1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuyen đề thể duc

10 1,2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 116 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT TAM KỲ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG BỘ MÔN THỂ DỤC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc * * * Tam Kỳ, ngày 8 tháng 12 năm 2009 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MÔN THỂ DỤC - Căn cứ kế hoạch năm học 2009 - 2010; Căn cứ công văn số 369/PGD&ĐT của Phòng GD&ĐT Thành phố Tam Kỳ ngày 01 tháng 10 năm 2009 về việc tổ chức hoạt động của Hội đồng bộ môn cấp Tiểu học năm học 2009 - 2010; - Tổ bộ môn thể dục xây dựng chuyên đề “Dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Thể dục” như sau: A. Thực trạng chung về dạy học môn Thể dục : I. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nên các trường đều có giáo viên chuyên sâu dạy Thể dục. - Giáo viên nhiệt tình giảng dạy, yêu mến học sinh. - Đa số học sinh ham thích học môn Thể dục. - Sách giảng dạy Thể dục có hai chức năng vừa là sách hướng dẫn vừa là sách làm tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng, kĩ thuật cơ bản các nội dung của môn kỹ thuật. Bên cạnh đó, sách còn hướng dẫn cách triễn khai, tổ chức cho HS luyện tập để hình thành kĩ năng cơ bản, giúp giáo viên thực hiện được bài giảng một cách khoa học và đảm bảo an toàn cho HS. - Khi thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, GV xác định được những nội dung cơ bản, cần thiết của mỗi tiết dạy, mức độ cần đạt tùy theo từng đối tượng HS. - Chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ môn vừa sức học sinh và thuận lợi cho các vùng miền. II. Những khó khăn: - Thiết bị phục vụ dạy học còn thiếu nhiều, đa số trường đều không có sân chơi, bãi tập riêng. Vài trường có 02 04 cơ sở mà chỉ có 01 GV Thể dục; có nơi sân trường ẩm ướt nên không thuận tiện trong việc dạy học . - Nội dung các tiết học tự chọn chưa có sự thống nhất giữa các trường. - Không có sách giáo khoa Thể dục cho học sinh. -Trình độ GV dạy thể dục chưa đồng đều, có GV chưa được đào tạo chính quy, hoặc do diện dôi dư đưa ra lớp. - Khả năng tiếp thu của học sinh chưa đồng đều (Vì đây là môn năng khiếu). - Đa số phụ huynh học sinh ít quan tâm đến sự đầu tư phát triển năng khiếu cho các em nên còn gặp nhiều trở ngại trong việc giảng dạy. - Đa số các trường gặp khó khăn trong việc giảng dạy khi trời quá nắng hoặc mưa. B. Dạy học và đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Thể dục: 1 I. Mục tiêu của môn Thể dục: Môn Thể dục Tiểu học nhằm giúp học sinh: - Có sự tăng tiến về sức khỏe, thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi, giới tính. - Biết được một số kiến thức, kỹ năng để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực. *- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, nếp sống lành mạnh, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao và giữ gìn vệ sinh. *- Biết vận dụng ở mức độ nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trong nhà trường và ngoài nhà trường. II. Giới thiệu Hướng dẫn chung về Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Thể dục: Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Thể dục đối với từng lớp ở Tiểu học đã được quy định tại Chương trình GDPT- cấp Tiểu học (ban hành kèm theo quyết định số 16 /2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 cuả Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có những văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình và chỉ đạo dạy học phù hợp với đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau, như: Công văn 896/BGDĐT-GDTH ngày 13-2-2006 về Hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học; Công văn 9832/BGĐT- GDTH ngày 01-9-2006 về Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1,2,3,4,5, nhưng không ít giáo viên vẫn lúng túng khi vận dụng chương trình để dạy học cho các đối tượng học sinh khác nhau Để tạo điều kiện cho GV và cán bộ quản lý, chỉ đạo chuyên môn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn Bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở tiểu học ( trong đó có môn Thể dục). Đây là giải pháp cơ bản trong hệ thống các giải pháp đảm bảo cho việc dạy học ở Tiểu học đạt mục tiêu đề ra, góp phần khắc phục tình trạng “quá tải” trong trong giảng dạy, từng bước ổn định và nâng cao chất lượng Tiểu học. Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Thể dục được soạn theo kế hoạch dạy học quy định và dựa theo các bài học trong sách hướng dẫn đang được sử dụng Đối với từng bài học trong SGV, tài liệu để cập tới nội dung Yêu cầu cần đạt . Đây là yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả HS cấn phải đạt được sau tiết học. Để đảm bảo thực hiện được yêu cầu cần đạt được của các em sau khi GV đã tổ chức cho HS tập luyện. Đây là các bài tập, kĩ năng cơ bản, thiết yếu phải hoàn thành đối với mỗi học sinh ở mọi vùng, miền của cả nước. Như vậy, nội dung cơ bản của tài liệu nhằm giúp GV có cơ sở xác định yêu cầu cần đạt đối với HS ở mỗi giai đoạn; các nội dung cần dạy và tổ chức cho HS luyện tập theo SGV để đảm bảo mọi HS đều đạt Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Thể dục trong chương trình. Riêng với những nơi có điều kiện thuận lợi hoặc đối với học sinh có khả năng vận động, tập luyện tốt (khá, giỏi) GV có thể nâng cao thêm yêu cầu để các em có cơ hội thể hiện khả năng của mình. Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Thể dụcthể được coi là cơ sở pháp lí cho công tác quản lí, chỉ đạo việc dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở từng lớp, đồng thời định hướng cho giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình Thể dục. Cột ghi chú ngoài việc chú thích để làm rõ hơn Chuẩn kiến thức, kỹ năng và những nội dung cần hướng dẫn cụ thể hoặc chi tiết hơn, còn đề cập tới các nội dung đã được giảm yêu cầu hoặc chuyển sang các lớp khác. 2 So với chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình GDPT cấp Tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, yêu cầu cần đạt theo Hướng dẫn mới có nhẹ hơn. 2/ Nội dung dạy học từng lớp: LỚP 1: 1tiết/ tuần X 35 tuần = 35tiết 1. Đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng. Tư thế đứng nghiêm, đứng nghĩ. Quay phải, quay trái( nhận biết hướng sau đó xoay ngưòi sang hướng theo khẩu lệnh). Điểm số từ 1 đến hết(theo tổ). Dán hàng ngang, dồn hàng. Đi thường theo nhịp ( 1-4 hàng dọc). 2. Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản. Tư thế đứng cơ bản. Đứng đua hai tay ra trước ( dang ngang, chếch cao). Đứng kiễng gót, hai tay chống hông(dang ngang). Đứng đưa một chân ra trước( sang ngang, ra sau). Đứng hai chân rộng bằng vai, hai bàn chân thẳng hướng phía trước, hai tay đưa ra trước(dang ngang, chếch cao). 3. Bài tập thể dục phát triển chung: Bài 7 động tác nhằm rèn luyện các nhóm cơ khớp chính của cơ thể và phát triển thể lực chung. 