Bản chất, mục tiêu và đặc điểm của nhập khẩu: - Bản chất: Nhập khẩu là hoạt động mua hàng hoá, dịch vụ,… từ các công ty nước ngoài và sử dụng những sản phẩm đó tại thị trường trong nước
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
TÌM HIỂU QUY TRÌNH NHẬP KHẨU LÔ HÀNG SỢI TẠI CÔNG TY
TNHH JASAN VIỆT NAM
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC ii
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ v
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1 Các khái niệm chung về nhập khẩu 3
1.1.1 Khái niệm nhập khầu 3
1.1.2 Bản chất, mục tiêu và đặc điểm của nhập khẩu: 3
1.1.3 Các hình thức nhập khẩu: 4
1.1.4 Vai trò của nhập khẩu: 6
1.2 Quy trình nhập khẩu hàng hoá 7
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu hàng hoá 14
1.3.1 Yếu tố khách quan: 14
1.3.2 Yếu tố chủ quan: 16
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH JASAN VIỆT NAM 18
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 18
2.2 Chức năng, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh 20
2.3 Bạn hàng, đối tác, thị trường chính 20
2.4 Cơ sở vật chất 20
2.5 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 21
2.6 Kết quả kinh doanh 23
2.7 Định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của công ty TNHH Jasan Việt Nam 24
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH NHẬP KHẨU LÔ HÀNG SỢI VẢI TỪ TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM CỦA CÔNG TY TNHH JASAN 27
VIỆT NAM 27
3.1 Chuẩn bị, lên kế hoạch nhập khẩu và liên hệ đàm phán hợp đồng 27
Trang 33.1.1 Lên kế hoạch nhập khẩu 27
3.1.2 Liên hệ, đàm phán, soạn thảo hợp đồng 27
3.2 Thực hiện hợp đồng 27
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
iii
Trang 4MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO
GATT General Agreement on Tariffs and Trade
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng hóa 7Hình 1.2 Thủ tục chuẩn bị hồ sơ hải quan theo 3 luồng 12Hình 2.1 Logo công ty TNHH Jasan Việt Nam 18
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Ngoại thương là một trong những hoạt động mang tính cấp thiết trong thờiđại công nghiệp, toàn cầu hoá và hội nhập nền kinh tế đối với mỗi quốc gia Đặcbiệt trong thời kỳ toàn cầu hoá, giao thương thì hoạt động ngoại thương nóichung hay hoạt động xuất-nhập khẩu hàng hoá nói riêng ngày càng được đánhgiá cao và được ưu tiên bậc nhất trong chính sách phát triển nền kinh tế nướcnhà Xuất khẩu giúp hàng hoá trong nước có vị thế lớn mạnh trong nền kinh tế,đẩy mạnh quy mô sản xuất, ngoài ra còn tăng trưởng nguồn thu ngoại tệ Nhậpkhẩu giúp mỗi quốc gia bổ sung những sản phẩm còn thiếu, chất lượng chưađược tốt hoặc sản xuất không hiệu quả Hoạt động xuất-nhập khẩu được thựchiện tốt thì quốc gia đó càng có nhiều cơ hội trong việc mở rộng và chiếm lĩnhthị trường, lĩnh vực liên quan, có nhiều bước tiến mới trong hoạt động sản xuất,trong tương lai sẽ vươn tầm thế giới Việc Việt Nam là thành viên của tổ chứcThế giới WTO cũng là cơ hội cho quốc gia được giao thương hàng hoá với quy
mô rộng rãi, đưa những sản phẩm “Made in Vietnam” gần hơn tới các quốc gialớn mạnh khác trên thế giới Song ngược lại, nước ta cũng nhận được thách thứclớn: làm thế nào để tận dụng và phát huy hết những lợi ích quốc gia và thu hútvốn đầu tư nước ngoài (FDI)
