LỜI CAM ĐOAN Nhóm nghiên cứu xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nghiên cứu những ảnh hưởng của việc đọc sách báo, xem phim tiếng Anh đến khả năng tăng vốn từ vựng của sinh vên năm ba
Trang 1BAO CAO TONG KET
DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC
NGHIEN CUU NHUNG ANH HUONG CUA VIEC ĐỌC SACH BAO,
XEM PHIM TIENG ANH DEN KHA NANG TANG VON TU VUNG
CUA SINH VIEN NAM BA KHOA TIENG ANH, TRUONG DAI HOC
THUONG MAL
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Thủy - K56N2
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh - K56N2
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BAO CAO TONG KET
DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC
NGHIEN CUU NHUNG ANH HUONG CUA VIEC BOC SACH BAO,
XEM PHIM TIENG ANH DEN KHA NANG TANG VON TU VUNG
CUA SINH VIEN NAM BA KHOA TIENG ANH, TRUONG DAI HOC
THUONG MAL
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Thủy - K56N2
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh - K56N2
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Nhóm nghiên cứu xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nghiên cứu những ảnh hưởng của việc đọc sách báo, xem phim tiếng Anh đến khả năng tăng vốn từ vựng của sinh vên năm ba khoa Tiếng Anh, trường đại học Thương mại” là công trình nghiên cứu của cá
nhân nhóm và chưa từng được công bồ trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này
Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm 2023
Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
Tạ Thị Châm
Hoàng Ngọc Anh
Vũ Thị Hà
Trang 4LOI MO DAU
Trong tiến trình hội nhập toàn câu, tiếng Anh được xem là yếu tố quan trọng dong vai trò như một ngôn ngữ giao tiếp chung giúp kết nối các quốc gia lại gần nhau hơn Đối với bất kì hoạt động hợp tác, giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội quốc tế nào cũng cần sử dụng đến tiếng Anh, bởi lẽ đây là ngôn ngữ thông dụng và phố biến nhất trên thé giới Chính vì thế, nền giáo dục Việt Nam rất chủ trọng trong việc dạy và học loại ngôn
ngữ chung này cho các thế hệ học sinh, sinh viên, đặc biệt là nỗ lực đào tạo nên các cử
nhân chuyên ngành tiếng Anh có trình độ chuyên môn cao, linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu của xã hội Tuy nhiên, việc học tiếng Anh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khiến cho nhiều người gặp khó khăn, thậm chí là chùn bước trên con đường chính phục thứ ngôn ngữ này Cái khó đầu tiên đáng để nhắc đến là vấn đề liên quan đến từ vựng Học
từ vựng là một phân thiết yếu trong việc học ngoại ngữ, vốn từ vựng phong phú sẽ giúp cho việc giao tiếp diễn ra trôi chảy và thành công Tuy nhiên, không ít người học tiếng Anh gặp phải tình trạng khó tiếp thu từ vựng Ngoài lý do từ vựng tiếng Anh rất đa dạng nhiều nghĩa, phương pháp học và nguồn học cũng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình tiếp thu từ vựng Mặt khác, nhiều trường hợp người học dành nhiều thời gian cho việc học từ vựng mà vẫn không thể nhớ được từ Điều này thôi thúc nhóm nghiên cứu nảy ra
ý định tìm hiểu về những phương pháp học tạo nên những rung cảm và ghi nhớ sâu sắc hơn trong quá trình tiếp thu từ vựng đối với người học tiếng Anh Chính vì vậy, nhóm
nghiên cứu quyết định thực hiện bài nghiên cứu nhằm mục đích xác định được những
tác động cụ thê của việc đọc sách báo, xem phim tiếng Anh đến khả năng tăng vốn từ vựng của sinh viên năm ba khoa Tiếng Anh, trường Đại học Thương mại Từ đó, bài nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp giúp cho việc học từ vựng thông qua quá trình đọc sách báo và xem phim tiếng Anh đạt hiệu quả cao nhất
Trang 5TC acc nh ốỐỐ 12 1.5 Câu hỏi nghiên cứu c2 SE HT HH HH TH TH Hrrkg 12
1.8 Phương pháp nghiên cứu ¿tt St tt St EEEEEEEEEEEEExEkxxExkxrrkrrkrkrkrkrkkkkkkkerrrrkkrkrkrree 14
CHƯƠNG 2: TỎNG QUAN NGHIÊN CỨU 5 552222 16
2.1 Khái niệm lý thuyết + tt tt E223 EE121 21 1111 11 8111101111111 1111411111011 11111 ru 16 2.1.1 Định nghĩa “Từ Vựng ” ST TK HH TH HH HH kg 16 2.1.2 Định nghĩa “Đọc sách tiếng Anh” .-c: tt St St vEtSkE 411x111 rro 16 2.1.3 Định nghĩa “Đọc báo tiếng Anh” s t tk t tE t2 E121 81121811111111111111111 11c 17 2.1.4 Định nghĩa “Xem phim tiếng Anh” -s tt tt St SE EEtExEEskekekrrkkkrrkeriee 17 2.2 Sơ lược các nghiên cứu có liên quan ở phạm vị trong và ngoài nước . 17 2.2.1 Phương pháp học từ vựng ngầm định và rõ ràng ¿5c vscccvesxervsxrrvrvses 18
2.2.2 Đọc sách, báo tiếng Anh hỗ trợ việc học từ vựng .-. -cccccccccsecesrererersree 18
2.2.3 Xem phim tiếng Anh có phụ đề tác động tích cực trong việc cải thiện vốn từ vựng
2.2.4 Nghiên cứu về việc học từ vựng dựa vào tình huống, ngữ cảnh và học từ vựng
