Họ và tên: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II Lớp: Năm học 2009-2010 Trường Tiểu học Hứa Tạo Môn : TIẾNG VIỆT - Lớp 5 Phòng thi số: SBD: Ngày kiểm tra: / / 2010 Thời gian làm bài : 30 phút A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập (5 điểm) Luật tục – bài học giữ rừng của người Ê-đê Vì rừng có quan hệ mật thiết với cộng đồng dân cư Tây Nguyên, nên từ xa xưa, người dân nơi đây đã rất có ý thức bảo vệ rừng, tôn trọng các quy tắc của cộng đồng về xác lập chủ quyền đối với rừng và đất rừng của từng gia đình, dòng họ. Chẳng hạn, luật tục Ê-đê quy định rất rõ về các tội đốt, phá rừng. Điều 80 của luật tục Ê-đê nói rằng: “Đàn ông thường đốt lửa bừa bãi, đàn bà thường đốt lửa bậy bạ, có những người đốt lửa mà làm như kẻ điên, kẻ dại. Cây le đang đâm chồi thế mà họ chặt mất ngọn, cây lồ ô đang đâm chồi thế mà họ chặt mất đọt. Nếu người ta bắt được họ đem cho người tù trưởng nhà giàu thì chân họ tất phải trói lại ngay, tay của họ tất phải xiềng lại ngay. Cả rừng le bị cháy khô, cả rừng lồ ô bị cháy trụi, hang thỏ, hang chồn đều bị thiêu trụi tất cả. Vì vậy có chuyện nghiêm trọng cần phải xét xử họ”. Luật tục cũng răn dạy dân làng không được mang củi cháy dở vào rừng: “Ai có con phải dạy con, ai có cháu phải dạy cháu, kẻo đi hái củi mà không biết đi, đi suối lấy nước mà không biết đi. E rằng họ sẽ đốt đuốc cầm theo. E rằng đi rẫy lo việc nương rẫy mà không biết đi, cầm theo những đầu cây cháy dở có thể huỷ diệt cả rừng… Cho nên biết được con đàn bà ấy là ai, thằng đàn ông ấy là ai thì việc xét xử phải đi đến bồi thường nặng”. Theo Lao Động (26/5/2001) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng và trả lời câu hỏi: 1. Ê-đê là một dân tộc thiểu số sinh sống ở? A. huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. B. miền Bắc nước ta. C. Tây Nguyên. D. Nam Bộ. 2. Luật tục là: A. Những qui định, phép tắc phải tuân theo trong thôn , xã,… B. Những qui định, phép tắc phải tuân theo trong buôn làng, bộ tộc,… C. Những qui định, phép tắc phải tuân theo trong huỵên, tỉnh,… D. Những qui định, phép tắc phải tuân theo trong cả nước. 3. Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? A. Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn, làng. B. Để cai trị nhân dân trong buôn, làng. C. Để bảo vệ quyền lợi cho tù trưởng. 4. Luật tục răn dạy dân làng không được mang gì vào rừng? A. Đồ ăn. B. Nước uống. C. Rựa. D. Củi cháy dở vào rừng. 5. Tìm từ phù hợp có thể thay thế từ ‘‘huỷ diệt ” trong câu : ‘‘Những đầu cây cháy dở có thể huỷ diệt cả rừng”. A. tiêu tan. B. thiêu sống. C. thiêu trụi. D. nuôi sống 6. Từ nào sau đây cùng nghĩa với từ trói ? A. Gút ; B. xiềng ; C. mở ; D. cột 7. Đoạn 2 nói đến mấy lọai cây? Ghi các loại cây đó ra: A. Một:………………………………………………………………………… B. Hai:…………………………………………………………………………… C. Ba: …………………………………………………………………………… D. Bốn:………………………………………………………………………… 8. Câu: ‘‘ Nếu người ta bắt được họ đem cho người tù trưởng nhà giàu thì chân họ tất phải trói lại ngay, tay của họ tất phải xiềng lại ngay.” A. Là một câu đơn. B. Là một câu ghép. C. Là một câu khiến. 9. Chân bị trói, tay bị xiềng khi họ phạm tội gì? ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… 10. Bài văn trên thuộc Chủ điểm: A. Người công dân B. Vì cuộc sống thanh bình C. Nhớ nguồn ***********Hết************** Họ và tên: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II Lớp: Năm học 2009-2010 Trường Tiểu học Hứa Tạo Môn : TIẾNG VIỆT - Lớp 5 Phòng thi số: SBD: Ngày kiểm tra: / / 2010 A. BÀI KIỂM TRA VIẾT I/Chính tả (5 điểm) Đề bài trong hướng dẫn Thời gian: 15 phút . II/Tập làm văn (5 điểm) Em hãy tả cô giáo chủ nhiệm của em trong năm học vừa qua. -Thời gian làm bài : 35 phút Bài làm . Năm học 2009-2010 Trường Tiểu học Hứa Tạo Môn : TIẾNG VIỆT - Lớp 5 Phòng thi số: SBD: Ngày kiểm tra: / / 2010 A. BÀI KIỂM TRA VIẾT I/Chính tả (5 điểm) Đề bài trong hướng dẫn Thời gian: 15 phút . học 2009-2010 Trường Tiểu học Hứa Tạo Môn : TIẾNG VIỆT - Lớp 5 Phòng thi số: SBD: Ngày kiểm tra: / / 2010 Thời gian làm bài : 30 phút A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập (5. phút . II/Tập làm văn (5 điểm) Em hãy tả cô giáo chủ nhiệm của em trong năm học vừa qua. -Thời gian làm bài : 35 phút Bài làm