Được sự đồng ý của Ban Quản lý cây xanh đô thị tại khu công nghiệp vàgiảng viên hướng dẫn đề tài khóa luận, tôi tiến hành nghiên cứu khoá luận “Điều tra,đánh giá tình hình sinh trưởng và
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
2 2 ok sự ok dị 2 ok ok 2k ak 2k ok ok ok
NGO THI KIM CUC
DIEU TRA, ĐÁNH GIA TÌNH HÌNH SINH TRUONG VÀ
UNG DUNG GIS DE QUAN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TREN MOT SO TUYẾN DUONG TẠI PHƯỜNG
Di AN, THANH PHO Di AN, TINH BÌNH DUONG
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
NGANH LAM HOC
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH
NGÔ THỊ KIM CÚC
DIEU TRA, DANH GIÁ TINH HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ
UNG DUNG GIS DE QUAN LY CÂY XANH ĐÔ THỊ TREN MOT SO TUYEN DUONG TAI PHUONG
Di AN, THANH PHO Di AN, TINH BÌNH DUONG
Ngành: Lam học
KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS TRAN THE PHONG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2023
Trang 3học tập.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp, các Phân hiệu và quý thầy cô trong trường, trong khoa đã giúp đỡ đã truyền đạt cho em những kiến thức quý giá trong suốt quá trình em theo học tại trường và trong thời gian làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Minh Hải, cố vấnhọc tập lớp DH19LN, cảm ơn cô đã tận tình giúp đỡ em, cung cấp và truyền đạt cho em nhiều kiến thức cũng như chia sẽ những kinh nghiệm, những trải nghiệm
bổ ích trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn ThS Trần Thế Phong giáo viên hướng dẫn đề tài
đã tận tình chỉ bảo em, giúp đở em, cung cấp và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình tham gia học tập và thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn của tập thể lớp DH19LN, cảm ơn các bạn đã đồng hành và nhiệt tình giúp đở cũng như động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận Tôi xin chân thành cảm ơn bạn Nguyễn Minh
Tú, Nguyễn Mạnh Kiên, Diéu Hưng, Ngô Xuân Điền đã hộ trợ tôi trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Trân trọng cảm on!
TP Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Kim Cúc
Trang 4An Các nhân tố điều tra đo đếm như: D,;, Hy, Ha, tình trạng phẩm chất của cây và
tọa độ GPS của cây.
Tại 5 tuyến đường điều tra được 927 cây với 8 loài thuộc 7 họ khác nhau
Con đường chủ yếu là cây thân gỗ giúp thuận tiện hơn cho việc chăm sóc và bảo
dưỡng.
Phẩm chất cây xanh điều tra được trên 5 tuyến đường tại phường Dĩ An gồm
629 cây thuộc phẩm chất A (67,85%), 274 cây thuộc phẩm chất B (29,56%) và cònlại 24 cây thuộc phẩm chất C (2,59%) Nhìn chung cây xanh trên 5 tuyến đường tạiphường Dĩ An phát triển tương đối tốt
Từ việc thu thập CSDL đã xây dựng được bản đồ cây xanh trên 5 tuyến
đường tại phường Dĩ An thuộc 8 loài và 7 họ khác nhau Với 8 trường thuộc tinh
cho biết vị trí các vị trí hay thông tin chỉ tiết về tình trạng sinh trưởng từng câytrong khu vực Liên kết đữ liệu bản đồ Mapinfo cây xanh sang Google Earth Pro vàcác ứng dụng trên điện thoại thông minh (LocusMap, Mapplus ) dé hiển thị rõ vịtrí cây xanh trên bản đồ vệ tinh
Đề tài đã đưa ra các giải pháp dé quản lý, chăm sóc, bảo dưỡng cây xanh đôthị tại phường Dĩ An một cách tối ưu nhất Nhằm nâng cao mỹ quan và sự an toàn
đô thị khu vực.
Trang 5The sis title: “Investigation and assessment of growth situation and application of GIS to manage urban greenery on some roads in Di An ward, Di An
city, Binh Duong province” The implementation period is from April 19, 2023 to
August 24, 2023 with the main objective of assessing the current status of trees in the area and application of GIS information system to provide management solutions, care that best suits the needs of today’s urban landscape Data is collected
on 5 roads in Di An ward Surveying and measuring factors such as: Dạ 3, Hvn, Hdc, quality status of the tree and GPS coordinates of the tree.
At 5 survey routes, 927 trees with 8 species belonging to 7 different families The path is mainly woody, making it more convenient for care and maintenance The quality of trees was surveyed on 5 roads in Di An ward, including 620 trees of quality A (67,85%), 274 trees of quality B (29,56%) and the remaining 24 trees of
quality C ( 2,59%) In general, trees on 5 roads in Di An ward develop relatively
well.
From the collection of database, a map of trees on 5 roads in Di An ward has been built, belonging to 8 species and 7 different families With 8 attribute fields indicating the location of locations or detailed information about the growth status
of each tree in the are Linking Mapinfo green tree map data to Google Earth Pro and smartphone applications (LocusMap, Mapplus ) to clearly display the location
of trees on the satellite map.
The topic has proposed solutions for management, care and maintain urban trees in Di An ward in the most optimal way To improve the beauty and urban
safety of the area.
Trang 6DANH MUC VIET TAT
DANH MUC CAC BANG
DANH MỤC CÁC BIEU DO
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Giới hạn đề tài
Chương 2 TONG QUAN VÀ NGHIÊN CỨU
2.1 Pham vi nghiên cứu
2.2 Tổng quan tài liệu
2.2.1 Tổng quan phát triển khoa học về cây xanh đô thị
2.2.2 Hiện trạng công tác quản lý cây xanh
2.2.2.1 Trên thé giới
2.2.2.2 Tại Việt Nam
2.2.3 Một số khái niệm
2.2.3.1 Khái niệm cây xanh đường phố
2.2.3.2 Khái niệm cây xanh công viên
2.2.3.3 Khái niệm cây xanh khu công nghiệp
2.2.3.4 Gia trị cảnh quan và tinh thần của cây xanh đối với đời sống đô thị
2.3 Tông quan công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS)
2.3.1 Định nghĩa GIS
Trang ul 11 1V
Trang 72.3.2 Ứng dụng GIS 122.3.3 Vai trò hệ thống thông tin địa lý đối với công tác quản lý cây xanh đô thị 122.4 Tổng quan về mảng xanh tại khu vực nghiên cứu 12
2.4.1 Điều kiện tự nhiên 12
2.4.1.1 Vi tri dia ly 12
2.4.1.2 Dia hinh, khi hau, thuy van 13
2.4.2 Dan cu 15
2.4.3 Về đặc điểm cơ cấu kinh tế 14
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Nội dung nghiên cứu 15 3.2 Phương pháp nghiên cứu 15
3.2.1 Phuong phap diéu tra 153.2.2 Phương pháp thu thập số liệu l6
3.2.3 Phương pháp đánh giá 16Chương 4 KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN 19
4.1 Thực trạng cây xanh đô thị tại khu vực nghiên cứu 19 4.1.1 Danh mục các loài cây xanh tại khu vực nghiên cứu 19
4.1.2 Phân bố số cây theo cấp chiều cao và cap đường kính 224.1.2.1 Phân bố cây theo cấp chiều cao ( N/Hy,) 39
4.1.2.2 Phân bố cây theo cấp đường kính ( N/D,3) 314.1.3 Phân loại cây theo thông tư quản lý cây xanh ( 20/2005/TT-BXD) 40
4.1.4 Đánh giá phâm chất cây xanh đô thị 424.2 Xây dựng hệ thống quản lý cây xanh bang GIS phục vụ công tác quản lý hệthống cây xanh đường phố 43
4.2.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính cây xanh 43 4.2.2 Xây dựng dữ liệu không gian 45 4.2.3 Khai thác dt liệu phục vụ công tác quan ly 454.3 Đề xuất phương án quản lý, chăm sóc, bảo dưỡng cây xanh đô thị 50
4.3.1 Cây nhiều thân 50
vi
Trang 84.3.2 Cây bị loét thân, gãy cành.