4. Trò chơi vận động: Học 6-8 trò chơi rèn luyện khả năng hô hấp, định hướng và các kĩ năng đi, chạy và bật – nhảy(Ưu tiên các trò chơi dân gian có lời đồng dao) LỚP 2: 2tiết/tuần x 35 tuần = 70tiết 1. Đội hình đội ngũ: Quay phải, quay trái. Điểm số 1-2, 1-2 đến hết theo hàng dọc. Cách chào, báo cáo, xin phép ra – vào lớp. 2. Bài thể dực phát triển chung: Bài 8 động tác có kế thừa và nâng cao hơn lớp 1 nhằm rèn luyện các nhóm cơ khớp chính của cơ thể và phát triển thể lực chung. 3. Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản: Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông. Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. Đi kiểng gót hai tay chống hông. Đi nhanh chuyển sang chạy 4. Trò chơi vận động: Học 8-10 trò chơi rèn luyện khả năng hô hấp và các kỉ năng đi, chạy, nhảy, ném(Ưu tiên các trò chơi dân gian có lời đồng dao). LỚP 3: 2tiết/ tuần x 35 tuần = 70tiết 1. Đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Đi đều ( theo 1- 4 hàng dọc), đứng lại. 2. Bài thể dục phát triển chung: Bài 8 động tác có độ khó hơn ở các lớp 1- 2 và có thể tập với dụng cụ nhẹ như: cờ, hoa, khăn… 3. Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản: Đi vượt chướng ngại vật(thấp). Đi chuyển hướng ( phải, trái). Nhảy dây kiểu chụm hai chân có và không có nhịp đệm . Tung và bắt bóng cá nhân. Tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người( tại chỗ. Di chuyển) 3 4. Trò chơi vận động: học 8-10 trò chơi rèn luyện khả năng hô hấp, định hướng và các kĩ năng đi, chạy, nhảy, ném, thăng bằng, mang vác( Ưu tiên các trò chơi dân gian và có lời đồng dao) LỚP 4: 2tiết/ tuần x 35 tuần = 70 tiết 1. Đội hình đội ngũ: Quay sau. Đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại 2. Bài thể dục phát triển chung: Bài 8 động tác có độ khó hơn các lớp 1,2,3 và có thể tập tay không hoặc với cờ, hoa, vòng, gậy… 3. Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản: Di chuyển tung và bắt bóng theo nhóm. Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Bật xa. Phối hợp chạy, nhảy, mang vác ,… 4. Trò chơi vận động: học 8-10 trò chơi đi, chạy, bật – nhảy, thăng bằng, mang vác, leo treo,… 5. Môn thể thao tự chọn a. Đá cầu: Tâng cầu. Chuyền cầu. Chuyền cầu theo nhóm. b. Ném bóng(150g): Cách cầm bóng – tư thế đứng chuẩn bị. Phối hợp cầm bóng – đứng chuẩn bị - ngắm đích – ném vào đích. Một số động tác bổ trợ và phát triển thể lực. LỚP 5: 2tiết/ tuần x 35 tuần = 70 tiết 1. Đội hình đội ngũ: đổi chân khi đi đều sai nhịp. Ôn tập, nâng cao những kiến thức, kĩ năng đã học từ lớp 1 đến lớp 4. 2. Bài thể dục phát triển chung: bài 8 động tác có độ khó hơn các lớp 1,2,3,4 và có thể tập tay không hoặc với cờ, hoa, vòng, gậy. 3. Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản: Bật cao. Phối hợp chạy – bật cao. 4. Trò chơi vận động: học 6-8 trò chơi về chạy, bật – nhảy, mnag vác, ném, leo trèo để tiếp cận với các môn thể thao, trong đó có thò chơi phối hợp từ 2 đến 3 hoạt động( trong mỗi trò chơi). 5. Môn thể thao tự chọn a. Đá cầu: Tâng cầu bằng mu bàn chân. Phát cầu bằng mu bàn chân b. Ném bóng trúng đích: Ném bóng 150g trúng đích( tại chỗ, di chuyển). Cách cầm bóng - đứng ném rổ bằng hai tay. Cách cầm bóng – đứng ném rỗ bằng một tay Ví dụ: lớp 1 Tuần Chủ đề, nội dung Yêu cầu cần đạt Ghi chú 8 -Tư thế đứng cơ bản: Đứng đưa hai tay ra trước. -Trò chơi” Đi qua đường lội” -Bước đầu biết cách thực hiện tư thế đứng cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước. -Biết cách chơi và tham gia chơi được. Hai tay đưa ra trước có thể còn chưa thẳng. 