không dựa vào tỉnh huông, ngữ cảnh - ch nh HH HH HH Hết 19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5555c‡2SEErrrrrrrreirrree 21
3.1 Mô hình nghiên Cứu - c1 HT HH HH HH HH KT KH Hiện 21 3.2 Thiết kế nghiên cửu c: t tt tt x1 kEEx E51 k1 111 10111 11111110101 kg Hy 21
Trang 63.2.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu ¿cv svcccsv‡vsvssvsrexrrrvsessea 22 3.2.3 Đơn vị nghiÊn CỨU ng HH KH HH KT HH kiện 22 3.2.4 Quy trình nghiÊn CỨU - - - 1S ST TH TH KT HH HT HH TT HH 22
3.2.5 Xử lý và phân tích số liệu ¿2-55 St 2x2xEESEExSE 23232111212 23
0?1019)19E.10.‹43/0910/.01020i919000007 24
4.1 Mô tảthống kê t cv tt tt tt HS H101 0111111111111 111 dài 24
4.2 Phân tích độ tin cậy qua hệ số Cronbach”s Alpha -:cscc+2ccctsxvevsxsreevsxervsxea 27 4.2.1 Quy U6C nh nh KH kg ki Ki TK Ki ĐT Ki ĐT Ki TT ĐK 27
“Z9 na he h 29
4.2.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EEFA -¿: 5+5 t‡xSv‡vsxvEvsxervexsxrrsssrrxes 38 4.2.4 Phân tích hồi quy đa biến tt St t2 v E3 E1 21E141121111211111211111181 111111 rêu 45 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN 5: +22 2x 2x SxEkeEerrekerrekrrrrrrrrees 50 5¬ 9 ah oD E 5.2 Kết lUẬN ch TH TT TT TT TT TH TT TT TT TT TT KH TT TT TT TT TT Tàn 5
› ` .Ô 5;
5.3.1 Chọn nội dụng sách, báo tiếng Anh phù hợp - Tnhh rau 5:
5.3.2 Phương pháp học từ vựng qua phim tiếng Anh hiệu quả .-.-‹-.:-: ¿55+ 54
5.3.3 Ghi chép hiệu quả trong khi đọc sách, báo, xem phim tiếng Anh 55
SN No can 1 5!
LOL CAM ON o.oo 5
Trang 7DANH MUC BANG BIEU
Hình 3.1: Mô hình nghiÊn cứu SH HH HH HH HH Hết 21 Hình 3.2: Quy trình nghiÊn cứu - SH HH HH HH HH HH HH HH 23 Hình 4.1: Phân loại SỈnH VÏÊN c n1 ST ng 2k kế E ng KĐT 1 kg 1355 5E Erg 24 Hình 4.2: Tầm QUAn trọng tt St E2 E3 22141121811211141121411211111 1111111111 0111k tre 25 Hình 4.3: Mức độ thường XUYÊN LÁT HH HH HH HH HH HH HH HH 26
Hình 4 4: Sự cần thiết tt nh ng hp 27
Hình 4 5: Mô hình nghiên cứu điều chính 6-5: 5t St tt ‡v‡xtxzxexvrvexesrrxeserxesee 49
Bảng 4 I: Thống kê tần số cho biến “Khó khăn trong quá trình học từ vựng” 30 Bảng 4 2: Thống kê tần số cho biến “Khó khăn trong quá trình học từ vựng qua việc đọc sách, báo, xem phim tiếng Anh” - +53 3t EEEEExExEEEEEEEkrrerekererrrkerrrerrrrrrrkrrrrrree 31
Bảng 4 3: Thống kê độ tin cậy và tổng biến quan sát của “Ngữ cảnh từ vựng trong khi đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh” ¿6-5 t 3E EEtSxEEtSxEEEESEEESEEESEEErrkekrrrekrrke 32 Bảng 4 4: Thống kê độ tin cậy và tổng biến quan sát của “Ngữ cảnh từ vựng trong khi đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh” lần Z c6 + 2t‡xEtSk+xvESkeEtskrxervssrrserrer 33 Bảng 4 5: Thống kê độ tin cậy và tổng biến quan sát của “Vận dụng từ vựng có được
nhờ việc đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh” -: ¿5c +vStSxvEtStSxekskessrexesrrresee 34 Bảng 4 6: Thống kê độ tin cậy và tổng biến quan sát của “Hứng thú học từ vựng qua
việc đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh” - +: St t‡xvESEEEvSxvEtskeEeEtsrerverererrea 36 Bảng 4 7: Thống kê độ tin cậy và tổng biến quan sát của “Vận dụng từ vựng có được
nhờ việc đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh” lần 2 ¿5¿cvcctcvsccsvsvssvrxeserve 37 Bảng 4 §: Thống kê độ tin cậy và tổng biến quan sát của “Hứng thú học từ vựng qua
việc đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh” + tt tt t‡xESkSEvEvEkrEkskskrrkskrrrerrer 38
Bảng 4 9: Hệ số KMO và Kiêm định Bartl©tff - - St SSxEEsketsrerkeerve 39
Trang 8Bảng 4 10: TỐng phương SáÌ (5 32t 3E t2 3921211214111 1121 1111111111 1111k pire 41 Bảng 4 II: Bảng ma trận XOAV Ghi kh kkrt 42
Bảng 4 12: Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett của nhân tố "Tăng vốn từ vựng” 43
Bảng 4 13: Tổng phương sai trích của nhân tố "Tăng vốn từ vựng"” 45
Bảng 4 14: Tóm tắt mÔ hÌnh 2t x 221121 121E1121111121111 1211211111110 11 gu 46
Bảng 4 15: Phân tích phương Sai ANOVA ch HH Hà HH tre 46
Bảng 4 16: Hệ số hồi quy Coe@ffiCi@rIfS - cc St tt t2 212211121 47 Bảng 4 17: Kí hiệu biến đại diện cho các nhân tố - cá cc tt cererekereererrrrrree 47 Bảng 4 1§: Đồ thị phân tán Scat†erOpIOt ¿tt St t2 1 1tr 48
Bảng 5 1: Giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh cv vxSvextrveketrrtetrrresrsres 52
Trang 9NC Ngữ cảnh từ vựng trong việc đọc sách, báo, xem phim Tiếng Anh
VD Vận dụng từ vựng có được trong việc đọc sách, báo, xem phim Tiếng Anh
HT Hứng thú học từ vựng thông qua việc đọc sách, báo, xem phim Tiếng Anh
Trang 10
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU
TÓM TẮT
Có nhiều cách khác nhau để nâng cao kiến thức từ vựng Một trong số đó là thông
qua việc đọc nhiều Bài nghiên cứu này nhằm mục đíchxác định ảnh hưởng của việc đọc