4.3.3 Cây sâu bệnh, gỗ mục nát
4.3.4 Cây phát triển chậm
4.3.5 Cây bị đường dây điện giăng ngang và sự tác động của con người
4.3.6 Các loài cây cam trồng tại khu vực nghiên cứu
Chương 5 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.1.1 Về danh mục, số lượng loài cây và cách thức quy hoạch xanh đô thị
5.1.2 Xây dựng, quản lý dữ liệu cây xanh bằng GIS phục vụ công tác quản lý hệthống cây xanh đường phố
58
58 60
Trang 9DANH MỤC VIET TAT
Tên viết tat Tên đây đủ
Chiều cao vút ngọnChiều cao dưới cành
Global Positioning System Đường kính ngang ngực
Hệ số biểu thi cho độ nhọn của phân bố
Phương sai mau
viii
Trang 10DANH MỤC CÁC BANG
Bảng 4.1: Danh mục loài thân gỗ tại khu vựa nghiên cứu 19Bang 4.2: Phân bố số lượng cây, cá thé trên từng tuyến đường 20Bảng 4.3: Số lượng cây phân bồ và chiều dài tuyến đường 21Bảng 4.4: Phân bố % tổng số lượng cây theo Hvn trên tuyến đường số 10 22Bảng 4.5: Phân bố % tông số lượng cây theo Hvn trên tuyến đường số 18 24Bảng 4.6: Phân bố % tổng số cây theo Hvn trên tuyến đường Thống Nhat 25Bảng 4.7: Phân bố % tổng số lượng cây theo Hvn trên tuyến đường Nguyễn Trãi 27Bang 4.8: Phân bố % tổng số lượng cây theo Hvn trên đường Lý Thường Kiệt 28Bang 4.9: Phân bố chiều cao trung bình trên 5 tuyến đường 30Bang 4.10: Phân bố % tổng số lượng cây theo D; 3 trên tuyến đường số 10 31Bang 4.11: Phân bố % tổng số lượng cây theo D s trên tuyến đường số 18 33Bảng 4.12: Phân bố % tổng số lượng cây theo D; ; trên tuyến đường Thống Nhất 34
Bảng 4.13: Phân bố % tổng số lượng cây theo Dị s trên tuyến đường Nguyễn Trãi 36
Bang 4.14: Phân bố % tổng số lượng cây theo D¡ 3 trên đường Ly Thường Kiệt 37Bảng 4.15: Phân bố đường kính trung bình trên 5 tuyến đường 39Bảng 4.16: Phân bố cây theo cấp chiều cao trên 5 tuyến đường 40Bảng 4.17: Phân bố cây theo cấp đường kính trên 5 tuyến đường 41Bảng 4.18: Bảng đánh giá phẩm chất cây đô thị 42
Bảng 4.19: Dữ liệu thuộc tính cây xanh 43
Trang 11Số lượng cây phân bố và chiều dài tuyến đường 21
Phân bố % tổng số lượng cây theo Hvn trên tuyến đường số 10 23Phân bồ % tổng số lượng cây theo Hvn trên tuyến đường số 18 24Phân bồ % tổng số lượng cây theo Hvn trên đường Thống Nhat 26Phân bó % tông số lượng cây theo Hvn trên đường Nguyễn Trãi 27Phân bố % tổng số lượng cây theo Hvn trên đường Lý Thường Kiệt 29Phân bố chiều cao trung bình trên 5 tuyến đường 30
Phân bó % tông số lượng cây theo D; 3 trên tuyến đường số 10 32
Phân bồ % tổng số lượng cây theo D¡ s trên tuyến đường số 18 33Phân bố % tổng số lượng cây theo Dj; trên đường Thống Nhat 35Phân bố % tổng số lượng cây theo D¡ s trên đường NguyễnTrãi 36Phân bố % tổng số lượng cây theo D; ; trên đường Lý Thường Kiét38Phân bố đường kính trung bình trên 5 tuyến đường 39Phân bồ cây theo cấp chiều cao 5 tuyến đường 40
Phân bồ cây theo cấp đường kính trên 5 tuyến đường 41
Đánh giá phẩm chat cây trên 5 tuyến đường 42
Dữ liệu khi nhập vào Excel 44
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Toàn cảnh phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương 4Hình 2.2: Các tuyến đường được chọn điều tra tại phường Dĩ An (Đường số 10,đường số 18, Thống Nhất, Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt) š
Hình 4.1: Dữ liệu khi nhập vào Excel 44
Hình 4.2: Bang dit liệu khi xuất từ Excel qua MapInfo 44Hình 4.3: Vị trí cây xanh trên bản đồ MapInfo 45Hình 4.4: Truy vấn nhanh thông tin cây xanh 45
Hình 4.5: Lệnh Query dé tiến hành lọc cây 46
Hình 4.6: Bản đồ vị trí cây xanh có phâm chất B 46Hình 4.7: Lệnh liên kết MapInfo sang Google Earth Pro 48Hình 4.8: Bản đồ vị trí cây xanh trên Google Earth Pro 48
Hình 4.9: Thông tin và dữ liệu cây xanh trên Google Earth 49
Hình 4.10: Xuất đữ liệu đuôi (.KML) va vi tri cây xanh trên điện thoại 49Hình 4.11: Một số cây Viết nhiều thân tại khu vực nghiên cứu 50Hình 4.12: Một số thân cây Viết và Hoa sữa bị loét và gãy nhánh tại khu vực 51Hình 4.13: Một số thân cây Viết bị sâu bệnh, gỗ mục nát tại khu vực nghiên cứu 52Hình 4.14: Một số cây Viết phát triển chậm tại khu vực nghiên cứu 53
Hình 4.15: Cây bi dây điện giăng ngang tại khu vực nghiên cứu 54
Hình 4.16: Một số cây nằm trong danh sách hạn chế trồng tại khu vực 55
xi
Trang 13Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ thời xa xưa, cuộc sống của con người đều có một sự gắn kết chặt chẽ với
thiên nhiên Vì thực tế, thiên nhiên như: đất, nước, cỏ cây hoa lá, núi non luônmang đến nhiều lợi ích cho con người Trong đó, mang lại nhiều lợi ích nhất và cóvai trò quan trọng nhất phải nói đến cây xanh Cây xanh có vai trò rất quan trọngtrong đời sống xã hội như: điều hòa môi trường không khí, hấp thụ các chất độc hại,khói bụi, giảm tiếng 6n, góp phan bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, cung cấpkhí O cho con người Bên cạnh đó, cây xanh với những đặc trưng, góp phan làmtăng vẻ đẹp cảnh quan đô thị, làm phong phú cuộc sống cũng như tao tinh thần cho
cư dân đô thị Về mặt thâm mỹ, cây xanh làm giảm bớt những nét khô ráp của kiếntrúc, nhiều hình dáng đa dạng cùng với các màu sắc phong phú của hoa lá tạo nên
sự hài hòa và sinh động trong cảnh quan.
