Tóm tắt những nội dung đã thu nhập được Thể bị động trong tiếng Nhật hay còn gọi là 受け身 là câu diễn tả sự việc từ phía nhận được hành động từ người khác; có nghĩa là được, bị.. 例: 私はどろぼう
Trang 2
MỤC LỤC
I Tóm tắt những nội dung đã thu nhập được
1 A CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ 1
B CẤU TRÚC 1
DẠNG 1: BỊ ĐỘNG TRỰC TIẾP 1
DẠNG 2: BỊ ĐỘNG CHỦ SỞ HỮU 2
DẠNG 3: BỊ ĐỘNG BÊN THỨ BA 2
DẠNG 4: BỊ ĐỘNG NGOẠI LAI 2
II Những khó khăn gặp phải khi học thể bị động
3 1 Nhầm lẫn trong việc sử dụng dạng ngữ pháp chủ sở hữu
3
2 Nhầm lẫn giữa thể bị động với thể sai khiến và bị động sai khiến 4
III So sánh với tiếng Việt
5 1 Các quan niệm khác nhau về câu bị động trong tiếng Việt 5
2 Một số dạng câu bị động trong tiếng Việt 5
3 Điểm tương đồng và khác biệt
6
Trang 3I Tóm tắt những nội dung đã thu nhập được
Thể bị động trong tiếng Nhật hay còn gọi là 受け身 là câu diễn tả sự việc từ phía nhận được hành động từ người khác; có nghĩa là được, bị
A CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ
- Động từ nhóm 1: chuyển đuôi う➞ あ+れる
- Động từ nhóm 2: Bỏ đuôi る➞ られる
- Động từ nhóm 3: (bất quy tắc) する される来る 来られる➞ ➞
B CẤU TRÚC
DẠNG 1: BỊ ĐỘNG TRỰC TIẾP
N1 が/は N2 を V ます
N2 が は/ N1 に V ( ) ら れます
* Trường hợp N1 là có thể lược bỏ sau khi đổi sang câu bị động 私
➨ Kết luận: Dạng bị động này được sử dụng khi chủ ngữ nhận một động tác hay tác động V nào đó Thường được sử dụng câu thông tin khi mà chủ thể hành động không được xác định và không cần chỉ rõ
DẠNG 2: BỊ ĐỘNG CHỦ SỞ HỮU
N1 + は/が + N2 + + に N3 + V bị động を
1
Trang 4例: 私はどろぼうにお金を取られました。
* Mẫu câu này chỉ được dùng khi người tiếp nhận hành động bị làm phiền, nếu người tiếp nhận có ý cảm ơn thì sẽ dùng ngữ pháp「てもらいます。」
➨ Kết luận: Dạng bị động này được dùng khi danh từ 2 làm hành động nào đó đối với danh từ 3 là vật sở hữu của danh từ 1 và danh từ 1 cảm thấy hành động là quấy rầy hay làm phiền mình
DẠNG 3: BỊ ĐỘNG BÊN THỨ BA
例:忙し時に、客に来られて、何もできなかった。
* Trường hợp sử dụng tự dộng từ 例:今朝雨に降られました。
* Trường hợp muốn thể hiện cảm xúc biết ơn có thể dùng mẫu Ⅴ てくれる hay
Ⅴ てもらう例:親切な人にずっとそばにいてもらって、うれしかったで す。
➨ Kết luận: Dạng bị động này mang sắc thái khó chịu; được dùng khi một tình trạng nào đó tác động gián tiếp đến tâm trạng, cảm xúc của người bị tác động dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp Trong câu này chỉ được sử dụng trợ
từ , không dùng trợ từ に によってvà から
DẠNG 4: BỊ ĐỘNG NGOẠI LAI
• Khi không cần nói chủ thể
例:スマホは世界中で使われています。
• Số lượng chủ thể không xác định 例:この本は多くの人に読まれていま
す。
• Khi không biết chủ thể là ai
Trang 5例: オリンピックは2020 年に東京で行われます。
• 「によって」thường được sử dụng thay cho「に」khi nhắc đến người nổi
tiếng, tác giả của những phát minh, tác phẩm, công trình 例:
「「ハムレット」はシェークスピアによって書かれました。
• Khi nói một vật được làm từ nguyên liệu gì 例:お酒は米から作られま
す。(nguyên liệu, vật liệu khi đã thành sản phẩm
mà không còn thấy được hình dạng, chất liệu ban đầu là gì)
例: このテーブルは木で作られました。(nguyên, vật liệu sau khi thành phẩm vẫn thấy được hình dáng, chất liệu ban đầu)
➨ Kết luận: Dạng bị động này được dùng để giải thích về một thực tế xã hội hoặc điều gì đó được biết đến rộng rãi “Bị động ngoại lai” biểu thị một sự thật khách quan mà không mang lại cảm giác khó chịu và chủ thể hành động
