1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Bảo vệ thực vật: Khảo sát khả năng hạn chế nấm Fusarium solani và tuyến trùng Meloidogyne spp. trên cà chua của nấm nội cộng sinh ở điều kiện nhà lưới

139 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát khả năng hạn chế nấm Fusarium solani và tuyến trùng Meloidogyne spp. trên cà chua của nấm nội cộng sinh ở điều kiện nhà lưới
Tác giả Lê Hoàng Phúc
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Vũ Phong, TS. Trương Phước Thiên Hoàng
Trường học Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành Bảo vệ thực vật
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 41,04 MB

Nội dung

trên cà chua của nam nội cộng sinh ở điều kiện nhà lưới” được tiếnhành với mục tiêu phân lập, định danh hình thái, định danh PCR, đánh giá khả năngtái cộng sinh của nam AM và khảo sát kh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH

LÊ HOÀNG PHÚC

KHAO SÁT KHẢ NĂNG HAN CHE NAM Fusarium solani VA TUYEN TRUNG Meloidogyne spp TREN CA CHUA CUA NAM NOI CONG SINH O DIEU KIEN NHÀ LƯỚI

LUAN VAN THAC Si KHOA HOC NONG NGHIEP

Thanh phố Hồ Chi Minh, Thang 04/2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH

LE HOÀNG PHÚC

KHẢO SÁT KHẢ NANG HAN CHE NAM Fusarium solani VA TUYEN TRUNG Meloidogyne spp TREN CA CHUA CUA NAM NOI CỘNG SINH O DIEU KIEN NHÀ LƯỚI

Chuyén nganh: Bao vé Thuc vat

Mã số: 60.62.01.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:

PGS TS NGUYEN VU PHONG

TS TRUONG PHƯỚC THIÊN HOANG

Thanh phé H6 Chi Minh, Thang 04/2023

Trang 3

KHẢO SÁT KHẢ NANG HAN CHE NAM Fusarium solani VÀ

TUYEN TRUNG Meloidogyne spp TREN CA CHUA CUA

NAM NOI CONG SINH O DIEU KIEN NHÀ LƯỚI

LE HOANG PHUC

Hội đồng cham luận văn:

1 Chủ tịch: TS LÊ THỊ DIỆU TRANG

Trường Đại học Nông Lâm TP HCM

2 Thư ký: TS NGUYÊN ĐỨC XUÂN CHƯƠNG

Trường Đại học Nông Lâm TP HCM

3 Phản biện 1: TS NGUYÊN THÀNH HIẾU

Viện Cây ăn quả Miền Nam

4 Phản biện 2: PGS TS NGUYÊN BẢO QUỐC

Trường Đại học Nông Lâm TP HCM

5 Uỷ Viên: TS NGUYÊN THỊ HAI

Trường Đại học Công nghệ TP HCM

Trang 4

Tốt nghiệp Đại học ngành Bảo vệ Thực vật hệ Chính quy tại trường Đại học

Nông Lâm Thanh phố Hồ Chí Minh năm 2019

Từ tháng 10 năm 2020 theo học Cao học ngành Bảo vệ Thực vật tại TrườngĐại học Nông Lâm Thanh phó Hồ Chí Minh

Quy trình công tác:

- Từ 2019 — 04/2021 Làm việc tai Công ty Bio Nông Lâm, quận Thủ Đức(nay là Thành phố Thủ Đức), Thành phố Hồ Chí Minh

- Tir 05/2022 đến nay: Làm việc tại Trung tâm Bao vệ Thực vật Phía Nam,

huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

Địa chỉ liên lạc: Trung tâm Bảo vệ Thực vật Phía Nam, ấp Mới, xã Long Dinh,huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

Số điện thoại: 0372985998

Email: lhphuc2303@gmail.com

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan những công bồ trong luận văn này là trung thực và là một phầntrong đề tài “Nghiên cứu sản xuất nắm nội cộng sinh (Arbuscular Mycorrhiza -AM) nhằm kiểm soát tuyến trùng và một số nắm bệnh gây hại trên rau tại khu

vực Tp.HCM” do TS Trương Phước Thiên Hoàng làm chủ nhiệm Những số liệu

trong luận văn này được phép công bố với sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài hoặc cơ

quan giao nhiệm vụ (duyệt đề tài và cấp kinh phí)

Tác giả

Lê Hoàng Phúc

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Đề thực hiện đề tài này, em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Vũ Phong

và Cô Trương Phước Thiên Hoàng, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ ChíMinh đã hướng dẫn tận tình trong quá trình học và làm luận văn tốt nghiệp.Đồng cảm ơn quý Thầy Cô Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tậntình giảng day trong suốt quá trình em theo học ở trường

Em xin chân thành cảm ơn đến Ban Lãnh đạo công ty Bio Nông Lâm và

Trung tâm Bảo vệ Thực vật Phía Nam đã tạo điều kiện trong suốt quá trình họctập trong thời gian qua.

Em xin gửi làm cảm ơn chân thành đến chị Đào Uyên Trân Đa, anh TrầnTrọng Nghia và tập thé sinh viên trong phòng Vi sinh môi trường thuộc ViệnCông nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí

Minh đã tạo điều kiện và giúp đỡ trong suốt quá trình làm luận văn

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường,Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện trong suốt quátrình làm luận văn.

Cuối cùng con xin cảm ơn gia đình đã ủng hộ, động viên và tạo điều kiện

cho con hoàn thành khoá học.

Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát khả năng hạn chế nam Fusarium solani và tuyên trùngMeloidogyne spp trên cà chua của nam nội cộng sinh ở điều kiện nhà lưới” được tiếnhành với mục tiêu phân lập, định danh hình thái, định danh PCR, đánh giá khả năngtái cộng sinh của nam AM và khảo sát khả năng hạn chế sự gây hại của nam Fusariumsolani và tuyên trùng Meloidogyne spp trên cây cà chua của nắm nội cộng sinh ở giai

đoạn 38 ngày sau chủng nam trong điều kiện nhà lưới

Thí nghiệm 1 thu thập, phân lập, định danh nam AM trong đất trồng cây họ cả ởhai huyện Hóc Môn, Bình Chánh từ đó đánh giá khả năng tái cộng sinh của nam nộicộng sinh trong điều kiện nhà lưới Qua phương pháp lay mẫu theo năm đường chéo gốc

va lay ở độ sâu 0 - 20 cm; cách gốc 10 - 30 cm Cà chua, cà tím và ớt sau khi được 2 - 3

lá thật sẽ cho ra chậu Mật số bào tử được chủng vào chậu thí nghiệm: 10 bao tử/ 50gđất (1000 bào tử/ chậu/ 5 kg đất) Bào tử được chủng vào chậu thí nghiệm sau khi câytrồng ra chậu một ngày Mỗi loại cây sẽ trồng 15 chậu và lấy chỉ tiêu ở các mốc thờigian theo dõi là 14, 21 và 2§ ngày sau chủng nắm AM Kết quả khảo sát 40 mẫu đấtthu thập đều cho thấy có sự xuất hiện của nắm AM Tổng số 10 kiểu hình bào tử khácnhau thuộc 3 chi nam: Acaulospora, Glomus và Gigaspora được phát hiện ChiAcaulospora và chi Glomus chiêm ưu thé trong quan thê phân lập với tỷ lệ xuất hiệnlần lượt là 62,22% và 46,70% Kết quả đánh giá khả năng tái cộng sinh cho thay nam

AM có khả năng tăng sinh bào tử trong đất và cộng sinh trong rễ cà chua, cà tím, ớt

ở giai đoạn 14 NSC.

Thí nghiệm 2 khảo sát kha năng hạn chế nam Fusarium solani gây hại trên cà

chua của nắm nội cộng sinh (AM) Tác nhân gây bệnh được lây nhiễm sau khi xử lýnam AM được 10 ngày Kết qua cho thay AM có tác động tích cực đến sinh trưởngphát triển của cây trồng và hạn chế được sự ảnh hưởng của nam Fusarium solani lên

cà chua so với nghiệm thức đối chứng Tỷ lệ bệnh (TLB) và chỉ số bệnh (CSB) thấp nhất

ở 38 NSC cụ thể là 21,16% và 6,27% trong khi đối chứng có TLB là 54,09 % va CSB là

Trang 8

Thí nghiệm 3 khảo sát kha năng hạn chế tuyến trùng Meloidogyne spp gây haitrên cà chua của nắm nội cộng sinh (AM) Tuyến trùng được lây nhiễm lên cà chua

sau khi xử lý nằm AM được 10 ngày Kết quả cho thấy sự cộng sinh của nắm AM

giúp hạn chế u sưng, mật số tuyến trùng trong mẫu đất và rễ giúp cà chua có thê sinhtrưởng phát triển trong điều kiện bị tuyến trùng gây hại

Trang 9

The study “Investigation of the ability to inhibit Fusarium solani and the nematode Meloidogyne spp on tomato by endosymbiotic fungi under greenhouse conditions" was carried out to isolate, morphological, PCR, evaluating the symbiotic ability of AM fungi and investigate the ability to limit the harmfulness of Fusarrun solani and nematode Meloidogyne spp on tomato plants of endosymbiotic fungi at

38 days after inoculation under greenhouse conditions.