Cây xanh đối với môi trường sống được ví như là “lá phổi hô hap” tạo ra môi
trường sống tự nhiên, trong lành cho mỗi con người Đối với các đô thị lớn thì câyxanh ngày càng có ý nghĩa hơn Phát triển cây xanh đô thị là một trong những giảipháp hướng tới một đô thị bền vững Đồng thời, cây xanh đô thị không chỉ tạo ramôi trường sống thuận lợi mà còn giải quyết được nhiều van đề đặt ra ở đô thị nhưvấn đề ngập úng, tạo bóng mát, xây dựng cảnh quan đô thị văn minh
Từ đó, có thé nhận định rằng cây xanh đô thi là một phần không thê thiếu
của các đô thị Ngoài những công dụng bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan đô thị,
nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng bóng mát thì cây xanh đô thị còn góp
phân vào khắc phục và ngăn chặn suy thoái môi trường do con người và thiên nhiên
Trang 14gây ra Các tiêu chí về cây xanh đô thị như: diện tích cây xanh/người, đất cây xanhcông cộng/người là một trong những tiêu chí quan trọng.
Từ một nước được biết đến có nền nông nghiệp lớn mạnh với mức sốngtrung bình chuyên sang quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì hiện nay, quátrình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra ngày càng mạnh mẽ Đô thị hóa một mặt là gópphần đây mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, nâng
cao đời sóng nhân dân Tuy nhiên, mặt khác đô thị hóa phát triển nhanh chống đã
kéo theo nhiều hệ lụy như: ô nhiễm môi trường, khói bụi, tiếng én, phat sinh nhiéudich bệnh, hiệu ứng nhà kính, mat mỹ quan đô thị Bên cạnh đó, với sự phat triểnquá nhanh của đô thị hóa cũng như nhu cầu môi trường sống của con người tăng đãkhiến diện tích đất của cây xanh ở các đô thị bị thu hẹp Việc trồng cây xanh, chămsóc và bảo vệ cây xanh trong môi trường khu đô thị vẫn chưa được quan tâm mạnh
mẽ Có nhiều chuyên gia đã cảnh báo về sự thiếu hụt diện tích cây xanh ở một số đôthị lớn tại Việt Nam đã và đang gây ra hậu quả ngày càng xấu đối với sức khỏe conngười và môi trường sống Nhìn chung, diện tích cây xanh trên đầu người tại các đôthị ở Việt Nam vẫn còn thấp và rất cần những biện pháp khắc phục cũng như cải
thiện, phát triển cây xanh đô thị, bảo vệ môi trường sống.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã dần chú trọng và phát triển mạnhmảng xanh toàn hệ thống đường phó, khu dân cư đô thị cũng như công viên và khucông nghiệp Vấn đề đặt ra là phải hình thành, xây dựng hệ thống cây xanh ngày
càng mạng mẽ vừa tăng thâm mỹ cảnh quan vừa giải quyết được những vấn đề về ô
nhiễm, cải thiện môi trường Từ đó, hình thành nên một đất nước xanh sạch, đẹp và
đảm bảo an toản.
Được sự đồng ý của Ban Quản lý cây xanh đô thị tại khu công nghiệp vàgiảng viên hướng dẫn đề tài khóa luận, tôi tiến hành nghiên cứu khoá luận “Điều tra,đánh giá tình hình sinh trưởng và ứng dụng GIS để quản lý cây xanh đô thị trên một
số tuyến đường tại phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương” Kết quả
nghiên cứu đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, chăm sóc,
bảo dưỡng cây xanh hiện nay Cung cấp đầy đủ thông tin về từng cây xanh trên
Trang 15từng tuyến đường lớn ở trung tâm hành chính phường Dĩ An Rút ngắn thời gian tìmkiếm và xử lý thông tin giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định chính xác, nhanhchóng về việc quản lý, chăm sóc, bảo dưỡng cây xanh đường phố trên địa bànphường Dĩ An, Thành phé Dĩ An.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Điều tra, đánh giá hiện trạng cây xanh đô thị ở phường Di An, Thành phó Di
An Xây dựng cơ sở đữ liệu quản lý, chăm sóc, bảo dưỡng cây xanh bằng ứng dụng
GIS trên một số tuyến đường nhằm phục vụ công tác quản lý cây xanh tại phường
Dĩ An, Thành phó Dĩ An, tinh Bình Dương
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu các thực vật thân gỗ lớn, cây bóng mát trên một sốtuyến đường chính tại phường Dĩ An thuộc Thành phố Di An, tinh Bình Dương.1.4 Giới hạn đề tài
Vi lý do thời gian và các điều kiện không cho phép dé thực hiện được hết tat
cả các cây xanh tại khu vực nghiên cứu, tác giả tập trung điều tra cây thân gỗ trênmột số tuyến đường (đường số 10, đường Thống Nhat, đường số 18, đường Nguyễn
Trãi, đường Ly Thường Kiét) tại phường Dĩ An, Thanh phố Dĩ An, tỉnh Bình
Dương.
Trang 16Chương 2 TỎNG QUAN VÀ NGHIÊN CỨU
2.1 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi các tuyến đường chính tại phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, tỉnhBình Dương (đường số 10, đường Thống Nhất, đường số 18, đường Nguyễn Trãi,đường Lý Thường Kiệt).
Phạm vi thời gian: Thực hiện nghiên cứu bắt đầu từ tháng 3/2023 đến tháng
“chợ DiAn 2 a8 =
Hình 2.1: Toàn cảnh phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Trang 17DuongeThongiNn ,
Hình 2.2: Các tuyến đường được chọn điều tra tai phường Di An ( Đường số 10,
đường số 18, Thống Nhất, Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiét)2.2 Tống quan tài liệu
2.2.1 Tổng quan phát triển khoa học về cây xanh đô thị
Từ những thời kỳ sơ khai của nền văn minh nhân loại, cây xanh đã giữ một
vai trò quan trọng về mặt trang trí cảnh quan Người Ai Cập, Brazil, Hy Lạp, TrungHoa và La Mã xưa rất trân trọng cây xanh Họ sử dụng cây xanh trong việc trang trí
ngoại thất cho các tượng đài, xây dựng các vườn tín ngưỡng trong đền thờ Khi
thương mại và giao thông phát triển, cây trồng được chuyên đi từ nước này sangnước khác và các vườn thực vật lớn nhỏ bắt đầu ra đời ở tất cả các quốc gia trên thế
giới Những tác phẩm nghệ thuật về cây xanh cũng được hình thành và phát triển.Các tác phẩm nghệ thuật bonsai, những thuật ngữ “Vườn Thượng Uyên” đã có từ
lâu đời và bắt đầu từ các quốc gia phương Đông, phương Tây Ngay từ năm 1618,
Trang 18trong cuốn sách “A New Orchard and Garden” của tác gia William Lawson đã trìnhbày khá chỉ tiết về cách chăm sóc cây.
Sự phát triển trong quá khứ của cây xanh đô thị tập trung vào việc trồng cây,bảo quản và kiến trúc cảnh quan Nhiều nhà nghiên cứu phân biệt giữa ngành trồngcây và lâm nghiệp đô thị nhưng trong hiến chương lâm nghiệp phối hợp năm 1978xem lâm nghiệp đô thị và ngành trồng cây là thể thống nhất, đã định nghĩa lâm
nghiệp đô thị như sau: Lâm nghiệp đô thị nghĩa là trồng, tạo lập, bảo vệ và quản trị
cây xanh và các thực vật kết hợp dưới dạng cá thể, nhóm nhỏ hay dưới hoàn cảnhrừng trong các thành phó, ngoại ô của thành phố và các vùng nội thành
Theo định nghĩa nay thì phạm vi và chức năng hoạt động của lâm nghiệp đô
thị khá rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực: lâm nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môitrường, kiến trúc, dịch vụ và thương mại Như vậy, vai trò của cây xanh đã có sựthay đôi cơ bản về chức năng trong hệ sinh thái đô thị: trước đây chủ yếu là trang trí
kiến trúc cảnh quan thì nay là điều hòa khí hậu và bảo vệ môi trường Cây xanh đô
thị đã trở thành một chuyên ngành khoa học thực sự - chuyên ngành lâm nghiệp đô
thị Với quan điểm này đòi hỏi phải xây dựng một loạt các giải pháp khoa học côngnghệ từ việc quy hoạch đến việc chọn loại cây trồng, xây dựng hệ thống tiêu chuẩncây trồng, các kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và quản lý
Phần lớn các nghiên cứu về quy hoạch xây dựng đô thị đều xem cây xanh,
mảng xanh như một phần hữu cơ trong cấu thành kiến trúc đô thị, một bộ phận
không thê tách rời trong cảnh quan thiên nhiên
2.2.2 Hiện trạng công tác quản lý cây xanh
2.2.2.1 Trên thế giới
Hiện nay thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn đó là: Dân số,lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái Năm cuộc khủng hoảng này đềuliên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người
có nguy cơ bi suy giảm.