sách báo, xem phim tiếng Anh đến khả năng tăng vốn từ vựng của sinh viên năm ba khoa Tiếng Anh, trường Đại học Thương mại Từ đó, đưa ra các giải pháp cho việc học từ vựng thông qua đọc sách, báo và xem phim tiếng Anh để đạt hiệu quả tối ưu nhất Bài nghiên cứu phân tích dữ liệu thông qua phiếu khảo sát và các bài báo trên tạp chí trực tuyến tập trung vào mối quan hệ giữa phát triển vốn từ vựng và việc đọc nhiều Kết quả cho thay việc đọc sách, báo, xem phim Tiếng Anh không chỉ nâng cao kiến thức từ vựng mới mà còn bồi dưỡng những từ đã gặp trước đó Hơn nữa, một số khía cạnh cụ thê của việc học từ vựng được hưởng lợi nhờ xem phim và khả năng đọc hiểu bao quát như phát
âm, ý nghĩa, chính tả và ngữ pháp Cuối cùng, một số khuyến nghị về cách thực hiện một bài đọc mở rộng, xem phim hiệu quả được nêu ra ở cuối phần kết quả dựa trên các ý kiến khác nhau của nhóm nghiên cứu
Từ khóa: /ờng /ừ vựng, đọc sách, báo tiếng Anh, xem phim tiếng Anh, sinh viên Thương mại
1.1 Lý do chọn đề tài
Theo Wilkins (1972) “Không có ngữ pháp thì có thể rất ít thông tin được truyền đạt nhưng nếu không có từ vựng thì không có một thông tin nào được truyền tai cả” Câu nói trên cho thấy tầm quan trọng hàng đầu của từ vựng trong việc học một ngôn ngữ Với vốn từ vựng phong phú, bản thân người học sẽ phát triển kỹ năng giao tiếp, viết luận cũng như diễn thuyết Hơn thế nữa, nhờ có từ vựng mà người học có thể hiểu được ý tưởng của người khác, cũng như diễn giải rõ ràng và súc tích những suy nghĩ của mình Chính vì vậy, đối với sinh viên của các trường nói chung và Trường Đại học Thương mại nói riêng, việc học từ vựng hết sức quan trọng, đóng một vai trò lớn cho người học
Trang 11trong việc tiếp thu ngôn ngữ đặc biệt đối với sinh năm ba khoa tiếng Anh của trường Đại học Thương mại cần năm được lượng từ vựng đa dạng để phục vụ cho các môn học
chuyên ngành
Trên thực tế, sau một thời gian khả dài được học tiếng Anh ở các trường đại học,
nhiều sinh viên vẫn không thể sử dụng được ngoại ngữ có lượng từ vựng rất hạn chế so
với trình độ và thời gian họ theo học, khả năng sử dụng từ đạt tỉ lệ rất thấp xét trên nhiều
tiêu chí khác nhau Đây là những rào cản thật sự cho việc giao tiếp tiếng Anh khi sinh
viên ra trường Tại Trường Đại học Thương mại, cho đến khi tốt nghiệp mỗi sinh viên
chuyên ngành sẽ được học khoảng 20 môn học chuyên sâu (bao gồm cả môn tự chọn) từ
cơ bản đến nâng cao bằng tiếng Anh, nhưng lại chưa được tiếp cận một môn học chuyên biệt dành riêng cho phát triển từ vựng Với nhiều lỗ hỗng về từ vựng sinh viên Thương mại gặp rất nhiều khó khăn trong kỹ năng nghe, nói và trong các môn thực hành, ví dụ
như môn học Biên - Phiên dịch
Từ những lý do trên, với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé vào việc cải thiện khả năng sử dụng từ vựng của sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm 3, đối tượng phải học tập với khối lượng kiến thức chuyên ngành lớn, chúng tôi đã chọn nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu những ảnh hướng của việc đọc sách báo, xem phim tiếng Anh đến khả năng tăng vốn từ vựng của sinh viên năm ba khoa Tiếng Anh, trường Đại học Thương
mại
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Thực tế các hoạt động liên quan đến giao tiếp và tương tác hằng ngày cho thấy
nhiều học sinh-sinh viên gặp khó khăn trong việc cải thiện vốn từ vựng khi học tiếng
Anh, và đây cũng vấn đề mà các bạn sinh viên trường đại học Thương mại nói chung, đặc biệt là sinh viên ngành ngôn ngữ Anh dang gap phải Bài nghiên cứu được thực hiện
nhằm xác định những khó khăn mà sinh viên năm 3 khoa tiếng Anh trường Đại học
Thương mại thường gặp trong quá trình trau dồi thêm vốn từ vựng tiếng Anh Từ đó xác
Trang 12định những ảnh hưởng của việc đọc sách báo, xem phim tiếng Anh đến khả năng tăng
vốn từ vựng của sinh viên năm ba khoa Tiếng Anh, trường Đại học Thương mại Qua
đó, nghiên cứu này cũng đưa ra các giải pháp cho việc học từ vựng thông qua đọc sách báo và xem phim tiếng Anh đạt hiệu quả tối ưu nhất
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khả năng tăng vốn từ vựng qua việc đọc sách báo, xem phim tiếng Anh
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương
mại
1.4 Phạm vì nghiên cứu
Không gian: Trường Đại học Thương mại
Đối tượng: Sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại
Thời gian: 25/11/2022 - 15/2/2023
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
Ngữ cảnh từ vựng qua việc đọc sách, báo, xem phim tiếng Anh có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tăng vốn từ vựng của sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh
trường Đại học Thương mại?
