Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài “Tác động của môi trường quản lý đến sự phát triển của Công ty cổ phần tập đoàn Masan” một cách hoàn chỉnh nhất.. Môi trường quản lý là sự vận
Trang 1
TRUONG DAI HOC THU DAU MOT KHOA KHOA HOC QUAN LY
DE CUONG MON: KHOA HOC QUAN LY
Dé tài: Tác động của môi trường quản lý đến sự phát triển
của Công ty cổ phần tập đoàn Masan
Họ tên sinh viên: Nguyễn Nhật Hào Mã số SV
Nhóm học: KHQL.CQ.09
GV HƯỚNG DẪN:
Trang 2
Muc luc
Đặt vấn đ” cuc nh ni nh nu HH Hà Hà ng 4
Chương 1: Cơ sở lý luận về môi trường quản lý 5
Chương 2: Tác động của môi trường quản lý đến sự phát triển của công ty Masan uc nu nh nh nh nà 8 1 Môi trường quản lý của công ty cổ phần Masan 8
1.1 Môi trường bên trong của tổ chức ‹‹‹-: : 8
1.2 Môi trường bên ngoài của tổ chức -: 8
2 Nhóm yếu tố môi trường vĩ mô bên ngoài tổ chức 10
3 Nhóm yếu tố môi trường vi mô bên ngoài tổ chức 13
4 Các yếu tố môi trường vi mô bên trong tổ chức 15
5 Cac giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố môi trường 16 Chương 3: Kết luận - - «cu mm mm nu n 18
Tài liệu tham khảo - - cm nu nu mm 18
Trang 3LOI CAM ON
Để hoàn thành được đề tài tiểu luận này, Em xin gửi lời cảm ơn đến, UBND xã Tân Mỹ, nhà trường Đại học Thủ Dầu Một,
các thầy cô giáo Khoa khoa học quản lý, lớp D22-QLNN, giáo
viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để em
hoàn thành bài tiểu luận này!
Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài “Tác động của môi trường quản lý đến sự phát triển của Công ty cổ
phần tập đoàn Masan” một cách hoàn chỉnh nhất Bên cạnh
đó không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được Em rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá
của quý thầy, cô để tôi học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm
hơn nữa, giúp bài tiểu luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4Dat van dé
Chúng ta đã biết hoạt động quản lý nói chung, là một hoạt động đòi hỏi nhiều năng lực và tư duy trong đó chủ thể quản lý luôn có bộ phận trợ giúp tùy theo quy mô tổ chức mà đó là một bộ phận hay là một cá nhân
Trong thực tế quản lý hành chính còn đòi hỏi sự khoa học trong khi giải quyết công việc đòi hỏi người quản lý có một kiến thức tổng hợp, bố trí công việc một cánh khoa học Đòi hỏi sự khéo lẽo tài tình trong lãnh đạo, năng đông và sáng tạo khi đưa ra chiến lược và phải biết lắng nghe ý kiến của mọi người, tạo ra sự hai hòa trong công
việc Biết kết hợp nhẫn nhiễm mọi người với nhau để hoàn thành tốt công việc, tạo điều kiện thúc đẩy tài năng trong mỗi con người phát
triển hết khả năng của mình trong công việc
Các nhà quản lý dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào đều phải xét
đến các yếu tố môi trường xung quanh Trong khi họ có thể thay đổi chút ít hoặc không thể thay đổi các yếu tố này, thì họ không có sự
lựa chọn nào khác mà phải phản ứng, thích nghi với chúng Họ phải xác định, ước lượng và phản ứng lại đối với các yếu tế bên ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của nó
Môi trường quản lý là sự vận động tổng hợp, tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố và lực lượng bên ngoài hệ thống quản lý nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến hoạt động quản lý của một tổ
chức.Tùy theo các góc độ tiếp cận khác nhau, người ta có thể phân
môi trường quản lý ra thành nhiều loại: môi trường vĩ mô: có tác động trên bình diện rộng và lâu dài Đối với một doanh nghiệp: chẳng hạn, chúng tác động đến cả ngành sản xuất kinh doanh, và
do đó cũng có tác động đến doanh nghiệp và chiến lược quản trị kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường vi mô bên ngoài tổ chức,
tác động trên bình diện gần gũi và trực tiếp đến hoạt động của
doanh nghiệp và môi trường nội bộ, có ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên và rất quan trọng tới các hoạt động quản lý của chính ngay tổ