Quá trình phát triển đô thị quá nhanh sẽ làm mắt cân bằng hệ sinh thái và tacđộng tiêu cực tới sự phát triển bền vững của đô thị Trên thế giới đã đưa ra nhiều
Trang 19quan niệm khác nhau về tạo lập môi trường sinh thái, tuy nhiên ở bat cứ quan điểm
nào thì cây xanh đô thị cũng là một thành phần rất quan trọng để tạo nên một môi
trường sống tốt và sự tham gia của cộng dong là yếu tố then chốt, là phương thứchiệu qua dé quan ly và phát triển cây xanh đô thị
Việc quản lý cây xanh đô thị ở các nước phát triển giữ vai trò rất quan trọng,nghiêm ngặt và được đánh giá cao Cụ thể Vancouver, có 2 loại giấy phép được yêu
cầu đối với các cây xanh trong thành phố, một loại dành cho cây xanh đường phố,
loại còn lại là cây xanh do người dân trồng Nếu không được cấp phép mà cứ tự ýđốn hạ hay di dời sẽ bị phạt tiền Đối với cây xanh do tư nhân trồng, cũng được cấpphép nếu người dân muốn thực hiện cắt tỉa trên diện rộng hoặc đốn hạ cây
Tại Singapore, các quy định về quản lý cây xanh cũng rất nghiêm ngặt Việcquản lý cây xanh với nhiều thành phần khác nhau trong chiến lược quản lý toàndiện, bao gồm chăm sóc, bảo vệ cây, quy hoạch phát triển và trồng cây cũng nhưnhững biện pháp hỗ trợ cho việc quản lý cây xanh Singapore đã thông qua cáchtiếp cận chủ động trong việc quản lý cây xanh và những nỗ lực để trở thành một
“Phố trong vườn” Theo tầm nhìn này, Singapore hướng tới mục tiêu phát triển và
tăng cường trồng cây xanh dé tạo ra một môi trường cây, hoa, công viên và da dang
sinh học.
Năm 2006, Nhật Bản tiến hành xây dựng kế hoạch “Tokyo xanh” nhằm tái
sinh cây xanh ở thành phố này Ngoài ra, Nhật Bản cũng có những biện pháp quản
ly cây xanh từ nhiều năm trước và đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực Cục Xâydựng thuộc chính quyền thành phố Tokyo có vai trò quản lý các công viên và câyxanh bên đường, đã xây dựng và ban hành Quy chế Quản lý cây xanh ở Tokyo vàonăm 1954 để hướng dẫn công tác quản lý cây xanh Theo quy định, việc chăm sóc,phòng chống côn trùng và cắt tỉa phải được tiến hành thường xuyên, những cây bịchết hoặc hư hỏng cần được loại bỏ càng sớm càng tốt Pháp lệnh về Quản lý câyxanh ở Tokyo đã cung cấp cơ sở pháp lý cho các chiến lược quản lý cụ thé Nội
dung Pháp lệnh phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc quản lý
Trang 20cây xanh đảm bảo sự thích hợp và hiệu quả trên cả khu vực sở hữu công và sở hữu
tư nhân.
2.2.2.2 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, việc trồng cây xanh đô thị đã được tiến hành từ hàng trăm năm
Nhưng việc nghiên cứu về vấn đề này thì mới thực hiện khoảng vài chục năm gầnđây Điều đáng chú ý là nghiên cứu mới chỉ tập trung ở hai Thành phố lớn là HàNội và Thành phố Hồ Chí Minh Quan điểm về van đề cây xanh đô thị có vai trò hết
sức to lớn trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường va kiến trúc cảnh quan
Hệ thống cây xanh đô thị của nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu về môi trườngcảnh quan Tỷ lệ diện tích cây xanh quá ít, cơ cấu cây trồng chưa hợp lý Chúng tavẫn còn thiếu một giải pháp đồng bộ cho việc phát triển hệ thống cây xanh đô thị
Ngày nay, việc nghiên cứu, triển khai quy hoạch và xây dựng đô thị xanh trởnên thành xu hướng chung của các nước trên thế giới Việt Nam đang trên con
đường hướng đến xây dựng đô thị xanh nhưng gặp nhiều khó khăn trở ngại Đô thị
xanh bao gồm 7 chỉ tiêu: không gian xanh; công trình xanh; giao thông xanh; côngnghiệp xanh; chất lượng môi trường đô thị xanh; bảo tồn cảnh quan thiên nhiên,danh lam thắng cảnh, công trình lịch sử, văn hóa; cộng đồng dân cư sống thân thiện
với môi trường và thiên nhiên.
Trong thời gian qua việc áp dụng công nghệ GIS vào công tác quản lý cây
xanh đã đạt được hiệu quả cao và đem lại những thành tựu nhất định
2.2.3 Một số khái niệm
2.2.3.1 Khái niệm cây xanh đường phố
Cây xanh đường phố là toàn bộ các loại cây (cây cao, cây bụi, cây thân gỗkhác) được trồng dọc theo các lề đường nội thành và các đường ranh giữa via hè vàgồm ca cây trồng trên các tiêu đào, vòng xoay, băng két, thuộc phạm vi đường phố.Với mục đích cải tạo môi trường, điều hòa khí hậu, tạo tiểu khí hậu, che bóng mát,
tạo cảnh quan hài hòa.
Trang 212.2.3.2 Khái niệm cây xanh công viên
Theo Han Tat Ngạn (1996) không gian vườn - công viên là khoảng trống lớnnhất trong đô thị và là khoảng trống quan trọng trong vùng miền dành cho các hoạt
5 động nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí; đặc biệt là nơi lý tưởng cho việc tổ chức lễ hộitruyền thống và hiện đại mang tính cộng đồng và giao lưu quần chúng với quy môrộng và thâm mỹ cho con người và góp phần vào việc hình thành gương mặt đô thị,
nông thôn.
Công viên còn là không gian thiên nhiên quan trọng của đô thị trong việc
hình thành và cải thiện môi trường Công viên có nhiều loại, tùy vào chức năng, thê
loại và quy mô mà có các loại công viên: công viên trung tâm, công viên thiếu nhi,công viên sở thú, công viên bách thảo, công viên tưởng niệm, công viên rừng, công
viên bảo tồn Mỗi loại công viên có một vài chức năng chủ đạo biểu hiện tính chất
công viên.