Vận dụng từ vựng có được qua việc đọc sách, báo xem phim tiếng Anh có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tăng vốn từ vựng của sinh viên năm 3 khoa Tiếng
Anh, trường Đại học Thương mại?
Hứng thú học từ vựng việc đọc sách, báo, xem phim tiếng Anh có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tăng vốn từ vựng của sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh,
Trang 13trường Đại học Thương mại?
1.6 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1 (H1): Ngữ cảnh từ vựng qua việc đọc sách, báo, xem phim tiếng Anh
có tác động cùng chiều đến khả năng tăng vốn từ vựng của sinh viên năm 3 khoa Tiếng
Anh, trường Đại học Thương mại
Giả thuyết 2 (H2): Vận dụng từ vựng có được qua việc đọc sách, báo xem phim tiếng Anh có tác động cùng chiều đến khả năng tăng vốn từ vựng của sinh viên năm 3
khoa Tiếng Anh, trường Đại học Thương mại
Giả thuyết 3 (H3): Hứng thú học từ vựng việc đọc sách, báo, xem phim tiếng Anh
có tác động cùng chiều đến khả năng tăng vốn từ vựng qua việc đọc sách báo, xem phim tiếng Anh của sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh, trường Đại học Thương mại
1.7 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu cung cấp cho sinh viên những phương pháp học từ vựng tiếng Anh hiệu quả hơn bằng cách đọc sách báo, xem phim tiếng Anh phù hợp với nhu cầu và
lực học của từng đối tượng sử dụng đặc biệt là sinh viên năm 3 khoa tiếng Anh, trường
Trang 14Đại học Thương mại
1.8 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Là phương pháp điều tra thu thập và xử
lý dữ liệu dưới dạng số (bằng bảng hỏi), thường dùng để kiểm định mô hình và các giả thuyết khoa học được Suy diễn từ lý thuyết, trong đó các biến số nghiên cứu sẽ được lượng
hoá cụ thê
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Là phương pháp thu thập thông tin thông qua
đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm va tư tưởng cơ bản là
cơ sở Cho lí luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban
x À
đâu
Phương pháp thu thập dữ liệu: Là phương pháp thu thập các dữ liệu sơ cấp bằng nhiều cách thức khác nhau như phỏng vấn trực tiếp, phỏng vẫn qua bảng câu hỏi, v.v,
và tông hợp các dữ liệu điêu tra mới có được
Phương pháp thống kê toán học: Đảm bảo cho quá trình nghiên cứu khoa học đi đúng hướng, nhất quán, cũng như trong trình bày kết quả nghiên cứu thành một hệ thống logic và đồng thời tạo lập các ngôn ngữ khoa học chính xác có tính thuyết phục cao Chọn ngẫu nhiên 200 bạn sinh viên năm 3 của khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại
e Thu thập tài liệu sơ cấp: Từ sinh viên khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại thông qua bảng mẫu hỏi điều tra
e Thu thập tài liệu thứ cấp: Một số tài liệu trên mạng Internet, một số trên
sách, báo, v.v
Trang 15Xử lý số liệu: Bằng laptop cá nhân với các phần mềm hỗ trợ như Word,
Excel, v.v
Trang 16CHƯƠNG 2: TÔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm lý thuyết
2.1.1 Định nghĩa “Từ vựng”
Theo Pieter A Napa (1991 tr 5) từ vựng là một trong những thành phần cơ bản của ngôn ngữ và không có ngôn ngữ nào tổn tại mà không có từ Trong khi đó, Hafch và Brown (1995) cho rằng: “Thuật ngữ “Từ vựng” đề cập đến một danh sách hoặc tập hợp các từ mà những người nói ngôn ngữ riêng lẻ có thể sử dụng, vì từ vựng là danh sách, chúng ta có thể cho rằng hệ thống duy nhất có liên quan là hệ thống sắp xếp chữ cái" Ngoài ra, theo Đỗ Việt Hùng (2011,tr 5) thì từ vựng là tập hợp từ và các đơn vị tương đương với từ của một ngôn ngữ Các đơn vị tương đương với từ là các ngữ cố định nên có thể nói từ vựng là tập hợp các từ và ngữ cố định của ngôn ngữ
2.1.2 Định nghĩa “Đọc sách tiếng Anh”
Tác giả Alder & Doren cho rằng, đọc là học, thu thập thêm thông tin chính là học
hỏi và hiểu hơn những gì trước đây bạn chưa hiểu cũng là học hỏi (Alder & Doren, 2012,
tr 20) Theo như Từ điển tiếng việt, sách được hiểu là “tập hợp một số lượng nhất định những tờ giấy có chữ in, đóng gộp lại thành quyên” (Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt,
2003, tr.883) Sách theo nghĩa rộng nhất của nó, thì sách bao gồm hầu như bất kỳ phần
văn bản viết hoặc in nào đã được nhân rộng, phân phối hoặc theo một cách nào đó được
phổ biến rộng rãi” (Eliot & Rose, 2007, trang 3) Do đó, đọc sách tiếng Anh là học, thu thập thêm thông tin từ bất kỳ phần văn bản viết hoặc in vào bằng tiếng Anh đã được nhân rộng, phân phối và phố biến rộng rãi