Hoạt động xuất - nhập khẩu phát triển thì cuộc sống nhân dân ngày càngđược nâng cao Người dân được tiếp cận và sử dụng những sản phẩm chấtlượng, tinh hoa từ các quốc gia khác, bởi có đất nước mạnh ở lĩnh vực này, đấtnước khác lại có ưu điểm ở lĩnh vực khác Chính vì vậy, Nhà nước cần ban hànhnhững chính sách về ngoại thương phù hợp với tình hình kinh tế trong nướccũng như trên thế giới Trong thời kì phát triển công nghệ hoá, hiện đại hoá đấtnước, vấn đề này lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết Đẩy mạnh hoạt động xuất-nhập khẩu, kiểm soát lạm phát để góp phần tăng trưởng quỹ ngân sách nhànước, nâng cao đời sống nhân dân Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trướcnhiều cơ hội và thách thức lớn trong quá trình toàn cầu hoá, đòi hỏi các doanh
Trang 7nghiệp phải thành lập riêng cho mình thương hiệu uy tín, có chỗ đứng vững chắc
và xây dựng niềm tin đối với các đối tác trên quốc tế
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2 : Giới thiệu về công ty THNN Jasan Việt Nam
- Chương 3: Quy trình nhập khẩu lô hàng sợi vải từ Trung Quốc về ViệtNam của công ty TNHH Jasan Việt Nam
-2
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các khái niệm chung về nhập khẩu
1.1.1 Khái niệm nhập khầu
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán hàng hoá, dịch vụ trên phạm
vi quốc tế Các hàng hoá này được sử dụng cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuấtlại sang các quốc gia khác nhằm thu lại lợi nhuận Đây không phải hành vi buônbán riêng lẻ mà là hệ thống các hoạt động mua và bán trong một nền kinh tế củanhiều tổ chức Hoạt động nhập khẩu thể hiện sự phụ thuộc, gắn bó lẫn nhau giữanền kinh tế quốc gia đối với nền kinh tế thế giới
Theo luật Thương mại Việt Nam năm 2005, khoản 2, điều 28: “Nhập khẩuhàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vựchải quan riêng theo quy định của Pháp luật.”
Quy trình nhập khẩu lô hàng hoá là quy trình có hệ thống bao gồm từng bước cụthể phải được thực hiện một cách chính xác
1.1.2 Bản chất, mục tiêu và đặc điểm của nhập khẩu:
- Bản chất:
Nhập khẩu là hoạt động mua hàng hoá, dịch vụ,… từ các công ty nước ngoài
và sử dụng những sản phẩm đó tại thị trường trong nước hoặc tiếp tục tái xuấtkhẩu sang các quốc gia khác với mục tiêu thu lợi nhuận hoặc kết hợp hoạt độngsản xuất với hoạt động tiêu dùng
- Mục tiêu:
Nhập khẩu là quá trình thúc đẩy kinh tế, phục vụ cho hoạt động sản xuất vànâng cao đời sống nhân dân Hơn thế nữa, nhập khẩu tối ưu hoá vấn đề khanhiếm hàng hoá ở thị trường trong nước, nâng cao uy tín của các ngành sản xuất
và tên tuổi của những thương hiệu trong nước, tạo ra nhiều cơ hội việc làm chonhân dân
- Đặc điểm:
+ Hoạt động nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của các thông lệ, điều ước quốc tế,luật và tập quán thương mại của từng quốc gia
Trang 9+ Các hình thức giao dịch mua bán vô cùng đa dạng, thuận tiện: giao dịch thôngthường, giao dịch tại hội chợ triển lãm, giao dịch trung gian,…
+ Nhập khẩu cho phép thanh toán bằng nhiều hình thức đa dạng: Thanh toántiền mặt, thanh toán chuyển khoản, thanh toán bằng thư tín dụng
+ Nhiều điều kiện áp dụng giao hàng phổ biến, các hình thức thường gặp trongnhập khẩu thường là : CIF, FOB, EXW,…
+ Nhập khẩu giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức trên toàn thế giới có cơ hộihợp tác lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế - chính trị của các nướcxuất khẩu, phát triển kinh tế đối ngoại của các cá nhân trên toàn cầu
1.1.3 Các hình thức nhập khẩu:
a Nhập khẩu trực tiếp:
Khái niệm: “Theo cách thức này, bên mua và bên bán trực tiếp giao dịch
với nhau, việc mua và việc bán không ràng buộc nhau Bên mua có thể chỉ mua