2.2.3.3 Khái niệm cây xanh khu công nghiệp
Khu công nghiệp là một môi trường lao động (MTLD) một bộ phận của cácđiều kiện lao động, đáp ứng các yêu cầu không gian thực tế dé tổ chức các quá trình
sản xuất, thực hiện các hoạt động cũng như các mối quan hệ của con người trong đó.MTLD tạo thành về cơ bản không gian - vật chất cho các hoạt động sáng tạo củacon người trong quá trình lao động, qua đó cũng biểu hiện trình độ phát triển củasức sản xuất, quan hệ sản xuất cũng như của khoa học - kỹ thuật (KHKT) và vănhóa của một quốc gia, một chế độ xã hội
Tổ chức môi trường lao động (TCMTLD) trong khu công nghiệp là kết quảcủa các hoạt động có mục đích nhằm nâng cao trình độ văn hóa lao động, việcTCMTLD tạo nên những điều kiện không gian - vật chất nhằm phát triển con ngườimới và các mối quan hệ xã hội mới trong lao động và qua đó góp phần hình thànhphương thức mới sống tiến bộ
Tổ chức cây xanh cảnh quan trong MTLD, cảnh quan là một bộ phận của bềmặt trái đất, có những đặc điểm riêng về địa hình, khí hau, thủy văn, đất dai, độngvật, thực vật Nghĩa là một tổ hợp phong cảnh có thé khác nhau nhưng tạo nên một
Trang 22biểu tượng thống nhất về cảnh quan chung của địa phương Cây xanh là một bộphận của cảnh quan, vì vậy tổ chức cây xanh đóng vai trò rat quan trọng trong việc
tổ chức cảnh quan, đặc biệt đối với những không gian của các khu công nghiệp, bởi
nó giúp cải thiện môi trường, hạn chế ô nhiễm do những hoạt động của các khu
công nghiệp gây ra.
2.2.3.4Giá trị cảnh quan và tỉnh thần của cây xanh đối với đời sống đô thị
Đô thị là nơi tập trung dân cư lớn nên rất dé dẫn đến những thay đổi về môi
trường theo chiều hướng xấu có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người Do tậptrung dân cư đông và công nghiệp phát triển dẫn đến 6 nhiễm môi trường ngày càngtăng Nguồn gây ô nhiễm chính là: các phương tiện giao thông, các nhà máy, xínghiệp, các cơ sở sản xuất và rác thải sinh hoạt hàng ngày Các chất gây ô nhiễmnhư: khói, bụi, khí độc, các chất thải, tiếng ồn Đối tượng dé bi 6 nhiễm nhất làkhông khí và nguồn nước Để bảo vệ môi trường, ngoài các biện pháp giảm thiểunguồn ô nhiễm thì cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng vì hệ thống cây xanh có
những chức năng sau:
- Hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả năng ngăn chặn
và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ầm đất và độ âm
không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm soát gió và lưu thông gió
- Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường: hút khí CO2 và cung cấp khí O2, ngăn
giữ các chất khí bụi độc hại Ở ngoại thành, cây xanh có tác dụng chống xói mòn,điều hòa mạch nước ngầm, cây xanh còn có tác dụng hạn chế tiếng ồn nhất là ở khu
vực nội thành Cây xanh có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan.2.3 Tổng quan công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS)
2.3.1 Định nghĩa GIS
GIS (Geographic Information Systems) là một hệ thống thông tin mà nó sửdụng đữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích, cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặcđịa lý không gian (geographically or geospatial), nhằm trợ giúp việc thu nhận, lưutrữ, quan lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thé giới thực dégiải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra,
10
Trang 23chang hạn như: Dé hỗ trợ việc ra các quyết định cho việc quy hoạch (planning) vàquản ly (management) sử dụng dat (land use), tài nguyên thiên nhiên (naturalresourse), môi trường (environment), giao thông (transportation), dé dàng trong việcquy hoạch phát triển đô thị và những việc lưu trữ đữ liệu hành chính (Nguyễn KimLợi, 2009, “Hệ thống thông tin địa lý nâng cao”, Nhà xuất bản nông nghiệp Tp.Hồ
Chi Minh, Chương 1, Trang 5).
Thuật ngữ GIS lần đầu được biết đến vào những năm 1960 khi máy tính và
các khái niệm về địa lý định lượng xuất hiện Cha đẻ của ngành GIS được thế giới
công nhận là Roger Tomlinson Vào những năm 60 của thế kỷ 20, ông đã lên kếhoạch phát triển Hệ thống Thông tin Địa lý tại Canada Tại đây, định nghĩa GIS là
gì đầu tiên ra đời
Ngày nay, công nghệ GIS ngày càng được hoàn thiện hơn GIS cung cấp chongười dùng khả năng tạo các lớp bản đồ số của riêng họ và giải quyết các vấn đềquản lý tài nguyên, con người trong thế giới thực GIS cũng đã phát triển thành mộtphương tiện dé lưu trữ, chia sẻ dữ liệu Hiện nay, hàng nghìn tổ chức đang chia sẻcông việc của họ và tạo ra hàng ty bản đồ mỗi ngày dé kinh doanh hoặc tăng tỷ lệ
chính xác trong công tác quản lý vi tri.
Theo Đặng Văn Đức (2001) thì việc ứng dụng GIS giúp chúng ta đạt được
các tiến bộ trong các hoạt động tác nghiệp của mình:
- Làm giảm hay loại bỏ các hoạt động thừa, tiết kiệm thời gian, tiền của và công sức
- Kết quả số liệu tốt hơn với giá thành thấp hơn và trợ giúp quyết định, lập kế hoạch
- Nhanh chóng thu nhận được nhiều thông tin và phân tích chúng, lập báo cáo mọinhu cầu của công tác quản lý
- Các lĩnh vực hoạt động mới của cơ quan có thể tự động hóa bằng một ô chứa đầy
đủ các số liệu của GIS
- Cầu nối giữa các công cụ và công nghệ nhằm cải tiến sản xuất
- Tăng kha năng lưu trữ và xử lý số liệu, cải tiến truyền thông thông tin
- Tao ra một loại dịch vụ mới và cung cấp thông tin
- Trả lời các vân đê quan tâm một cách nhanh, chính xác và tin cậy cao.
11
Trang 24- Luôn có sẵn các sản phẩm phục vụ cho các mục đích mới như ban đồ, báo cáo
thông tin, số liệu
2.3.2 Ứng dụng GIS
Công nghệ GIS ngày càng được sử dụng rộng rãi Nhờ những khả năng phân
tích và xử lý đa dang, kỹ thuật GIS hiện nay được ứng dụng phổ biến trong nhiều
lĩnh vực:
- Nghiên cứu hồ trợ các chương trình quy hoạch phát triển
- Trong nghiên cứu sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Ứng dụng GIS trong môi trường, Lâm nghiệp
- Ứng dụng GIS trong khí tượng thủy văn
- Ứng dụng GIS trong lĩnh vực tài chính - kinh tế
- Ứng dụng GIS trong y tế
- Ứng dụng GIS trong giao thông
- Ứng dụng trong dịch vụ điện, nước, gas, điện thoại
2.3.3 Vai trò hệ thống thông tin địa lý đối với công tác quản lý cây xanh đô thị
Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào quản lý công viên cây xanh như
hệ thống thông tin địa lý GIS, cho phép thể hiện hình ảnh của cây xanh ngay trênmàn hình, cây gì, ở đâu Tình trạng sâu bệnh và hạ tầng liên quan ra sao Sẽ giúp íchrất hiệu quả trong công tác lập kế hoạch bảo quản, cải tạo, thay thế, trồng mới Vớikhả năng xử lý của công nghệ GIS, thông tin cung cấp cho lãnh đạo sẽ nhanh chóng,trực quan và chính xác hơn rất nhiều so với cách quản lý và xử lý thủ công trên giấy
Do đó sẽ tiết kiệm được kinh phí cho việc tìm kiếm và xử lý thông tin của cây xanh
đô thị từ đó đưa ra đề xuất chủng loại cây xanh cho khu vực
2.4 Tổng quan về mảng xanh tại khu vực nghiên cứu
2.4.1 Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1 Vị trí địa lý
Dĩ An là một phường thuộc thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Được thành lập ngày 13/1/2011 Phuong Dĩ An được chia thành 8 khu phố: Bình
12
Trang 25Minh 1, Binh Minh 2, Đông Tân, Nhị Đồng 1, Nhị Đồng 2, Thắng Lợi 1, Thắng Lợi
2, Thống Nhất
-Dia hình phường Dĩ An:
+ Phía Đông giáp phường Tân Đông Hiệp và phường Đông Hòa.