Tác giả Hoàng Xuân Việt (2001.tr 22) cho rằng đọc sách ngoài mục đích tìm lạc thủ tính thần còn có mục đích chính là phát triển tinh thần, đọc hiểu như vậy là đồng nghĩa với tự học Người đọc sách thường xuyên thì thường cảm thấy hài lòng với cuộc
Trang 17sống, cảm thấy hạnh phúc hơn và có nhiều khả năng cảm thấy những gì mình làm trong cuộc sống là đáng giá (Gleed, 2013, tr 2)
2.1.3 Dinh nghĩa “Đọc báo tiếng Anh”
Theo Luật báo chí (2016),báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình
bao in, bao noi, bao hình, bao điện tử Báo cũng là các phân tích dài về các sự kiện đang
phát triển trên thế giới và giới thiệu những người đáng chú ý, các tập đoàn và xu hướng
xã hội, đồng thời hiển thị các bố cục ngày cảng ưu tiên các bức ảnh (Franklin, 2008) Do
đó, đọc báo tiếng Anh là việc thu thập tiếp nhận thông tin về các sự kiện, vấn để trong đời sống xã hội thông qua chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ
và phát hành bằng tiếng Anh Báo chí giúp nâng cao kiến thức, nhận thức và thói quen
đọc sách Người đọc báo trở thành một phần của thói quen học tập tốt trong một lĩnh vực
chuyén biét (Kumar, Singh, & Siddiqui, 2011)
2.1.4 Dinh nghia “Xem phim tiếng Anh”
Xem 1a nhan biét bang mat (Hoang Phé, Tir dién Tiéng Viét, 2003, tr.1146) Phim
là tác phẩm điện ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình
(Luật điện ảnh, 2006), từ đó phim tiếng Anh được hiểu là tất cả các phim được sản xuất bằng tiếng Anh Shakir (2015) cũng định nghĩa rằng: “Phim tiếng Anh là những câu chuyện về sự sống còn hàng ngày hoặc hiện tại” Từ những định nghĩa trên, xem phim tiếng Anh được hiểu là nhận biết tác phẩm điện ảnh bằng tiếng Anh
2.2 Sơ lược các nghiên cứu có liên quan ở phạm vi trong và ngoài nước
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về cách để xây dựng một bộ từ vựng cho cá nhân người học Bài nghiên cứu này sẽ giúp người đọc tông hợp một số dữ liệu liên quan
từ các nghiên cửu trên toàn câu về việc học từ vựng qua đọc sách báo và xem phim tiéng
Trang 18Anh
2.2.1 Phương pháp học từ vựng ngầm định và rõ ràng
Trong quá trình nghiên cứu một số định nghĩa về kiến thức từ vựng và cách đọc
mở rộng đã được tìm ra Năm 2000, Blachowacz va Fisher coi kiến thức từ vựng là manh
mối của “sức mạnh và trí tuệ” vì nó giúp mọi người truyền đạt và trao đôi ý kiến cũng
như hiệu người khác cả nói và viết Đối với việc thu nhận từ vựng, Ellis (1995) đã đưa
ra hai giả thuyết thay thế bao gồm học từ vựng ngầm định và rõ ràng Ông đã phân biệt các giả thuyết này bằng cách nói rằng quá trình học từ vựng tiềm ấn diễn ra khi người học tiếp thu ý nghĩa của các từ trong tiềm thức thông qua “tiếp xúc lặp đi lặp lại” trong các ngữ cảnh khác nhau Nó có nghĩa là, trong trường hợp này, người học hoàn toàn không nhận ra quá trình tiếp thu Ngược lại, trong việc học từ vựng rõ ràng, người học thu được các từ mới bằng cách áp dụng các “chiến lược siêu nhận thức” khác nhau như (1) xác định các từ không quen thuộc, (2) cố gắng suy ra nghĩa dựa trên ngữ cảnh hoặc tra cứu từ đó trong từ điên, (3) cố găng nhớ từ bằng cách lặp lại hoặc học các chiến lược 2.2.2 Đọc sách, báo tiếng Anh hỗ trợ việc học từ vựng
Trong một nghiên cứu Mylopoulos (1985) nói “Đọc báo tiếng Anh hỗ trợ giáo dục cho sự phát triển ngôn ngữ” Vì vậy, rõ ràng là từ các nghiên cứu trước đây rằng đọc báo
tiếng Anh giúp người học phát triển vốn từ vựng và kỹ năng đọc hiểu Sinh viên có thé
học cách đọc nhanh một văn bản và hiểu các ý chính Nghiên cứu của Nation và Wang (1999)khuyến nghị rằng việc sử dụng một cuốn sách mỗi tuần để phát triển vốn từ vựng
Nghiên cứu chỉ ra rằng một lượng lớn thông tin đầu vào dễ hiểu là rất cần thiết cho việc tiếp thu từ vựng
Theo hai nghiên cứu của Sangkeo(1) và Sakinah(2), lần lượt vào năm 1999 và 20 18, thói quen đọc hình thành trên năm tiêu chí chính: quan điểm và thái độ đối với việc đọc sách, tần suất đọc, nguồn tư liệu đọc, mục đích đọc và khối lượng thời gian trong ngày
dành cho việc đọc Từ việc kết hợp tất cả các yêu tố này, một độc giả mới có thé tiép tuc
Trang 19giữ vững và phát triển thói quen đọc sách tốt Khi duy trì được lối tư duy tích cực này, sinh viên sẽ có xu hướng đọc nhiều hơn, dễ dàng hiểu được nghĩa từ vựng mới, tiếp thu nhanh cấu trúc câu phức tạp và nâng cao được khả năng suy luận cũng như giải quyết các câu hỏi và tình huống đặt ra Trong nghiên cứu của Ming-Ju Alan Ho và Hsin-Yi Lien (2010) chứng minh được vốn từ vựng của sinh viên học tiếng Anh như một ngoại