có thể bị lược bỏ trong nhiều trường hợp
II Những khó khăn gặp phải khi học thể bị động
1 Nhầm lẫn trong việc sử dụng dạng ngữ pháp chủ sở hữu
Trường hợp 1: Mẫu câu này thường chỉ được dùng khi mang nghĩa tiêu cực,
người tiếp nhận hành động cảm thấy bị làm phiền Tuy nhiên ban đầu do chưa tìm hiểu kỹ và nắm vững dạng ngữ pháp này nên bản thân thường sử dụng với
ý nghĩa tích cực, người tiếp nhận có ý cảm ơn
Cách giải quyết: sau khi nhận ra lỗi sai và tìm hiểu đối với trường hợp này thì
chúng ta sẽ sử dụng ngữ pháp「~てもらいます。」
本語を教えてもらいました。(O) Trường hợp 2: Do ngữ pháp tiếng Việt với tiếng Nhật có khá nhiều điểm khác biệt nên học sinh, sinh viên nếu chưa nắm vững kiến thức nền tảng thì việc sử dụng sai là điều khó tránh khỏi Ở
3
Trang 6đây ta có dạng ngữ pháp thụ động chủ sở hữu về bộ phận cơ thể con người Lỗi sai thường thấy đó chính là sử dụng trợ từ の
Việc này làm câu cho câu văn không còn tự nhiên
Cách giải quyết: Xác định rõ các thành phần chính trong câu văn để câu văn
trở nên tự nhiên hơn
した。(O)
2 Nhầm lẫn giữa thể bị động với thể sai khiến và bị động sai khiến
- Không chỉ là vấn đề riêng của bản thân mà còn của nhiều người học tiếng
Nhật Khi đọc hoặc dịch thì chúng ta thường không hiểu rõ về sự khác nhau của ba thể này nên thường hay bị nhầm lẫn từ đó dẫn đến hiểu nhầm ý nghĩa của câu
- Cách giải quyết: sau khi tìm hiểu thì bản thân cũng đúc kết ra vài kinh
nghiệm hữu ích khi sử dụng ba thể này để tránh nhầm lẫn khi đọc hoặc dịch câu văn
- Các điểm cần lưu ý Cách chia động từ:
Nhận diện được: đâu là người (hoặc vật) trực tiếp thực hiện hành động, đâu là người (vật) gián tiếp thực hiện hành động, và đâu là người (vật) chịu tác động của hành động
a Thể thông thường (普通形) 妹は兄を起こす。(Em
gái gọi anh trai thức dậy)
b Thể bị động (受身形) 兄は妹に起される。(Anh trai
được em gái gọi thức dậy)
➨ Cùng 1 hành động, nếu người thực hiện làm chủ ngữ thì sẽ là dạng thường, còn người chịu tác động của hành động làm chủ ngữ thì sẽ là dạng bị động
Trang 7c Thể sai khiến (使役形)母は妹に兄を起こさせる。(Mẹ
sai em gái gọi anh trai dậy)
➨ Ngoài 2 người trực tiếp thực hiện hành động còn có thêm 1 người gián tiếp thực hiện hành động
d Thể bị động sai khiến (使役受身形 妹は母に兄を起こさ)
せられる。(Em gái bị mẹ sai gọi anh trai dậy)
III So sánh với tiếng Việt
1 Các quan niệm khác nhau về câu bị động trong tiếng Việt
- Quan niệm cho rằng tiếng Việt không có câu bị động: Nhà nghiên cứu ngôn ngữ
Trần Trọng Kim cho rằng Tiếng Việt là một loại ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, phân tích tính, động từ Tiếng Việt không có các chỉ tố đánh dấu về ngôi, thời thức, dạng… nên không tồn tại trong câu bị động như các ngôn ngữ biến hình ( tiếng Anh, tiếng Pháp…)
- Quan niệm cho rằng tiếng Việt có câu bị động: Nguyễn Phú Phong thừa nhận
câu bị động như là một phạm trù ngữ pháp tách biệt trong Tiếng Việt ông cho rằng có thể xác lập một cặp câu chủ động – bị động Tiếng Việt tương ứng với việc chuyển dịch với cặp câu chủ động – bị động trong tiếng Pháp, và chỉ rõ tương ứng Bổ ngữ này thường được tỉnh lược nếu không bị tỉnh lược thì có thể chuyển vị trí đến trước động từ hoặc sau động từ với điều kiện phải thêm từ bởi
2 Một số dạng câu bị động trong tiếng Việt
- Câu bị động chứa “bị/ được” có xuất hiện chủ thể và đối thể hành động