mà không bán, bên bán có thể chỉ bán mà không mua Hoạt động chủ yếu làdoanh nghiệp trong nước nhập khẩu hàng hoá, vật tư ở thị trường nước ngoàiđem về tiêu thụ ở thị trường trong nước Để tiến tới ký kết hợp đồng kinh doanhnhập khẩu, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ nhu cầu nhập khẩu vật tư, thiết bịtrên thị trường nội địa, tính toán đầy đủ các chi phí đảm bảo kinh doanh nhậpkhẩu có hiệu quả, đàm phán kỹ lưỡng về các điều kiện giao dịch với bên xuấtkhẩu, thực hiện theo hành lang pháp lý quốc gia cũng như thông lệ quốc tế.” –
Wikipedia
Đặc điểm:
- Doanh nghiệp phải tự bỏ vốn, tự nghiên cứu thị trường tiêu thụ, thị trườngnước ngoài, lấy danh nghĩa của mình để thực hiện các giao dịch với khách hàngnước ngoài, ký kết và thực hiện hợp đồng
- Nhập khẩu trực tiếp có tính rủi ro cao nhưng đem lại nguồn lợi nhuận cao.Công tác nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tìm kiếm đối tác, bạn hàngđòi hỏi doanh nghiệp phải có kinh nghiệm, tính nỗ lực và nhạy bén cao
b Nhập khẩu ủy thác
4
Trang 10Khái niệm: “Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hìnhthức nhận làm dịch vụ nhập khẩu Hoạt động này được làm trên cơ sở hợp đồng
uỷ thác giữa các doanh nghiệp phù hợp với những quy định của pháp lệnh hợpđồng kinh tế
Như vậy, hợp đồng uỷ thác nhập khẩu được hình thành giữa các doanhnghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng, có nhu cầu nhập khẩu một loại vật tư,thiết bị nào đó nhưng lại không được phép nhập khẩu trực tiếp hoặc gặp khókhăn trong việc tìm kiếm bạn hàng, thực hiện thủ tục uỷ thác nhập khẩu chodoanh nghiệp có chức năng thương mại quốc tế tiến hành nhập khẩu theo yêucầu của mình Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thông tin vềthị trường, giá cả, khách hàng, những điều kiện có liên quan đến đơn hàng uỷthác thương lượng đàm phán và ký kết hợp đồng uỷ thác Bên nhận uỷ thác phảitiến hành làm các thủ tục nhập khẩu và được hưởng phần thù lao gọi là phí uỷthác.” - Theo quyết định số 1172/TM/XNK ngày 22/9/1994 của Bộ trưởng BộThương mại về việc ban hành
c Tạm nhập tái xuất:
Định nghĩa: “Mỗi nước có một định nghĩa riêng về tái xuất, nhưng đều
thống nhất một quan điểm về tái xuất là xuất khẩu trở ra nước ngoài những hànghoá trước đây được nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất Có nghĩa làtiến hành nhập khẩu không phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang một
Trang 11nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuấtkhẩu với mục đích thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu Giaodịch này luôn thu hút ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập
khẩu.” – Wikipedia
1.1.4 Vai trò của nhập khẩu:
a Đối với nền kinh tế quốc dân:
Khi nền kinh tế quốc gia gắn liền với nền kinh tế thế giới, vai trò của nhậpkhẩu càng được nâng cao Nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn và khoa học kỹ thuật
là bốn điều kiện cần và đủ để phát triển và tăng trưởng nền kinh tế quốc dân.Song trên thực tế, rất ít các quốc gia hội tụ cả bốn điều kiện này Chính vì thế,nhập khẩu là giải pháp hữu hiệu nhất giúp các quốc gia hoà nhập trên đường đuaphát triển cùng các quốc gia khác trên thế giới, bên cạnh đó còn đẩy nhanh sựphát triển của đất nước và nền văn minh xã hội Nhập khẩu góp phần nâng caohiệu quả kinh tế xã hội, nâng cao và cải thiện đời sống nhân dân
Nhập khẩu thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị côngnghệ, tạo ra chuyển đổi trong cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước Chuyển giao công nghệ tạo ra phát triển không ngừng của sảnxuất xã hội, trình độ sản xuất nội địa được tiến bộ, năng suất lao động tăng cao,tối ưu hoá chi phí, thời gian, tạo ra sự cân bằng trong phát triển xã hội
