5.1 Kết luận
Với nhịp sống hiện đại như hiện nay, quá trình phát triển kinh tế xã hội phát triển một cách nhanh chóng đã kéo sự gia tăng ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc trồng cây xanh là cần thiết cho các thành phố đông dân cư.
Đề tài đã điều tra và xử lý số liệu cho kết quả về hiện trạng cây xanh trên 5 tuyến đường tại phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Binh Dương.
5.1.1 Về danh mục, số lượng loài cây và cách thức quy hoạch xanh đô thị
Với tổng số cây là 927 cây gồm 8 loài khác nhau, các loài có số lượng nhiều như Xà cir chiếm 30,31% (281 cây), Hoa sữa chiếm 23,73% (220 cây), Viết chiếm 22,98% (213 cây). Một số loài khác có số cây tương đối ít như Bằng lăng tím, Lim xet, Dau rai... xuất hiện ít cây nằm trong khu vực nghiên cứu.
Đường Nguyễn Trãi có chiều cao trung bình cao nhất là 17,05 m. Nhưng đường số 10 lại có đường kính trung bình cao nhất là 53,40 cm.
Phẩm chất cây xanh trên 5 tuyến đường tại phường Dĩ An gồm 629 cây có phẩm chat A và chiếm 67,85%, 274 cây có phẩm chat B và chiếm 29,56%, còn lại 24 cây có pham chất C và chiếm 2,59%. Từ kết quả này rút ra nhận xét rằng, cây xanh trên 5 tuyến đường tại phường Dĩ An còn nhiều cây bị bệnh, phát triển chưa đều về đường kính và chiều cao cây.
Số lượng cây nhiều nhất ở tuyến đường Lý Thường Kiệt với 287 cây thuộc 2 loài khác nhau, với chiều dai tuyến đường là 2700 m. Nhìn chung số cây tương đối tỉ lệ thuận với chiều dài tuyến đường.
Š7
5.1.2 Xây dựng, quản lý dữ liệu cây xanh bằng GIS phục vụ công tác quản lý hệ thống cây xanh đường phố
Xây dựng được CSDL không gian (Tên cây, chiều cao, chu vi, phẩm chất, vị trí, hình ảnh) cho 927 cây thân gỗ trên 5 tuyến đường (Số 10, Số 18, Thống Nhất, Nguyễn Trãi, Ly Thường Kiệt) tại phường Di An, thành phố Dĩ An, tinh Bình
Dương.
Xác định được các công cụ hỗ trợ như: Mapinfo, Google Earth Pro, Locus map (android), MapPlus (IOS)... từ đó có thé loc dữ liệu, cập nhật thông tin, hiển thị vị trí cây trên bản đồ dé việc quản lý chăm sóc được nhanh chóng, chính xác hơn.
Hệ thống cơ sở dữ liệu này có thé cập nhật được những thông tin mới nhất của từng cây xanh. Đây là một việc rất quan trọng vì các thông tin về cây xanh luôn luôn cập nhật để nhà quan lý có thé nắm bắt được những thông tin mới nhất đồng thời bằng các phép phân tích không gian của công nghệ GIS người quản lý có thể giải được các bài toán về quy hoạch và bồ trí không gian cây xanh một các tối ưu mà cần rất ít
chi phí cũng như nhân công.
5.2 Kiến nghị
Do hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như nguồn dữ liệu nên đề tài vẫn còn tồn tại những mặt sau:
- Chưa hoàn thiện về dữ liệu thuộc tính của cây xanh, dữ liệu thu thập chưa có độ chính xác cao do dụng cụ thu thập còn hạn chế.
- Phần mềm ứng dụng còn nhiều khó khăn với người dùng do phải cài đặt nhiều phần mềm hỗ trợ khác.
- Tác giả còn hạn chế về mặt kĩ thuật sử dụng GIS do chưa có nhiều thời gian tìm hiểu sâu.
Đề đề tài hoàn thiện và ứng dụng một cách hiệu quả hơn vào thực tế, cần nghiên cứu và phát triển thêm các nội dung sau:
- Bảo trì, bảo dưỡng cây xanh: cắt tỉa cành nhánh, tưới nước và bón phân định kỳ, vệ sinh cảnh quan, công tác phòng trừ sâu bệnh, công tác trồng dặm và cậm cọc để bảo vệ cây con không bị bất gốc do mưa bão.
58
- Có hệ thống định vị trí cây chính xác, không bị lệch khá nhiều và theo dõi cây trên các thiết bị di động dé công tác chăm sóc dé dàng hơn.
- Tiến hành điều tra thường xuyên các loài cây phâm chất kém trên các tuyến đường tại phường Dĩ An dé tiến hành các biện pháp chăm sóc, phục hồi. Cập nhật dữ liệu không gian định kì 2 lần/năm dé quản lý hiệu qua hơn.
- Nghiên cứu thêm các loài cây trồng phù hợp có pham chất khỏe mạnh hơn, it bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh. Vì loài Viết và Hoa sữa tại khu vực nghiên cứu bị sâu bệnh khá nhiều và cần phải thay thế trong tương lai.
- Tiếp tục nghiên cứu, cập nhật cơ sở dit liệu vì cây xanh sinh trưởng và phát triển
thay đôi theo thời gian.
59