên mỗi đơn vị tiền tệ của cơ sở tính thuế) tương ứng và ngược lại Mặt khác, Hiệu
Trang 19ứng kinh tế thừa nhận rằng thuế suất thấp hơn sẽ có tác động thuận lợi đến công việc,sản lượng, việc làm và do đó làm cơ sở thuế bằng cách giúp phát triển các hoạt độngthông qua các biện pháp khuyến khích từ đó gia tăng nguồn thu thuế và ngược lại.Hiệu ứng số học là đối cực của Hiệu ứng kinh tế Kết quả là, khi kết hợp Hiệu ứngkinh tế và số học của chuyển đổi thuế suất, tác động của thay đổi thuế suất đối vớitổng thu thuế sẽ khó khăn cho dự báo xu hướng.
Hình 2.1 Đường cong Laffer
Trong hình đường cong Laffer ở trên, đáy của đường cong cho thấy rằng không
có thuế sẽ không mang lại số thu thuế cho chính phủ, do đó dẫn đến không có nguồnlực tài trợ cho chi tiêu các hoạt động của chính phủ Ban đầu, khi thuế tăng từ 0, sốthu từ thuế tăng nhưng khi chính phủ tiếp tục tăng thuế suất vượt qua điểm T*, số thu
từ thuế giảm, dẫn đến độ dốc của đường cong Từ đó, tăng thuế sẽ tạo ra gánh nặnglớn đối với tăng trưởng kinh tế của bất kỳ quốc gia nào Gánh nặng thuế nặng nề làmcho người tiêu dùng chi nhiều tiền hơn và do đó dẫn đến giảm cầu Về lâu dài, cơ sởtính thuế sẽ giảm đi, mất cân đối so với sự gia tăng nhanh chóng số thu từ thuế Đây
là phần được tô đen của đường cong Laffer được gọi là “Phạm vi cấm” nơi đườngcong di chuyển ngược lại Việc tăng thuế trên “Phạm vi cấm” sẽ dẫn đến giảm số thucủa chính phủ Tuy nhiên, việc áp dụng lý thuyết của Laffer cũng đưa đến kết quả hạnchế trong giai đoạn đầu của các cuộc cải cách thuế tại các quốc gia Do việc hạ thấpthuế suất đã làm tổng thu ngân sách giảm đi và mức bội chi ngân sách ngày càng lớn
Lý thuyết cạnh tranh thuế
Lý thuyết cạnh tranh thuế là một lý thuyết hấp dẫn bắt nguồn từ ý tưởng củaTiebout (1956), còn được gọi là "Lý thuyết về cạnh tranh thuế hiệu quả" Theo lýthuyết này, sự cạnh tranh trong việc cung cấp hàng hóa công giữa các vùng của chínhphủ cho các hộ gia đình sẽ thúc đẩy cá nhân có khả năng "bỏ phiếu bằng chân" bằngcách di chuyển đến nơi khác mà không gặp trở ngại Mô hình của Tiebout (1956) chỉ
ra rằng khi các hộ gia đình "bỏ phiếu bằng chân" và chọn nơi ở có sự cân đối tốt giữacung cấp hàng hóa công và mức thuế phải nộp, chính quyền các vùng của chính phủ
Trang 20sẽ cố gắng thu hút nhiều hộ gia đình hơn bằng cách áp dụng thuế một cách hiệu quả.Nhờ nguyên tắc tài khóa và sự ưa thích mới của người dân về việc di chuyển, chínhquyền địa phương sẽ phải cân nhắc để thu hút cư dân Theo đó, đe dọa về việc "ra đi"
có thể thúc đẩy sự hiệu quả trong việc cung cấp hàng hóa công tại địa phương Dướinhững điều kiện nhất định, việc cung cấp hàng hóa công sẽ trở nên hiệu quả ở cấp địaphương và một số lượng lớn cá nhân sẽ chọn di chuyển đến các thành phố mà ở đó cócung cấp hàng hóa công tốt hơn
Mô hình của Tiebout (1956) mở rộng ra để bao gồm các công ty, và quyết định
về việc đầu tư của họ cũng được xây dựng giống như việc lựa chọn nơi ở của cư dân
Mô hình này giả định rằng mỗi công ty có sẵn vô số lựa chọn ở mỗi quốc gia và mỗiquốc gia cung cấp cho các công ty các hàng hóa công cần thiết cho hoạt động sản xuấtcủa họ Mỗi công ty sẽ bị đánh thuế theo nguyên tắc cận biên, trong đó mức thuế biênphải bằng chi phí cận biên của việc cung cấp hàng hóa công cho công ty Oates (1972)
đã mở rộng mô hình của Tiebout (1956) và kết luận rằng việc sử dụng cạnh tranh thuế
có thể dẫn đến việc cung cấp hàng hóa công không hiệu quả Điều này bắt nguồn từviệc thu hút các nhà đầu tư bằng việc giữ mức thuế thấp Thuế thấp này có thể dẫnđến việc các cơ quan chức năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ công không hiệu quả dohạn chế về ngân sách Oates (1972) tiếp tục đề cập rằng nếu doanh nghiệp được ápdụng mức thuế thấp, sẽ không mang lại lợi ích cho xã hội Điều này bởi vì việc giảmthuế quá nhiều sẽ gây ra hạn chế về nguồn tài chính công, ảnh hưởng đến mức lươngcủa nhân viên và chất lượng công việc, cũng như làm giảm chi phí cho chính phủtrong việc thu thuế và quản lý cơ sở thuế Kết luận về sự thiệt hại phúc lợi từ thuế theo
