TRƯỜNG TH NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II Năm học : 2009 – 2010 MÔN: TOÁN - KHỐI 5 Thời gian: 40 phút( không tính thời gian chép đề) Phần một: (4 điểm) Chọn (khoanh tròn) đáp án đúng nhất trong các bài tập sau: Bài 1: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm 2m 3 18dm 3 = … dm 3 là số nào? a) 218 b) 2018. c) 2,18. d) 2,018 Bài 2: Có hai hình lập phương. Hình A có cạnh dài gấp 2 lần cạnh hình B. Thể tích của hình A gấp mấy lần thể tích của hình B? a) 2 lần; b) 4 lần; c) 6 lần; d) 8 lần. Bài 3: Một hình lập phương có diện tích một mặt là 9dm 2 . Thể tích của hình lập phương đó là bao nhiêu? a) 3dm 3 b) 9dm 3 c) 27dm 3 d) 81dm 3 . Bài 4: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 4cm, chiều cao 3cm. Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là bao nhiêu? a) 20cm 2 b) 27cm 2 c) 54cm 2 d) 60cm 2 . Phần hai: (6 điểm) Bài 1: (2 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 5,8dm 3 = cm 3 . b) 2400cm 3 = m 3 c) 13,8m 3 = dm 3 d) 19,54m 3 = dm 3 . Bài 2: ( 1 điểm) Miệng giếng nước hình tròn có bán kính 0,7m. người ta xây thành giếng 0,3m bao quanh miệng giếng. Tính chu vi của thành giếng đó. Bài 3: (3 điểm) Một mảnh vườn hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 70m và 50m; chiều cao 40m. Người ta sử dụng 30% diện tích mảnh vườn để trồng đu đủ. Hỏi có thể trồng được bao nhiêu cây đu đủ, biết rằng mỗi cây đu đủ cần 1,5m 2 đất? ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM MÔN TOÁN ( Khối 5) Phần một: (4 điểm) Chọn đúng mỗi ý được 1 điểm. (Chọn 2-3 ý ở mỗi bài: không có điểm). Kết quả đúng là: Bài 1 2 3 4 Ýù đúng b) 2018 d) 8 lần c) 27dm 3 c) 54cm 2 Phần hai: (6 điểm) Bài 1: (2 điểm) Điền đúng mỗi chỗ được 0,5 điểm. a) 5,8dm 3 = 5800cm 3 . b) 2400cm 3 = 0,0024m 3 . c) 13,8m 3 = 13800dm 3 . d) 19,54m 3 = 19 540 dm 3 . Bài 2: (1 điểm ) Bán kính của miệng giếng và thành giếng: 0,25đ 0,7 + 0,3= 1 (m) 0,25đ Chu vi của thành giếng 0,25đ 1 x 1 x 3,14 = 3,14(m) 0,25đ Đáp số : 3,14 m Bài 3: (3 điểm) Bài giải Diện tích mảnh vườn là: 0,25đ (70 + 50) x 40 : 2 = 2400 (m 2 ) 0,75đ Diện tích đất trồng đu đủ là: 0,25đ 2400 : 100 x 30 = 720 (m 2 ) 0,75đ Số cây đu đủ trồng được là: 0,25đ 720 : 1,5 = 480 (cây) 0,50đ Đáp số: 480 cây. 0,25đ TRƯỜNG TH NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II MÔN: TIẾNG VIỆT - KHỐI 5 Năm học : 2009 – 2010 I-KIỂM TRA ĐỌC I. ĐỀ BÀI: Đọc thầm bài: “Phong cảnh đền Hùng”, dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học, hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất trong từng câu hỏi sau đây: Câu 1: Đền Hùng ở đâu? a) Ở núi Nghóa Lónh, tỉnh Phú Thọ. b) Ở núi Nghóa Lónh, tỉnh Lạng Sơn. c) Ở núi Nghóa Lónh, tỉnh Cao Bằng. Câu 2: Chọn nhân vật thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: “… là những người đầu tiên lập nên nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.” a) An Dương Vương. b) Các vua Hùng. c) Bác Hồ. Câu 3: Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó. a) Ăn khế trả vàng; Cây tre trăm đốt; Sự tích trầu cau. b) Sự tích bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Cây tre trăm đốt. c) Thánh Gióng; Sơn Tinh-Thuỷ Tinh; An Dương Vương. Câu 4: Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.” a) Ca ngợi truyền thống “thuỷ chung, luôn nhớ về cội nguồn dân tộc” của người dân Việt Nam. b) Nhắc