Experiment 1 collected, isolated, and identified AM fungi in Solanaceae soil

in Hoc Mon and Binh Chanh districts from which to evaluate the symbiotic ability of

AM fungi under net house conditions Through sampling at the initial five diagonals and sampling at a depth of 0 - 20 cm; 10 - 30 cm from the base After having 2-3 true leaves, tomatoes, eggplants, and peppers will be elected Several spores were transplanted into experimental pots: 10 spores/ 50g soil (1000 spores/ pot/ 5 kg soil) Spores were inoculated into experimental pots one day after planting Each plant was grown in 15 pots and goals were made at follow-up time points of 14, 21, and 28 days after the AM strain Survey results of 40 soil samples obtained showed the presence

of AM fungus A total of 10 different spore phenotypes of 3 genera Acaulospora, Glomus, and Gigaspora were detected The genus Acaulospora and the genus Glomus dominated the isolates with occurrence rates of 62.22% and 46.70%, respectively The results of the evaluation of symbiosis showed that AM fungi were able to produce spores in the soil and symbiotically in the roots of tomato, eggplant, and pepper at the

14 NSC stage.

Experiment 2 investigated the ability of endosymbiotic fungi (AM) to limit Fusarium solani on tomatoes The causative agent is infectious 10 days after treatment with AM fungi The results showed that AM had a positive effect on plant growth and development and limited the effect of Fusarium solani on tomatoes compared with the positive control The lowest disability (CSB) in 28 NSLL was

Trang 10

21.16% and 6.27%, while the positive control had a TLB of 54.09 % and a CSB of 25.89%.

Experiment 3 investigated the ability to limit the nematode Meloidogyne sp Tomato damage by endosymbiotic fungi (AM) Nematodes were inoculated into tomatoes after 10 days of AM treatment The results showed that the symbiosis of

AM fungus helps to limit swelling, the number of nematodes in the soil, and root samples to help tomatoes support growth and development in harmful nematode conditions.

Trang 11

MỤC LỤC

TRANG Trang tựa

i li ”Ế -caocecheccdkogktocoeuzbookfreoioorduogtidiridboecgfrdioogtf79047/07712100200047022007120128042:261 1

Dy eh Gái HHấ Lossnnsnegs cong he ngữa háo Sun |g31030510001358365v358430GG58S6ENGL30SG3819:18G.L4USEEHSSDSILE48053/008036 il LO1 Cam G0aM eee 11 TOT CSO tscxu5:6<6201G02 200006 804a2ã4GS8250548S)2N.ðNSESEBHAGISBIRR0GIST:RXGTGASgEadEàs8tieggjRgiiigBEtiiRcgi8aGãa8k 1Veee V

NẴNG HHB bong ngan giữ nghĩ gà Hay HE HSSEG1BAS846%.EBSNGSSSSSEICGGISNBSSESM2VEVSXA)SSSGSDSS80800IE848000ã00188/0940006018E 1XDanh sach 018Jia 111 8N xIDanhysach cae! ban E :ixsssszxgsi1112815606133358036525ETSGS-GGSESGHEESSGSSSSRHBELGESSSG2ESI24300480333093818335ig388 XII Danh $80 Gác DIG HiueesotsebiestioseibiekieksisibtittiepibitikHlSSSEGESSSBESSEAMRGEISEREBELS309/89583R932eEa2BÓ XV

Chương 1 TONG QUAN TÀI LIEU 5-25 s5sse+e£eee+eezserreecse 31.2 Nam Fusarium và khả năng gây hại 52-2222222222222222E222EcEErrrrrrrrree 41.2.1 Đặc điểm hình thái, điều kiện và khả năng gây bệnh của nam Fusarium sp

ee ee 41.2.2 Đặc điểm hình thái của nam Fusarium solani gây hai ở Việt Nam 51.3 Tuyến trùng Meloidogyne spp và khả năng gây hại -2-©22- 525522222: 51.3.1 Đặc điểm sinh học, vòng đời của tuyến trùng san rễ Meloidogyne spp - - 51.3.2 Khả năng gây hại của tuyến trùng Meloidogyne Spp -5:75 - 6

1.3.3 Cơ chế ký sinh của tuyến trùng Meloidogyne spp .-. . -52-552- 7

1.4 Đặc điểm chung và vai trò của nắm cộng nội sinh Mycorrhiza trong quản lý

ònI8 1012 8

Smokes: Nhl, ce <1 C, eae 81.4.2 Đặc điểm, cấu trúc, hình thái và chức năng của nam nội cộng sinh

Arbuscular mycorrhiza (AM) 90075 81.4.2.1 Soi nam (Hyphase) ng a 8

Trang 12

1:34:22: Brit (ATBUSGUE ] nung ng: khốn gà 3 ng gà SE tH G113 81555 thà 55413548838 SSGàSESSGER433S348358K43Aã8:58c8aSoSi 9

I Xà nộ / 0 10

N00: i4 11I0 11

1.4.3 Cơ chế của AM và cây ký chủ -22-22+2s22cxcrxzcrrrrxrrrecrerrzrrrerveee 121.4.4 Tương tác giữa AM, cây ky chủ và dich hại - 57c Scssersrrererrrres 13

1.4.5 Tương tác giữa nấm rễ và các vi sinh vật khác 2 -222z+22zz22zze: 14

1.4.6 Vai trò của nấm AM đối với cây trỒng -22-52¿2222222222E2zxrerxrrrrerree 141.4.7 Ảnh hưởng của dinh dưỡng trong đất đến nắm nội cộng sinh 151.4.8 Mối quan hệ giữ nam AM với nguồn bệnh 2-2-2222 %222£22z+22222z2z22 15

1.4.8.1 Tương tác của nam AM với tuyến trùng 2 2222+22z+22+22xczzrzrrees 16

1.4.8.2 Tương tác cũa riểm AM với nêm bỆHlÏ‹eeeseceossobeoiiACL00040520004060016 171.5 Tinh hinh nghién ctu về nam nội cộng sinh (AM) ở trong và ngoải nước 18Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 212.1 [0o so j0 1 212.2 Thời gian và dia điểm nghiên Ctr ccc ecccecccecesseeceeseeessessessessseesesseeeseeseenseees 215.0 Vat HỢUE HIỆT CU sgaá66-s51418640855Đ958H62NuhiBSEV/Sit3S3SfASi-S800006-L8g88800L195đll9hs.0G0-08gmuöợ 21 3:4 Phương phap thi NSIC ccvsnccnecssssswsemmanssmnssmanearenmeremearna encoun 232.4.1 Thi nghiệm 1: Thu thập, phan lập, định danh nam AM trong đất trồng cây

họ cà và đánh giá khả năng tái cộng sinh của nam nội cộng sinh trong

hi s00 80020117 232.4.1.1 Thu thập, phân lập, định danh nam nội cộng sinh trong đất trồng cây họ

6à: ở Hóc Mon Va Binh GHẤNH sesaseseannndiengidgteiiilirtiiSi1308053581355990135643988018878 232.4.1.2 Đánh giá khả năng tái cộng sinh của nam nội cộng sinh trong điều kiện

C8 0, eee 23

21.11 GhfifiEu:HeosdDiLieceebsssessccotibsxcbEE-GEII-OEE-SEESESUĐKSSSEELiEPUSSASSEELSEHDGEDSERGIGOVEUSg)H8:38866 282.4.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát kha năng hạn chế nam Fusarium solani gây bệnh

trên cây cà chua của nam nội cộng sinh AM trong điêu kiện nhà lưới 29

Trang 13

2.4.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm - 2: 2-22 ©22+2E22EE+2EE+2EE+22EE22Ez+zxree 29

2.4.2.2 Cách thức tiến hảnh -222 -222222+222 2 tre 292.4.2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 5-52 S2< S222 292.4.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng hạn chế tuyến trùng Meloidogyne spp

gây u sưng trên ré cà chua của nam nội cộng sinh AM trong điêu kiện

iC TopisensintiiBiditditttisliBGHAGHUGUESHGBISHESGEEEGEESRSHE-ASRGGERUBHGIDNNHERGISEGHHESHEBIIMS8BE4B8608.8 31 2.4.3.1 Phương pháp thí nghiệm - 55552555522 |2.4.3.2 Cách thức tiến hành 2-22 2¿2222SE22E222E225122122122512212211221212211 21.22 xe »2:4.5:3 Chỉ:tiêu va phương pháp theo đỗ Lv ceccssveenssremars rises veeresmeenreameweannvnvenets 32PAG aed | | eR 34

Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN -«<csccseceeeereeceeee 35

3.1 Kết quả thu thập, phân lập, định danh nam AM trong dat trồng cây họ cả và

đánh giá khả năng tái cộng sinh của nắm nội cộng sinh trong điều kiện

¡8021 Avxễêii'£ Ô3.1.1 Kết quả thu thập, phân lập, định danh nam nội cộng sinh trong đất trồng

cây họ cả ở Hóc Môn và Bình Chánh e G6 eo

3.1.2 Đánh giá khả năng tái cộng sinh của nam nội cộng sinh trong điều kiện

PNA, TH esc orecesnennssorsensansenencaeamner emis unsanwnunsmeanenss severe watunssuansucarenccun mearereerwiess 03.1.2.1 Tổng số bào tử nắm AM trong đất trồng cây họ cà 22552552 383.1.2.2 Ty lệ cộng sinh của nấm AM trong rễ - 2-22 522222E22E22Ez2Ezzzzxzzez 40

3.1.3.3 Các dang cộng sinh bên trong rễ cây họ cà 2-2 252222 222Sz2zzzzzs+2 41

3.1.2.3 Định danh các chi nam AM bằng phương pháp sinh học phân tử 443.2 Kha năng hạn chế nắm Fusarium solani gây hại trên cây ca chua của nam

3.3 Khảo sát khả năng hạn chế tuyến trùng Meloidogyne spp gây u sưng rễ trên

cây cà chua của nắm nội cộng sinh AM trong điều kiện nhà lưới 38KETKTLI NT HỆ NGHĨ ceevaeeadrooirartoodngtiooisoGEOostoeesisssreesssesi 71TÀI LIEU THAM KHẢO 5- 22-552 ©s£Es£ES£EseEstrerserrereerrerrserr 72

Trang 14

DANH SÁCH CAC CHU VIET TAT

AM : Arbuscular Mycorrhiza

ISR : Induced systemic resistance

PCR : Polymerase Chain Reaction

PGPR : Plant Growth Promoting Rhizobacteria

rDNA : Ribosome Deoxyribonucleic Acid

rRNA : Ribosomal Ribonucleic Acid

VAM : Vesicular Arbuscule Mycorrhiza

Trang 15

DANH SÁCH CÁC BANG

BANG TRANGBang 1.1 Ảnh hưởng của một số loài nắm AM đến tuyến trùng ký sinh cây

lí NET thang g2u0501 000800013300X080GUS1ENGIGRGTGIHEEGTGIEEGOIREGGGNNSUENGiAE0G0NguaR 18Bang 2.1 Thành phần cho một phản ứng PCR -2-©22222222222z2222z22+2 27Bảng 2.2 Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR với cặp primer AML1/AML2 28Bảng 3.1 Độ tương đồng của MI với các trình tự trên ngân hàng đữ liệu gen

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của nắm AM đến chiều cao cây (cm) cà chua ở các giai

OAT TNEO AO caananndnddibbii daiBtiSi cena 488ilNNGgiex 46 b4100L9RdGGG3S.I8240048913305502358308008808102ã0860 47Bảng 3.4 Ảnh hưởng của nắm AM đến chiều dài rễ (cm) của cây cà chua ở các

pial đoạn theo AGI sessccssscsscgisbscgtii45L865416150153LEAEG1G481-.ĐA03133 ER33ME128.3888083geGãuESÓ 48Bang 3.5 Ảnh hưởng của nam AM đến tổng số rễ của cây ca chua ở các giai

Goan theo v0 49Bang 3.6 Anh hưởng của nam AM đến trong lượng rễ tươi (g) của cây cà chua

lỂU:14034i:78sL 1301100 50

Bang 3.7 Tổng số bao tử trong 100g đất (bảo tử) trồng ca chua ở các giai đoạn

Bang 3.9 Ảnh hưởng của nam AM đến tỷ lệ bệnh (%) do nam Fusarium solani

gây hại cà chua ở các giai đoạn theo dõI -25-+5*++c+scsseeerrerrrs 53Bang 3.10 Ảnh hưởng của nam AM đến chi số bệnh (%) do nam Fusarium

solani gây hại cà chua ở các giai đoạn theo đõiI -5555<<<52 55

Trang 16

Bảng 3.11 Ảnh hưởng của nam AM đến khả năng hạn chế nam Fusarium solani

gây hại (%) ca chua ở các giai đoạn theo dõÕI - - cece +<c+<c+<czeces

Bang 3.12 Ảnh hưởng của nam AM đến chiều cao cả chua (cm) ở các giai đoạn

theo đÕI - 00H HH ng HH

Bảng 3.13 Ảnh hưởng của nam AM chiều dài rễ cà chua (cm) ở các giai đoạn

c0

Bang 3.14 Ảnh hưởng của nắm AM đến tong số rễ cà chua (rễ) ở các giai đoạn

Bảng 3.15 Anh hưởng của nam AM đến trong lượng rễ tươi của cà chua (g) ở

Cac 21 80192501011490:0000125 Bảng 3.16 Tổng số bảo tử trong 100g đất (bào tử) trồng cà chua ở các giai đoạn

[fGO/ TT eee ene ee Ca eer eee eee eee ee rere eeeBảng 3.17 Ty lệ cộng sinh (%) vào rễ cà chua của nam AM ở các giai đoạn

the AOL eee Bảng 3.18 Ảnh hưởng của nam AM đến tong số tuyến trùng trong 100g đất

trông cả chua ở các giải đoạn ThEO AOI c.sesessscnsnveresssnesvessesverseenaesensvoasensonensBảng 3.19 Ảnh hưởng của nam AM đến tông số u sưng (u sưng/ 0,5 g rễ) trên

rễ cà chua do tuyến trùng Ä⁄eloidogyne spp gây ra ở các giai đoạn theo

Bang 3.20 Anh hưởng của nam AM đến tỷ lệ u sưng (%) trên rễ cà chua do

tuyến trùng Meloidogyne spp SAY Ta -©22©5222222222222222222222xe2Bang 3.21 Ảnh hưởng của nấm AM đến khả năng hạn chế tuyến tring

Meloidogyne spp gây hại (%) cà chua ở các giai đoạn theo dõi

03

Trang 17

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG

Hình 1.1 Soi nắm xâm nhiễm vào bên trong rễ 22 2 2222222++2z2£z+2zz2zxzex bi)Hình 1.2 Bui của nam AM bên trong rễ cây (https://invam.ku.eđu) - 10Hình 1.3 Túi hình thành bên trong tế bảo rễ (https://invam.ku.eđu) 11Hình 1.4 Tế bào phụ trợ của nam AM (https://1nvam.ku.edu) - IIHình 1.5 Bao tử nắm Abuscular Mycorrhiza (https://invam.ku.edu) 12Hình 2.1 Dạng cộng sinh của một số giống nắm AM -2- 2252525552 26Hình 3.1 Các kiểu hình bào tử chỉ 4cawlospora .- -: -. -.36Hình 3.2 Các kiểu hình bao tử chỉ Œ/oiws -55cccccccccec -3Õ

Hình 3.3 Các kiêu hình bào tử chi Œig4Sppora -:-2:©5¿©225525525scs>szsse2 37

Hình 3.4 Thanh phan và tỷ lệ các chi nấm AM trong đất trồng cây họ cà 38Hình 3.5 Trung bình tổng số bao tử trong dat trồng cây họ cà 39

Hình 3.6 Tỷ lệ cộng sinh trong rễ cây họ cà 2- ¿2252252 2222+2E22E2222E2zzzxzez 40Hình 3.7 Dạng cộng sinh của chi Acaulospora trong rễ cà chua 4]Hình 3.8 Dang cộng sinh của Acaulospora trong rễ cà tím - 4]

Hình 3.9 Dang cộng sinh của Acaulospora trong rễ ớt - 22-52 522225+55+2 42 Hình 3.10 Dang cộng sinh của chi Glomus trong rễ cà chua . - 42 Hình 3.11 Dạng cộng sinh của Glomus trong rễ cà tím - 2 252552 43

Hình 3.12 Dạng cộng sinh của Glomus trong rễ ớt -2-5252252+2z+zzzxzsz 43Hình 3.13 Dạng cộng sinh của Gigaspora trong rễ cà chua -: 44

Hình 3.14 Dạng cộng sinh của Gigaspora trong rễ ớt - 2 2-2 +25z5s+2++: 44

Hình 3.15 Kết quả độ tương đồng của mẫu MI so với trình tự có sẵn trên NCBI

Trang 18

Hình 3.18 Bộ rễ cà chua bị bệnh và không bị bệnh 2-2 2+s+2z52zSz2zzs22 57

Hình 3.20 Tuyến tring Meloidogyne sp ky sinh trên rễ và đất trồng ca chua 65

Hình 3.21 Triệu chứng rễ bị bệnh do tuyến trùng gây hại ở NTI - 65

Hình 3.22 Bộ rễ cà chua ở 28 ngày sau lây nhiễm tuyến trùng -2- 67

Trang 19

Hiện nay, đã có nhiều biện pháp sử dụng dé hạn chế sự gây hại của tuyến trùngMeloidogyne spp và nam Fusarium nhằm bảo vệ năng suất cây trồng Trong đó, sửdụng thuốc hóa học vẫn là cách phòng trừ chủ yếu trên đồng ruộng, dẫn đến tình trạngkháng thuốc của tuyến trùng và nam gây hai, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường

và sức khỏe con người và động vật Nam nội cộng sinh (AM) có mối tương quan tích

cực ở nhiều khía cạnh sinh lý học của cây ký chủ, một trong số đó là làm giảm ảnhhưởng của mầm bệnh gây hại Nắm nội cộng sinh sau khi cộng sinh vào bên trong rễcây trồng sẽ xây dựng hệ thống phòng thủ quanh vùng rễ, nội sinh vào bên trong mô,cạnh tranh dinh dưỡng, chiếm chỗ và thay đổi dịch tiết ở rễ cây trồng giúp phòngngừa, hạn chế sự tan công và xâm nhập của nguồn bệnh

Thời gian gần đây, nam nội cộng sinh rễ (AM) đã được nghiên cứu nhiều ởnước ta, phần lớn chỉ tập trung đánh giá về mặt dinh dưỡng, chứng minh sự hiện diệntrên nhiều loại cây trồng và lợi ích khi bổ sung nam AM cho cây trồng ở các vùng đất

có điều kiện khác nhau Tuy nhiên, ở điều kiện ngoài đồng ngoài sự tác động của môi

trường còn bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh, nhất là các bệnh tập trung gây hại

Trang 20

trong vùng rễ, làm năng suất bị ảnh hưởng nghiêm trọng Có rất ít các đề tài nghiêncứu khả năng quản ly, hạn chế bệnh hai trong nông nghiệp của nam nội cộng sinh rễ

(AM), chưa đánh giá mối quan hệ giữa cây trồng, nguồn bệnh và nấm AM trong điều

kiện tự nhiên, khi cả bệnh hại (nắm và tuyến trùng) và nam AM đều có khả năng nội

sinh vào trong mô rễ của cây hay phát triển bên ngoài vỏ rễ

Trước tình hình đó, dé tài “Khảo sát khả năng hạn chế nam Fusarium solani

và tuyến trùng Meloidogyne spp trên cà chua của nam nội cộng sinh ở điều kiện nhàlưới” được tiến hành

Mục tiêu đề tài

Phân lập và xác định các chi nam xuất hiện trong đất trồng cà chua, ca tím và

ớt ở các huyện Hóc Môn va Bình Chánh Đánh giá khả năng cộng sinh của từng chinam ở điều kiện nhà lưới

Đánh giá được khả năng hạn chế nam Fusarium solani và tuyến trùngMeloidogyne spp gây u sưng trên rễ cà chua trong điều kiện nhà lưới

Yêu cầu đề tài

Phân lập, định danh và đánh giá khả năng cộng sinh của nam AM trong điềukiện nhà lưới.

Đánh giá được khả năng hạn chế nấm Fusarium solani và tuyến trùngMeloidogyne spp gây hại trên rễ cà chua trong điều kiện nhà lưới

Đối tượng nghiên cứu

Bào tử nắm AM trong đất trồng ca chua, ca tím và ớt

Mức độ gây hại của nam Fusarium solani và tuyến trùng Meloidogyne spp.lên cà chua ở điều kiện nhà lưới

Pham vi nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự cộng sinh của nấm nội cộng sinh bên trong

rễ cà chua ở điều kiện nhà lưới, theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cà

chua khi có nắm Fusaium solani và tuyến trùng Meloidogyne spp gây hại từ đó đánh

giá được khả năng hạn chế nam Fusaium solani và tuyên trùng Meloidogyne spp củanâm nội cộng sinh rê.

Trang 21

Chương 1

TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Giới thiệu chung về cây cà chua

Cà chua được đưa tới Châu Á vào thế kỷ 18, đầu tiên là Philippin, đông Java(Indonesia) và Malaysia từ châu Âu qua các nhà buôn và thực dân Tây Ban Nha, Bồ

Dao Nha va Hà Lan Từ đây cà chua được phô biến đến các vùng khác của châu A.Tuy có lịch sử trồng trọt lâu đời nhưng đến nửa đầu thế kỷ 20, cà chua mới thực sự

trở thành cây trồng phô biến trên thé giới (Kuo và ctv,1998)

Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu cho rằng cây cà chua được nhập vào ViệtNam từ thời gian thực dân Pháp chiếm đóng (Trần Khắc Thi và ctv, 2005)

Ré cà chua thuộc hệ rễ chùm, có khả năng tái sinh mạnh và phân bố chủ yếu ởtang dat 0 — 30cm Tuy nhiên, khi được trồng trên đồng ruộng có thé phát triển rộngtới 1,3m và sâu tới Im Cây cà chua còn có khả năng ra rễ bất định, loại rễ này tậptrung nhiều nhất ở đoạn thân dưới hai lá mầm Thân cây thường có nhiều nhánh và

có độ dài khác nhau, tùy theo điều kiện môi trường và giống Lá cà chua đa số thuộc

dạng lá kép lông chim lẻ, các lá chét có răng cưa Lá có nhiều dang như dang chânchim, dang lá khoai tây, dang lá ớt màu sắc và kích thước lá cũng khác nhau tùythuộc giống Hoa cà chua mọc thành chùm với 3 ba dạng chùm hoa: dạng đơn giản,dạng trung gian và dạng phức tạp Hoa lưỡng tính, nhị đực liên kết nhau thành bao

hình nón bao quanh nhụy cái Cà chua tự thụ phan là chính Qua thuộc dang qua

mong, có 2, 3 hay nhiều ngăn hat Hình dạng và màu sắc qua phụ thuộc vào giống,

điều kiện nhiệt độ, và phụ thuộc vào hàm lượng caroten và lycopen Ở nhiệt độ từ

30°C trở lên, sự tổng hợp lycopen bị ức chế, trong khi đó sự tổng hợp ÿ carotenekhông man cảm với tác động của nhiệt độ, vì thé cà chua ở mùa nóng có qua chínmau vảng hoặc đỏ vàng (Krumbein va ctv, 2006)

Trang 22

1.2 Nắm Fusarium và khả năng gây hai

1.2.1 Đặc điểm hình thái, điều kiện và khả năng gây bệnh của nam Fusarium sp

Fusarium là loại vi nam thuộc ngành nam Mycota, lớp nam Bat toàn

Hypocreales, bộ nắm Bông Moniliales, họ Tuberculariaceae Giai đoạn hữu tính hầunhư điều thuộc chi Gibberella, một số loài thuộc chi Nectria Hầu hết các loài namthuộc chi Fusarium phân bố phố biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Tản namFusarium thường có dạng sợi min, sợi nắm màu có màu trắng đến tím tía, có váchngăn, sản sinh các loại bảo tử gồm tiểu bào tử, đại bào tử và bao tử áo Nam Fusarium

có khả năng sống hoại sinh và ký sinh trên cây trồng

Fusarium thường gây hại bằng cách xâm nhập vào rễ cây trồng thông qua lớp

biểu bi đã bị ton thương hoặc kết hợp với các mầm bệnh thứ yếu khác dé tan công

vào bên trong rễ cây (Nemec và ctv, 1986) Khi Fusarium xâm nhiễm vào mô thực

vật, chúng tiết ra acid fusarinic và các độc tô fusarinic BI và fusarinic B2 làm kiềm

hãm hoạt động của hệ thống enzyme và hoạt động hô hap, phá vỡ quá trình trao đôi

chat và tính thẩm thấu của màng tế bào, đồng thời làm giảm sức đề kháng của cây vàcuối cùng là phá vỡ chức năng sinh lý của cây Sau khi xâm nhiễm chúng bắt đầu tấn

công vào mạch nhựa, tiết ra enzyme cellulase làm hư hỏng mạch nhựa và phá huỷ

vách tế bao bên ngoài của mạch go Khi rễ bị hại thì tính thâm thấu của vách tế bao

sẽ bị phá vỡ, khả năng hấp thu nước và muối khoáng của cây sẽ bị suy yêu làm cho

rễ cây phát triển chậm lại, thậm chí ngưng phát triển Điều kiện dé loài F solani tan

công và xâm nhiễm vào cây trồng là khi rễ và thân cây bị ton thương, dat bi ing nước

và bón phân dư thừa (Labuschagne va ctv, 1988) Fusarium có khả năng tồn lưu lâubên trong đất Hau hết đất canh tác có chứa 10 — 10° bào tử/g đất các loài F roseum,

F solani và F oxysporum (Cook và Baker, 1989) Bào tử Fusarium dé lan truyềnqua gid, nước, không khí và dụng cụ sau khi tiếp xúc với bào tử nắm bệnh Việc nhângiống cây con bằng cấy ghép mô có sẵn mầm bệnh làm tăng khả năng lây bệnh thậmchí còn nhiều hơn so với các con đường khác (Sampathkumar và Paya, 2001)

Trang 23

1.2.2 Đặc điểm hình thái của nam Fusarium solani gây hai ở Việt Nam

Nam Fusarium solani gay hai cho hon 65 loai thuc vat, thuong tan cong cayqua cac vết thương, các mô bị suy yeu hoặc dựa vào các mam bệnh khác thành tácnhân thứ cấp gây ra các bệnh nghiêm trọng như thối rễ, nâu rễ, thối thân, thối củ trên nhiều loại cây trồng như hành tỏi, cúc, cam quýt, đưa, bắp, cà chua, bông vải (Booth 1971; Burgess và ctv 1994) Nắm bệnh có thê gây hại suốt các thời kỳ sinh

trưởng của cây nhưng chủ yếu là tấn công ở giai đoạn cây con

Giai đoạn hữu tinh của F solani hau như không gây bệnh cho cây, dù từ môi

trường nuôi cấy và giai đoạn này còn có tên gọi là Haematonectria haematococa(Abney và ctv 1993).

Giai đoạn vô tính F solani (thuộc nhóm Martiella) thường ky sinh gây hại câytrong (CABI, 2004) Ở giai đoạn này F solani tồn tại ở 2 dang là dạng đồng tan(homothallism) tự thụ và di tản (heterothallic) có 2 dang sợi rất rõ rệt Các dòng di

tan bao gồm nhiều nhóm bắt thụ hoặc các quan thé có khả năng bắt cặp giúp giải thích

việc tạo thành các loài phụ khác nhau.

Tiểu bào tử F solani trong suốt, hình trụ hay nêm (9 - 16 x 2 - 4 um), có thé

có một vách ngăn Đại bào tử có thể có hoặc không có ở một vài chủng, hình trụ hoặc

liềm (40 - 100 x 5 - 7,5 um) và thường có 3 - 5 hay 7 vách ngăn Nhiệt độ tối hảo désợi nam phát triển và hình thành bào tử trong nuôi cay là 28°C, còn bào tử áo là nhữngbào tử có vách dày (10 - 11 x 8 - 9 um), có dạng đơn, nhưng đôi khi có dạng đôi,chúng được hình thành từ phần cuối, bên hông hoặc ở giữa của đại bào tử (Agrios,2005).

1.3 Tuyến trùng Meloidogyne spp và khả nang gây hai

1.3.1 Đặc điểm sinh học, vòng đời của tuyến trùng san rễ Meloidogyne spp

Chu kỳ sống của tuyến trùng san rễ Meloidogyne spp bao gồm 5 giai đoạnphát triển bao gồm: trứng, ấu trùng tuổi 1 (J1), au trùng tuổi 2 (J2 - au trùng cảm

nhiễm), ấu trùng tuổi 3 (13) và au trùng tuổi 4 (14)

Trứng sau khi thụ tinh sẽ hình thành giai đoạn đầu tiên của ấu trùng J1 nằmtrong trứng Khi J2 rời khỏi trứng, chúng sẽ lây nhiễm sang các rễ gần đó hoặc xâm

Trang 24

nhập vào các rễ mới Khi J2 tiếp xúc với bề mặt của rễ, chúng dùng kim hút châmchích và xâm nhập vào bên trong rễ ở bat kỳ phía nào của rễ J2 có thể tồn tại trongđất ở trạng thái tĩnh trong một thời gian dài Tuy nhiên, trong thời kỳ đó chúng tiêuthụ lượng thức ăn dự trữ trong ruột của chúng Vì khả năng lây nhiễm liên quan đến

dự trữ thức ăn nên tinh lây nhiễm sẽ giảm sau một thời gian dài ở ngoài rễ (Curtis vactv 2009).