4 Ví dụ: lớp 3. Tuần Chủ đề, nội dung Yêu cầu cần đạt Ghi chú 20 -Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi theo nhịp 1- 4 hàng dọc. - Trò chơi “Thỏ nhảy” và “Lò cò tiếp sức” -Thực hiện được tập hợp hàng ngang nhanh, trật tự, dóng hàng thẳng. - Biết cách đi theo nhịp 1-4 hàng dọc. - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. Ví dụ: lớp 5. Tuần Chủ đề nội dung Yêu cầu cần đạt Ghi chú 21 - Tung và bắt bóng. - Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. - Bật cao. - Trò chơi “Bóng chuyền sáu” và “Trồng nụ hồng”. - Thực hiện được động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người (có thể tung và bắt bóng bằng một tay, hai tay và bắt bóng bằng hai tay). - Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. - Bước đầu biết cách thực hiện động tác bật cao tại chỗ. - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. HS có thể tập nhảy dây với bất cứ kiểu nào. III. Đổi mới phương pháp dạy học: 1. Đổi mới dạy học môn thể dục theo hướng phát huy tính tích cực của HS bằng các biện pháp thi đua, thi đấu, biểu diễn và dưới dạng trò chơi. Khi dạy học cần nâng cao tính tự giác, khả năng tự quản của HS, phát huy tính sáng tạo, chủ động và học tập tích cực của các em. - Giáo viên cần phối hợp tổ chức tập đồng loạt với tập lần lượt cho hợp lí. Tăng cường chia tổ, nhóm, tổ chức cho HS tự tập luyện và tự quản nhằm khai thác việc tự đánh giá của mỗi em, làm cho giờ học luôn tự nhiên, sinh động và hấp dẫn. - Mỗi giờ học giáo viên cần chủ động áp dụng hình thức tích cực hoá HS bằng cách áp dụng tối đa phương pháp trò chơi. Dành nhiều thời gian cho HS tập luyện, hoạt động, vui chơi và tích cực, tham gia vào quá trình nhận xét, đánh giá. Để đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phải có sự chuẩn bị trước về bài dạy, thiết bị đồ dùng dạy học, kể cả việc tập luyện trước các động tác kĩ thuật mới đạt được kết quả mong muốn. 5 2. Khi giảng dạy giáo viên cần chú ý về phương pháp ở từng nội dung như sau: - Trong qúa trình dạy đội hình đội ngũ, giáo viên cần sử dụng phong phú phương pháp tổ chức và nhiều biện pháp tổ chức khác nhau để tránh sự đơn điệu khi học nội dung này. Khi dạy một nội dung mới, giáo viên cần lưu ý nêu đúng tên động tác và chính xác về thuật ngữ chuyên môn (các khẩu lệnh), làm mẫu đúng, kết hợp giải thích hoặc cho xem tranh, sơ đồ, HS bắt chước làm theo có thể dùng một số HS để xếp hàng làm mẫu hay làm thử cho những HS khác cùng theo dõi. - Qúa trình luyện tập giáo viên cần nắm vững những sai lầm thường mắc phải của HS để sửa chữa kịp thời, cho các em thực hiện lại động tác một cách chính xác. - Trước khi cho HS tập nội dung bài thể dục phát triển chung, giáo viên cần nêu tên động tác, sau đó làm mẫu và giải thích động tác để HS nắm được. Những lần đầu, có thể đồng thời cho HS tập bắt chước theo. Khi làm mẫu, giáo viên nên thực hiện động tác cùng hướng với HS để các em dễ phân biệt hướng và không bị nhầm lẫn động tác. Những lần sau, GV chỉ gọi tên động tác, sau đó có thể làm mẫu động tác hoặc không và đếm nhịp đẻ HS tập. Khi tập luyện GV dùng các khẩu lệnh để điều hành: “ Động tác…chuẩn bị!”, sau đó hô nhịp cho HS tập. Một vài nhịp đầu, GV nên hô với tốc độ chậm để HS thực hiện đúng yêu cầu động tác, rồi mới tăng dần nhịp điệu, giúp các em dễ định hình được động tác ngay từ những lẫn tập đầu tiên. - Đối vơí những động tác khó hơn, GV nên cho HS tập trước các cử động khó một số lần, rồi mới kết hợp với tập toàn bộ các cử động khác theo nhịp cảu động tác. Ví dụ: Nhịp 2, 3 của động tác toàn thân, các động tác bật nhảy, phối hợp với vỗ tay của động tác nhảy thì nên cho HS tập động tác đơn lẻ trước - Trước khi giới thiệu động tác mới, GV cần cho Hs ôn lại một số hoặc toàn bộ động tác đã học của bài thể dục phát