HO TEN - MSSV Phan 2: PHAN MO DAU Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Người cha p1à vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, một Anh hùng giải ph
Trang 1HO TEN - MSSV
TRUONG DAI HOC MO TP HO CHI MINH
ae
BAO BAO MON HOC TU TUONG HO CHI MINH (Phan thực hành “điển cứu” - Đi bảo tàng)
-000 -
THOI THO AU VA THANH NIEN CUA CHU TICH HO
CHI MINH
BUOC DAU YEU NUOC VA CACH MANG
CHU TICH HO CHI MINH TIEP NHẬN CHỦ NGHĨA MAC - LENIN VA KHANG DINH CON DUONG CACH
MANG VIET NAM (1890 - 1920)
Thành phố Hỗ Chí Minh, tháng năm 2022
Lời cảm ơn
Trang 2HO TEN - MSSV
Trong quá trình học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhóm em rất chân thành cảm ơn
nhà trường Đại học Mở TP Hè Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng em được biết thêm nhiều điều mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thời ø1an tham quan thực tế tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, đặt tại Bến Nhà Rồng - nơi Bác “ra đi tìm đường cứu nước” Cùng
với đó là lời trí ân, biết ơn đối với cô Nguyễn Thị Mộng Tuyền - giảng viên chịu trách
nhiệm giảng dạy và hướng dẫn chúng em trong môn học “Tư tưởng Hồ Chí Minh” đã rất tâm huyết, nhiệt tình và tận tâm chỉ dạy, giảng giải, hỗ trợ môn học này Cũng cảm
ơn các thành viên trong nhóm đã cùng nhau vui vẻ học tập, đoàn kết, trợ giúp lẫn nhau trong học tập Và cuối cùng là lời cảm ơn đến các bạn cùng lớp và các anh chị hướng dẫn viên tại bảo tàng đã hòa đồng, thân thiện và gần gũi chỉ bảo, hướng dẫn nhóm em nghiên cứu, hoàn thiện bài bảo cáo “điển cứu” này
Dù bản thân chúng em đã rất cố gắng nhưng do kiến thức và kỹ năng có hạn, và cũng
là lần đầu tiên được tiếp xúc, làm báo cáo ngiên cứu thực tế nên bài làm của nhóm em vẫn còn nhiều thiểu sót trong việc thực hiện trình bày, hướng giải quyết vấn đề và đề xuất ý nephĩa thực tiễn Chúng em rất mong nhận được sự cảm thông và nhận xét, đóng gop của cô và các bạn
Chung em xin chan thành cảm ơn!
Loi cam doan Chúng em xin cam đoan bài báo cáo này là công trình nghiên cứu của riêng nhóm chúng em, không sao chép của bắt cứ tổ chức khác và do chính nhóm tự nghiên cứu, đọc, tong hop va thực hiện Nội dung lý thuyết trong báo cáo có sử dụng một số tài liệu tham khảo như nhóm đã trình bày tại phần tài liệu tham khảo
Trang 3HO TEN - MSSV
Phan 1: MUC LUC
Phan 2: PHAN MO DAU 4 Phan 3: PHAN NOI DUNG 5 3.1 Thời thơ âu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh 2-2 +s+222£E22£z2zzzzz2 5
3.3 Chu tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và khẳng định con đường
Phan 4: PHAN KET LUAN 10 Phần TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 4HO TEN - MSSV
Phan 2: PHAN MO DAU
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Người cha p1à vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, một Anh hùng giải phóng dân tộc, một Danh nhân văn hóa thế giới và là Người chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực
đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, đầu tranh chống áp bức bóc lột Năm 1976, nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời với sự thống nhất hai miền Nam - Bắc Việt Nam bởi chiến thắng của Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa năm 1975 Chính quyền mới đã đổi tên Thành phố Sài Gòn lúc bấy thành Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với sau đó, phát triển thêm hệ thống các bảo tàng
để tôn vinh Bác cũng như sự kiện nảy Trong năm 2022, rất nhiều đại biểu Quốc hội,
cử tri và xã hội quan tâm về thông tin môn Lịch sử sẽ là môn tự chọn trong Chương trình giáo dục phô thông mới với các ý kiến cho rằng “Môn Lịch sử là tự chọn dẫn đến
bỏ hoặc khai tử môn Lịch sử” Nhóm em cảm thây dù đã qua hơn 20 năm, nhưng, dấu mốc lịch sử độc lập quan trọng và Người làm nên nó cần được nhắc lại qua các thoi ki
về sau, để các “búp măng non” sau này hiểu được quá trình hình thành, xây dựng và bảo vệ đất nước Vì vậy, nhóm em đã chọn chủ đề “Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng Chủ tịch Hè Chí Minh tiếp nhận Chủ nghĩa Mác — Lênin và khẳng định con đường Cách mạng Việt Nam (1890-1920)” dé khang định lịch sử nên được giảng dạy ở mọi cấp học
Với mong muốn góp phần làm dày thêm các chủ đề thu hút học sinh, sinh viên quan tâm học tập vả tự hào về những trang sử vàng đấu tranh của dân tộc Trong năm
2022, đề thực hiện hoàn chỉnh báo cáo “điển cứu” phục vụ cho môn học Tư tưởng Hồ
Chí Minh Nhóm em ngoài việc triển khai công nghệ thông tin trong các hoạt động
nghiên cứu, thực hiện tra cứu với các đầu sách tại Thư viện và Nhà sách, đã lựa chọn
đi tham quan thực tế Bảo tảng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, phối hợp với
các dữ liệu liên quan đề hoàn thiện chú đề “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích
nước nhà Việt Nam ” Là những con dân sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, việc biết thêm, hiểu kĩ hơn về lịch sử nước nhà nói chung và cuộc đời Người Bác kính yêu
không bao giờ là điều thừa thãi.
Trang 5HO TEN - MSSV
Bến Nhà Rồng - nơi hiện nay là Bảo tảng Hồ Chí Minh, là một trong những chi nhánh trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh xuyên suốt cả nước Từ năm 1975, với hơn 20 năm hoạt động, Bảo tảng Hồ Chí Minh đón tiếp hơn 20 triệu lượt khách từ khắp nơi trong nước và nước ngoài đến tham quan,
thăm viếng tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh Chỉ từ 400 tư liệu, hiện vật
(năm 1980) đến nay đã có hơn 11.000 tư liệu, hiện vật và hơn 3.000 đầu sách chuyên
đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh được tìm thây và hiến tặng Đây là một trong những dia điểm trong nước và quốc tế đáng đến tham quan, du lịch, tìm hiểu, nghiên cứu những
di tích lịch sử không chỉ gắn liền với cuộc đời của lãnh tụ Hỗ Chí Minh mà còn gắn
liền với trang lịch sử hào hùng của người dân nước Việt Nam Và cũng tại đây, nhóm
em đã vận dụng các kiến thức lịch sử đã học, tìm hiểu được, sắp xếp khoa học và bỗổ sung thêm các dữ liệu liên quan đề hoàn thành bài báo cáo này
Phần 3: PHẢN NỘI DUNG
3.1 Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh - tên thời thơ ấu là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19-5-
1890 tai lang Hoang Tru nay là xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nehệ An Phụ than
là cụ Nguyễn Sinh Sắc (1862 - 1929) tại làng Kim Liên Phụ mẫu là cụ Hoàng Thị
Loan (1868 - 1901) là người phụ nữ đảm đang, piàu lòng thương người Người có một
người chị tên là Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954) và anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm (1888 - 1950) Người còn có một người em là bé Xin nhưng không may đã qua đời
không lâu sau khi cụ Hoàng Thị Loan mat
Từ khi ra đời đến khi lên 5, Người sống ở quê nhà cùng ông bà ngoại và cha mẹ, lớn lên ở vùng quê với những truyền thống tốt đẹp: hiểu học, cần cù, nghĩa tình và có
lòng yêu nước nồng nản nên ngay từ nhỏ Người đã mang trong người những phẩm
chất tốt đẹp của quê hương
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng gia đình vào Huế khi cha Người vào Kinh thí
Hội Cuối 1895 đầu 1901, sống ở nhà người quen tại Huế (đây là khoảng thời gian vô cùng vất vả và khó khăn của gia đình khi mẹ làm nghề đệt vải, cha đi chép chữ thuê đề kiếm sống)
Trang 6HO TEN - MSSV
3.2 Bước dầu yêu nước và cách mạng
Nghệ An là vùng đất có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập, tự do cho đất nước Nơi đây cũng có rất nhiều anh hùng nối tiếng trong lịch sử Việt Nam như Mai Thúc Loan, các nhà yêu nước thời cận đại như cụ Phan Bội Châu Nguyễn Sinh Cung được sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân Tấm gương lao động cần cù, ý chí kiên cường không ngại gian khô, đặc biệt
là lòng yêu nước nồng nàn và tình thương yêu đối nhân dân của cụ Nguyễn Sinh Sắc - cha Nguyễn Sinh Cung đã có ảnh hướng sâu sắc đến quá trình hình thành và phát triển lòng yêu nước của Nguyễn Sinh Cung Khi sống ở kinh thành Huế, Nguyễn Sinh Cung
đã chứng kiến cảnh người dân bị áp bức, bóc lột dã man và cảnh thờ ơ, khúm núm rụt
rẻ của những quan lại Nam Triều Những hình ảnh đó đã ín sâu vảo trong tâm trí của Người
Tháng 5/1901, Nguyễn Sinh Cung chuyên về sống ở quê nội cùng với gia đình và đổi tên thành Nguyễn Tất Thành Tại đây, Người được gửi đến học chữ Hán với các thầy giáo va duoc nghe nhiéu chuyén qua cac buổi bản luận thời cuộc p1ữa các thầy với các sĩ phu yêu nước Nguyễn Tất Thành dần hiểu được tình cảnh đất nước và sự day dứt của các bậc tiền bối trước cảnh nước mắt nhà tan Cụ Sắc thường øặp øỡ cụ Phan Bội Châu, cụ cũng day dứt trước tỉnh cảnh đất nước và số phân của dân tộc, trong lúc say rượu cụ thường noâm hai câu thơ của Viên Mai và chính hai câu thơ đó
đã tác động nhiều đến Nguyễn Tắt Thành và góp phần định hướng cho Người sớm có hoài bão lớn:
“Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch,
Lập thân toi ha thi van chương”
Nghĩa là:
“Moi bữa (ăn) không quên ghi sử sách,
Lập thân hèn nhất ấy (là) văn chương”
Khi lớn dân lên, chứng kiên nạn thuê khóa nặng nề cùng với việc nhân dân bi bat
đi làm phụ xây dựng đường trong tỉnh, làm đường nơi “rừng thiêng nước độc” Những
1 https://tulieuvankien dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/ho-chi-minh/tieu-su-cuoc- doi-va-su-nghiep/thoi-nien-thieu-cua-chu-tich-ho-chi-minh-1890-19 11-3487
6
Trang 7HO TEN - MSSV
cuộc ra di không có ngày về, cha mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha, nhân dân lầm than ai oán; Nguyễn Tất Thành càng thấu hiểu thân phận cùng khổ của người dân
mắt nước.”
Mùa xuân 1903, Nguyễn Tất Thành theo cha đến xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An Cuối 1904, Người theo cha sang làng D Đồng, huyện Đức
Thọ, tỉnh Hà Tĩnh Tháng 7/1905, Nguyễn Tất Thành theo cha đến Thái Bình, khoảng
tháng 9/1905, Nguyễn Tắt Thành theo học lớp dự bị Trường tiêu học Pháp - bản xứ ở thành phố Vinh, lần đầu tiên Người được tiếp xúc với khâu hiệu Tự do - Bình đẳng - Bác ái Nhờ có những chuyến đi này đã giúp Nguyễn Tắt Thành nhận ra rằng ở đâu cũng có người dân bị áp bức, bóc lột và trong họ đang âm ỉ muốn đánh đuôi bọn áp bức bóc lột thực dân phong kiến Trước cảnh thống khô của nhân dân, Người đã sớm
“có chí đuổi thực dân Pháp giải phóng đồng bào”
Cuối tháng 5/1906, Nguyễn Tất Thành và anh trai cùng đi theo cha vào kinh đô nhậm chức Ở Huẻ, tháng 4/1908, Nguyễn Tất Thành tham 01a cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên, đây là sự kiện đáng nhớ trong cuộc đời của Người Trong thời øian học tại Trường Quốc học Huế, trước sự ảnh hưởng lòng yêu nước của các thầy giáo ở trường và sách báo tiến bộ mà Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc đã
khiến cho ý muốn sang phương Tây đê tìm hiểu tình hình các nước và học hỏi thành
tựu văn minh nhân loại lớn dần trong tâm trí của Người Trong khoảng thời gian đó, Người còn được nghe kê về hành động của những ông vua yêu nước như Thành Thái, Duy Tân và những bản luận về con đường cứu nước trong các sĩ phu yêu nước 6/1909, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Bình Định, khi ở Bình Khê, Người được
cha dẫn đi thăm các sĩ phu và thăm di tích lịch sử vùng Tây Sơn Tháng 6/1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình tiêu học và quyết định đi xuống phía
Nam, Người dừng chân ở Phan Thiết và xin vào làm trợ giáo ở trường Dục Thanh (thành lập năm 1907) Ngoài việc giảng dạy ở trường, Nguyễn Tất Thành còn tìm đọc những cuốn sách quý do cụ Nguyễn Thông để lại Đó cũng lần đầu tiên Người được tiếp cận tư tưởng tiến bộ của các nhà khai sáng Pháp, càng thôi thúc ý nghĩ tìm đường
đi ra nước ngoài
2 https://tulieuvankien dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/ho-chi-minh/tieu-su-cuoc-
Trang 8HO TEN - MSSV
Tháng 2/1911, Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn, ở đây Người hay đi
vào các xóm thợ nghèo, làm quen với những người cùng lứa tuổi Ở đâu Người cũng thấy nhân dân lao động bị đày đọa, áp bức Ngoài ra, Nguyễn Tất Thành cũng hay đến nha hang 6 cang Sai Gon để tìm cách xin việc trên tàu, thực hiện hoài bão có những chuyến đi xa
Từ việc sớm tiếp thu truyền thống của gia đình đồng thời chứng kiến cảnh nước mất nhà tan đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, nhân dân quần chúng đồng bào
bị áp bức, bóc lột, đói khổ rất đã man Bên cạnh đó còn có những bai hoc thất bại của
các nhà yêu nước tiền bối và đương thời Chính những điều đó, đã nung nấu trong
Người một ý chí đó là đánh đồ thực dân Pháp, giành độc lập tự do cho dân tộc Tình yêu nước của Nguyễn Sinh Cung còn bị tác động bởi yếu tổ lịch sử dân tộc Cuối TK 19 đầu TK 20, cách mạng Việt Nam rơi vào tình cảnh đen tối không có đường thoát, bởi vì nó bế tắc và khủng hoảng về giai cấp và đường lối lãnh đạo cách
mạng Hai ngọn cờ phong kiến và dân chủ tư sản không đáp ứng được yêu câu của lich
sử dân tộc Việt Nam Từ đó đặt ra yêu cầu mới chính là tìm ra con đường cứu nước mới chứ lịch sử đân tộc không được giải quyết một cách triệt đề, không được đáp ứng bởi hai khuynh hướng là phong kiến và dân chủ tư sản, hai khuynh hướng này không gan voi su nghiép giải phóng dân tộc
3.3 Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và khẳng định con đường cách mạng (1890 - 1920)
Cách mạng Việt Nam khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo do
đó cần tìm một con đường cách mạng mới, với một giai cấp đủ uy tín và năng lực lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trước yêu cầu cấp thiết mà lịch sử đặt ra, với
nhãn quan chính trị sắc bén nên vào 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm
đường cứu nước, giải phóng dân tộc Với tên gọi là Văn Ba, người đã đi qua nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước tư bản phát triển như Mỹ, Pháp, Anh Trong quá trình tìm đường cứu nước, Người nhận thức được Cách mạng Tư sản không thé
đem lại độc lập và hạnh phúc cho nhân dân Năm 1917, Người đã tìm hiểu về cuộc
Cách mạng Tháng Mười Nga va đã nhận ra rằng đây là cách mạng đến nơi Từ đó,
Trang 9HO TEN - MSSV
Người đã tham gia các hoạt động chính trị hướng về tìm hiểu con đường Cách mạng
Tháng Mười Nga, về Lênin
Đầu năm 1919 sau khi từ Anh trở lại nước Pháp và tham gia các hoạt động tim
hiểu con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, Người đã tham gia Đảng Xã hội Pháp
6/1919, Tổng thống Mỹ Uynxơn tuyên bố bảo đảm về quyền dân tộc tự quyết cho các
nước thuộc địa 18/6/1919, Người đã lấy tên là Nguyễn Ái Quốc đưa tới Hội nghị
Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm tám điểm đòi quyền tự do, dân chủ
và bình đẳng cho nhân dân Việt Nam tuy nhiên không được Hội nghị Vécxây chú ý đến nhưng đã ảnh hưởng rộng rãi đến dư luận quốc tế lúc bây giờ Từ đó Người rút kết
ra rằng những lời tuyên bố của bọn đề quốc chỉ là trò bịp bợm, muốn được độc lập, tự
do thực sự phải dựa vào lực lượng của ban than minh, phải tự giải phóng cho minh
7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênïn trên báo L'Humanité Bản luận cương đó giải đáp những vấn để cơ bản và chỉ dẫn hướng phát triên của sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc Luận cương của Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc - những vấn đề
cơ bản nhất về con đường giành độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bảo - điều mà chính Người đang tìm kiếm:
+ Tư tưởng về quyên bình đẳng giữa các dân tộc trong Sơ thảo luận cương của Lênin làm nền tảng hình thành chân lý bắt hủ “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của
Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Tư tướng về giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong Sơ thảo luận
cương của Lênin làm tiền đề để Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn thiện lý luận về con
đường cứu nước 12 luận điểm trong Sơ thảo luận cương của Lênin đã giải quyết các vấn đề về dân tộc và thuộc địa của cách mạng vô sản như: phân biệt lợi ích của các
giai cấp bị áp bức, bóc lột với lợi ích của giai cấp thống trị; phân biệt quyền lợi của
dân tộc bị áp bức với quyên lợi của các lực lượng đi áp bức; gẵn kết phong trào công nhân với phong trào giải phóng dân tộc, gắn kết phong trào dân tộc với cách mạng thế ĐIớI; tư tưởng, về giải phóng dân tộc khỏi nô dịch, xâm lược của các dân tộc, thuộc địa,
phụ thuộc
Người đã nhận ra rằng muốn cứu nước giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào dân tộc chỉ có con đường Cách mạng Vô Sản của Lênin 12/1920, Người đã tham
dự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế II, sau đó
Trang 10HO TEN - MSSV
thanh lap Phan b6 Phap cua Quốc tế Cộng sản, sự kiện này đánh dấu bước ngoat trong cuộc đời hoạt động cách mạng cua Người và trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam
Với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác Lên là ngọn đèn soi đường, một thứ vũ khí sắc bén kết hợp với sức mạnh thời đại đã dẫn đến thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng, của nhân dân ta Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người không những
đã vận dụng sáng tạo vào tình hình của nước ta mả còn làm phong phú chủ nghĩa Mác Lênin trong thời đại mới; “đó là tải sản tính thần vô cùng to lớn của Đảng và nhân dân
ta” — Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) nhận
định
Phần 4: PHẢN KÉT LUẬN
Qua tim hiểu về thời thơ âu và niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã thấy được nhiều điều đáng tự hào trong cuộc đời của Người Nhờ đó mà chúng ta niềm
tự hào khi là một thành phần trong dân tộc Việt Nam Ngày nay, nhờ vào con đường cứu nước của Chủ tịch, chúng ta được sống trong một thế giới hòa bình Mọi người noi theo tắm gương sáng của Người, xem Người là một hình mẫu đề học tập và làm theo Với sự ngày càng tiến bộ về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi tiếp xúc với
tư tưởng Mác Lênin, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước đã thành công rực rỡ, mang lại tiếng vang xa cho nước nhà Và cũng nhờ vào ý chí, sự kiên cường bất khuất, sự đồng lòng và đoàn kết lại của nhân dân ta đã giúp nước nhà
chiến thắng giặc ngoại xâm Hiện nay, nước ta đã dần dần phát triển lớn mạnh, hoả
nhập với quốc tế Nhà nước đi theo những chỉ dẫn, con đường mà Người đê lại, Việt Nam đã ngày một đi lên, ngày một tiễn bộ và không ngừng phát triển Những sách lược đúng đắn về kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao, những tư tưởng đó đã giúp nước ta ngày cảng được quốc tế tôn trọng, chú ý đến, mang đến một nguồn tải nguyên
dồi dào cho đất nước phát triển Theo Clark D.Neher, Hồ Chí Minh đã kết hợp chú
nghĩa Mác Lên với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam Người đã tiếp nhận tư tưởng của Mác Lênin và xem đó làm kim chỉ nam cho các hoạt động của minh sau này, ông viết trên tạp chí Các vấn đề phương Đông (Liên Xô), dẫn lại trên báo Nhân dân ngày
10