1.3.2 Khả năng gây hai của tuyến trùng Meloidogyne spp

Tuyến trùng Meloidogyne spp được ghi nhận là loài nội ky sinh gây u sưng rễtrên 5.500 loài thưc vật và là một trong những tác nhân gây hại ở hầu hết các vùngtrồng cà chua trên thế giới Tuyến trùng tồn tại trên nhiều loại đất và ký chủ khác nhau.Trứng của chúng có thé tồn vai năm bên trong đất trước khi gặp điều thuận lợi hay

có sự hiện diện của ký chủ (Blok va ctv, 2008) Hiện nay có trên 100 loài tuyến trùngthuộc chi Meloidogyne đã được mô ta, trong đó có 4 loài phố biến nhất chiếm 95% là

M incognita, M arenaria, M javanica và M hapla (Karssen và ctv, 2013; Sasser và

Carter, 1985) Khi bi nhiém tuyén trùng ở mật độ thấp, cây cà chua ít bị thiệt hại về

kinh tế Tuy nhiên, khi bị nhiễm nặng, cây cà chua thường có biểu hiện còi cọc và tạo

bộ rễ nhiều nhưng ngắn Quá trình vận chuyên các chất từ rễ cây lên thân lá bị hạn chếdẫn tới cây bị héo rũ do thiếu nước và dinh dưỡng Trên ruộng, cây bị nhiễm tuyếntrùng rễ bị sưng lên và bị các vi sinh vật gây bệnh khác xâm nhiễm (Bùi Cách Tuyến,2013).

Khi tuyến trùng u sưng tiếp xúc với rễ cây, chúng thường xâm nhập ngay vào

bên trong rễ Sự xâm nhập thường xảy ra ngay chóp rễ nhưng cũng có thê xảy ra ở

bat kỳ vị trí nào J2 thâm nhập vao thành tế bảo rễ cứng bằng sự kết hợp của tổnthương vật lý và sự gia tăng mức độ hoạt động của phản ứng oxy hóa (đây là một dâuhiệu của sự gia tăng hoạt động trao đổi chất) sau đó tuyến trùng định vị tại vùng môphân sinh của vỏ rễvà bắt đầu quá trình dinh dưỡng Nốt sưng rễ thường được tạo

thành trong vòng 1 - 2 ngày sau khi tuyến trùng xâm nhập Kích thước của nốt san

liên quan đến cây chủ, số lượng J2 xâm nhập và loài tuyến trùng ký sinh (Karssen vàctv, 2013).

Trang 25

Sau khi xâm nhập vao rễ thì tuyến trùng J2 cũng bat đầu thay đổi về hình tháimột cách nhanh chóng như việc cơ thể chúng phình ra và các nội quan cũng dần được

phát triển Lần lột xác cuối cùng là sự biến thái thật sự đối với con đực, từ dạng cuộn

gấp khúc trong J4 chúng được nở ra và có dạng giun tròn, trong khi con cái có dạnghình tròn như quả lê hay quả chanh Tuyến trùng Meloidogyne spp sinh sản bằng 2

cách: một vài loài sinh sản hữu tính (giao phối bắt buộc - amphimixis) và phần lớn sinh

sản lưỡng tính (parthenogenessis) không cần con đực Đối với các loài hữu tính thì con

đực cặp đôi ngay với con cái sau lần lột xác cuối cùng Chiều dài vòng đời tuyến trùngphụ thuộc nhiều yếu 6, quan trong nhất là nhiệt độ môi trường và loại đất (N guyén

Ngọc Chau, 2003).

1.3.3 Cơ chế ký sinh của tuyến trùng Meloidogyne spp

Melillo và ctv (2006) cho rằng cây trồng không có khả năng di chuyên nên đãphát triển cơ chế nhận điện mầm bệnh khi các thụ thê của tế bào liên kết với các tácnhân gây bệnh từ đó sẽ biểu hiện gene mã hoá liên quan đến phản ứng miễn dịch củacây trồng Khi bị mầm bệnh tan công cây trồng sẽ kích hoạt phản ứng tự vệ dé làmchết các tế bào bị xâm nhiễm đây được gọi là phản ứng siêu nhạy cảm

Các effector tập trung ở thực quản sẽ được tuyến trùng ký sinh thực vật tiêmvào ký chủ thông qua kim chích nhằm ngăn chặn phản ứng siêu nhạy cảm của câytrồng đối với tuyến trùng Cau tạo tuyến thực quản của Meloidogyne spp bao gồmhai tuyến tế bào dưới bụng và một tuyến tế bào ở lưng Ba tuyến tế bào này giúp chotuyến trùng dé dàng xâm nhập vào bên trong ky chủ và hình thành các vị trí dinhdưỡng nhờ vào cơ chế sản sinh các enzyme phân giải cellulose, hemi — cellulose vàpectin ở hai tuyến tế bào dưới bụng làm cho thành tế bào thực vật bị biến đối Sau khi

tuyến trùng xâm nhập vào bên trong ký chủ, tế bào lưng của tuyến trùng sẽ hoạt động

giúp cho tuyến trùng không di động ma tập trung vao việc tổng hợp các protein déphát triển và duy trì các vị trí dinh đưỡng Vị trí dinh dưỡng là nơi tập trung các tếbao không lồ Các tế bao này là những tế bào đa nhân được hình thành khi tế bàonhân đôi nhưng không phân chia, không có sự hình thành vách tế bảo, quá trình này

Trang 26

làm tế bào chứa nhiều nhân hơn cũng như chứa nhiều sản phâm protein hơn và nhữngchat này là nguồn thức cho tuyến trùng (Davis và ctv 2000; Rehman và ctv, 2016).

1.4 Đặc điểm chung và vai trò của nắm cộng nội sinh Mycorrhiza trong quản lýbệnh hại rễ

1.4.1 Nắm nội cộng sinh Mycorrhiza

Nam nội cộng sinh có nhiều biến đổi hơn nam ngoại cộng sinh như không hìnhthành 1 lớp nam bao phủ rễ mà chỉ có các sợi lưa thưa; có các sợi nam xuyên quamàng tế bào rễ cây ký chủ, hình thành nên các cấu trúc đặc trưng là versicles (túi) vàarbuscules (bụi) nên có thé gọi là VAM (Versicular Arbuscular Mycorrhiza), lônghút vẫn giữ nguyên Tuy nhiên sợi nắm vẫn kéo dài giữa gian bào nhưng không hìnhthành mạng lưới Hartig Sợi nắm xuyên qua vách tế bào vào trong hình thành vòi hút.Những loại này rất khó phân biệt bằng mắt thường (Smith và Read, 1997) Trên cơ

sở hình thành các dạng cộng sinh rễ cây, Walker (1995) đề nghị sử dụng thuật ngữ

AM (Arbuscular Mycorrhiza) Hiện nay, các thuật ngữ VAM hay AM đều được sửdụng và có cùng chung một ý nghĩa.

Các nghiên cứu của Read (1999); Smith và Read (1997), nam AM thuộc ngànhZygomycota, bộ Glomales nhưng mới đây đã được đôi thành ngành Glomeromycota

Ngành Glomeromycota được chia thành 4 bộ, 8 họ, 10 chi và 150 loài Các chi phổ

biến là Acaulospora, Gigaspora, Glomus và Scutellospora Theo SchuBler và Walker(2010), hiện nay chi Glomus có 78 loài, chi Gigaspora có 8 loài, chi Scutellospora có

25 loài, chi Acaulospora có 37 loài.

1.4.2 Đặc điểm, cấu trúc, hình thái và chức năng của nấm nội cộng sinhArbuscular mycorrhiza (AM)

1.4.2.1 Sợi nắm (Hyphase)

Khi có điều kiện thích hợp bào tử AM trong đất sẽ nảy mầm sinh trưởng, mọc

ra ống mam, hình thành sợi nam vách day và có đường kính 20 - 30 um, sợi nam

sau khi tiếp xúc với rễ hình thành sợi nắm vách mỏng, đường kính 2 - 7 wm, bộ rễ

tiết ra chất kích thích sợi nam sinh trưởng và hướng về rễ cây, tiếp xúc nhanh với rễcây Tại nơi hình thành giác bám sợi nắm đi vào bên trong lớp biểu bi được gọi là

Trang 27

điểm xâm nhiễm Một sợi nam sau khi tiếp xúc với bề mặt của rễ có thé phân nhánh

và hình thành nhiều hơn một điểm xâm nhiễm Điểm bắt đầu của sợi nắm (nơi tiếpxúc với tế bao biéu bì hoặc lông hút) sẽ nảy mầm hình thành bào tử, hệ sợi nắm luôn

gắn liền với hệ rễ và tạo thành mạng lưới sợi nắm tồn tại trong đất hoặc sợi nắm phát

triển từ một phần của rễ của những cây đã chết Khoảng 2 - 3 ngày sau khi sợi namtiếp xúc với rễ cây chủ thì các giác bám hình thành và tạo thành điểm xâm nhập vào

rễ cây chủ (Trần Văn Mão, 2004; Peterson và ctv, 2004)

1.4.2.2 Bụi (Arbuscule)

Arbuscular (bụi) có dạng thê giác mút, lưỡng phan, dạng như lông bàn chai, làphan trao đối dinh dưỡng chính giữa thực vật chủ và nắm và được đặt tên bởi Gallaud

năm 1905 vì chúng trông giống như những bụi cây nhỏ phân nhánh phức tạp trong tế

bảo rễ Bui được hình thành qua sự phân đôi nhiều lần và sự giảm về độ dày sợi nam,

bắt đầu từ 1 sợi thân ban đầu (đường kính 5-10 um) và kết thúc bang sự phát triển

nhanh của sợi nắm phân nhánh nhỏ (đường kính < 1 pm) Bui có thể ở bat kì vùngnảo của vỏ rễ nhưng thường phát triển ở bên trong vỏ rễ gần đỉnh của nhánh sợi nộibảo (Brundrett và ctv, 1996).

