Sự phát triển nhanh của ngành du lịch - dịch vụ dẫn đến sự gia tăng mạnh về nhu cầu nước sạch, năng lượng, nhu yếu phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu, đồng thời gia tăng phát thải rác và
Trang 1TIỂU LUẬN
Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
THEO HƯỚNG TUẦN HOÀN TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Hùng
Mã số sinh viên: 12103010
Năm học: 2023 - 2024
Giảng viên hướng dẫn: Thạc Sĩ Trịnh Thị Hà
Đà Lạt, ngày 8 thang 11 nam 2023
Trang 2Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Vườn quốc gia Côn Đảo được xem là điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều du khách
trong và ngoài nước Tuy nhiên, việc phát triển du lịch nhanh, ồ ạt gây áp lực lớn đến hệ sinh thái tự nhiên và các vấn đề môi trường, đặc biệt là chất thải từ hoạt
động du lịch Mặt khác, Côn Đảo cũng đang phải đối mặt với những thách thức về ô
nhiễm môi trường Sự phát triển nhanh của ngành du lịch - dịch vụ dẫn đến sự gia
tăng mạnh về nhu cầu nước sạch, năng lượng, nhu yếu phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu, đồng thời gia tăng phát thải rác và nước thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên và du lịch của đảo Trong phát triển kinh
tế nông nghiệp và công nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất với trên 86% diện tích đảo, ngược lại đất nông nghiệp có diện tích nhỏ chỉ chiếm 2,2% Do
đó, Côn Đảo hiện đang phụ thuộc nguồn cung ứng về nguyên vật liệu, thực phẩm, dịch vụ từ đất liền với chi phí vận chuyển cao Được biết, huyện Côn Đảo dang hướng đến việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, trong đó tiên phong là ngành du lịch Vì vậy tôi chọn đề tài “TIỀM NĂNG VÀ THUC TRANG PHAT TRIEN DU LICH SINH THÁI THEO HƯỚNG TUẦN HOÀN TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO” làm bài tiểu luận của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm giải quyết những vấn đề sau:
- Đánh giá và phân tích các yếu tố cần thiết để đưa ra các đề xuất giải pháp hợp lý nhằm phát triển ngành du lịch tại vườn quốc gia Côn đảo Giúp các doanh nghiệp,
cơ quan chức năng có những thông tin quan trọng để đưa ra các quyết định phát triển du lịch hiệu quả
- Nghiên cứu cũng nhằm xây dựng kế hoạch phát triển du lịch bền vững, giúp tăng cường thu nhập cho địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và
đóng góp vào sự phát triển kinh tế của khu vực
Trang 3- Bên cạnh đó cũng giúp xác định các địa điểm du lịch tiềm năng, nhận diện các
vấn đề và thách thức đang ảnh hưởng đến mô hình du lịch tại vườn quốc gia Côn đảo
3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƯỚNG TUẦN HOÀN TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO
Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: Tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề về thực trạng, tiềm năng định hướng khai thác phát triển các sản phẩm của vườn quốc gia Côn Đảo, những vấn đề
cần khắc phục và nâng cao chất lượng phục vụ du lịch của khu vực
- Không gian: Toàn bộ các hoạt động du lịch trong phạm vi địa giới vườn quốc gia Côn Đảo
- Thời gian: Đánh giá, phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch trong thời gian
từ năm 2010 -2023 đồng thời nghiên cứu các giải pháp cho ngành du lịch đến năm
2030
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học
- Khảo sát thực địa tại VQG Côn Đảo, quan sát trực tiếp, cảm nhận và đánh giá về phong cảnh tại các điểm du lịch tiềm năng và các điểm đã khai thác; các điểm thu
gom, xử lý chất thải
- Phương pháp điều tra xã hội học
+ Đối tượng điều tra: Khách du lịch tại VQG Côn Đảo, cán bộ VQG Côn Đảo và cán bệ UBND huyện Côn Đảo
+ Phương pháp và công cụ điều tra: Đối với khách du lịch, điều tra bằng phiếu