Nhập khẩu còn là động lực cho các ngành sản xuất trong nước không ngừngvươn lên, vừa nâng cao và cũng là quá trình thanh lọc những thành phần hoạtđộng kém hiệu quả Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng hoá trong nước vàngoài nước, xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng, chế
độ tự cung tự cấp
Hàng hoá nhập khẩu phát triển đồng nghĩa với trình độ dân trí được nângcao, các doanh nghiệp nói chung và cá nhân nói riêng được tiếp thu các tiến bộtrong khoa học kỹ thuật để áp dụng vào công nghệ sản xuất Xu hướng toàn cầuhoá sẽ càng được phát triển
b Đối với doanh nghiệp:
6
Trang 12Doanh nghiệp có cơ hội mở rộng mối quan hệ với các đối tác trên khắp thếgiới, hình thành nên các doanh nghiệp liên doanh, kết nối với các doanh nghiệptrong và ngoài nước Chính vì thế, doanh nghiệp sẽ tích luỹ được nhiều kinhnghiệm trong quản lý sản xuất cũng như hoạch định các chiến lược kinh doanh.Doanh nghiệp có thể tăng và thu lại được lợi nhuận thông qua khả năng đáp ứngcác nhu cầu của xã hội, từ đó vốn của doanh nghiệp cũng sẽ được tăng lên, dẫnđến việc tăng thu nhập và mức sống của cán bộ công nhân viên.
Nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp dễ dàng mua và nâng cấp các trang thiết
bị, hiện đại hoá công nghệ sản xuất, từ đó doanh nghiệp ngày càng phát triểnhơn
1.2 Quy trình nhập khẩu hàng hoá
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng hóa
Giai đoạn 1: Lên kế hoạch nhập khẩu:
Đây là giai đoạn lập kế hoạch nhập hàng hoá cho từng giai đoạn kèm theo
dự báo về chất lượng, quy cách và số lượng của sản phẩm
Giai đoạn 2: Liên hệ, đàm phán hợp đồng:
Doanh nghiệp tiến hành liên hệ với đối tác, bạn hàng để tiếp nhận và cungcấp các thông tin về loại hàng hoá, số lượng, chất lượng hàng, giá cả,… để lựachọn đối tác phù hợp nhất và ký kết hợp đồng
Giai đoạn 3: Soạn thảo, ký kết hợp đồng:
Soạn thảo, ký kết hợp đồng
Thực hiện hợp đồng
Thanh lý hợp đồng
Trang 13Sau khi thương thảo các điều khoản trong hợp đồng thành công, doa rõ ràngquyền hạn và trách nhiệm của các bên Hợp đồng ngoại thương thông thườngbắt buộc phải có các điều kiện sau:
-Tên sản phẩm;
-Số lượng hàng hoá;
-Đơn giá hoá đơn;
-Hình thức thanh toán;
-Địa điểm và thời gian giao, nhận hàng;
Ngoài các điều kiện bắt buộc trên, hợp đồng thương mại còn bao gồm nhữngđiều kiện sau để tránh những thiệt hại về sau:
-Điều kiện bao bì, đóng gói;
-Điều khoản bảo hiểm;
-Điều khoản phạt;
-Điều khoản trọng tài;
Giai đoạn 4: Thực hiện hợp đồng nhập khẩu:
Hợp đồng được ký kết thành công, doanh nghiệp và nhà cung cấp tiến hành
tổ chức, thực hiện các điều khoản quy định như trong hợp đồng Hai bên thựchiện quyền hạn, nghĩa vụ của mình theo các điều khoản có trong hợp đồng
Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có):
Đối với các mặt hàng cần giấy phép khi nhập khẩu, người nhập khẩu cần chúý:
Danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, điều kiện, cần tham khảo Phụlục III – ban hành kèm Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018của Chính Phủ Bên cạnh đó, cần kiểm tra thời gian tàu chạy như thời gian tàu dichuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng có đủ để kịp xin giấy phép haykhông
8
Trang 14Đối với hàng nhập có giấy phép: doanh nghiệp cần có giấy phép tại thờiđiểm đăng ký tờ khai hải quan và phải khai báo đầy đủ thông tin giấy phép trên
tờ khai
Thuê tàu hoặc mua bảo hiểm (nếu có):
Doanh nghiệp tiến hành trực tiếp việc thuê tàu hoặc mua bảo hiểm cho lôhàng hoá Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều là doanh nghiệplớn, khối lượng hàng nhập nhiều, vì thế các doanh nghiệp thường thuê bênFowarders hoặc các đại lý Hải quan,… để làm công việc này