Peterson va ctv (2004), việc trao đổi trao đổi chất dinh dưỡng có thé xảy radựa vào cấu trúc phân nhánh của bụi và sự hiện diện của màng bao phủ xung quanhcác sợi nhánh Bui được coi như vi trí chủ yêu của sự thay đôi giữa nam và ký chủ.

Trang 28

Sự hình thành bụi theo sau sự sinh trưởng sợi nam, phát triển hướng từ điểm vào Buixuất hiện và mat đi sau một vai ngay nên chất dinh dưỡng có thé được giải phóng vào

bên trong rễ khi bụi tiêu biến nhưng sợi nam và túi có thé van còn trong rễ nhiều

5m

tháng dén nhiêu năm.

Hình 1.2 Bui của nam AM bên trong rễ cây (https://invam.ku.edu)

1.4.2.3 Túi (Vesicule)

Túi chỗ phình to của sợi nắm ở bên trong hoặc bên ngoài nội bào, phát triển

để tích luỹ các sản phẩm dự trữ bên trong nâm AM Túi được hình thành ngay sau

khi có bụi đầu tiên, nhưng tiếp tục phát triển khi các arbuscule trở nên già Túi là sợi

nam sưng phông lên trong vỏ rễ có chứa chất béo và tế bao chất Túi có thé phát triển

các thành dày trong rễ già hơn và có thể có chức năng như chồi Túi có dạng hình bầudục hoặc gần giống hình chữ nhật thường chỉ xuất hiện ở một số loài thuộc chiAcaulospora và không thay sự xuất hiện túi trong tế bao ở 2 chi nam Gigaspora vàScutellospora (Brundrett và ctv, 1996).

Túi chứa một lượng lớn chat lipid (khoảng 58,2% khối lượng khô của túi)(Jabaji-Hare, 1984) và tế bao chất (cytoplasm) Vài loài nam sản sinh ra túi có cấu trúc

và hình dang giống như bào tử sinh ra trong đất nhưng trong vài trường hợp thì chúngkhác nhau về câu trúc Túi hình thành dé tích lũy lưu trữ sản phâm, được hình thànhsau bụi nhưng vẫn tiếp tục phát triển khi bụi già đi (Brundrett và ctv, 1996)

Trang 29

Hình 1.3 Túi hình thành bên trong tế bảo rễ (https://invam.ku.edu)

1.4.2.4 Tế bào phụ trợ

Theo Brundrett và ctv (1996); Peterson và ctv (2004), nắm AM phát triển một

hệ thống sợi nam không đồng nhất được gọi là tế bào phụ trợ hay túi ngoài Các tế

bào phụ trợ có thể trơn láng hoặc có các túi (gai), hoặc được sinh ra trong các cumtrên những tản sợi nắm bên ngoài rễ Chúng chứa một lượng lớn lipid và không bao

Tế bào phụ trợ chỉ xuất hiện ở hai chi nam là Scutellospora (té bao phụ trợ không cógai) và Gigaspora (tế bảo phụ trợ có gai)

Hình 1.4 Tế bào phụ trợ của nắm AM (https://invam.ku.edu)

A) Gigaspora; (B) Scutellospora 1.4.2.5 Bao tir

Bao tử nam AM có vai trò rất quan trong trong việc định danh bằng hình tháibằng cách dựa vào hình dạng, kích thước, cấu trúc, hình thái Năm 1996, Brunderett

và ctv mô tả đa số bao tử nam AM có dạng hình cầu, vài loài có dạng oval hay batđịnh hình Màu sắc của bào từ rất đa dạng, từ trong suốt, trắng đục, vảng, cam, nâu

đỏ đến màu đen Bào tử thường mọc đơn lẻ, ít khi mọc thành chùm, có cuống hoặc

Trang 30

không cuống Thành bào tử dày, có cấu gồm một hay nhiều lớp, điều này giúp chúng cóthé tồn tại lâu trong dat.

Morton (1990) cho rằng kích thước bào tử được xem là ít có hiệu quả trong

việc định danh nam Tuy nhiên trong cùng một chi, kích thước khác nhau giúp phânbiệt loài Bào tử nấm của các chi khác nhau về số vách, độ dày vách cũng như khanăng bắt màu của chúng (Walker, 1983) Khi gặp điều kiện thuận lợi bào tử bên trongđất sẽ nảy mam rồi hình thành sợi nam, sợi nam sẽ cảm ứng sự hiện diện của rễ vaphát triển hướng đến rễ, cuối cùng là thiết lập mối quan hệ cộng sinh giữa sợi nắm và

rễ cây (Peterson và ctv, 2004).

Hình 1.5 Bào tử nam Abuscular Mycorrhiza (https://invam.ku.edu)

1.4.3 Cơ chế của AM và cây ký chủ

Theo Peterson va ctv (2004), dé phát triển các cấu trúc bên trong, sợi nam phảitiếp xúc bề mặt của các tế bao biểu bì rễ hoặc lông hút, hình thành các cấu trúc tiếpcận đặc biệt gọi là đĩa áp (appressoria) và sau đó đâm thủng lớp biểu bì trước khi đến

vỏ Giai đoạn này đánh dau quá trình sinh trưởng tự dưỡng cua nam Các khu vựcdoc theo rễ tới nơi hình thành đĩa áp và sợi nắm xâm nhập vào lớp biểu bì được gọi

là điểm xâm nhiễm (một sợi nam khi tiếp xúc với các bề mặt rễ có thể phân nhánh va

hình thành nhiều điểm xâm nhiễm) Nguồn sợi nam bám vào bề mặt các tế bào biểu

bì hoặc lông hút là do bao tử nảy mầm từ mạng lưới sợi nắm tồn tại trong đất xâmnhiễm vào rễ đang sống hoặc sợi nam mọc từ những mau rễ đã có cộng sinh còn lạibên trong đất khi cây chết

Trang 31

Ngoài ra nam rễ cũng phát triển và xâm nhập vào đất, sợi nắm kết các hat đấtlại, chiều dai sợi nam trong đất có thé dai 1 m, trong khi sợi nam trong rễ chỉ khoảng

1 cm (Smith và Gianinazzi - Pearson, 1990) Mạng lưới sợi nam này có thé giúp rễ

cây hap thu dinh dưỡng tốt hơn do hòa tan các khoáng chat bị có định trong đất nhưlân, kali Ngược lại, cây trồng cung cấp cho nắm đường, acid amin và vitamin cần

thiết cho sự sống của chúng (Harley và Smith, 1983)

1.4.4 Tương tác giữa AM, cây ký chủ và dịch hại

AM cộng sinh với rễ cây ký chủ hình thành như một hệ thống rễ phụ phát triểntrong đất tăng cường hấp thu dinh dưỡng cho cây Tuy nhiên, AM từ lâu cũng đã

được biết đến có khả năng ngăn chặn các bệnh hại ở cây ký chủ, và những ảnh hưởng

ức chế này đã được chứng minh cả trên và đưới mặt đất, đã được hệ thống hóa và mở

rộng qua nhiều nhóm bệnh hại (Smith và Read, 2008) Tuy nhiên Walters va Bennett(2014) cho rang mặc dù đã nỗ lực nghiên cứu nhưng vẫn còn chưa có những hiểu biếtchi tiết về cơ chế đối kháng của AM với các đối tượng dich hại của thực vật và déxuất bảy cơ chế không loại trừ lẫn nhau mà theo đó các loại AM giả thiết đã tác độngđến sự phòng vệ của thực vật tăng cường đối kháng chống lại dịch hại, đặc biệt làtính gây kích kháng hệ thống (ISR):

1 Cải thiện dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, tăng hiệu quả ISR

2 Cạnh tranh không gian rễ làm giảm tác động của các tác nhân gây bệnh rễ.

3 Tăng mức độ bảo vệ của tế bao biểu bì dé kháng tác nhân gây bệnh

4 Tăng khả năng ISR qua đường dan Salicylic acid (SA) dé kìm hãm tác nhângây bệnh.

5 Làm tăng tốc độ phản ứng của thưc vật đối với tác nhân gây bệnh

6 Xâm nhiễm vào cây lân cận thông qua các kết nối sợi nắm và ISR

7 Xâm nhập vào quan thé vi sinh vật và làm thay đổi quan thê vi sinh vật vùng

Trang 32

1.4.5 Tương tác giữa nam rễ và các vi sinh vật khác

Tương tác bên dưới giữa rễ cây, nam rễ và vi khuan Rhizobacteria kích thích

tăng trưởng thực vật (PGPR) có thé cải thiện sức khỏe cây trồng thông qua việc tăng

cường thu nhận chất dinh dưỡng và tăng cường hệ thống miễn dịch của cây trồng.Các vị sinh vật cộng sinh chang han nhu nam ré Arbuscular Mycorrhiza (AM) va vi

khuẩn Rhizobacteria kích thích tăng trưởng thực vat (PGPR) có thé tao ra sức dékháng toàn thân đối với các mầm bệnh truyền từ trên không và trong đất Hơn nữa,

sự hiện điện của cả AM và PGPR trong sinh quyền của thân rễ được biết đến là mộtyếu tô quan trọng quyết định đến sức khỏe thực vật

Trong những năm gần đây, thông tin về hiệu ứng tương tác giữa AM và vi

khuẩn vùng rễ hoặc nam hoại sinh liên quan đến sư phát triển của thực vật và tính

kích kháng của cây chống lại bệnh hại và tuyến trùng đã tăng lên đáng ké Basu vàSanthaguru (2009) đã chứng minh rang tỉ lệ cộng sinh của nắm nội cộng sinh Glomusfasciculatum tăng lên khi có sự hiện diện của vi khuẩn Pseudomonas fluorescens

Toro va ctv (1997) phat hién ra rang trực khuẩn Bacillus subtilis có thé làm tăng khả

năng cộng sinh vào rễ của nam AM Vivas va ctv, (2003) cũng báo cáo loại vi khuẩnBacillus sp được phân lập từ một khu vực sa mạc có thé tăng cường sự xâm chiếmcủa AM (Glomus mosseae và Glomus intraradices) Các vi khuẩn vùng rễ kích thíchsinh trưởng ở thực vat (PGPR) tạo ra chất chuyên hóa kháng nắm là những mối đedọa tiềm tàng đối với AM nhưng Dwivedi và ctv, (2009) đã chứng minh rằng PGPR.sản xuất chất chuyên hóa kháng nam không nhất thiết can thiệp và thậm chí có théthúc đây cộng sinh của AM Tương tự , loại Paenibacillus sp phân lập từ vùng rễ củacây lúa mién hai mau có hoạt tính đối kháng, kích thích sư cộng sinh của Glomusmosseae (Budi và ctv., 1999).