ngữ tỉ lệ thuận với khả năng đọc hiểu của họ
2.2.3 Xem phim tiếng Anh có phụ đề tác động tích cực (rOng việc cải thiện von tir vung
Nghiên cứu của Huang và Eskey's (2000) đã điều tra tác động của TV có đầu thu
(CCTV) đối với khả năng nghe hiểu của học sinh ESL trung cấp Nghiên cứu của họ cho thấy rằng phụ đề không chỉ cải thiện kỹ năng nghe hiệu của sinh viên ESL cấp đại học
mà còn cải thiện khả năng hiểu tổng quát và phát triển từ vựng của họ Trong một nghiên cứu khác, học sinh ESL cấp trung học cơ sở của Neuman và Koskinen đã tăng kiến thức
từ vựng đọc tiếng Anh của họ lên đáng kể sau khi tiếp xúc lâu với phụ đề ngôn ngữ đích Dựa trên những phát hiện của họ, Koskinen et al lập luận rằng video có phụ đề đã cải thiện đáng kế kiến thức từ vựng đọc tình cờ của người lớn không phải là người bản ngữ noi tiéng Anh
Đối với nhiều người, các bộ phim và phim truyền hình bằng tiếng Anh thực sự hữu ich trong việc cải thiện vốn từ vựng của người học Chúng ta biếtrăng, không quan trọng
là biết ngữ pháp hay âm thanh như thế nào; nêu chúng ta không biết những từ vựng thì chúng ta không thể giao tiếp (McCarthy, 1990) Vì vậy, chúng ta cần phải công nhận rằng, từ vựng là một phần quan trọng của việc học ngôn ngữ Theo nghiên cứu của Lommel (2006), xem một bộ phim có phụ đề bằng ngôn ngữ đích có tác động tích cực đên việc tăng vôn từ vựng
2.2.4 Nghiên cứu về việc học từ vựng dựa vào tình huống, ngữ cảnh và học
từ vựng không dựa vào tình huống, ngữ cảnh
Trang 20Có rất nhiều bằng chứng mang tính thuyết phục cao chứng minh rằng học từ vựng dựa vào ngữ cảnh (từ các tài liệu thực tế) mang lại nhiều hiệu quả hơn là dựa vào danh
từ vựng được liệt kê sẵn (word list) Chang hạn như Oxford và Scarcella (1994) trong nghiên cứu của mình đã tìm ra là việc học tập từ vựng không dựa vào ngữ cảnh sẽ có thê giúp sinh viên ghi nhớ từ vựng để phục vụ cho các bai thi, kiểm tra, nhưng sinh viên sẽ quên các từ vựng đó một cách nhanh chóng ngay sau các bài thi hay kiểm tra đó Ngoài
ra McCarthy (1990) phát biểu rằng nếu sinh viên học từ vựng qua một tình huống có ý nghĩa, nội dung rõ ràng thì sinh viên sẽ ghi nhớ và đồng hóa từ vựng đó trong một thời gian lâu hơn Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu như Morgan và Bailey (1943); Wind và Davidson(1969), Gershman (1970), Tudor and Hafiz, 1989, HulstJin, 1992 chưa tìm ra được việc có hay không việc học từ vựng trong các tình huống “yêu thích” có hiệu quả như thế nào so với những tình huống không gây sự hứng thú cho sinh viên
Qua việc đánh giá một số bài nghiên cứu, có thể thấy rằng mặc du xem phim hay đọc sách là một công cụ hữu hiệu trong quá trình học từ vựng và tiếp thu ngôn ngữ Anh, tuy hiên người học chỉ có thê tiếp thu vốn từ vựng tiếng Anh hiệu quả khi có các chiến lược và phương pháp học hiệu quả Nghiên cứu hiện tại cố gắng giải quyết vấn đề cụ thé này
Trang 21CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mô hình nghiên cứu
Hình 3.1: A⁄ô hình nghiên cứu
3.2 Thiết kế nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận nghiên cửu mà nhóm sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng
Trang 22nhóm trực tiếp và trực tuyến dùng để điều chính, bố sung các thành phần và biến quan
sát của mô hình nghiên cứu Nội dung thảo luận nhóm dựa trên các bién quan sat va co
sở lý thuyết để thiết lập bảng câu hỏi sơ bộ; sau đó thảo luận để điều chỉnh nội dung, sửa chữa và bố sung những câu hỏi chưa đây đủ Sau khi đã hiệu chỉnh lại thang đo bằng thảo luận nhóm, bảng câu hỏi sẽ được dùng để phỏng vấn thử rồi tiếp tục điều chỉnh để hoàn chỉnh bảng câu hỏi phỏng vấn
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu định lượng được tiến hành khảo sát bằng cách
phát phiêu điều tra bằng bảng câu hỏi được lập trên Google biểu mẫu đến sinh viên năm
3 khoa Tiếng Anh Trường đại học Thương Mại, số phiếu điều tra là 200 phiếu, sau đó phân tích và xử lý dữ liệu bằng phan mém SPSS 22
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu
Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu phụ thuộc vào số liệu biến được đưa
trong phân tích nhân tố, số lượng mẫu cần gấp 5 lần số lượng biến
Nhóm nghiên cứu tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 3.2.3 Đơn vị nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu trong đơn vị nghiên cứu