nhở, khuyên răn mọi người: dù làm gì, ở đâu cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn. c) Cả a và b đều đúng. Câu 5: Nội dung chính của bài văn là gì? a) Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng; b) Bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. c) Cả a và b đều đúng. Câu 6: Câu: “Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa.”là câu ghép có mấy vế câu? a) 2 vế câu. b) 3 vế câu. c) 4 vế câu. Câu 7: Chuỗi câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào? “Đền Thượng nằm chót vót trên núi Nghóa Lónh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.” a) Lặp từ ngữ. b) Thay thế từ ngữ. c) Dùng từ ngữ nối. Câu 8: Hai câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào? “Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng,ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp.” a) Lặp từ ngữ. b) Thay thế từ ngữ. c) Dùng từ ngữ nối. Câu 9: Các từ “dập dờn, xanh xanh, vòi vọi, xa xa” thuộc từ loại gì? a) Danh từ. b) Tính từ. c) Động từ. Câu 10: Bộ phận được gạch dưới trong câu: “Những cành hoa đại cổ thụ toả hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ.” được gọi là gì? a) Câu ghép. b)Vế 1. c) Chủ ngữ. II-KIỂM TRA VIẾT A . CHÍNH TẢ Nghe-viết: Trí dũng song toàn. (Trang 26 – TV5 tập 2) ( Từ “Thấy sứ thần Việt Nam ” đến hết ). B . TẬP LÀM VĂN Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích. ĐÁP ÁN, CÁCH CHẤM ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT ( Đọc-Hiểu; Luyện từ và câu) Thang điểm: 5 điểm. HS khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất của mỗi câu được 0,5 điểm. (Nếu HS khoanh vào 2; 3 ý trong 1 câu thì không tính điểm câu đó.) Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Ý đúng a b c c c a a b b b II. Cách chấm điểm: A. Chính tả: 5 điểm Yêu cầu: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao- khoảng cách- cỡ chữ, trình bày bẩn, : trừ toàn bài 1 điểm. - Sai 2 lỗi chính tả thông thường : trừ 1 điểm. - Sai 4 lỗi về dấu hỏi, dấu ngã, viết hoa : trừ 1 điểm. B. Tập làm văn: 5 điểm - Đảm bảo các yêu cầu sau thì được 5 điểm: + Viết được bài văn tả đồ vật đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên; + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. - Tuỳ vào mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5 ; 4; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5. Dàn bài gợi ý: Mở bài: Giới thiệu đồ vật đònh tả. ( 0,75 điểm) Thân bài: a) Tả bao quát hình dáng của đồ vật (nhìn từ xa, nhìn gần có gì đặc biệt về hình dạng, kích thước, màu sắc, ). ( 1,5 điểm ) b) Tả các bộ phận của đồ vật (hình thù, màu sắc, kích thước của từng bộ phận ; có thể tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc ngược lại, ).( 1,5 điểm ) c) Nêu công dụng của đồ vật. (0,5 điểm) Kết bài: Nêu cảm nghó về đồ vật vừa tả. ( 0,75 điểm ) . 0,25đ TRƯỜNG TH NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II MÔN: TIẾNG VIỆT - KHỐI 5 Năm học : 2009 – 2010 I-KIỂM TRA ĐỌC I. ĐỀ BÀI: Đọc thầm bài: “Phong cảnh đền Hùng”, dựa vào nội dung. a và b đều đúng. Câu 5: Nội dung chính của bài văn là gì? a) Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng; b) Bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. c) Cả a và b đều đúng. Câu. cách nào? “Đền Thượng nằm chót vót trên núi Nghóa Lónh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền, dòng