+ Phía Tây giáp Thành phố Thuận An.
+ Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và phường An Bình
+ Phía Bắc giáp phường Tân Đông Hiệp
-Toa độ địa lý:
+ Điểm cực Bắc: 10°54°19” độ vĩ Bắc
+ Điểm cực Đông: 106°45°51” độ kinh Đông
Phường Dĩ An là trung tâm văn hóa — chính trị của thành phó, nơi đặt trụ sở
của nhiều cơ quan hành chính quan trọng như Uỷ ban Nhân dân, Hội đồng Nhândân, Tòa án Nhân Dân Phường có diện tích 10,40 km’, dân số năm 2021 là 115.150
người, mật độ dân số đạt 11.073 người/km”
2.4.1.2 Địa hình, khí hậu, thủy văn
Phường Dĩ An nói riêng và Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương nói chung làthuộc vùng Đông Nam Bộ Địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ60m đến 40m so với mực nước biển, riêng ở phía Nam địa hình thấp hơn khoảng30m đến 10m so với mực nước biển Nằm ở phía Nam, thị xã Dĩ An thuộc nhóm địa
hình: Vùng địa hình núi sót.
Về khí hậu: nhìn chung cũng mang những tính chất đặc trưng của khí hậuvùng Đông Nam Bộ: khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ầm, mưa nhiều Chế độ giókhá ôn định, không bị ảnh hưởng bỡi bão và áp thấp nhiệt đới
Thời tiết chia thành 2 mùa rõ rễ: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5-11, mùa khô từtháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.800 —2.000mm, mưa nhiều vào tháng 9 (355mm) Nhiệt độ bình quân hằng năm là 26,5°C
2.4.2 Dân cư
Trước khi được chuyền thành phường, thị tran Dĩ An có tổng số diện tích
theo km” là 1.049ha, dân số vào khoảng 25.000 người
13
Trang 26Sau khi được chuyên đổi và thành lập thì phường có tổng số diện tích theo
km” 1.044ha và 73.732 người
Từ năm 2021, dân số là 115.150 người, mật độ dân số đạt 11.073 ngudi/km’
2.4.3 Về đặc điểm cơ cấu kinh tế
Từ lâu, phường Dĩ An được biết đến là đô thị trung tâm, là vùng đất pháttriển năng động nhất của thành phố Dĩ An, với thế mạnh là công nghiệp và thươngmại, dịch vụ Nắm bắt ưu thé này, những năm qua, địa phương đã tập trung chuyêndịch kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển ngành thương mại, dich vụ, nhất là ngànhdịch vụ chất lượng cao Cùng với đó là sự quan tâm đầu tư của chính quyền các cấptrong việc phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thi Từ đó đã tạo nên sự thay đốinhanh chóng của một đô thị trung tâm với hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang, diệnmạo đô thị đồng bộ, hiện đại, đời sống vật chất, văn hóa tỉnh thần của nhân dân
không ngừng cải thiện.
Nghị quyết Đảng bộ phường Dĩ An giai đoạn 2020-2025 xác định, tiếp tụcxây dựng và phát triển đô thị văn minh, nỗ lực xây dựng phường Dĩ An trở thành đô
thị trung tâm của TP.Dĩ An ngày càng văn minh, hiện đại.
Giai đoạn 2020-2025, phường xác định cơ cấu kinh tế là TM - DV, công
nghiệp và nông nghiệp đô thị Qua đó, TM - DV của phường liên tục phát triểnnhanh và đa dạng, nhất là những ngành có tính đột phá và giá trị gia tăng cao.Tháng 7 năm 2022, các chỉ tiêu của phường Dĩ An đều đạt và vượt mức so với kếhoạch được đề ra Tổng thu ngân sách của phường đạt hơn 14,8 tỷ đồng, đạt 58,92%
so với dự toán được giao.
Với những bước chuyên mình đây sôi động, vị trí địa lý thuận lợi Phường Dĩ
An đô thị trung tâm của thành phố Dĩ An cùng với định hướng đã đề ra trong xâydựng cơ sở hạ tầng, phát triển không gian đô thị, kêu gọi đầu tư phát triển TM - DV,tin rằng cơ hội mở ra cho Dĩ An trong chặng đường phía trước sẽ còn rộng mở hơn.Phường Dĩ An hứa hen sẽ là trung tâm kinh tế, văn hóa năng động, sam uất củathành phố Dĩ An
14
Trang 27Chương 3 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Dé làm sáng tỏ những mục tiêu của nghiên cứu này, đề tài cần giải quyết cácvấn đề sau:
- Điều tra danh mục cây xanh tại khu vực (Tên loài, tên khoa học, C¡a, Hy, Hạc,phẩm chat, tọa độ GPS từng cây )
- Hiện trạng cây xanh tại các tuyến đường chính
- Xây dựng cơ sở dữ liệu bằng ứng dụng hệ thống thông tin (GIS) dé phục vụ chocông tác quản lý cây xanh đường phố
- Đề xuất giải pháp về việc chăm sóc cây xanh đô thị tại phường Dĩ An, Thành phố
Di An, tỉnh Bình Dương.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp điều tra
Đánh số cây thân gỗ ở một số tuyến đường chính tại phường Dĩ An
Điều tra và định danh loài cây: Tên tiếng việt, tên latinh, họ theo tài liệu
“Bài giảng thực vật rừng” theo Phan Minh Xuân (2010).
Các phương pháp đo và tính các chỉ tiêu được xây dung theo tài liệu “Thong
kê trong Lâm nghiệp” Nguyễn Minh Cảnh (2009)
Điều tra hiện trang cây xanh theo các chỉ tiêu: Đường kính cây tại vi trí 1,3
m (D,3), chiều cao vat ngọn (Hvn), đánh giá phâm chat cây theo phẩm chat A, B, C
Chiều cao vút ngọn (Hvn) sử dụng phương pháp đo cao bằng gậy đo cao như
sau: Cầm gậy đo cao vuông góc với mặt đất, lựa chọn vị trí thích hợp qua việc đichuyền về phía trước hay lùi lại sao cho đầu gậy đo nằm đúng vị trí ngọn cây theomột đường thang, dừng lại đo khoảng cách từ chỗ đứng thích hợp đến thân cây
15
Trang 28Chiều cao của thân cây được tính bang công thức h = a + a’ Trong đó a làkhoảng cách từ người đo đến thân cây, a’ là khoảng cách từ vai người đo đến mặtđất.
Đường kính than cây tại vi trí 1,3 m (D;3): dùng thước dây dé đo chu vi câytại vi trí 1,3 m, sau đó dùng công thức C; 3; = Dị ;*3,14 từ đó, suy ra đường kính Dị;
= C,3/3,14 trong đó, C¡ + là chu vi thân cây tại vi tri 1,3 m.
Xác định tọa độ không gian của cây bằng cách dùng máy định vị tọa độ GPShoặc phần mềm Locus map để lấy tọa độ từng cây trên các tuyến đường với sai số
dưới 5 m.
Các thông tin thu thập được diễn giải trong bảng hướng dẫn phiếu kiểm kê
cây xanh đường phố (phụ lục 2)
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập các thông tin liên quan thông qua việc đi thực địa, Internet, sách.