hỏi; Đối với cán bộ VQG và cán bộ UBND huyện Côn Đảo, phỏng vấn trực tiếp Số
lượng phiếu điều tra đối với khách du lịch: 50 phiếu
Trang 44.2 Các phương pháp tống hợp, phân tích, so sánh
Tài liệu thu thập để nghiên cứu gồm các báo cáo, bài báo, các đề tài, dự án; các tài liệu, báo cáo về tỉnh hình kinh tế - xã hội (hiện trạng sử dụng đất, các công trình cải
tạo tự nhiên, các số liệu về các ngành kinh tế, dân cư, quy hoạch tống thể ) Các tài
liệu được tống hợp, phân tích theo các nội dung nghiên cứu; Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích và kiểm chứng thông tin, tài liệu
4.3 Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý
Sử dụng một hệ thống các bản đồ chức năng để nghiên cứu bao gồm bản đồ quy hoạch VQG Côn Đảo, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai huyện Côn Đảo, bản đồ
quy hoạch các điểm tuyến cảnh quan VQG Côn Đảo Các đữ liệu được xây dựng
và quản lý trong phần mềm ArcGIS, tố chức và biên tập cho địa bàn nghiên cứu
5 Bố cục đề tài và ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài gồm 2 phần (MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN) và 3 chương (3 chương)
- Phần mở đầu
-_ Phần nội dung: gồm 3 chương
CHUONG I: Cơ sở lý thuyết
CHƯƠNG II: Kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG III: Giải pháp
- Phần kết luận
Trang 5Nội dung
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Khái niệm về du lịch; Phân loại các loại hình du lịch
- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
- C6 thé khang định rằng sở thích, thị hiếu cũng như nhu cầu của khách du lịch
khá phong phú và đa dạng Chính vì thế cần phải có sự chuyên môn hóa của các sản
phẩm du lịch thì mới đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mọi khách du lịch Các loại hình du lịch chính là các nhóm hoạt động du lịch được phân bố theo các tiêu chí đã
đề ra Có 8 cách phân loại loại hình du lịch căn cứ theo 8 tiêu thức khác nhau là: căn
cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch, căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch, căn cứ vào đối tượng khách du lịch, căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi, căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng, căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng, căn cứ vào thời gian ởi du lịch và căn cứ vào vị trí địa lý
của nơi đến du lịch (Nguyễn Văn Đính, 2006, tr 71)
2, Khái niệm về loại hình du lịch (của đề tài nghiên cứu)
“Du lịch tuần hoàn” là một khái niệm mới, có thế hình dung là một chuỗi cung ứng, hoạt động, trải nghiệm khép kín, có tính liên hoàn, bố sung cho nhau Mục tiêu
cao hơn của du lịch tuần hoàn là thông qua các mô hình, sản phẩm nhằm giảm thiểu rác thải, phục dựng tài nguyên; chú trọng giảm thiếu tác động tiêu cực đến môi trường bằng cách sử dụng các phương thức sáng tạo nhằm tối đa hóa vòng đời của tất cả những tài nguyên du lịch đã sử dụng hướng đến du lịch xanh và bền vững
3 Đặc điểm của loại hình du lịch
- Trên thế giới, tài liệu lý thuyết và sáng kiến được ghi nhận đầy đủ về du lịch tuần
hoàn trong ngành du lịch rất khiêm tốn Đây vẫn còn là một lĩnh vực chưa được
Trang 6nghiên cứu nhiều nhưng chắc chắn sẽ đáng được quan tâm hơn trong những năm tới
- Du lịch tuần hoàn là một mô hình tương đối mới, nhưng có một vai trò quan
trọng tham gia vào quá trình chuyển đối kinh tế đang diễn ra, vì tác động cấp số
nhân của nó lên toàn bộ nền kinh tế và khả năng khuyến khích các dòng luân
chuyển giữa các nhà cung cấp và khách hàng của mình Ngoài ra, điều quan trọng là
để nâng cao nhận thức về sự chuyển đối này giữa các doanh nghiệp và người tiêu
dùng, cùng với một số tác nhân kích thích, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, với nguồn lực hạn chế hơn cho đổi mới (Alfonso Vargas-Sanchez, 2018)