1.4.6 Vai trò của nắm AM đối với cây trồng

Theo Muchovej (2009), những lợi ích của AM có từ một hoặc một số các cơ chế

sau:

Trang 33

- Tăng khả năng hấp thu tổng thé của rễ do sự thay đổi về hình thái và sinh ly

trong cây trồng Tăng diện tích bề mặt hấp thụ của rễ, sử dụng tốt hơn các chất dinhdưỡng có sẵn trong đất ở hàm lượng thấp hoặc khó tiêu

- Tăng cường huy động và vận chuyên các chất dinh đưỡng (P, N, S, Cu, Zn) từđất cho cây

- Phát triển tốt hơn vi khuân phân giải lân

- Tăng khả năng cô định đạm trong các loại đậu

- Tăng khả năng chịu đựng của rễ với mầm bệnh trong đất gây ra như tuyến trùnghoặc nam hại như Fusarium oxysporum, Fusarium solani, Rhizoctonia solani vaMacrophomina phaseolina.

- Tiét chat khang sinh tre ché vi sinh vat gay bénh

- Gia tăng sản xuất hormone tăng trưởng th c vật như cytokinin va gibberelin

- Thúc đây cây trồng thích ứng tốt hơn với các điều kiện bắt lợi môi trường (hạn

hán, nhiễm mặn, kim loại nặng)

1.4.7 Ảnh hưởng của dinh dưỡng trong đất đến nam nội cộng sinh

Hayman (1970) cho rằng sự cộng sinh với rễ của AM và sự hình thành bào tử tối

đa xảy ra ở đất nghèo dinh dưỡng Trong bất kỳ loại đất nào, mức độ P —N của đất thực

tế có thé hỗ trợ hoặc ngăn chặn sự cộng sinh và phụ thuộc vào mức độ hấp thu dinhdưỡng của cây trồng và sự sẵn có các chất dinh dưỡng khác Trong điều kiện thực địa,

việc sử dụng phân bón chứa đạm và vi khuẩn ở mức độ cao làm giảm sự cộng sinh với

AM (Hayman, 1975) Khi đất giàu các chất hòa tan đặc biệt là đạm nam rễ phát triểnyếu và không có vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây

(Nguyễn Đình Sâm, 1995) Sylvia và Neal (1990), sự cộng sinh với AM không bị ảnh

hưởng bởi sự gia tăng hàm lượng lân khi cây trồng bị thiếu đạm, nhưng khi đạm đủ việcbón lân sẽ ức chế sự cộng sinh Nhìn chung, hàm lượng đạm trong đất cao có ảnh hưởngtiêu cực đến sự phát triển và kích thích tăng trưởng của Mycorrhiza (Hayman, 1982).1.4.8 Mối quan hệ giữ nắm AM với nguồn bệnh

Bệnh cây có thể được kiểm soát bằng các vi sinh vật bản địa hoặc bằng cách

bổ sung các vi sinh vật đối kháng dé làm giảm mam bệnh lên cây trồng (Linderman,

Trang 34

1992) Sử dụng nắm AM và sự tương tác liên kết giữa chúng với cây trồng làm giảmthiệt hại do mầm bệnh gây ra (Harrier và Watson, 2004) Smith va Read (2008), trongquá trình cộng sinh với rễ cây, nam AM hình thành nhiều chất kích thích sinh trưởngnhư chat sinh trưởng tế bao (auxin), chất phân chia tế bao (cytokinin), vitamin BỊ,indole-3-acetic acid (IAA) Những tương tác này đã được ghi nhận cho nhiều loàithực vật Nam AM là thành phần chính ở vùng rễ thực vật và có thé ảnh hưởng đến tỷ

lệ nhiễm và mức độ nghiêm trọng của bệnh trên rễ cây (Linderman, 1992)

1.4.8.1 Tương tác của nắm AM với tuyến trùng

Bảng 1.1 Ảnh hưởng của một số loài nắm AM đến tuyến trùng ký sinh cây trồngNắmAM Tuyến trùng Kết quả Nghiên cứuGlomus Giảm sự sinh sản của tuyến :

1 M javanica ` " y Morandi, 1987

Jasiculatum : trùng trên ca chua

Glomus Meloidogyne Mật độ tuyến trùng ky sinh vao Talavera và

mosseae incognita rễ giảm khi có AM ctv, 2001

Lay nhiém nam AM lam giamGlomus Meloidogyne dang kể mật sé tuyến trùng và Shreenivasa vafasciculatum incognita số lượng u sưng trên cây cà ctv, 2007

chua

Sử dụng nấm AM kết hợpTrichoderma harzianum git

Glomus Meloidogyne „ l = & uP Akhtar va

- : - - cây cà chua bị nhiễm tuyên ,

intraradices incognita 8 ' À ,, 3 Siddiqui, 2008

trùng tang 37% về sự phat triêncủa cây trồng

Cải thiện các chức năng sinh lý, :

Glomus Meloidogyne _ aa ha l ea Sharma va

- - - - sinh hoá của cây khi có nâm

intraradices incognita Sharma, 2017

mosseae

Sự xuất hiện của nam AM và tuyến trùng ky sinh thực vật trong rễ của các loại

cây trông là khác nhau và có sự phụ thuộc vào điêu kiện dinh dưỡng của cây chủ cóthé dẫn đến sự liên kết phổ biến của nam AM, tuyến trùng ký sinh và cây ký chủ Sự

Trang 35

tương tác của hai nhóm sinh vật này thường gây tác dụng ngược với cây ký chủ Do

đó, điều cực kỳ quan trọng là xác định ảnh hưởng về sự tương tác của tính ký sinh

đến sự tăng trưởng và năng suất của cây bao gồm cả tác động lẫn nhau của chúng(Akhtar và Siddiqui, 2008) Sự tương tác giữa nam AM và tuyến trùng ký sinh thựcvật đã nhận được nhiều sự chú ý và một số tài liệu nghiên cứu đã được công bố trongbảng 1.1.

1.4.8.2 Tương tác của nắm AM với nắm bệnh

Trong tự nhiên, nắm gây bệnh ở rễ các loại cây trồng là khác nhau và có sự phụthuộc của chúng vào dinh dưỡng dẫn đến mối quan hệ tương tác qua lại giữa nam

AM, nam gay bệnh và cây ký chủ Sự liên kết của các sinh vật (nắm AM và nguồnnam bệnh) thường gây những ảnh hưởng ngược nhau lên trên cây ký chủ Vì vậy,việc kiểm tra tác động lẫn nhau của các sinh vật đến sự tăng trưởng, năng suất câytrồng là cần thiết

Việc quan lý nam bệnh của nam nội cộng sinh AM có thể xảy ra nhiều mối

tương tác khác nhau Cơ chế kiếm soát mầm bệnh của nắm nội cộng sinh AM chưa

được ghi nhận rõ ràng và cụ thê trên các loại cây trồng nhưng các nghiên cứu trên thếgiới đã cho thấy rằng khi cây có sự hiện điện của nắm AM thì mầm bệnh được giảmđáng ké (bang 1.2) Trong đó, có thé ké đến là sự canh tranh về dinh dưỡng, khả năngchiếm chỗ trong tế bào hay tạo các hàng rào vật lý và khoanh vùng bị hại đều được cho

là các yếu tố chính đã kiềm hãm mầm bệnh của nắm AM Ngoài ra, sự xuất hiện củanam nội cộng sinh AM được ghi nhận rất phô biến trên các loài cỏ dai, điều này dan

đến việc hạn chế sự lưu tồn nguồn bệnh khi có sự hiện diện của nắm AM trên đồng

ruộng (SaldaJeno và ctv, 2008).

Trang 36

Bang 1.2 Ảnh hưởng của một số loài nam AM đến một số loài nam gây cây trồng

Nắm AM Nắm bệnh

Endomycorrhiza

Fusarium (Glomuspora sp.,

solani Acaulospora sp.)

của các bộ phận trên không và rễ

(4,033 g và 4,744g) so với đốichứng (1,420g và 1,02g).

Các chế phẩm chiết xuất từ nam

làm giảm đáng ké mức độ nghiêmtrọng của bệnh và tỷ lệ mắc bệnhtrên các cây đậu bị nhiễm bệnh.

Sự kết hợp nam AM với T viride

và B subtilis có hiệu quả trong

việc giảm tỉ lệ nhiễm bệnh.