Thu thập bản đồ hiện trạng khu vực nghiên cứu
Tổng hợp và phân tích các tài liệu tham khảo
3.2.3 Phương pháp đánh giá
Đánh giá hiện trạng và tình hình sinh trưởng, phát triển của cây xanh dựa vàokết quả điều tra (phụ lục 1)
Chất lượng cây ngoài thực địa được đánh giá dựa vào hình thái của thân và
trạng thái tán lá Phân chia thành 4 cấp chất lượng như sau:
A Tốt: cây có tàn lá day đủ, đều, không sâu bệnh, vỏ nhẫn, màu sắc lá tươitốt (đối với cây thường xanh), cây đâm chỗi nay lộc tốt (đối với cây rung lá) Không
có dấu hiệu bị xâm hại
B Trung bình: Cây bị xâm hại, các dấu hiệu suy giảm sức sống xuất hiện, cóthế bị cắt tỉa một số cành nhưng tán còn tròn đều, lá có màu sắc tươi tốt, thân không
bị sâu bệnh, có u nắm nhưng không ảnh hưởng đến hình dạng thân cây
C Xấu: Suy giảm sức sống rõ rệt, cành nhánh bị cắt tỉa nhiều, tán không đềunhưng van còn tác dụng che bóng, sâu bệnh, thân bị biến dang do có nhiều u nam
16
Trang 29D Rất xấu: Cành bị gãy hay cắt tỉa nhiều, tán lá bị vỡ không tác dụng che
bóng, giảm sức sống nghiêm trọng, không thé phục hồi
Mức độ nguy hiểm của cây được phân chia thành 4 cấp độ:
A Không nguy hiểm: Thân cây thắng, các lỗi về cơ học còn nhẹ và có thêphục hồi được; đặc tính cơ học của cây chưa bị xâm hại Có thé có bạnh vè và rễ nỗinhưng không ảnh hưởng đến đường giao thông và các công trình khác lân cận
B Ít nguy hiểm: Cây bị xâm hai, cây nghiêng, gốc cây có bạnh vè và rễ nôi
đã ảnh hưởng đến công trình khác: đường giao thông, tường nhà, hàng rào
C Nguy hiểm: Các xâm hại được xác định là nghiêm trọng và cây nghiêng
đến mức nguy hiểm Vẫn có thé giữ được cây, nhưng cây có thé ngã nếu có tắcđộng lớn Cần theo dõi thường xuyên Banh vè và rễ nổi đã ảnh hưởng đến các công
trình xây dựng, làm nứt mặt đường, hè phố nhưng chưa nghiêm trọng
D Rất nguy hiểm: Cây nghiêng đến mức cực kì nguy hiểm, có thể ngã nếu
có gió lớn Cây bị nhiều vết xâm hại và không có khả năng phục hồi
Theo Thông tư 20/BXD - 2005 của Bộ Xây dựng, ta có thể phân loại câyxanh theo các cấp như sau:
Cây loại 1 (H1): Hvn <= 6 m, cây chưa phát huy tác dụng.
Cây loại 2 (H2): 6 m < Hvn <= 12 m, cây phát huy tác dụng.
Cây loại 3 (H3): Hvn > 12 m, cây phát huy tác dụng.
Phân loại cây xanh theo đường kính
DI0: DI,3 <= 10 cm cây nhỏ.
D20: 10 em < D1.3 <= 30 cm, cây trung niên.
D40: 30 cm < D1.3 <= 50 cm, cây trung niên.
D60: 50 cm < D1.3 <= 70 em, cây gần thành thục
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu và GIS
Sử dung phần mềm Excel nhập tat cả các thông tin của từng cây xanh, sau đó
sử dụng hệ thống thông tin địa ly (GIS) bằng phần mềm MapInfo Pro 15.0 lậpCSDL 16 (không gian, thuộc tính) về cây xanh đường phố
17
Trang 30Sử dụng các chức năng truy vấn nhanh, truy vấn Query dé đưa ra các kết quaphục vụ cho công tác quản lý, chăm sóc hệ thống cây xanh tại phường Dĩ An,Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Kết hợp với Google Earth: xuất thông tin về cây xanh đường phố ở phường
Dĩ An sang các tập tin “.KML” bằng công cụ Google Earth Link Tập tin dữ liệuđược đưa vào Google Earth đề thực hiện vị trí cây xanh cùng thông tin của cây trên
ban do vệ tinh thuận tiện cho việc quy hoạch và chia sẽ với mọi người.
18
Trang 31Chương 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng cây xanh đô thị tại khu vực nghiên cứu
4.1.1 Danh mục các loài cây xanh tại khu vực nghiên cứu
Kết quả điều tra danh mục các loài cây tại khu vực nghiên cứu được thê hiện
qua các Bảng 4.1 và 4.2:
Bảng 4.1: Danh mục loài thân gỗ tại khu vựa nghiên cứu
STT Tên Tên khoa học Họ Ho khoa học
1 Hoa sữa Alstonia scholaris Ho Truc dao Apocynaceae
2 Viết Mimusops elengi Họ Hồng xiém Sapotaceae
3 Dầu rái Dipterocarpus Ho Dau Dipterocarpaceae
alatus
4 Bang đài loan Terminalia mantaly Ho Bang Combretaceae
5 Xà cừ Khaya senegalensis Họ Xoan Meliaceae
6 Lim xet Peltophorum Ho Dau Fabaceae
pterocarpum
Ÿ Phượng vĩ Delonix regia Ho Dau Fabaceae
8 Bang lăng Lagerstroemia Họ Bang lang Lythraceae
nước speciosa
19
Trang 32Bang 4.2: Phân bé số lượng cây, cá thé trên từng tuyến đường
Lý
Thường Nguyễn Thống
STT Tên cây Kiệt Trai S610 S618 Nhất Tổng N%
1 Bang Dai Loan 1 1 0,11
2 Bang lang tim 107 107 11,54
Tổng số cây điều tra được trên 5 tuyến đường là 927 cây, có tất cả 8 loài cây
thuộc 7 họ khác nhau Trong đó: họ Đậu có 2 loài Còn lại họ Trúc đào, họ Hồngxiêm, họ Dầu, họ Xoan, họ Bằng lăng chỉ có 1 loài Nhìn chung không nhiều loàicây, tuy nhiên mỗi tuyến đường sẽ có từ những loài cây cố định và chiếm số lượngkhông đồng đều Họ Xoan có số lượng nhiều nhất với 281 cây, kế đến là họ Trúcđào (220 cây), họ Hồng xiêm (213 cây) có số lượng ít nhất là họ Bàng chỉ có 1
cây.