Theo dõi tiến độ đóng hàng đầu xuất khẩu:
Việc chuẩn bị và đóng hàng là công việc của người xuất khẩu, song ngườinhập khẩu cần lưu ý kiểm tra và đôn đốc đối tác chuẩn bị hàng và xếp hàngđúng thời gian
Người nhập khẩu cần yêu cầu người xuất khẩu chụp hình container rỗng:Kiểm tra thời điểm container rỗng bằng hình ảnh để tránh khiếu nại, tranh chấp
về sau (ví dụ container hư, container bẩn, phí vệ sinh container,…)
Kiểm tra số container/seal: Khi hàng hoá về tới cảng, người nhập khẩu cầnkiểm tra lại số cont/seal trên cont thực tế so với số cont/seal trên B/L, nếu có sailệch thì phải thông báo ngay với nhà cung cấp hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đểxác nhận Sau khi đóng hàng lên xe, người nhập khẩu cần kiểm tra thật kĩ tìnhtrạng chốt seal, khoá để chắc chắn rằng hàng hoá đầy đủ, không bị thất lạc trongsuốt quá trình vận chuyển
Trang 15Các chứng từ cần thiết để làm thủ tục nhập khẩu cơ bản bao gồm: hoá đơnthương mại (Commercial Invoice), danh sách hàng hoá (Packing list), B/L,…Các chứng từ đặc thù khác như: Phyto, chứng nhận chất lượng (HealthCertificate) chứng nhận phân tích (Certification of Assuarance), chứng nhậnxuất xứ (Certification of Origin),… (nếu có) Tùy trong hợp đồng đã thoả thuận
và ký kết, người nhập khẩu yêu cầu bộ chứng từ gồm những loại tài liệu và sốlượng như thế nào mà người xuất khẩu cần xuất trình phù hợp
Tra cứu ngày hàng về để làm thủ tục nhận hàng:
Người nhập khẩu có thể tra cứu trực tiếp trên Giấy báo hàng đến (ArrivalNotice Note - AN) hoặc theo dõi trực tuyến trên trang chủ của hãng tàu, hãnghàng không Thông thường, trên các trang chủ của các hãng này sẽ có mục tracứu tình trạng lô hàng (tracking), người nhập khẩu có thể nhập số B/L hoặc sốcont vào để theo dõi trạng thái của lô hàng,… Khi hàng đến đúng thời gian trongA/N, người nhập khẩu nên kiểm tra lại tracking trên trang của cảng, sân bay đểxác nhận hàng đã đến bãi, kho để có kế hoạch nhận hàng và sắp xếp xe cho hợplý
Khi nhận được AN, ngoài việc kiểm tra thông tin ngày hàng đến, cảng đến,
số cont/seal, số lượng, trọng lượng hàng (gross weight, netweight),….ngườinhập khẩu cần kiểm tra thật kỹ các loại phí đi kèm, ví dụ như cước tàu (oceanfreight) hay các khoản local charge tại cảng đến, xem đã khớp với báo giá banđầu chưa
Khi các thông tin đã khớp theo thoả thuận hợp đồng, doanh nghiệp nhậpkhẩu tiến hành thanh toán và nhận lệnh giao hàng D/O Hai hình thức lệnh giaohàng phổ biến hiện nay là phiên bản giấy và lệnh điện tử Theo quy định củatừng hãng tàu mà doanh nghiệp sắp xếp việc lấy lệnh và thực hiện thủ tục lấyhàng cho phù hợp
Nhận lệnh xong, doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục Hải quan và lấy hàng
10
Trang 16Làm thủ tục Hải quan: Quy trình làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá
nhập khẩu như sau:
Bước 1: Xác định loại hàng hoá để chuẩn bị phương án thích hợp:
Để đảm bảo an toàn cũng như tính ổn định cho thị trường tiêu dùng trongnước, các mặt hàng nhập khẩu đều có tính chọn lọc Một số loại hàng hoá cầnlưu ý trong quy trình làm thủ tục Hải quan, bao gồm:
- Hàng thương mại thông thương: chính là hàng đủ tiêu chuẩn làm thủ tục
- Hàng bị cấm: Nếu hàng hoá không may nằm trong danh sách mặt hàng cấmnhập khẩu, người nhập khẩu cần dừng ngay để tránh các vấn đề rắc rối về sau.Thậm chí người nhập khẩu có thể bị phạt và vướng vào pháp lý nếu nhập khẩuhàng cấm Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu được liệt kê đầy đủ trong cácPHỤ LỤC-NGHỊ ĐỊNH 187/2013/NĐ-CP