triển chung, giữa các lần HS tập, GV cần giải thích, sửa sai trực tiếp, uốn nắn động tác cho những em thực hiện chưa đúng. GV có thể cho các em tự nhận xét việc thực hiện động tác chưa chính xác của mình hay của bạn để sửa chữa, rút kinh nghiệm. Quá trình luyện tập của HS, GV nên kết hợp các hình thức tập luyện như thi đua, trò chơi, cho thi đua giữa các tổ hoặc cá nhân, hoặc tổ chức lên trình diễn động tác để khuyến khích các em tích cực tập luyện. GV cần hướng dẫn cho HS cách tự tập luyện ở nhà, buớc đầu tạo cho các em có ý thức vận động tập luyện, dần dần hình thành thói quen tự lập luyện để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ. Khi dạy nội dung rèn luyện tư thế và kỉ năng vận động cơ bản GV cần tập trung rèn luyện cho các em tư thế đứng ngay từ ban đầu, sửa những tư thế không chính xác của các em , GV nhắc nhở ngay các em khi thực hiện từng động tác của tư thế chân, tay ở những biên độ, phương hướng khác nhau. Khi HS tập luyện, GV cần nêu tên và chỉ dẫn động tác, sau đó cho HS “ chuẩn bị” rồi mới hô “ bắt đầu” để các em tập. Trong khi các em thực hiện, GV luôn động viên, khuyến khích, nhắc nhở, hay tổ chức thi đua giữa các nhóm, cá nhân với nhau…Vì vậy, GV cần tập trung nhiều thời gian để cho HS tập luyện. Một điều cần chú ý là những bài tập này thường đơn điệu, khối lượng vận động không lớn, các động tác lặp lại nhiều lần, dể 6 gây động tác nhàm chán. Do đó, khi cho HS tập luyện, GV cần tăng cường sử dụng phương pháp trò chơi , thi đua giữa các tổ và cá nhân có kết hợp trình diễn( cho một sô HS hoặc nhóm thực hiện động tác đẹp lên biểu diễn, làm mẫu)để giờ học thêm sinh động, hấp dẫn hơn. Quá trình HS luyện tập, GV luôn xen kẽ nhận xét, biểu dương, giúp các em tích cực rèn luyện. - Khi giảng dạy trò chơi, GV cần nghiên cứu kĩ nội dung trò chơi, chuẩn bị tốt địa điểm, các phương tiện để tổ chức cho HS học tập, vui chơi. Tổ chức phân công nhiệm vụ và tổ chức đội hình học tập, vui chơi hợp lý, hiệu quả. Giới thiệu tên trò chơi và giải thích ngắn gọn, nội dung, cách chơi và những yêu cầu về tổ chức kĩ luật trong khi chơi. Khi dạy trò chơi mới, GV nên giải thích, kèm theo chỉ dẫn trên hình vẽ, kết hợp cho cá nhân HS hoặc một nhóm làm mẫu. Nên cho các em chơi thử trò chơi 1-2 lần trước khi chơi chính thức. GV nên trực tiếp điều khiển trò chơi sao cho sinh động, hấp dẫn, an toàn. Quá trình các em chơi, GV nên sử dụng phương pháp thi đấu, động viên khuyến khích các em tham gia chơi một cách tích cực, chủ động. Có thể cho các em theo hàng, động viên lẫn nhau để đạt thành tích cao. Sau khi các em đã nắm được cách chơi của trò chơi, GV có thể tăng thêm yêu cầu, thay đổi nhịp điệu trò chơi, phạm vi hoạt động trò chơi ( về cự li, về khoảng cách, về thời gian…), nhằm giúp các em phát huy tính sáng tạo trong khi chơi. Ngoài ra, GV cần yêu cầu về tổ chức, kỉ luật tốt trong khi chơi để đề phòng mọi bất trắc, bảo đảm an toàn cho HS. Trong một số trò chơi, GV có thể phân công từng nhóm HS thay nhau nhắc nhở, bảo hiểm, giúp đỡ lẫn nhau không để chấn thương xảy ra. Kết thúc trò chơi, GV cần đánh giá kết quả cuộc chơi công bằng, khách quan, trung thực, tránh tình trạng thiên vị làm cho các em không thoải mái, thiếu tập trung trong khi chơi. Đối với những trò chơi có lời hát, vần điệu, GV nên phổ biến cho HS nắm được cách chơi. Sau đó cho các em học thuộc các vần điệu, rồi mới kết hợp đưa lời hát vần điệu vào trò chơi. GV cần hướng dẫn cho các em cách tự tập cá nhân hoặc theo nhóm, cách tự tổ chức vui chơi ở trường và ở nhà. Biết sử dụng những phương tiện