lý thuyết của Oates (1972) xuất phát từ việc khi tất cả các chính phủ giảm thuế để thuhút vốn đầu tư quốc tế di chuyển, từ đó không ai thực sự hưởng lợi từ cạnh tranh này,dẫn đến việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả
Tuy nhiên, mô hình của Oates (1972) sau đó đã được White (1975), Fischel(1975) mở rộng để áp dụng vào việc lựa chọn vị trí đầu tư của các công ty, với kếtluận tương tự ban đầu, rằng các công ty thường ưu tiên đặt trụ sở ở những nơi có mứcthuế thấp hơn Từ lý thuyết về cạnh tranh thuế như vậy, có thể thấy rằng trong nhiềunăm qua, các quốc gia đã sử dụng thuế như một công cụ để cạnh tranh thu hút đầu tư
và thúc đẩy nền kinh tế nội địa Một trong những phương thức cạnh tranh quan trọng
mà các quốc gia quan tâm đến đó là việc ưu đãi thuế Miễn thuế tạm thời, giảm thuếsuất, cho phép đầu tư và miễn thuế nhập khẩu cho hàng hóa vốn là những dạng thôngthường nhất của ưu đãi thuế Thực tế việc sử dụng ưu đãi thuế ở các nước cho thấy:Thứ nhất, ưu đãi thuế với hình thức nghèo nàn như là miễn thuế tạm thời và giảm thuế
Trang 21suất thường không đem lại nhiều hiệu quả trong việc khuyến khích đầu tư và có thểlàm tổn thất số thu thuế của đất nước; Thứ hai, miễn thuế tạm thời không có lợi chokhuyến khích cả đầu tư trong nước và nước ngoài Thứ ba, những ưu đãi tập trung vàođầu tư vốn mới về máy móc và thiết bị có thể là cách làm đắt đỏ để thu hút vốn vànhững hình thức đầu tư mới; Thứ tư, việc kinh doanh chắc chắn phải được đảm bảorằng chính sách thuế và quản lý thuế là đáng tin cậy và chính sách không thay đổi saukhi ưu đãi thuế được đưa ra; Thứ năm, những đặc điểm khác về phát triển kinh tế như
cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật hợp lý và những cơ quan hành chính hoạt động tốt làquan trọng hơn so với ưu đãi thuế
Xu hướng cạnh tranh thuế ngày nay phản ánh thực tế qua việc giảm thuế suấttheo luật định, giảm tỷ lệ đánh thuế trên một đơn vị đầu tư nhưng cũng cho phép cácquốc gia thu hút cơ sở thuế lớn Tuy nhiên, cuộc đua trong cạnh tranh thuế suất xuốngđáy trong hiện đại đã mang lại những tổn thất trước mắt đó là làm giảm chi tiêu củaChính phủ và các khoản thu thuế xuống mức không hiệu quả (Rendon, 2006) Bêncạnh đó, một hình thức cạnh tranh thuế mang tính tích cực hơn được các nước ngàycàng quan tâm đó là giảm thiểu những chi phí về thủ tục hành chính thuế Đây có thể
là cách cạnh tranh thuế lành mạnh qua việc hiện đại hóa hệ thống thuế, minh bạch,đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thời gian làm các thủ tục về thuế và cácnghĩa vụ với ngân sách Từ đó thứ hạng cạnh tranh về thuế của quốc gia sẽ được cảithiện, uy tín của Chính phủ được nâng cao, các doanh nghiệp trong nước và nướcngoài đều được lợi với cách cạnh tranh này Vì vậy, đây là hình thức cạnh tranh cầnđược khuyến khích
2.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan
Khám phá các nghiên cứu về mối liên hệ giữa thuế và tăng trưởng kinh tế Banđầu, các nghiên cứu tập trung vào việc xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến sự pháttriển kinh tế, chủ yếu là kiểm tra tác động của thuế và chi tiêu công Tuy nhiên,thường chỉ sử dụng dữ liệu tổng thể về thuế Các nghiên cứu nhấn mạnh rằng tác độngcủa thuế đến tăng trưởng kinh tế là vấn đề quan trọng trong chính sách kinh tế toàncầu Tuy nhiên, do sự khác biệt về dữ liệu, cách đo lường và phương pháp nghiên cứu,các kết quả từ các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy những kết luận trái ngược vềtác động của thuế đối với tăng trưởng kinh tế
Adefolake và Omodero (2022), đã nghiên cứu đánh giá tác động của nguồn thuthuế đối với tăng trưởng kinh tế của Nigeria, sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian kéo dài
từ năm 2000 đến năm 2021 Cụ thể của nghiên cứu là đánh giá tác động của thuế môitrường, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng đối với nền kinh tế của