là trường Đại học Thương mại và nghiên cứu trong phạm vị sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh của trường Đại học Thương mại
3.2.4 Quy trình nghiên cứu
Trang 23e_ Đánh giá độ tin cậy của các thang do qua Cronbach’s Alpha:
o_ Hệ số Cronbach”s alpha tổng (chung) > 0,6
o_ Hệ số tương quan biến-tổng > 0.3
e_ Đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích EFA: Phân tích đồng thời EFA cho toàn
bệ tiêu chí đo lường với phép quay góc Varimax với tiêu chí eipgenvalue > 1.0 va
chỉ số KMO > 0.5 để tìm ra các nhân tố đại điện cho các biến
e Phan tich héi quy đa biến
Trang 24CHUONG 4: KET QUÁ NGHIÊN CỨU 4.1 Mô tả thống kê
Khảo sát 200 sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại, nhóm
có được những thống kê sau:
Trong 200 sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại tham gia làm khảo sát về những ảnh hưởng của việc đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh đến việc
24
Trang 25Bạn thấy học từ vựng Tiếng Anh có quan trọng khi học Tiến
Anh không?
0%
17,3%
= Rat quan trong
= Quan trong
82,7% = Không quan trong
Hinh 4.2: 7am quan trong
Có 166 sinh viên (chiếm 82,7%) nhận thấy việc học từ vựng Tiếng Anh rất quan
trọng: 35 sinh viên (chiếm 17,3%) nhận thấy việc học từ vựng Tiếng Anh quan trọng và không sinh viên nào thấy việc học này không quan trọng
Trang 26Bạn có thường xuyên đọc sách, báo hoặc xem phim Tiếng
Anh dé tang von từ vựng không?
18,3%
=
19,8%
Hình 4.3: A⁄c độ thường xuyên Khảo sát về mức độ thường xuyên đọc sách, báo, xem phim Tiếng Anh của các bạn
sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh trường đại học Thương mại, nhóm thu thập được số
liệu như sau: có 48 sinh viên đọc sách, báo, xem phim Tiếng Anh 6 lần/ 1 tuần, chiêm ti
lệ 23,8%; có 73 sinh viên đọc sách, báo, xem phim 4 lần/ 1 tuần, chiêm 36,1 %; có 40
sinh viên đọc sách, báo, xem phim 2 lần/ I tuần, chiếm 19,8%; có 2 sinh viên đọc sách, báo, xem phim 1 lần/ tuần chiếm 2% và có 37 sinh viên có tần suất khác (nhiều hơn 6
lần), chiếm 18,3%
Trang 27Theo bạn, việc đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh có cần thiết trong việc
tăng vôn từ vựng Tiêng Anh không?
0%
40,6%
59,4%
“ Rất cần thiết
= Can thiét
s Không cần thiết
Hình 4 4: Sự cần thiết
Theo dữ liệu khảo sát nhóm thu thập được, có 119 sinh viên thấy việc đọc sách,
báo, xem phim Tiếng Anh rất cần thiết trong việc tăng vốn từ vựng chiếm 59.4%; 81 sinh viên nhận thấy việc đọc, sách, báo, xem phim Tiếng Anh cân thiết và không sinh viên nào cảm thấy không cần thiết
Phân tích độ tin cậy qua hệ số Cronbach’s Alpha
4.2.1 Quy ước
°ÖỒ NCI: Sử dụng từ vựng hợp với văn cảnh
*NC2: Tăng kỹ năng nghe, hiểu từ vựng
- NC3: Thông qua ngữ cảnh cụ thể giúp học từ vựng một cách tự nhiên, dé dàng
- NC4: Đoán nghĩa của từ mới qua ngữ cảnh cụ thê giúp tăng khả năng ghi nhớ từ
27
Trang 28vựng
° VDI: Tăng khả năng phan xa hoc từ vựng mới
+ VD2: Giữ được tiến độ học từ vựng của bản thân
¢ VD3: Cải thiện phát âm từ vựng
+ VD4: Học từ vựng một cách linh hoạt
* VD5: Nâng cao tuần suất tiếp xúc với từ vựng
- HTI: Những hình ảnh sinh động, hấp dẫn trong sách báo, phim Tiếng Anh tạo hứng thú cho người học
Ö HT2: Âm thanh trong phim tiếng Anh tăng mức độ tiếp thu từ vựng của người
học
- HT3: Tôi có thể tập trung học từ vựng hiệu quả
- HT: Sự tò mò muốn hiểu được nội dung sách, báo, phim tiếng Anh kích thích
việc học từ vựng mới
- HT5: Niềm yêu thích đọc sách, báo, xem phim tiếng Anh thúc đấy quá trình học
từ vựng
- HT6: Đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh theo chủ đề yêu thích giúp người học
ghi nhớ từ mới tốt hơn
ÖỒ TVTVI: Từ vựng được lưu vào bộ nhớ sâu tốt hơn qua sự gặp lại nhiều lần khi
đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh
ÖỔ TVTV2: Sách báo, phim Tiếng Anh bố trợ khối lượng lớn từ vựng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (giáo dục, tài chính, kỹ năng sống, .) cho người học -Ổ TVTV3: Vốn từ vựng tăng lên qua việc đọc, sách, báo xem phim khi có phương pháp học phù hợp
- KKI: Những khó khăn trong quá trình học từ vựng tiếng Anh của bạn là gì? + KKI.1: Khó nhớ từ
« KK1.2: Không biết áp dụng từ
¢ KK1.3: Chưa có cách học hiệu quả
+ KK1.4: Phát âm sai
+Ö KKI.5: Phản xạ chậm
Trang 29- KK2: Những khó khăn trong quá trình học từ vựng tiếng Anh qua việc đọc sách, báo, xem phim tiếng Anh của bạn là gì?