Cây cà chua được cấy nam rễ sẽgia tăng phosphatase cùng với các

hệ thông enzyme chống oxy hóa vàhiệu suất quang hợp nâng cao đã

góp phần tạo ra khả năng chống lại

nguôn bệnh

Abdul và ctv, 2015

Eke và ctv, 2016

Amer và ctv, 2019

Hashem và ctv, 2021

1.5 Tình hình nghiên cứu về nắm nội cộng sinh (AM) ở trong và ngoài nước

Vos va ctv (2011) cho thay sự cộng sinh của nam AM không chỉ giúp cây kýchủ thay đối sự trao đôi chất của rễ ma còn dẫn đến sự thay đổi thành phan dịch tiết ra

từ rễ từ đó giúp cây trồng hạn chế việc hình thành u sưng do tuyến trùng gây ra

Trang 37

Al-Areqi va ctv (2015), sử dụng nắm nội cộng sinh dé hạn chế nắm Fusariumsolani trên cây cà phê Kết quả nghiên cứu cho thấy, nghiệm thức AM + F.solani cóchiều cao cây (14,13 cm), trọng lượng thân, lá tươi (1,88 g), đường kính thân (0,41cm) và khối lượng rễ tươi cao hơn (1,30 g) so với nghiệm thức đối chứng (10,75 em;1,42 g; 0,32 cm và 1,02 g) và nghiệm thức chi chủng nam F solani (7,84 cm; 0,96 g:

0,24 cm và 0,86 g) Phân lap bào tử trong dat trồng cà phê được xử ly nam nội cộng

sinh thì thu được 14 loài thuộc hai chi Acaulospora và Glomus.

Eke va ctv (2016) sử dụng bốn chi nam Glomus intraradices, Glomus hoi,Gigaspora margarita va Scutellospora gigantea dé hình thành bốn tổ hợp nam có bachi với tỉ lệ 1:1:1 để tiến hành thí nghiệm ức chế bệnh thối (Fusarium solani f sp.Phaseoli) rễ trên cây đậu (Phaseolus vulgaris L.) Kết quả cho thay rằng tat ca các tôhợp nam làm giảm đáng kế mức độ nghiêm trọng của bệnh và tỷ lệ mắc bệnh trên các

cây đậu bị nhiễm bệnh

Đỗ Thị Xuân và ctv (2016) đã khảo sát sự xâm nhiễm và sự hiện diện của bào

tử nam nội cộng sinh trong mau rễ và đất vùng rễ của cây bắp, mè và ớt được trồng

ở thành phố Cần Thơ Kết quả cho thấy có sự hiện điện của nam rễ ở cả ba loại cây

và bốn chỉ bào tử nắm rễ được phân lập định danh bao gồm Acaulospora, Gigaspora,Glomus, Entrophosphora Tuy nhiên chỉ có hai chi nam Acaulospora va Glomus đượctim thấy ở cả ba vùng dat rễ cây bap, mè và ớt

Hazzat và ctv (2019) đã chứng minh việc giá thể có chứa nắm nội cộng sinh

đã cải thiện sự phát triển về chỉ tiêu nông học của cây đậu gà so với nghiệm thức đối

chứng và nam nội cộng sinh ảnh hưởng đến sự xâm nhập, thiết lập, di chuyển củaFusarium solani từ rễ lên các cấp cao hơn của bộ phận sinh dưỡng của cây đậu gà

Điều này được chứng minh thông qua tỷ lệ phần trăm tái phân lập mầm bệnh này từ

rễ, cô rễ, thân và cuống lá của cây ở nghiệm thức AM + #.so/zzi lần lượt là 41,66%;33,33%; 25% và 33,33% so với tỷ lệ 100%; 100%; 75% và 66,66% ở cây được lây

nhiễm F Solani.

Nguyễn Vũ Phong va ctv (2021) đã tiến hành đánh giá đặc điểm hệ nam nội

cộng sinh rễ cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) ở một số tỉnh phía Nam như Bà Rịa - Vũng

Trang 38

Tàu, Đồng Nai và Gia Lai Kết quả xác định được sự hiện diện của nắm nội cộng sinh

rễ thuộc chi Acaulospora, Gigaspora, Glomite, Glomus và Scutellospora, trong đó

Glomus và Acaulospora là hai chi phô biến nhất Từ đó cho thấy triển vọng ứng dụng

nắm nội cộng sinh như là tác nhân sinh học trong canh tác hồ tiêu bền vững, thíchứng biến đổi khí hậu

Nghiên cứu của Nafady va ctv (2022), việc chủng nắm nội cộng sinh AM, nam

AM kết hop 7: harzianum có hiệu quả trong việc hạn chế tuyến trùng M Javanicathông qua việc giảm số lượng quan thé Kết quả, nghiệm thức nấm AM làm giảm 45

% số lượng J2, 35% khối lượng trứng, 36% tuyến trùng cái và làm giảm 40,63% sự

hình thành u sưng rễ trong khi nghiệm thức AM + 7: harzianum giảm 55% J2, 43%

khối lượng trứng, 68% số lượng tuyến trùng cái và 52,38 % số lượng u sưng so vớinghiệm thức đối chứng

Silva và ctv (2022) đã thực hiện ba thí nghiệm trên nam nội cộng sinhRhizophagus clarus, nam Trichoderma harzianum va nam Pochonia chlamydosporia

đối với tuyến trùng Meloidogyne javanica đề đánh giá sự xâm nhập của nam rễ, sự

xâm nhập, phát triển và sinh sản của tuyến trùng, sự phát triển của cây và hoạt động

của enzyme trong rễ của rễ nam rễ Kết quả cho thấy, sự xâm lấn của R clarus trên

rễ cà chua tăng lên theo thời gian và có tỷ lệ cộng sinh cao nhất 31,17% Mặc dù R.clarus không ngăn cản sự xâm nhập hoặc phát triển của tuyến trùng trong rễ, mà cóhiệu quả trong việc giảm tổng số lượng tuyến trùng Các phương pháp điều trị R.clarus , T harzianum và P chlamydosporia làm giảm kha năng sinh sản của tuyến

trùng lần lượt là 56,5%; 54,4% và 56,9% so với đối chứng Hơn nữa, R clarus làm

tăng trọng lượng chồi cà chua và hoạt động của phenylalanine amoniac-lyase vàperoxidase.

Trang 39

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Thí nghiệm 1: Thu thập, phân lập, định danh nắm AM trong đất trồng cây họ cà

và đánh giá khả năng tái cộng sinh của nắm nội cộng sinh trong điều kiện nhà lưới

Thí nghiệm 2: Khảo sát khả năng hạn chế nắm Fusarium solani gây bệnh trên

cà chua của nắm nội cộng sinh AM trong điều kiện nhà lưới

Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng hạn chế tuyên trùng Meloidogyne spp gây

u sưng trên rễ cà chua của nắm nội cộng sinh AM trong điều kiện nhà lưới

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 09 năm 2022 đến tháng 03 năm 2023 tại ViệnNghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Tp HồChí Minh.

2.3 Vật liệu nghiên cứu

Dung dich polyvinyl-lactose-glycerol (PVLG): 100 ml nước cat + 100 ml acidlactic + 10 ml glycerol + 16,6 g polyvinyl alcohol, hỗn hợp được đặt trên bếp từ vakhuấy đều ở nhiệt độ 60°C trong 4 giờ

Dung dịch thuốc thử Melzer: 100 ml nước cất + 100 g chloral hydrate + 1,5 g

iodine + 5 g potassium iodide, trữ trong chai tối

Pha dung dịch nhuộm tryphan blue 0,05% bằng dung dich lactic acid acetic acid 5% (tỉ lệ 12 : 1 : 1) và tryphan blue.

glycerol-Nguồn nam AM được thu thập, phân lập trên ca chua, cà tím và ớt ở ba huyệnBình Chánh và Hóc Môn của Thành phố Hồ Chí Minh

Giá thé trồng cây gồm đất mặt và xơ dừa với tỉ lệ 1: 1 đem hap khử trùng ở121°C trong 15 phút Chậu thí nghiệm có kích thước 25 cm x 20 cm x 20 cm và lượng

đất thí nghiệm/ chậu là 5 kg đất

Trang 40

Cà chua, cà tím và ớt được gieo từ hạt giống cà chua lai F1 của công ty TNHHEast West seed.

Phân bón NPK 16 - 16 - 8 + TE của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền (Dam

tổng số (Nis): 16%; Lân hữu hiệu (PzOsm): 16%; Kali hữu hiệu (KzOm): 8%; Lưu

huỳnh (S): 5%; Kẽm (Zn): 120ppm; Bo (B): 120ppm; Mangan (Mn): 60ppm; Độ am:

<2,5%)

Nguồn nam AM ở thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 gồm 2 chi nam Glomus vàAcaulospora được kê thừa từ thí nghiệm 1 và được nhân nguồn theo từng chi trên cây cảchua, cả tím, ớt và bắp tại nhà lưới thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi

trường - Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn nam Fusarium solani đã được phân lập trên ca chua bi bệnh va được git

nguồn tại phòng Bệnh Thực vật thuộc Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường

-Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Nam Fusarium solani sẽ đượccấy trên môi trường tổng hợp PDA (Potato Destrose Agar) và được tăng sinh trongmôi trường tổng hop SDB (Sabouraud Destrose Broth) thu bao tử sau 6 - 7 ngày nuôi

cấy Nồng độ bào tử lây nhiễm 10” CFU/ ml được phòng Bệnh Thực vật thuộc Viện

Công nghệ Sinh học và Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ ChíMinh cung cấp

Chuan bị nồng độ bao tử: bao tử được đếm bằng buồng đếm hồng cầu Thomas.Mật số bào tử được tính theo công thức:

(4000 x a x 10° x 10")

b D= x 100

Trong do:

D: số bào tử/ ml

a: số lượng bào tử trong 16 ô lớnb: số ô nhỏ trong 16 ô lớn

n: nồng độ pha loãng của dung dich bào tử

Tuyến trùng: thu thập và phân lập nguồn tuyến trùng Meloidogyne spp tại các

vườn tiêu ở Đồng Nai có triệu chứng bị u sưng ở rễ Nguồn tuyến trùng Meloidogyne

Ngày đăng: 31/01/2025, 00:19

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN