ii DANH SÁCH CÁC HÌNH...iii Phần 1 LY TRÍCH CHẤT CHIẾT THÔ TRONG NGUYÊN LIỆU BẰNG CÁC DUNG MÔI KHÁC NHAU.... Phần 1 LY TRÍCH CHẤT CHIẾT THÔ TRONGNGUYÊN LIỆU BẰNG CÁC DUNG MÔI KHÁC NHAU 1
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
Trang 2MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC i
DANH SÁCH CÁC BẢNG ii
DANH SÁCH CÁC HÌNH iii
Phần 1 LY TRÍCH CHẤT CHIẾT THÔ TRONG NGUYÊN LIỆU BẰNG CÁC DUNG MÔI KHÁC NHAU 1
1.1 Tổng quan về vỏ mẵng cụt và phương pháp ly chiết thô bằng dung môi 1
1.1.1 Vỏ măng cụt 1
1.1.2 Phương pháp chiết bằng dung môi 1
1.2 Vật liệu và phương pháp thực hiện 1
1.2.1 Vật liệu 1
1.2.2 Phương pháp 1
1.2.3 Tiến hành 2
1.3 Kết quả và thảo luận 3
1.3.1 Kết quả tính độ ẩm nguyên liệu 3
1.3.2 Kết quả tính hiệu suất chiết cao 3
Phần 2 PHÂN TẮC SẮC TỐ THỰC VẬT BẰNG KỸ THUẬT SẮC KÝ CỘT 6
2.1 Tổng quan về cây sài đất 6
2.2 Kỹ thuật sắc ký cột 6
2.3 Vật liệu, dụng cụ, thiết bị thí nghiệm 7
2.4 Phương pháp thực hiện 8
2.4.1 Phương pháp 8
2.4.2 Tiến hành 8
2.5 Kết quả và thảo luận 9
2.5.1 Kết quả 9
2.5.2 Thảo luận 9
Phần 3 PHÂN TÁCH SẮC TỐ THỰC VẬT BẰNG KỸ THUẬT TLC 10
3.1 Kỹ thuật sắc ký lớp mỏng 10
3.2 Mục tiêu thực hiện 10
3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 10
3.3.1 Vật liệu 10
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 10
3.4 Kết quả và thảo luận 11
3.4.1 Kết quả 11
3.4.2 Thảo luận 13
Phần 4 BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG PROTOCATECHUIC ACID 14
Phần 5 BIÊN BẢN LÀM VIỆC 17
Trang 3DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Các khối lượng ở 2 lần lặp lại, đơn vị gram (g) 3
Bảng 1.2 Các khối lượng ở hai dung môi khác nhau, đơn vị gram 3
Bảng 3.1 Hệ số Rf của các sắc tố trong 2 hệ dung môi (cm) 12
Bảng 4.1 Sự tương quan giữa nồng độ Protocatechuic acid và diện tích pic 14
Bảng 4.2 Sự tương quan giữa nồng độ Chlorogenic acid và diện tích pic 15
Bảng 4.3 Mối tương quan giữa nồng độ Caffeic acid và diện tích pic 15
Bảng 5.1 Danh sách phân công việc nhóm 6 17
Trang 4DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện 2
Hình 1.2 Nguyên liệu bột vỏ măng cụt sau 2 giờ sấy ở 105℃ 3
Hình 1.3 Hỗn hợp bột vỏ măng cụt với dung môi sau ly tâm 4
Hình 1.4 Sản phẩm dịch chiết thô từ dung môi 4
Hình 1.5 Bã khô còn lại trên giấy lọc từ dung môi 4
Hình 2.1 Cây sài đất 6
Hình 2.2 Cột khi vừa cho mẫu vào 8
Hình 2.3 Cột khi cho hexan vào rửa giải 8
Hình 2.4 Dịch chiết sắc tố thu được 9
Hình 3.1 Kết quả phân tách mẫu trong hệ dung môi tỉ lệ acetone:hexan (3:7) 11
Hình 3.2 Kết quả phân tách mẫu trong hệ dung môi tỉ lệ acetone:hexan (4:6) 11
Hình 3.3 Kết quả chiếu xạ UV phân tách mẫu bằng TLC 12
Hình 4.1 Biểu đồ đường chuẩn Protocatechuic acid 14
Hình 4.2 Biểu đồ đường chuẩn Chlorogenic acid 15
Hình 4.3 Biểu đồ đường chuẩn Caffeic acid 16
Trang 5Phần 1 LY TRÍCH CHẤT CHIẾT THÔ TRONG
NGUYÊN LIỆU BẰNG CÁC DUNG MÔI KHÁC NHAU
1.1 Tổng quan về vỏ mẵng cụt và phương pháp ly chiết thô bằng dung môi
1.1.1 Vỏ măng cụt
Tên gọi, danh pháp: Tên Tiếng Việt: Măng cụt (Vỏ quả) Tên khác: Sơn trúc tử;
măng cụt tía Tên khoa học: Garcinia mangostana L thuộc họ Clusiaceae (Bứa).
Măng cụt ngoài là một loại trái cây ngon miệng, còn được trồng để thu hoạch
áo hạt dùng làm thực phẩm, vỏ quả đem sấy hoặc phơi khô
Ngoài tanin ra, trong vỏ quả măng cụt, theo W.Schmidt còn có chất nhựa vàchất mangostin (C20H22O5), có tinh thể hình phiến nhỏ, màu vàng tươi, không vị, tantrong rượu, ête và chất kiềm, không tan trong nước Độ chảy 175°C
Trong vỏ quả chứa nhiều hoạt chất xanthones Chất này thể hiện đặc tính khángkhuẩn, tiêu viêm rõ rệt Súc miệng bằng nước sắc vỏ măng cụt sau khi ăn có tác dụnggiảm mùi thức ăn, chống lại sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, ngănngừa hôi miệng và mang lại hơi thở thơm tho hơn
Chất Xanthones có trong vỏ quả giúp cơ thể phòng ngừa cholesterol xấu, hỗ trợtrong việc điều trị béo phì Người ta dùng vỏ măng cụt để làm trà giúp làm da sănchắc da và có thể ổn định cân nặng
1.1.2 Phương pháp chiết bằng dung môi
Chiết xuất bằng dung môi là quá trình loại bỏ thành phần chất tan khỏi chất rắnbằng dung môi lỏng và là một trong những quy trình chiết xuất hiện đại Nó cũngđược gọi là chiết xuất ngâm chiết hoặc chiết xuất rắn-lỏng
1.2 Vật liệu và phương pháp thực hiện
1.2.1 Vật liệu
Vật liệu: Bột vỏ măng cụt
Hóa chất: Ethyl acetate, Hexan
Dụng cụ: Bình Erlen, Phễu thủy tinh, Pipet paster thủy tinh, Ống đong, Cốcthủy tinh, Đĩa petri, Bình hút ẩm, Giấy lọc
Thiết bị: Cân phân tích 4 số, Bể siêu âm gia nhiệt, model: 300867Ultrasons-HD, hãng sản xuất: Selecta, xuất xứ: Tây Ban Nha
Phương pháp chiết sử dụng: Chiết bằng dung môi có sự hỗ trợ từ sóng siêu âm
Trang 61.2.3 Tiến hành
a) Kiểm tra độ ẩm nguyên liệu
Để kiểm tra tăng độ chính xác thực hiện lặp lại 2 lần
Cho 1 lần, lần lượt cân khối lượng và ghi lại số liệu:
+ Cân khối lượng chén + nắp thúy tinh chứa mẫu (ghi lại số liệu)
+ Tiếp theo bỏ nắp chén và chỉnh cân về 0 và cân 2 g mẫu bột vỏ măng cụt (ghilại số liệu)
+ Sau đó đem sấy mẫu ở 105℃, trong 2 giờ, để nguội trong 45 phút và cânkhối lượng cả mẫu và chén sau khi sấy (ghi lại số liệu)
* Thời gian sấy mẫu phụ thuộc vào độ ẩm mẫu giữa 2 lần sấy liên tiếp khôngchênh lệch nhau
Công thức tính độ ẩm nguyên liệu từ số liệu vừa thu
𝑊 % = ( 𝐾𝐿 𝑚ẫ𝑢 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑠ấ𝑦, 𝑔 + 𝐾𝐿 𝑐ℎé𝑛 𝑣à 𝑛ắ𝑝, 𝑔) − 𝐾𝐿 𝑚ẫ𝑢 𝑣à 𝑐ℎé𝑛 đự𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑢 𝑠ấ𝑦, 𝑔 𝐾𝐿 𝑚ẫ𝑢 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑠ấ𝑦, 𝑔 𝑥 100
b) Đánh giá hiệu suất chiết cao
Thực hiện so sánh hiệu quả chiết xuất của 2 dung môi: Hexan và Ethyl acetate.Tiến hành: Cân 1 g bột nguyên liệu vào erlen, thêm vào 15 ml dung môi chothấm ướt Sau 15 phút siêu âm ở 40Hz, nhiệt độ phòng.Lọc dịch chiết qua giấy lọc (đãbiết khối lượng)
Hình 1.1 Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện.a) Mẫu sau khi cân;
b) Siêu âm hỗn hợp mẫu và dung môi; c) Lọc thu dịch; d) Bã thu được sau lọc.
Thêm tiếp 15 ml dung môi vào bã và chiết tiếp lần 2 (15 phút)
Lọc hết bã trong bình qua giấy lọc
Sấy khô cả bã và giấy lọc trong tủ sấy
Cân để biết khối lượng bã còn lại
Công thức tính hiệu suất từ số liệu vừa thu:
Trang 7𝐻 % = (𝐾𝐿 𝑛𝑔𝑢𝑦ê𝑛 𝑙𝑖ệ𝑢 𝑘ℎô 𝑏𝑎𝑛 đầ𝑢, 𝑔 + 𝐾𝐿 𝑚𝑖ế𝑛𝑔 𝑔𝑖ấ𝑦 𝑙ọ𝑐, 𝑔) − 𝐾𝐿 𝑏ã 𝑘ℎô 𝑐ò𝑛 𝑙ạ𝑖 𝑡𝑟ê𝑛 𝑔𝑖ấ𝑦 𝑙ọ𝑐,𝑔𝐾𝐿 𝑛𝑔𝑢𝑦ê𝑛 𝑙𝑖ệ𝑢 𝑘ℎô 𝑏𝑎𝑛 đầ𝑢, 𝑔 𝑥 100
1.3 Kết quả và thảo luận
1.3.1 Kết quả tính độ ẩm nguyên liệu
Hình 1.2 Nguyên liệu bột vỏ măng cụt sau 2 giờ sấy ở 105℃.
Từ kết quả kiểm tra độ ẩm của nguyên liệu có thể kết luận nguyên liệu bột vỏmăng cụt màu nâu, dạng bột mịn, độ ẩm 7 - 8%
1.3.2 Kết quả tính hiệu suất chiết cao
Bảng 1.2 Các khối lượng ở hai dung môi khác nhau, đơn vị gram
Dung môi Khối lượng nguyên
liệu khô ban đầu
Khối lượng miếnggiấy lọc
Khối lượng bã khôcòn lại trên giấy lọcHexan 1,0038 0,7793 1,6975
Ethyl acetate 1,0079 0,7637 1,6804
Hiệu suất chiết thô dùng dung môi Hexan
Trang 8Hình 1.3 Hỗn hợp bột vỏ măng cụt với dung môi sau ly tâm.Dung môi Ethyl acetate
(bên trái); Dung môi Hexan (bên phải).
Hình 1.4 Sản phẩm dịch chiết thô từ dung môi.Dung môi Hexan (bên trái); Dung môi
Ethyl acetate (bên phải).
Hình 1.5 Bã khô còn lại trên giấy lọc từ dung môi.Dung môi Hexan (bên trái);
Dung môi Ethyl acetate (bên phải).
Từ kết quả Hiệu suất chiết cao cho thấy dung môi Ethyl acetate có hiệu quảchiết cao hơn dung môi Hexan và khối lượng bã khô từ dung môi Ethyl acetate thấphơn dung môi Hexan
Ngoài ra trong quá trình chiết, dung môi Ethyl acetate có tốc độ chiết nhanhhơn dung môi Hexan vì Hexan nhanh bay hơi làm bã dính lại trong thành bình chứagây mất thời gian để lấy ra chiết
Trang 9Trong cùng một hỗn hợp dịch chiết mà sau khi hòa tan trong hexan và ethylacetate mà sản phẩm dịch chiết thô từ dung môi ethyl acetate còn màu vàng thì chứng
tỏ trong hợp chất dịch chiết chứa các hợp chất không phân cực nhiều hơn các hợp chấtphân cực vì hexan là dung môi không phân cực (mà chất không phân cực tan trongdung môi không phân cực, chất phân cực tan trong dung môi phân cực ) (dịch chiếtchuyển sang màu hơi ngà vàng) đối với dung môi ethyl acetate là dung môi phân cực
mà trong hợp chất dịch chiết có ít hợp chất phân cực nên màu dịch chiết còn màuvàng
Trang 10Phần 2 PHÂN TẮC SẮC TỐ THỰC VẬT BẰNG KỸ
THUẬT SẮC KÝ CỘT
2.1 Tổng quan về cây sài đất
Cây sài đất, với tên khoa học là Elephantopus scaber, là một loài cây thảo dược
quen thuộc trong y học dân gian Việt Nam Thân cây thường bò lan trên mặt đất, phủmột lớp lông tơ màu trắng Lá cây mọc đối, hình bầu dục, mép lá có răng cưa, cả haimặt lá đều có lông, tạo nên một lớp phủ mềm mại Hoa sài đất nhỏ, màu trắng, mọcthành cụm ở đầu cành, mang đến vẻ đẹp giản dị nhưng không kém phần thanh lịch.Quả cây nhỏ, chứa nhiều hạt, góp phần vào sự sinh sôi nảy nở của loài
Thành phần hóa học phong phú của cây sài đất là yếu tố quyết định những côngdụng quý giá của nó Trong cây chứa tinh dầu, flavonoid và các hợp chất phenolic.Tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, góp phần làm dịu các vết thương.Flavonoid là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc
tự do Các hợp chất phenolic cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kháng khuẩn,chống viêm và bảo vệ cơ thể Với thành phần hóa học đặc trưng, cây sài đất được sửdụng rộng rãi trong y học dân gian để điều trị nhiều bệnh khác nhau Cây có tính mát,
vị hơi đắng, giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể Ngoài ra, sài đất còn có tácdụng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, hỗ trợ điều trị các bệnh về da như mụn nhọt,eczema, ngứa ngáy Đặc biệt, cây còn được dùng để làm lành vết thương, giảm sưngtấy
Hình 2.1 Cây sài đất.
2.2 Kỹ thuật sắc ký cột
Sắc ký cột là một kỹ thuật phân tích hóa học được sử dụng rộng rãi để tách cácthành phần trong một hỗn hợp, đặc biệt là các hợp chất hữu cơ Trong trường hợp phântích sắc tố thực vật, kỹ thuật này giúp tách riêng các sắc tố khác nhau có trong thực vậtnhư chlorophyll (lục lạp), carotenoid (caroten và xantophyll), anthocyanin (màu đỏ,tím) và các sắc tố khác
Trang 11Nguyên lý:
Pha tĩnh: Là một chất rắn được giữ cố định trong cột thủy tinh hoặc nhựa Phatĩnh này thường là một chất hấp phụ như silica gel, nhôm oxit hoặc các polymer
Pha động: Là một dung môi lỏng chảy qua cột, mang theo hỗn hợp sắc tố
Quá trình tách: Khi hỗn hợp sắc tố được cho vào cột, các phân tử sắc tố sẽtương tác khác nhau với pha tĩnh Các phân tử có ái lực lớn hơn với pha tĩnh sẽ dichuyển chậm hơn và bị giữ lại trên cột, trong khi các phân tử có ái lực nhỏ hơn sẽ dichuyển nhanh hơn và bị cuốn trôi cùng với pha động
Sắc tố chlorophyl
Chlorophyll, hay còn gọi là chất diệp lục, là sắc tố quang hợp màu xanh lá câyđóng vai trò trung tâm trong quá trình quang hợp của thực vật, tảo và một số vi khuẩn.Nhờ có chlorophyll, thực vật mới có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời đểchuyển đổi nước và carbon dioxide thành glucose và oxy, nuôi sống hầu hết các sinhvật trên Trái Đất Không chỉ quan trọng trong tự nhiên, chlorophyll còn có nhiều ứngdụng trong cuộc sống Trong ngành thực phẩm, chlorophyll được sử dụng làm chấtmàu tự nhiên và chất chống oxy hóa Trong ngành dược phẩm, nó được ứng dụng đểsản xuất các loại thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa và da liễu Ngoài
ra, chlorophyll còn được tìm thấy trong mỹ phẩm, góp phần chăm sóc da và tóc
Sắc tố Carotenoid
Carotenoid là một nhóm sắc tố tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc tạo nênmàu sắc tươi tắn cho nhiều loại rau củ quả như cà rốt, bí đỏ, ớt chuông Không chỉmang đến vẻ đẹp hấp dẫn cho thực phẩm, carotenoid còn đóng vai trò thiết yếu đối vớisức khỏe con người Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng carotenoid có khả năng cải thiện thịlực, đặc biệt hữu ích cho những người mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng.Bên cạnh đó, carotenoid còn giúp làm đẹp da, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ
hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
Sắc tố betalain
Betalain là một nhóm sắc tố tự nhiên mang màu sắc đỏ, tím và vàng đặc trưng,thường được tìm thấy trong củ cải đỏ và một số loài thực vật thuộc bộ Caryophyllales.Khác với anthocyanin, betalain tạo nên một bảng màu đa dạng và tươi sáng cho thựcphẩm Nhờ tính chất chống oxy hóa mạnh mẽ, betalain được ứng dụng rộng rãi trongngành thực phẩm như một chất màu tự nhiên và chất bảo quản Ngoài ra, các nghiêncứu khoa học đã chỉ ra rằng betalain có tiềm năng lớn trong việc hỗ trợ sức khỏe, baogồm khả năng chống ung thư, chống viêm và bảo vệ gan Trong ngành mỹ phẩm,betalain được sử dụng như một chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp bảo vệ da và làm dịu
da bị kích ứng
2.3 Vật liệu, dụng cụ, thiết bị thí nghiệm
Nguyên liệu: Lá sài đất sấy khô thành bột
Hóa chất: Hexan, Acetone, Silica gel 60 (0,015 – 0,040 mm)
Dụng cụ: Cốc thủy tinh, bình erlen, phễu thủy tinh, pipet paster, ống đong, giấylọc, bình hút ẩm, giấy bạc
Trang 12Thiết bị: Cân phân tích 4 số, bể siêu âm gia nhiệt.
Cân 1 gram lá sài đất đã được sấy khô, xay nhỏ cho vào bình erlen
Thêm 10 ml dung môi Hexan : Acetone với tỉ lệ 8:2 (8 ml Hexan ; 2 mlAcetone) cho chung vào bình erlen
Siêu âm bình erlen chứa mẫu khoảng 5 phút
Lọc dịch chiết sang ống nghiệm mới
b) Chuẩn bị cột
Cân 0,5 gam silica gel và đong 3 ml Hexan cho chung vào cốc thủy tinh, chờ từ
5 đến 10 phút cho silica gel tan hết
Lấy một ít bông thủy tinh nhồi vào cột sao cho phẳng bề mặt và đảm bảo khôngquá chặt cũng không quá lỏng vừa đủ cho dung dịch chảy qua Lưu ý cẩn thận khi sửdụng bông thủy tinh, vì có thể gây xước da
Sau khi silica gel tan hết ta hút một lượng nhỏ cho vào cột và gõ đều vào cộtcho silica gel được nén chặt không tạo ra bọt khí, lặp lại nhiều lần đến khi hết silicagel
Nếu trên thành cột dính nhiều silica gel thì dùng hexan tráng lại cột cho silicagel được dồn hết về pha tĩnh Lưu ý phải luôn giữ cột thẳng không bị nghiên bề mặt,đảm bảo các sắc tố chảy qua đều
c) Đưa mẫu vào cột
Hút 1 ml dịch chiết mẫu sài đất cho từ từ vào cột, đợi cho dịch chiết đi qua phatĩnh hoàn toàn
Cho vào 5 ml Hexan để rửa giải và dùng ống nghiệm để hứng mẫu, dịch chiếtmàu vàng cam chính là Caroten
Sau khi hứng hết Caroten, ta cho vào cột 10 ml hỗn hợp dung môi Hexan :Acetone với tỷ lệ 7:3 (7 ml Hexan : 3 ml Acetone) để tăng độ phân cực nhằm rửa giảiChlorophyll (màu xanh lục)
Hình 2.2 Cột khi vừa cho mẫu vào Hình 2.3 Cột khi cho hexan vào rửa giải.
Trang 132.5 Kết quả và thảo luận
Lá cây chứa nhiều loại sắc tố khác nhau
Các sắc tố có độ phân cực khác nhau (caroten là chất không phân cực nên dichuyển trước vì tương tác yếu với pha tĩnh và chỉ dùng Hexan để rửa giải, cònchlorophyll có độ phân cực cao hơn di chuyển chậm hơn vì tương tác mạnh với phatĩnh và dùng dung môi rửa giải là hexan : acetone để làm tăng độ phân cực
Dung môi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân tách sắc tố, Hexan làmột dung môi không phân cực, không có các cực âm và cực dương rõ rệt Do đó,hexan thường hòa tan tốt các chất không phân cực như carotenoid (sắc tố màu vàng,cam) Acetone: Là một dung môi phân cực, có một đầu phân cực (nhóm carbonylC=O) và một đầu không phân cực (nhóm methyl CH₃) Nhờ đặc tính này, acetone cókhả năng hòa tan một số chất phân cực nhẹ, như chlorophyll (sắc tố màu xanh lá cây)
Sắc ký là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để phân tích thành phần hóahọc của các chất
Trang 14Sắc ký lớp mỏng là một kỹ thuật phân tách hiệu quả và hữu ích cho các chấtkhông bay hơi Kỹ thuật này dễ thực hiện, chi phí thấp và cung cấp kết quả nhanhchóng TLC có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm hóa học, sinhhọc, dược phẩm và giáo dục Sử dụng TLC giúp kiểm tra độ tinh khiết của các chất vàkiểm tra được 2 hợp chất có giống nhau không.
Nguyên liệu: dịch chiết lá sài đất từ phần 2
Sắc ký bảng mỏng sử dụng 2 pha động có tỉ lệ khác nhau: acetone:hexan (3:7)
và acetone:hexan (4:6) Pha tĩnh là bản mỏng silica gel 60 F254 trong đó F là huỳnhquang, 254 là bước sóng Silica gel 60 F254 là một chất hấp phụ quan trọng được sửdụng phổ biến trong sắc ký lớp mỏng (TLC)
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Bước 1: Chuẩn bị dịch chiết lá sài đất
Bước 2: Chuẩn bị bản mỏng silical gel 60 F254 với kích thước phù hợp Dùng
vẽ chì kẻ vạch xuất phát, để đảm bảo các chất đồng đều xuất phát và đo được quãngđường của dung môi
Bước 3: Dùng đầu típ micropipet để đưa mẫu lên bản mỏng, vết chấm khôngquá to, chấm lập lại 2 lần vết thứ nhất khô sau đó chấm vết thứ hai, hai vết chấm phảitrùng nhau đồng tâm và tránh không làm mẫu lan rộng
Bước 4: Đặt bản mỏng vào bình ly giải chứa pha động và đậy nắp bình tránhdung môi bị bay hơi Bảo đảm vạch xuất phát phải trên dung môi và khi đặt phải đặtsong song với bề mặt dung môi Nếu khi đặt vạch xuất phát dưới dung môi thì mẫu sẽhòa tan và không đọc kết quả Việc đặt song song giúp cho quãng đường chạy của mẫu
sẽ thẳng giúp kết quả chính xác hơn