- Hàng buộc xin giấy phép nhập khẩu: Là các mặt hàng đặc biệt được liệt kê tạiPhụ lục – Nghị định 187/2013/NĐ-CP Lúc này, người nhập khẩu cần hoàn tấtcác thủ tục, giấy tờ trước khi cho hàng nhập về cảng Nếu chậm trễ trong khâunày Hàng sẽ bị ứ đọng tại cảng, không thể phân phối đi được Đồng nghĩa phátsinh nhiều chi phí (thuê container, thuê kho,…) và làm đình trệ hoạt động củadoanh nghiệp
- Hàng cần công bố hợp chuẩn hợp quy: Trường hợp này, người nhập khẩu phảitiến hành trước khi hàng nhập về cảng Các loại hàng hoá trong nhóm 2 (có khảnăng gây mất an toàn) thường buộc phải công bố hợp quy Còn lại các hàng hoábình thường khác thì việc công bố hợp chuẩn, hợp quy sẽ mang tính tự nguyện.Nếu có đăng ký thì sẽ góp phần tăng uy tính doanh nghiệp, khẳng định chấtlượng sản phẩm Người nhập khẩu tham khảo quy trình, thủ tục công bố hợpchuẩn, hợp quy tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN
- Hàng cần làm kiểm tra chuyên ngành: Với loại mặt hàng này, công tác kiểm tra
sẽ được tiến hành sau khi hàng đã cập cảng Cơ quan chức năng sẽ lấy một số
Trang 17mẫu hàng rồi tiến hành kiểm tra xem chúng có đủ tiêu chuẩn chuyên ngành quyđịnh hay không.
Bước 2: Khai và truyền tờ khai Hải quan:
- Người nhập khẩu tiến hành lên tờ khai Hải quan sau khi nhận được AN (Yêucầu là doanh nghiệp đã có chữ ký số và đăng ký chữ ký số đó với Tổng cục Hảiquan Việt Nam) Ngoài ra, việc khai tờ khai Hải quan có thể được thực hiện trựctiếp trên hệ thống VNACCS của Tổng cục Hải quan hoàn toàn miễn phí Thôngthường, các doanh nghiệp hiện nay thường mua phần mềm khai báo Hải quan từcác công ty tin học uy tín đã được xác nhận hợp chuẩn
- Khi tờ khai đã hoàn tất, người nhập khẩu truyền thử tờ khai đi Nếu thông tin
đã được điền đầy đủ, tờ khai ấy sẽ được cấp số Lúc này, người nhập khẩu cầnkiểm tra kỹ lưỡng các thông tin quan trọng một lần nữa như mã loại hình, mã địađiểm lưu kho, mã chi cục Hải quan,… Nếu sai các mục này, tờ khia sẽ bị huỷ vàphải thực hiện lại từ đầu
Bước 3: Chuẩn bị bộ hồ sơ Hải quan:
Sau khi tờ khai Hải quan được truyển đi, hệ thống sẽ căn cứ vào đó và phânluồng Lúc này sẽ có 3 trường hợp: Luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ Ngườinhập khẩu dựa vào đó để chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục thông quanhàng hoá nhập khẩu khác nhau
12
Trang 18Hình 1.2 Thủ tục chuẩn bị hồ sơ hải quan theo 3 luồng
Bước 4: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục Hải quan nhập hàng:
Việc nộp thuế có thể được thực hiện ngay sau lúc truyền tờ khai hoặc sau khi
tờ khai đã được thông quan, nhưng bắt buộc phải hoàn tất trước khi thông quan.Hàng nhập khẩu sẽ bao gồm các loại thuế sau:
- Thuế nhập khẩu và thuế VAT
- Một số trường hợp sẽ có thêm thuế môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt.Khi nhiệm vụ thuế đã hoàn thành và tờ khai đã được thông quan, người nhậpkhẩu chỉ cần in mã vạch tờ khai từ websaite của Tổng cục Hải quan Sau đó đếnHải quan giám sát để hoàn tất thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam Nhânviên Hải quan sẽ quét mã vạch và ký giấy Quy trình làm thủ tục Hải quan nhậpkhẩu hoàn tất
- Thời hạn nộp thuế:
+ Thời điểm tính thuế nhập khẩu: Thời điểm tính thuế nhập khẩu là thờiđiểm đăng ký tờ khai hải quan Đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượngkhông chịu thuế, miễn thuế nhập khẩu Hoặc những đối tượng áp dụng thuế suất,mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan Những được thay đổi về đối
Thông quan tờ khai nếu hợp lệ( đã nộp thuế)
Chuyển sang luồng đỏ nếu có vi phạm
Thông quan tờ khai hợp lệ (đã nộp thuế)
Luồng đỏ
Nộp hồ sơ hải quan để kiếm tra tại chi cục