chức đó Các yếu tố này sẽ giúp cho một tổ chức xác định rõ ưu
nhược điểm của mình, đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và phát huy ưu điểm đạt được một cách tối đa
Trang 5Các môi trường nói trên luôn tác động qua lại lẫn nhau, tạo ra môi
trường quản lý của một tổ chức.Tuy nhiên, nhà quản lý có thể làm
giảm sự lệ thuộc của tổ chức vào môi trường bằng những chiến lược thích hợp
Nhà quản lý phải nhận thức đầy đủ, chính xác các yếu tố môi trường
để soạn thảo chiến lược và sách lược quản lý cho đúng đắn, giúp tổ
chức tồn tại và phát triển
Phân tích ảnh hưởng của môi trường quản lý đến sự phát triển của tổ chức công ty Masan là một vấn đề hết sức rộng lớn và phức tạp, ở đây chỉ đề cập và phân tích ảnh hưởng chủ yếu của một số yếu tố
của môi trường quản lý đến các hoạt động quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ
1.1 Định nghĩa
Môi trường quản lý là các yếu tố hoặc tập hợp các yếu tố bên ngoài
hệ thống quản lý, tác động và ảnh hưởng tới sự vận động, biến đổi
và phát triển của hệ thống quản lý
1.2 Đặc trưng
Môi trường quản lý có những đặc trưng cơ bản:
- Môi trường quản lý là các yếu tố hoặc tập hợp các yếu tố ở bên ngoài hệ thống quản lý
+ Các yếu tố hoặc tập hợp các yếu tố của môi trường quản lý tồn tại
khách quan, nghĩa là không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà quản lý
+ Tuỳ thuộc vào từng loại hình tổ chức, từng hệ thống quản lý cụ thể
mà có các yếu tố hoặc tập hợp các yếu tố của môi trường tương ứng
- Môi trường quản lý không phải là tĩnh tại mà luôn vận động biến đổi Sự biến đổi có thể là:
Trang 6+ Liên tục, thường xuyên, đột biến
+ Tuần tự, tương đối ổn định, ngắt quãng
- Môi trường quản lý có tác động tới hệ thống quản lý Sự tác động này có thể diễn ra theo hai hướng:
1.3 Phân loại môi trường quản lý:
Quản lý tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, điều đó tuỳ thuộc vào căn cứ phân loại
- Căn cứ vào quy mô tổ chức, quản lý được phân chia thành:
+ Quản lý vi mô: quản lý một tổ chức nhỏ, đơn chức năng, đơn mục
tiêu
+ Quản lý vĩ mô: quản lý một tổ chức lớn, đa chức năng, đa mục tiêu
Sự phân chia này chỉ mang tính tương đối bởi vì trong những quan
hệ xác định mà một tổ chức có thể là vi mô, có thể là vĩ mô
- Căn cứ vào đối tượng, quản lý được phân chia thành:
+ Quản lí giới tự nhiên: Quản lý giới tự nhiên thường được hiểu theo
nghĩa là chăm sóc, trông coi và bảo vệ.v.v
+ Quản lí hệ thống vật tư, kĩ thuật: Quản lý vật tư, kĩ thuật thường được hiểu theo nghĩa là bảo quản, bảo dưỡng, điều khiển.v.v + Quản lí con người - xã hội: Quản lý con người- xã hội được hiểu theo nghĩa là tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình của
chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để phối hợp các nguồn lực
nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức Định nghĩa về quản lý ở tiết
1.1.2 được hiểu theo nghĩa này
Tuy nhiên, sự phân chia theo căn cứ này cũng mang tính tương đối bởi vì các hệ thống tự nhiên, vật tư, kĩ thuật, công nghệ và con người
Trang 7- xã hội chỉ tồn tại một cách độc lập tương đối, trong thực tế chúng
có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau Hơn nữa, khi nói tới quản lý, như
đã trình bày, xét đến cùng là quản lý hành vi và hoạt động của con người Về bản chất quản lý là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với con người
- Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động của xã hội, quản lý được chia thành:
- Căn cứ vào các hiện tượng, các quá trình xã hội như là những “hệ thống động”, quản lý được chia thành:
+ Quản lý biến đổi
+ Quản lý rủi ro
+ Quản lý khủng hoang.v.v
Những loại hình quản lý này là biểu hiện của xu hướng tiếp cận hiện đại về quản lý vì chúng có thể bao chứa các loại hình quản lý khác nhau hoặc nhóm gộp một số loại hình quản lý lại với nhau
- Căn cứ vào chỉnh thể tổ chức hoặc các yếu tố cấu thành tổ chức,
có thể phân chia quản lý thành:
+ Quản lý tổ chức (Toàn bộ chỉnh thể của một tổ chức)
+ Quản lý các yếu tố của tổ chức (Quản lý mục tiêu; Quản lý cơ cấu
tổ chức; Quản lý nguồn nhân lực; Quản lý chính sách; Quản lý hệ thống thông tin; Quản lý văn hoá tổ chức)
Trang 8- Căn cứ vào tính chất của hoạt động quản lý, có thể chia quản lý thành các loại:
+ Quản lý chất lượng
+ Quản lý chỉnh thể
+ Quản lý đổi mới
+ Quan ly hai hoa.v.v
- Căn cứ vào chủ thể của hoạt động quản lý, có thể phân chia quản
Qua sự phân loại trên, cho thấy quản lý là một lĩnh vực hoạt động chứa đựng nội dung rộng lớn, đa dạng, phong phú và tồn tại ở nhiều cấp độ, nhiều hình thức khác nhau Vì thế, qua việc phân loại về quản lý sẽ giúp cho nhận thức về quản lý một cách đầy đủ và toàn diện hơn Tuy nhiên, quản lý tồn tại dưới bất cứ loại hình nào thì xét đến cùng bản chất của nó là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với con người
Quản lý là một hoạt động hay là một hình thức lao động đặc biệt Nó lấy các hoạt động cụ thể làm đối tượng để tác động vào nhằm định hướng, thiết kế, duy trì, phát triển, điều chỉnh và phối hợp các hoạt động đó thành một hợp lực để hướng tới hoàn thành mục tiêu của tổ
chức Chính vì vậy, xét về mặt tổng thể hay xét như một quy trình,
quản lý có những vai trò sau:
Thứ nhất: Vai trò định hướng
Nhờ có hoạt động quản lý với tư cách là ý chí điều khiển một cộng đồng người, một tổ chức người mà nó có thể hướng các hoạt động
Trang 9của các thành viên theo một véctơ chung Vai trò định hướng của hoạt động quản lý được biểu hiện chủ yếu thông qua chức năng lập
kế hoạch Bản chất của lập kế hoạch chính là xác định mục tiêu, các phương án và nguồn lực thực hiện mục tiêu Việc xác định mục tiêu
đúng đắn, phù hợp sẽ giúp cho tổ chức vận hành, phát triển đúng
hướng và đồng thời ứng phó với sự bất định của môi trường
Thứ hai: Vai trò thiết kế
Để thực hiện mục tiêu với các phương án và các nguồn lực đã được xác định thì cần phải có “kịch bản” Chính vì vậy, thông qua chức
năng tổ chức mà các hoạt động quản lý sẽ thực hiện vai trò thiết kế
của nó Vai trò thiết kế liên quan tới các nội dung: Xây dựng cơ cấu
tổ chức, xác định biên chế, phân công công việc, giao quyền và
chuẩn bị các nguồn lực khác Thực hiện tốt những nội dung này là
tiền đề và điều kiện đặc biệt quan trọng đối với hiệu quả của hoạt động quản lý
Thứ ba: Vai trò duy trì và thúc đẩy
Vai trò duy trì và thúc đẩy được thể hiện qua chức năng lãnh đạo của quy trình quản lý
Nhờ có hệ thống nguyên tắc quản lý (nội quy, quy chế) mới có thể
bắt buộc chủ thể quản lý và đối tượng quản lý hoạt động trong giới
hạn quyền lực và thẩm quyền của họ Đây là nhân tố đặc biệt quan
trọng góp phần tạo nên kỷ luật, kỷ cương tính ổn định, bền vững của một tổ chức
Thông qua hệ thống chính sách về nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực phù hợp và phong cách quản lý hợp lý, hoạt động quản lý là tác nhân tạo ra động cơ thúc đẩy từ đó phát huy cao nhất năng lực của người lao động và tạo điều kiện cho họ khả năng sáng tạo cao nhất Thứ tư: Vai trò điều chỉnh
Thông qua chức năng kiểm tra mà hoạt động quản lý thể hiện vai trò
điều chỉnh của nó Với hệ thống các tiêu chí được xây dựng để đo
lường các kết quả hoạt động của tổ chức để đưa ra các giải pháp nhằm điều chỉnh những sai lệch, sửa chữa những sai lầm, từ đó đảm
bảo cho tổ chức phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra
Thứ năm: Vai trò phối hợp
Trang 10Thông qua các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm ta
mà hoạt động quản lý biểu hiện vai trò phối hợp của nó Bản chất của hoạt động quản lý là nhằm phối hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực ) để có được sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện mục tiêu chung mà sự nỗ lực của một cá nhân không thể làm được
Chương 2: Tác động của môi trường quản lý đến sự phát triển
của công ty Masan
2.1 Môi trường quản lý của công ty Masan
2.1.1 Môi trường bên trong tổ chức
- Khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ hiện đại được áp dụng vào trong sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt được chi phí nhân cong, rút ngắn thời gian sản xuất Đồng thời với hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm khép kín, doanh nghiệp cũng sẽ cung cấp những mặt hàng chất lượng phục vụ cho người tiêu dùng Ngoài ra, với việc đầu tư đúng đắn vào việc đưa các sáng kiến và kỹ thuật vào phát triển sản
phẩm mới, Masan Consumer đã dành 3 triệu USD để xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm (R & D) đẳng cấp thế giới tại
Bình Dương với cơng nghệ và máy móc tiên tiến nhất Với khoản đầu
tư này, Masan Consumer tự hào khi sở hữu một trong những trung tâm R & D về thực phẩm và đồ uống lớn nhất tại Việt Nam
HACCP có nghĩa là phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn, một hệ thống để đảm bảo an tồn thực phẩm và duy trì những tiêu chuẩn vệ sinh HACCP đã trở thành một phương pháp được công
nhận và chấp thuận trên toàn thế giới để đảm bảo an tồn thực phẩm trong vịng 30 năm Cong ty đã và đang áp dụng chương trình quản
lý chất lượng theo HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm sốt các điểm tới hạn) vào sản xuất để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm Trong HACCP có các thủ tục vệ sinh và
quy phạm sản xuất tốt nên giúp cho nhà chế biến loại bỏ được các mối nguy an toàn thực phẩm ra khỏi sản phẩm của mình
Việc không ngừng nâng cao và cải thiện an toàn thực phẩm sẽ gia tăng đáng kể giá trị cho sản phẩm Mỗi một công nhân là một kiểm tra viên tự chịu trách nhiệm trên sản phẩm do mình tham gia thực
hiện Đây là yếu tố hết sức cơ bản để Công ty giữ vững được uy tín
thương hiệu và chất lượng sản phẩm của mình
Trang 11- Máy móc, dây chuyền sản xuất
Cong ty hiện đang vận hành 6 nhà máy ở Bình Dương, TânBình, Phú Quốc, Hải Dương, Biên Hòa và Long Thành Những nhà máy này
được tổ chức với đẳng cấp thế giới, cho phép cong ty sản xuất ra những sản phẩm có hương vị và chất lượng ổn định, đáp ứng các
tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn để phục vụ người tiêu dùng tốt hơn Trong năm 2012, Masan Consumer đã hoàn thành giai đoạn đầu trong dự án nâng cấp và mở rộng nhà máy ở Bình Dương Nhờ vậy,
đến nay Cơng ty In đáp ứng được ngày càng tốt hơn về nhu cầu và
thị hiếu của nhiều khách hàng
Công ty luôn tạo mọi điều kiện để các các thành viên có điều kiện phát huy tối đa năng lực của mình Masan In khuyến khích tư duy khác biệt và tập trung để đạt được mục tiêu Phần thưởng xứng đáng dành cho những cá nhân xuất sắc là họ có thể trở thành cổ đơng của cơng ty Ban lãnh đạo của Masan Consumer Hiểu rõ triết lý:
Sự tăng trưởng của doanh nghiệp phụ thuộc đáng kể vào khả năng duy trì các hoạt động tuyển dụng hoặc giữ chân nhân viên có trình
độ phù hợp với các vị trí quản lý then chốt Vì vậy, Masan In chú trọng việc thu hút nhân tài Công ty đã chiêu mộ rất nhiều lãnh đạo cấp cao Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia lớn, gồm cả người Việt và người nước ngoài, Hầu hết các thành viên trong ban điều hành hiện nay của Masan Consumer đều
có hàng chục năm kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia nhuP &G, Unilever, Nestlé, Kraft Food, Pepsi, Kimberly-Clark, Philip Morris International Van hoa lam viéc
Masan rat coi trong tinh than doanh nhan (entrepreneurship) Có thể
ví cả tập đồn như một " giant start - up và mỗi nhân viên là một doanh nhân trẻ Văn hóa làm việc tại Masan có thể coi khả
aggressive, tính linh hoạt cao.” Chị Nguyễn Thu Thảo, nhân viên tại booth của Masan trong workshop " Passport to Multinational
Company (do Tomorrow Marketers tổ chức) chia sẻ
2.2 Môi trường bên ngoài tổ chức
Tăng trưởng kinh tế:
Việt Nam được xem là một nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á Năm 2020 là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh