3.1 Nội dung nghiên cứu
Dé làm sáng tỏ những mục tiêu của nghiên cứu này, đề tài cần giải quyết các vấn đề sau:
- Điều tra danh mục cây xanh tại khu vực (Tên loài, tên khoa học, C¡a, Hy, Hạc, phẩm chat, tọa độ GPS từng cây... ).
- Hiện trạng cây xanh tại các tuyến đường chính.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu bằng ứng dụng hệ thống thông tin (GIS) dé phục vụ cho công tác quản lý cây xanh đường phố.
- Đề xuất giải pháp về việc chăm sóc cây xanh đô thị tại phường Dĩ An, Thành phố
Di An, tỉnh Bình Dương.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp điều tra
Đánh số cây thân gỗ ở một số tuyến đường chính tại phường Dĩ An.
Điều tra và định danh loài cây: Tên tiếng việt, tên latinh, họ... theo tài liệu
“Bài giảng thực vật rừng” theo Phan Minh Xuân (2010).
Các phương pháp đo và tính các chỉ tiêu được xây dung theo tài liệu “Thong kê trong Lâm nghiệp” Nguyễn Minh Cảnh (2009).
Điều tra hiện trang cây xanh theo các chỉ tiêu: Đường kính cây tại vi trí 1,3 m (D,3), chiều cao vat ngọn (Hvn), đánh giá phâm chat cây theo phẩm chat A, B, C.
Chiều cao vút ngọn (Hvn) sử dụng phương pháp đo cao bằng gậy đo cao như sau: Cầm gậy đo cao vuông góc với mặt đất, lựa chọn vị trí thích hợp qua việc đi chuyền về phía trước hay lùi lại sao cho đầu gậy đo nằm đúng vị trí ngọn cây theo một đường thang, dừng lại đo khoảng cách từ chỗ đứng thích hợp đến thân cây.
15
Chiều cao của thân cây được tính bang công thức h = a + a’. Trong đó a là khoảng cách từ người đo đến thân cây, a’ là khoảng cách từ vai người đo đến mặt đất.
Đường kính than cây tại vi trí 1,3 m (D;3): dùng thước dây dé đo chu vi cây
tại vi trí 1,3 m, sau đó dùng công thức C; 3; = Dị ;*3,14 từ đó, suy ra đường kính Dị;
= C,3/3,14 trong đó, C¡ + là chu vi thân cây tại vi tri 1,3 m.
Xác định tọa độ không gian của cây bằng cách dùng máy định vị tọa độ GPS hoặc phần mềm Locus map để lấy tọa độ từng cây trên các tuyến đường với sai số
dưới 5 m.
Các thông tin thu thập được diễn giải trong bảng hướng dẫn phiếu kiểm kê cây xanh đường phố (phụ lục 2).
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập các thông tin liên quan thông qua việc đi thực địa, Internet, sách.
Thu thập bản đồ hiện trạng khu vực nghiên cứu.
Tổng hợp và phân tích các tài liệu tham khảo.
3.2.3 Phương pháp đánh giá
Đánh giá hiện trạng và tình hình sinh trưởng, phát triển của cây xanh dựa vào kết quả điều tra (phụ lục 1).
Chất lượng cây ngoài thực địa được đánh giá dựa vào hình thái của thân và trạng thái tán lá. Phân chia thành 4 cấp chất lượng như sau:
A. Tốt: cây có tàn lá day đủ, đều, không sâu bệnh, vỏ nhẫn, màu sắc lá tươi tốt (đối với cây thường xanh), cây đâm chỗi nay lộc tốt (đối với cây rung lá). Không có dấu hiệu bị xâm hại.
B. Trung bình: Cây bị xâm hại, các dấu hiệu suy giảm sức sống xuất hiện, có thế bị cắt tỉa một số cành nhưng tán còn tròn đều, lá có màu sắc tươi tốt, thân không bị sâu bệnh, có u nắm nhưng không ảnh hưởng đến hình dạng thân cây.
C. Xấu: Suy giảm sức sống rõ rệt, cành nhánh bị cắt tỉa nhiều, tán không đều nhưng van còn tác dụng che bóng, sâu bệnh, thân bị biến dang do có nhiều u nam.
16
D. Rất xấu: Cành bị gãy hay cắt tỉa nhiều, tán lá bị vỡ không tác dụng che bóng, giảm sức sống nghiêm trọng, không thé phục hồi.
Mức độ nguy hiểm của cây được phân chia thành 4 cấp độ:
A. Không nguy hiểm: Thân cây thắng, các lỗi về cơ học còn nhẹ và có thê phục hồi được; đặc tính cơ học của cây chưa bị xâm hại. Có thé có bạnh vè và rễ nỗi nhưng không ảnh hưởng đến đường giao thông và các công trình khác lân cận.
B. Ít nguy hiểm: Cây bị xâm hai, cây nghiêng, gốc cây có bạnh vè và rễ nôi đã ảnh hưởng đến công trình khác: đường giao thông, tường nhà, hàng rào...
C. Nguy hiểm: Các xâm hại được xác định là nghiêm trọng và cây nghiêng đến mức nguy hiểm. Vẫn có thé giữ được cây, nhưng cây có thé ngã nếu có tắc động lớn. Cần theo dõi thường xuyên. Banh vè và rễ nổi đã ảnh hưởng đến các công trình xây dựng, làm nứt mặt đường, hè phố nhưng chưa nghiêm trọng.
D. Rất nguy hiểm: Cây nghiêng đến mức cực kì nguy hiểm, có thể ngã nếu có gió lớn. Cây bị nhiều vết xâm hại và không có khả năng phục hồi.
Theo Thông tư 20/BXD - 2005 của Bộ Xây dựng, ta có thể phân loại cây xanh theo các cấp như sau:
Cây loại 1 (H1): Hvn <= 6 m, cây chưa phát huy tác dụng.
Cây loại 2 (H2): 6 m < Hvn <= 12 m, cây phát huy tác dụng.
Cây loại 3 (H3): Hvn > 12 m, cây phát huy tác dụng.
Phân loại cây xanh theo đường kính DI0: DI,3 <= 10 cm cây nhỏ.
D20: 10 em < D1.3 <= 30 cm, cây trung niên.
D40: 30 cm < D1.3 <= 50 cm, cây trung niên.
D60: 50 cm < D1.3 <= 70 em, cây gần thành thục.
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu và GIS
Sử dung phần mềm Excel nhập tat cả các thông tin của từng cây xanh, sau đó sử dụng hệ thống thông tin địa ly (GIS) bằng phần mềm MapInfo Pro 15.0 lập CSDL 16 (không gian, thuộc tính) về cây xanh đường phố.
17
Sử dụng các chức năng truy vấn nhanh, truy vấn Query dé đưa ra các kết qua phục vụ cho công tác quản lý, chăm sóc hệ thống cây xanh tại phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Kết hợp với Google Earth: xuất thông tin về cây xanh đường phố ở phường Dĩ An sang các tập tin “.KML” bằng công cụ Google Earth Link. Tập tin dữ liệu được đưa vào Google Earth đề thực hiện vị trí cây xanh cùng thông tin của cây trên
ban do vệ tinh thuận tiện cho việc quy hoạch và chia sẽ với mọi người.
18
Chương 4