có sẳn để tổ chức vui chơi một cách hiệu quả khoa học. III. Yêu cầu chung về dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Thể dục Căn cứ vào chuẩn kiến thức,kỹ năng, khi dạy các bài học cụ thể, giáo viên cần chú ý một số điểm dưới đây: 1. Phương pháp dạy học: Cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh.Tổ chức giờ học khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của trường, tăng cường cách tổ chức theo nhóm tập luyện,phối hợp hài hoà giữa tập đồng loạt với tập lần lượt để tăng thời gian cho HS tập luyện đạt đến lượng vận động hợp li.Tăng cường vận dụng phương pháp trò chơi, thi đấu vào giờ học cho sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn HS học tập. Tạo điều kiện để HS tự quản, tự điều khiển và tham gia đánh giá,… 2. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh Đánh giá kết quả học tập của học sinh thực hiện theo quy chế đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Thông tư 32).Bảo đảm mọi HS Tiểu học đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi và giới tính. 7 V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI ĐÁNH GIÁ BẰNG NHẬN XÉT THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN THỂ DỤC Ở TIỂU HỌC: - Hoạt động kiểm tra phải phản ánh được tương đối chính xác khả năng học tập của học sinh. - Kiểm tra kết quả học tập của học sinh chủ yếu dựa trên cơ sở thực hành. - GV nên thường xuyên khuyến khích, khen ngợi những em có thành tích trong việc tiếp thu kiến thức và thực hành tập luyện. GV cần giúp đỡ, động viên học sinh chưa hoàn thành bài học để các em phấn đấu xếp loại đạt yêu cầu. - Hoạt động kiểm tra không nên tiến hành cứng nhắc mà cần có sự linh hoạt của giáo viên. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể ở từng trường, từng lớp, GV đưa ra những hình thức kiểm tra đa dạng, phong phú. - Hiện nay, kết quả học tập môn Thể dục của học sinh được GV đánh giá bằng nhận xét theo TT 32/2009/ BGD&ĐT ngày 27/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo( thi hành từ ngày11/12/2009) - Khi sử dụng Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh, GV chú ý: + Quyết định xem mỗi học sinh đã có đủ chứng cứ để đạt một nhận xét chưa. + Quyết định được đưa ra sau khi quan sát quá trình học tập thường ngày trên lớp của học sinh. Tuy nhiên không thể quan sát và dánh giá tất cả học sinh của lớp trong cùng một lần duy nhất . GV nên lập kế hoạch đánh giá số lượng học sinh nhất định vào một lần cụ thể nào đó và tiến hành công việc này một cách thường xuyên. Việc đánh giá học sinh trở thành một phần không thể tách rời của quá trình dạy và học thường ngày. + Không nhất thiết mọi học sinh đều được đánh giá cùng một nhận xét trong cùng một thời điểm. * Nội dung, số lượng nhận xét của mỗi HK và cả năm học được quy định cụ thể tại Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh. VI. VỀ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN THỂ DỤC: * Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo;Thông tư 32/2009/TT BGD -ĐT về đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học. * Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực .Đồng thời vận dụng một cách linh hoạt phù hợp vớí tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường sao cho khi thực hiện chương trình, GV không cảm thấy nặng nề, HS yêu thích, hứng thú với môn học và học tập một cách có hiệu quả. Khi đánh giá tiết dạy của GV Thể dục, cần dựa vào đặc trưng bộ môn và chú ý các tiêu chí sau: - Tổ chức được tiết dạy theo hướng tích cực hoá và tương tác; Tổ chức cho học sinh tham gia rèn luyện thân thể đạt tiêu chuẩn theo lứa tuổi và giới tính.; - Sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả; - Chú trọng bồi dưỡng cho học sinh về sức khoẻ và thể lực. - Dạy học linh hoạt để nội dung bài học phù hợp với đối tượng, với vùng miền; - Tiết học nhẹ nhàng, hấp dẫn; 8 VII. NHỮNG ĐỀ NGHỊ, KIẾN NGHỊ: *Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố: - Tham mưu các cấp tạo điều kiện cho các trường có sân bãi tập luyện để dạy môn Thể dục. -Tổ chức giao lưu thi đấu trò chơi dân gian giữa các trường và tạo điều kiện cho giáo viên dự giờ thể dục nhiều hơn. - Hỗ trợ, đầu tư thêm trang thiết bị dạy học như: đệm nhảy, các loại bóng, dây nhảy… -Có hướng dẫn cụ thể về các chế độ đối với giáo viên dạy thể dục. * Đối với lãnh đạo các trường: - Tiếp tục quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy học môn Thể dục đẻ góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường (đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị dạy học, có sân chơi, bãi tập trong nhà trường ) * Đối với giáo viên dạy bộ môn: - Tăng cường tự học,dự giờ để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. - Nổ lực nghiên cứu để làm thêm ĐDDH phục vụ cho bộ môn mình phụ trách. - Nghiên cứu kỹ tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng; Nghiên cứu TT32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học; Hướng dẫn sử dụng Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh để thực hiện tốt việc dạy học và tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Trên đây là báo cáo chuyên đề “Dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Thể dục ”. Rất mong sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo, các đồng chí cán bộ quản lý và thầy cô giáo dạy môn Thể dục để việc giảng dạy bộ môn Thể dục trên địa bàn thành phố Tam Kỳ ngày càng đạt được kết quả tốt đẹp hơn. TỔ BỘ MÔN THỂ DỤC 9 MỘT SỐ GỢI Ý THẢO LUẬN I.Về tiết dạy minh hoạ: 1,Tiết dạy có đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng chưa? 2. Nếu Thầy(Cô) không lập kế hoạch bài dạy thể dục thì điều gì sẽ xãy ra ? 3.Việc tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng hiện nay có gặp khó khăn gì không? II. Về Bài báo cáo chuyên đề: .Tập trung vào 05 khó khăn của các trường khi thực hiện việc tổ chức dạy học môn Thể dục : 1. Biện pháp tháo gỡ việc các khó khăn về thiết bị dạy học như: dây,bóng 2. Biện pháp thống nhất chương trình, nội dung các tiết học bài Thể dục tự chọn trên địa bàn thành phố. 3. Vì đây là môn năng khiếu, trình độ học sinh không đồng đều nên gíáo viên gặp khó khăn trong dạy học. Biện pháp giải quyết khó khăn này? • Tổ bộ môn Thể dục gởi các trường Báo cáo chuyên đề “ Dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Thể dục” . • Kính mong các đồng chí cán bộ quản lý và giáo viên dạy Thể dục sao in và mang theo khi đi dự chuyên đề Thể dục vào ngày 18/12/2009. 10 . kiến thức kỹ năng môn Thể dục: 1 I. Mục tiêu của môn Thể dục: Môn Thể dục Tiểu học nhằm giúp học sinh: - Có sự tăng tiến về sức khỏe, thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi,. đạo nên các trường đều có giáo viên chuyên sâu dạy Thể dục. - Giáo viên nhiệt tình giảng dạy, yêu mến học sinh. - Đa số học sinh ham thích học môn Thể dục. - Sách giảng dạy Thể dục có hai chức. giáo khoa Thể dục cho học sinh. -Trình độ GV dạy thể dục chưa đồng đều, có GV chưa được đào tạo chính quy, hoặc do diện dôi dư đưa ra lớp. - Khả năng tiếp thu của học sinh chưa đồng đều (Vì đây

Ngày đăng: 01/07/2014, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w