Xuất trình hàng hóa để hải quan kiểm tra thực tế
Thông quan tờ khai nếu hợp lệ ( đã nôp thuế)
Trang 19tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối tronghạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thờiđiểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
+ Thời hạn nộp thuế nhập khẩu: Hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng chịuthuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hoá Trừ trườnghợp người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật Hảiquan Được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông qua hoặc giảiphóng hàng hoá trong tháng Chậm nhất vào ngày mười của tháng kế tiếp Quáthời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế Thì phải nộp đủ số tiền nợthuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thôngquan hoặc giải phóng hàng hóa Nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy địnhcủa Luật quản lý thuế Kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóađến ngày nộp thuế Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờkhai hải quan
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh Nhưng hết thời hạn bảo lãnh
mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp Thì tổ chức bảo lãnh cótrách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.” – TríchQuy trình cơ bản thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu – Cục Hải Quan ViệtNam
14
Trang 20hạ Sau đó nhân viên giao nhận sẽ mang phiếu này đến hãng tàu kiểm tra, xácđịnh mức độ hư hỏng để biết được có được miễn phí tiền sửa chữa, vệ sịnh haykhông, hay phải trả 1 số tiền nhất định rồi mới được nhận lại tiền cược cont.
Đó cũng là 1 trong những lý do chúng ta nên kiểm tra tình trạng cont rỗng từđầu xuất trước khi đóng hàng để xác định trách nhiệm chi trả thuộc về ai
Giai đoạn 5: Thanh lý hợp đồng:
Sau khi hoàn thành các thủ tục và nghĩa vụ trong hợp đồng, doanh nghiệp vànhà cung cấp đi đến việc thanh lý hợp đồng Việc thực hiện giai đoạn này làkhông bắt buộc, tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên
* Một bộ Hồ sơ hàng hoá nhập khẩu đầy đủ bao gồm:
“Hồ sơ cơ bản:
- Tờ khai hải quan ( thông quan): 02 bản gốc
- Hợp đồng mua bán hàng hoá ( Sales Contract) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp
lý tương đương với hợp đồng: 01 bản chính
- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice): 01 bản chính, 01 bản sao
- Vận đơn (Packing List): 01 bản sao scan từ bản gốc hoặc bản chính của bản
vận đơn có ghi chữ copy.” – Trích Quy trình cơ bản thủ tục hải quan hàng hóa
nhập khẩu – Cục Hải Quan Việt Nam.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu hàng hoá
1.3.1 Yếu tố khách quan:
a Yếu tố luật pháp, chính trị:
Kinh doanh nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng là nhữnghoạt động giao dịch, buôn bán, trao đổi thương mại mang yếu tố quốc tế vì thếchịu sự ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố chính trị, luật pháp của mỗi quốc giacũng như các điều luật khác trên phạm vi quốc tế Các doanh nghiệp thực hiệnkinh doanh hay hoạt động nhập khẩu được đòi hỏi cần phải tuân thủ các quyđịnh của các quốc gia có liên quan, các tập quán thương mại và các luật phápcủa quốc tế
Trang 21Quốc gia nào có môi trường chính trị và luật pháp chặt chẽ, ít có sự thay đổihay điều chỉnh thường xuyên sao cho phù hợp với tình hình thì sẽ có những ảnhhưởng không nhỏ đến hoạt động nền kinh tế, hoạt động nhập khẩu Nếu luậtpháp, môi trường chính trị thường xuyên có sự đổi mới, điều này sẽ ảnh hưởngrất lớn tới hoạt động thương mại của quốc gia nói chung và hoạt động nhập khẩucủa doanh nghiệp nói riêng.
b Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam và các đồng tiền ngoại tệ có tácđộng rất lớn tới hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nóiriêng, ảnh hưởng đến sự lựa chọn đồng tiền thanh toán Tỷ giá hối đoái thườngkhông ổn định, có xu hướng lên xuống liên tục Chính vì vậy, khi doanh nghiệptiến hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu đòi hỏi cần nghiên cứu kĩ và dự đoán
xu hướng thay đổi của tỉ giá hối đoái để quyết định đúng đắn đối tác, đồng ngoại
tệ nào để thanh toán
c Thị trường nội địa và thị trường nước ngoài:
Sự biến động, tình hình thực tế của thị trường nội địa cũng như thị trườngnước ngoài, như sự biến đổi của giá cả, mức độ tiêu thụ hàng hoá, xu hướngthay đổi tỉ lệ thị trường,… những yếu tố này đều tác động lên hoạt động nhậpkhẩu
Sự dao động của giá cả sẽ tác động đến mức tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu Giá cảhàng hoá nhập khẩu tăng lên, người tiêu dùng sẽ có xu hướng chuyển sang sửdụng hàng nội địa, hàng hoá nhập khẩu sẽ giảm xuống kéo theo sự giảm xuốngcủa hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
Dao động của dung lượng và nguồn cung ứng trên thị trường sẽ ảnh hưởngđến giá của hàng hoá nhập khẩu, từ đó tác động đến nhu cầu sử dụng của các cánhân, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp
d Yếu tố hạ tầng:
16
Trang 22Một số yếu tố hạ tầng phục vụ cho quá trình trao đổi, mua bán hàng hoánước ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu và nhập khẩu, đólà:
-Hệ thống giao thông: Khi yếu tố này được nâng cấp và kiểm tra một cách chặtchẽ, có trang thiết bị hiện đại sẽ rút ngắn thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhậnhàng hoá Bên cạnh đó, hàng hoá cũng được đảm bảo hơn
-Hệ thống ngân hàng: Các phương thức thanh toán quốc tế, dịch vụ huy độngvốn sẽ được tối ưu hoá khi hệ thống ngân hàng được cải thiện
-Bảo hiểm, kiểm tra chất lượng: Hệ thống này được cải thiện sẽ giúp hoạtđộng nhập khẩu hàng hoá tối thiểu hoá rủi ro cũng như mức độ thiệt hại củahàng hoá, bảo quản hàng hoá, đem lại lợi ích cho các nhà kinh doanh trongbuôn bán thương mại quốc tế
1.3.2 Yếu tố chủ quan:
a Yếu tố về tổ chức, con người:
Nhập khẩu hàng hoá yêu cầu mỗi doanh nghiệp có hệ thống nhân sự phùhợp, trong đó có sự phân cấp quản lý với đặc trưng của nhập khẩu Nếu tổ chứcnhân sự thừa thãi sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Bên cạnh đó tất cả các quy trình từ giai đoạn nghiên cứu thị trường đến giaiđoạn ký kết và thực hiện hợp đồng đòi hỏi các cá nhân phải có hiểu biết vềchuyên môn nghiệp vụ, khả năng thích ứng nhanh và năng động vì đặc trưng củangành này là có quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài Chính vì vậy,yếu tố nhân sự là một trong những nhân tố quyết định trực tiếp đến hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp
b Yếu tố về vốn và công nghệ:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và hoạt độngnhập khẩu nói riêng có tốt hay không phụ thuộc khá lớn vào yếu tố vốn và côngnghệ Hai yếu tố này gíup doanh nghiệp xác định được lĩnh vực kinh doanh cũngnhư mô hình kinh doanh Hai nhân tố này giúp cho hoạt động kinh doanh nhậpkhẩu của doanh nghiệp có được kết quả tốt