Trong đó đường Lý Thường Kiệt và đường Thống Nhất chiếm số lượng cây
nhiều nhất trên 5 tuyến đường Nhưng xét về sự đa dạng loài thì đường số 10 có sự
đa dạng loài nhất (5 loài); còn đường Nguyễn Trãi, đường số 18, đường Thống Nhất
có 3 loài; thấp nhất là đường Lý Thường Kiệt với 2 loài Loài cây được trồng nhiềunhất là Xà cừ, Hoa sữa và Viết được trồng nhiều ở các tuyến đường : đường LýThường Kiệt, đường Thống Nhất Loài cây được trồng ít nhất là Bàng đài loan (1cây), Phượng vĩ (2 cây) và Dầu rái (11 cây) với các tuyến đường : đường số 18,
20
Trang 33đường số 10 và đường Thống Nhất Từ đó cho biết sự đa dạng loài ở khu vực điều
tra tương đối cao nhưng số lượng không được phân bé đồng đều
Bang 4.3: Số lượng cây phân bố và chiều dài tuyến đường
STT Tên đường Chiều dài tuyên đường(m) Số lượngcây N%
Trang 34Số lượng cây phân bố và chiều dài tuyến đường tương đối tỷ lệ thuận vớinhau thông qua Biểu đồ 4.1 Kết quả điều tra thực tế trên tuyến đường thấy cự ly
các cây đa số cách nhau trung bình từ 7 - 8m Từ đó cho thấy mật độ trồng được bố
trí khá phù hợp và đảm bảo khoảng cách cự ly cây hợp lý Tuy nhiên, do chiều đàicông của các nhà máy có ở mỗi tuyến đường là khác nhau nên dẫn đến sự thiếu sótcây một vài chỗ nhỏ nhưng không đáng kể
4.1.2 Phân bố số cây theo cấp chiều cao và cấp đường kính
4.1.2.1 Phân bố cây theo cấp chiều cao (N/Hvn)
Bảng 4.4: Phân bố % tổng số lượng cây theo Hvn trên tuyến đường số 10
STT Cậndưới Cậntrên Trịsô giữa N N% Đặc trưng thông
Trang 35Biéu đồ 4.2: Phân bố % tổng số lượng cây theo Hvn trên tuyến đường số 10
Từ Bảng 4.4 và Biểu đồ 4.2 trên cho thấy phân bố % tổng số lượng cây theo
chiều cao có đạng 2 đỉnh ở giữa với chiều cao trung bình của các loài cây trên tuyếnđường số 10 là 13,65 m Trong đó, số cây có chiều cao thấp nhất là 2 cây (Hvn = 5
m) và chiếm 1,4%, số cây có chiều cao cao nhất là 1 cây (Hvn = 23 m) và chiếm0,7% Da số cây nằm trong 2 khoảng: khoảng từ 10 — 14 m có 42 cây và chiếm30,5%, khoảng từ 14 — 18 m có 52 cây và chiếm 37,7% Qua Biéu đồ 4.2 cho thay
số cây còn lại có sự phân bó % tổng số lượng cây theo chiều cao không đồng đều ởphía bên trai của đỉnh và phía bên phải thì giảm dan Sự biến động về chiều cao cácloại cây trên tuyến đường số 10 tương đối lớn (Cv = 24,20%) Sự biến động này chothấy được là do thành phần cây trồng ở đây không trồng cùng năm và có một sốthành phần cây đã có sự can thiệp nhằm cải tạo lại cây cũng như đảm bảo mỹ quan
đô thị Cây trên tuyến đường số 10 được cải tạo qua các năm trồng với chiều dàituyến đường 1700 m va số cây hiện tại có là 138 cây Vì vậy, có thé trồng bổ sungthêm từ 20 - 30 cây để đảm bảo cự ly cây trồng
23
Trang 36Bang 4.5: Phân bố % tổng số lượng cây theo Hvn trên tuyến đường số 18
STT Cậndưới Cậntrên Triségita N N% Đặc trưng thống kê
Trang 37Qua Bảng 4.5 và Biểu đồ 4.3 cho thấy phân bố % tổng số lượng cây theochiều cao có dang 2 đỉnh, chiều cao trung bình của các loài cây trên tuyến đường số
18 là 11,27 m Trong đó, số cây có chiều cao thấp nhất là 6 cây (Hvn = 5 m) vàchiếm 5,1%, số cây có chiều cao cao nhất là 1 cây (Hvn = 23 m) và chiếm 0,8%.Dựa vào Biểu đồ 4.3 thấy, đa số cây nằm trong khoảng 6 - 10 m bên trái Biéu đồ có
61 cây chiếm 51,7% và số cây nằm trong khoảng 16 - 20 m bên phải Biểu đồ có 37cây chiếm 31,3% Số cây còn lại chủ yếu nằm ở giữa Biểu đồ và giảm dần về bênphải Biểu đồ Sự biến động về chiều cao các loài cây trên tuyến đường số 1§ chothấy sự thay đổi lớn (Cv = 41,41%) Do thành phần cây trồng ở tuyến đường nàykhông cùng năm trồng và có sự cải tạo thông qua quá trình chăm sóc cây cũng như
dé cải thiện vẻ đẹp mỹ quan đô thị trên tuyến đường Cây trên tuyến đường được cải
tạo qua các năm trồng với chiều dài tuyến đường 700 m va số cây hiện có là 118cây So với tuyến đường số 10 thì tuyến đường số 18 có mật độ cây dày hơn và đảm
bảo cự ly cây xanh đô thị.
Bang 4.6: Phân bố % tổng số cây theo Hvn trên tuyến đường Thống Nhat
STT Cậndưới Cậntrên Trịsô giữa N N% Đặc trưng thông kê
Trang 38cây trên tuyến đường Thống Nhất là 12,45 m Trong đó, số cây có chiều cao thấp
nhất là 10 cây (Hvn = 7 m) và chiếm 3,8%, số cây có chiều cao cao nhất là 1 cây(Hvn = 25 m) và chiếm 0,4% Da số cây nằm trong khoảng 6 - 10 m bên trái Biểu
đồ có 68 cây chiếm 25,7% và số cây nằm trong khoảng 14 - 18 m bên phải Biéu đồ
có 80 cây chiếm 30,2% Thông qua Biểu đồ 4.4 thấy số cây còn lại có sự phân bốkhông đều: 1 phần đang xen kẽ 2 đỉnh, 1 phần giảm dần về bên phải Sự biến động
về chiều cao các loài cây trên tuyến đường Thống Nhất là tương đối lớn (Cv =32,44%) Sự biến động này cho thấy được là do thành phan cây trồng ở tuyến
đường này không cùng năm trồng Cây trên tuyến đường được cải tạo qua các năm
trồng với chiều đài tuyến đường 2000 m và số cây hiện có là 265 cây Theo khảo sátthực tế, kết quả cho thấy do tuyến đường Thống Nhất có nhiều công của các nhàmáy với chiều dài công khác nhau nên số lượng cây trồng 2 bên đường phân bốkhông đều Tuy nhiên cũng cần trồng thêm 15 - 20 cây dé đảm bao cự ly cây xanh
đô thị.
26
Trang 39Bang 4.7: Phân bố % tổng số lượng cây theo Hvn trên tuyến đường Nguyễn TrãiSTT Cậndưới Cậntrên Trịsô giữa N N% Đặc trưng thông
Trang 40Qua Bảng 4.7 và Biểu đồ 4.5 cho thấy sự phân bố % tổng số lượng cây theochiều cao có dạng 1 đỉnh nằm ở giữa với chiều cao trung bình của các loài cây trêntuyến đường Nguyễn Trãi là 17,05 m Trong đó, số cây có chiều cao thấp nhất là 1
cây (Hvn = 8 m) và chiếm 0,8%, số cây có chiều cao cao nhất là 10 cây (Hvn = 26
m) và chiếm 8,4% Nhìn vào Biểu đồ 4.5 thấy được đa số cây chủ yếu đang nằmtrong khoảng từ 13 - 17 m với tổng số cây là 76 cây và chiếm 53,9% Số cây còn lại
phân bố không đều về 2 bên của đỉnh Sự biến động về chiều cao các loài cây trên
tuyến đường Nguyễn Trãi tương đối lớn (Cv = 19,89%) Sự biến động này thé hiệnrằng thành phần cây trồng ở tuyến đường này không cùng năm trồng Cây trêntuyến đường được cải tạo qua các năm trồng với chiều dài 1200m và số cây hiện có
là 119 cây Vì vậy, cần trồng thêm 5 - 10 cây để đảm bảo cự lý cây xanh đô thị.Bảng 4.8: Phân bố % tổng số lượng cây theo Hvn trên tuyên đường Lý Thường