a Câu bị động chứa bị được như một động từ độc lập, sau nó không xuất hiện một đông từ nào khác
Ví dụ : Tôi được 5 điểm
b Câu bị động có chứa "bị /được" đứng trước một động từ, trở thành yếu tố
bổ sung ý nghĩa thụ động cho động từ đó
Ví dụ : Anh diễn viên bị dư luận chỉ trích
5
Trang 8- Câu bị động có chứa “bị/được” nhưng không có sự xuất hiện của tân ngữ
Ví dụ : Toà lâu đài được xây cách đây mấy trăm năm
- Câu bị động không có sự xuất hiện của “bị/được”
Ví dụ : Câu chuyện dựa trên một sự kiện có thật
- Câu bị động không diễn tả ý nghĩa của hoạt động mà diễn tả ý nghĩa trạng thái tồn tại
Ví dụ : Tôi bị mất tiền
3 Điểm tương đồng và khác biệt
- Về mặt ý nghĩa: trong tiếng Nhật, từ tình thái và ý nghĩa câu không quan hệ với
nhau Còn tiếng Việt thì hai động từ tình thái "bị" và "được" có quan hệ mật thiết với ý nghĩa của câu
- Về mặt hình thái của câu: Động từ trong câu tiếng Nhật biến hình Động từ
trong câu tiếng Việt không bị biến hình
- Về câu bị động trực tiếp:
+ Điểm khác biệt: trong tiếng Nhật, động từ chính được chia ở dạng bị động (rareru) nghĩa là đã thể hiện ý bị động mà không cần sự "có mặt" của động từ tình thái và việc diễn tả sự vui mừng hay bất lợi là dựa vào văn cảnh của câu hay cách thể hiện của người nói
Trong tiếng Việt, chủ thể bị động là “tôi” không tham gia vào việc “Thầy giáo khen”, động từ tình thái “được” sử dụng trong tình huống này đã diễn tả tâm trạng vui mừng của người nói vì được “thầy giáo khen” ở đây động từ tình thái “ được” đặt trước một động từ khác diễn đạt các ý nghĩa nói rằng đó là một mối lợi mà chủ thể được nhận hay một kết quả may mắn mà chủ thể có được Còn động từ tình thái “bị” đặt trước một vị từ khác diễn đạt ý rằng đó là một sự bất lợi mà chủ thể phải chịu
Ví dụ: Tôi được thầy giáo khen
Trang 9+ Điểm tương đồng: từ hai ví dụ trên cho thấy trong cách nói bị động trực tiếp, đối tượng của động tác trong câu chủ động tương tứng là chủ thể trong câu bị động
- Về câu bị động gián tiếp:
+ Trong trường hợp này, chủ thể bị động là người có chủ đích hay người không chủ đích thì đều là đối tượng nhận ảnh hưởng của sự việc mà mình không quan tâm
Ví dụ: Tôi bị em trai làm hư xe đạp
=> 私は弟に自転車を壊された。
Theo ví dụ trên thì cách nói trong câu bị động sở hữu “xe đạp của tôi” ở tiếng Việt hầu như là giống như vậy tuy nhiên có một diểm khác nhau Đó là trong câu
bị động của tiếng Việt thì hoàn toàn mang nghĩa chủ động một cách tương ứng
Ví dụ : Tôi bị hư xe đạp
r/areru 私 壊された 自転車
Chủ thể bị động “tôi” mặc dù không liên quan đến sự việc “ xe đạp bị hư” nhưng lại nhận ảnh hưởng dó một cách gián tiếp trong trường hợp này thì tiếng nhật giống với tiếng Việt
Với những điểm tương đồng và khác biệt trong câu bị động tiếng Nhật và câu bị động trong tiếng Việt, không thể nói cách nói nào có ưu điểm hơn hoặc ít nhược điểm hơn Tuy nhiên đằng sau mỗi cách nói của người nói là thể hiện đặc trưng của từng xã hội, bản sắc văn hoá dân tộc và phong cách ngôn ngữ của từng nền văn hoá khác nhau
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2 Minna no nihongo
7
Trang 103 Nguyễn Thị Thu Hương, Câu bị động trong tiếng Nhật và cấu trúc tương
đương trong tiếng Việt, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Trường đại học Lạc
Hồng, Biên Hoà 2010