- KK2.1: Từ mới nhiều dẫn đến không hiểu hết nội dung bài báo, bộ phim
- KK2.2: Từ mới nhiều, mất thời gian tra cửu làm đứt mạch đọc sách, bảo, xem
phim
- KK2.3: Phát âm chưa đúng nên khi nghe trong phim không biết được từ vựng
- KK2.4: Không biết cách ghi chép từ vựng nhanh, hiệu quả khi xem phim, đọc sách, báo
4.2.2 Chạy mô hình
% Những khó khăn trong quá trình học từ vựng tiếng Anh của bạn là gì?
Những khó khăn trong quá trình học từ vựng tiếng Anh của bạn là gì?
Trang 30Total 376 100.0% 250.7%
Bảng 4 1: Thông kê tần số cho biến “Khó khăn trong quá trình học từ vựng”
(Nguồn: xử lý số liệu từ phần mêm SPSS) Kết quả cho thấy trong số 200 sinh viên có 99 viên đã trả lời “Khó nhờ từ”, chiếm 26,3% tông lựa chọn; có 58 sinh viên trả lời “Không biết áp dụng từ” chiếm 15,4% tổng lựa chọn; có 75 sinh viên trả lời “Chưa có cách học hiệu quả”, chiếm 19.9% tổng lựa chọn; có 78 sinh viên trả lời “Phát âm sai”, chiếm 20.7% tổng lựa chọn và có 66 sinh viên trả lời “Phản xạ chậm”, chiếm 17,6%tông lựa chọn Tổng số lựa chọn là 376(1 sinh viên có thể chọn nhiều đáp án)
% Những khó khăn trong quá trình học từ vựng tiếng Anh qua việc đọc
sách, báo, xem phim tiếng Anh cøa bạn là gì?
Những khó khăn trong quá trình học từ vựng tiếng Anh qua việc đọc sách, báo, xe
phim tiếng Anh của bạn là gì?
Trang 31KK2.4 71 21.1% 47.3%
Total 337 100.0% 224.7%
Bang 4.2: Thong ké tan so cho bién “Kho khăn trong quá trình học từ vựng qua việc
đọc sách, báo, xem phim tiếng Anh”
(Nguồn: xử lý số liệu từ phần mềm SPSS) Kết quả cho thấy trong số 200 sinh viên có 94 viên đã trả lời “Từ mới nhiều dẫn
đến không hiểu hết nội dưng bài báo, bộ phim”, chiếm 27,9% tổng lựa chọn; có 83 sinh viên trả lời “Từ mới nhiều, mất thời gian tra cửu làm đứt mạch đọc sách, báo, xem
phim”, chiếm 24,6% tổng lựa chọn; có 89 sinh viên trả lời “Phát âm chưa đúng nên khi nghe trong phim không biết được từ vựng”, chiếm 26,4% tông lựa chọn; có 71 sinh viên trả lời “Không biết cách ghi chép từ vựng nhanh, hiệu quả khi xem phim, đọc
sách, báo”, chiếm 21,1% tổng lựa chọn Tổng số lựa chọn là 337(1 sinh viên có thé
chon nhiéu dap an)
Trang 32Bảng 4 3: Thống kê độ tin cậy và tổng biến quan sát của “Ngữ cảnh từ vựng trong khi
đọc sách báo, xem phim Tiếng Ảnh ” (Nguồn: xử lý số liệu từ phần mềm SPSS) Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach's Alpha =0.668 (>0.6) nên đạt yêu cầu
về độ tin cậy Các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (>0.3), trừ
biến NC2 có hệ số tương quan là 0.202< 0.3, do đó biến NC2 sẽ bị loại bỏ Độ tin cậy
của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha sẽ được tiên hành chạy lại
Sau khi độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha của biến “Ngữ cảnh
từ vựng trong khi đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh” được tiễn hành chạy lần 2, kết
quả có được như sau:
Trang 33Bảng 4 4: Thống kê độ tin cậy và tổng biến quan sát của “Ngữ cảnh từ vựng trong khi
đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh ` lần 2
(Nguồn: xử lý số liéu tle phan mém SPSS) Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach's Alpha =0.738 (>0.6) nên đạt yêu cầu
về độ tin cậy Các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (0.3)