Ở nước ta, dù lý luận chưa nhiều nhưng lĩnh vực này đã được nhắc đến trong sự
kết hợp với các ngành khác như nông nghiệp hữu cơ để tạo thêm giá trị gia tăng và
lợi ích cho nông dân bằng cách xây dựng các sản phẩm du lịch (Nguyễn Hồng
Quân và cộng sự, 2021) Trong các chính sách của Đảng và Nhà nước, khái niệm
“kinh tế tuần hoàn” đã được đề cập và xem như là một trong những giải pháp, cách
tiếp cận quan trọng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có ngành
du lịch Như vậy, du lịch tuần hoàn là hướng di pht hop để đáp ứng chuỗi cung
ứng, hoạt động, trải nghiệm khép kín, có tính liên hoàn, bố sung cho nhau Thông
qua các mô hình, sản phẩm nhằm giảm thiếu rác thải, bảo tồn và tái tạo tài nguyên; chú trọng giảm thiếu tác động tiêu cực đến môi trường bằng cách sử dụng các phương thức sáng tạo nhằm tối đa hóa vòng đời của tất cả những tài nguyên du lịch
đã sử dụng, hướng đến du lịch xanh và bền vững
4 Điều kiện phát triển của loại hình du lịch
Để ngành du lịch có sự chuyển đổi rõ ràng và dứt khoát sang mô hình du lịch tuần hoàn, cần có những cách làm mới, cách tiếp cận khác hơn Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Giám đốc Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED), dé phát triển du lịch tuần hoàn cần phải xem xét sản phẩm sử dụng trong ngành du lịch
theo vòng đời; nhìn nhận kinh tế tuần hoàn như một mô hình, với hiệu quả được đánh giá trong dài hạn, thay vì những hành động tưởng như thần thiện với môi
trường nhưng chỉ mang tính chất “làm hình ảnh”
Trang 7Cần thiết lập một hệ sinh thái số hỗ trợ du lịch tuần hoàn, kết nối doanh nghiệp với
cơ sở lưu trú, với người nông dân, thợ thủ công bản địa đang áp dụng những giải pháp xanh, tạo ra luồng thông tin cụ thể, rõ ràng, minh bạch để làm việc chặt chẽ
với nhau cũng như giới thiệu cho du khách Chuyển đối du lịch theo hướng tuần
hoàn sẽ gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự cộng tác, phối hợp chặt chẽ giữa doanh
nghiệp với cơ quan chính quyền địa phương; tận dụng những chính sách hỗ trợ từ Trung ương cho tới các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế
Việc thúc đấy các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn trong việc phục hồi và bảo tồn các
sáng kiến di sản rất quan trọng cho sự liên tục bền vững của lĩnh vực này Hướng đến việc bảo vệ lâu dài các di sản văn hóa thế giới thông qua thực hành thiết kế sinh thái, bảo tôn năng lượng, cung cấp các cơ sở dịch vụ xanh, chất thải xử lý sinh thái
và tiêu dùng xanh Đồng thời, ứng dụng công nghệ số để thúc đẩy du lịch tuần hoàn hiệu quả hơn
Trang 8CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Giới thiệu khái quát về địa phương
VQG Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chính thức được thành lập theo
Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở
Khu rừng cấm Côn Đảo được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thành lập tại Quyết
định số 85/CT ngày 01/3/1984 VQG Côn Đảo thuộc quần đảo Côn Đảo nằm cách cửa sông Hậu (thành phố Cần Thơ) 83 km, cách thành phố Vũng Tàu 185 km và thành phố Hồ Chí Minh 250 km Quần đảo gồm 16 đảo nhỏ, đảo lớn nhất là Côn Sơn Địa hình đảo Côn Sơn là vùng đồi núi, ưu thế bởi các dãy đá granite chạy từ phía Tây Nam đến Đông Bắc, che chở cho các vùng vịnh của đảo cả về hai phía khỏi những luồng gió mạnh Những điểm cao nhất trên đảo là đỉnh núi Thánh Giá
và núi Chúa, có độ cao 577 m và 515 m, điểm cao nhất trên các đảo nhỏ là 350 m
VQG Côn Đảo là quần thế gồm 16 đảo nhỏ và biển xung quanh đảo, tạo nên hệ sinh
thái biến và rừng độc đáo, là 1 trong 2 vườn quốc gia duy nhất tại Việt Nam bảo tồn
cả biến và rừng Với tống diện tích 15.043 ha, trong đó diện tích biển khoảng 9.000
ha và diện tích rừng khoảng 6.043 ha Là quần thế đảo nằm khá xa đất liền nên hầu như VQG này còn rất hoang sơ, chưa chịu nhiều sự tác động của con người Rừng
tại VQG Côn Đảo chủ yếu là rừng nguyên sinh với khoảng 882 loài thực vật và 150
loài động vật Đây là nơi sinh sống của rất nhiều loài động vật quý hiếm như: thạch
sùng có cánh, sóc đen, hay những loài chim hiếm chỉ có tại nơi đây như: gầm ghì trắng, chim nhiệt đới, chim điên mặt xanh, chim bồ câu Nicoba Các tiềm năng du lịch tự nhiên, nhân văn trên đã được khai thác để phát triển du lịch VQG Côn Đảo
được xem là điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước Tuy
nhiên, việc phát triển du lịch nhanh, ồ ạt gây áp lực lớn đến hệ sinh thái tự nhiên và các vấn đề môi trường, đặc biệt là chất thải từ hoạt động du lịch Mặt khác, Côn
Đảo cũng đang phải đối mặt với những thách thức về ô nhiễm môi trường Sự phát
triển nhanh của ngành du lịch - dịch vụ dẫn đến sự gia tăng mạnh về nhu cầu nước
sạch, năng lượng, nhu yếu phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu, đồng thời gia tăng phát thải rác và nước thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên và du lịch của đảo Trong phát triển kinh tế nông nghiệp và
công nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất với trên 86% diện tích đảo,
Trang 9ngược lại đất nông nghiệp có diện tích nhỏ chỉ chiếm 2,2% Do đó, Côn Đảo hiện
đang phụ thuộc nguồn cung ứng về nguyên vật liệu, thực phẩm, dịch vụ từ đất liền
với chỉ phí vận chuyến cao Vì vậy, huyện Côn Đảo đang hướng đến việc ứng dụng
mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, trong đó tiên phong là ngành du lịch
2 Kết quả nghiên cứu (kết quả khảo sát)-
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch tuần hoàn của Vườn quốc gia Côn Đảo
- Tiềm năng du lịch tự nhiên
+ Giá trị địa chất - địa hình, khí hậu - thủy văn: Côn Đảo có tống diện tích đất nổi
là 76 km”, trong đó đảo lớn nhất là đảo Côn Sơn có diện tích 51,52 km2 Dao này
có địa hình chủ yếu là đồi núi, chiếm ưu thế bởi các dãy núi được cấu tạo từ đá
granite chạy từ phía tây nam đến đông bắc, che chở cho các vùng vịnh của đảo cả
về hai phía khỏi những luồng gió mạnh Điểm cao nhất của quần đảo là đỉnh núi
Thánh Giá trên đảo Côn Sơn, cao 577 m Khí hậu mang đặc điểm á xích đạo - hải
dương nóng ấm được chia thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 cho
đến tháng 11, còn mùa khô thì từ tháng 12 đến tháng 4 của năm sau Nhiệt độ trung
bình năm là 26,90C, lượng mưa bình quân năm đạt 2.200 mm Quần đảo nằm ở vùng giao nhau giữa luồng hải lưu ấm từ phía nam và luồng hải lưu lạnh từ phía bắc, nhiệt độ nước biến từ 25,70C đến 29,20C
+ Đa dạng về thảm, thành phần thực vật rừng: Thảm thực vật rừng của VQG Côn Đảo mang tính đặc trưng tiêu biếu cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hải đảo thế hiện qua các sinh cảnh rừng là rừng lá rộng thường xanh, rừng lá rộng nửa rụng lá, rừng tre và rừng ngập mặn ven biển Sự phong phú của các sinh cảnh rừng của VQG Côn Đảo là điều kiện thuận lợi để các loài động vật rừng, động vật hoang dã cư trú, sinh
sống và phát triển; nó có giá trị, ý nghĩa về bảo tôn cảnh quan tự nhiên, bảo tồn
rừng và các loài động vật hoang dã đang sinh sống trong các khu rừng Thực vật rừng đa dạng với 882 loài thực vật rừng bậc cao thuộc 562 chỉ, 161 họ, trong đó có
371 loài thân gỗ, 30 loài phong lan, 103 loài dây leo, 202 loài thảo mộc Về động
vật rừng, hiện đã biết 144 loài bao gồm 28 loài thú, 69 loài chim, 39 loài bò sát Côn Đảo có loài Thạch Sùng Côn Đảo đặc hữu
Trang 10+ Tài nguyên biến của VQG Côn Đảo được đưa vào danh sách “các vùng được ưu
tiên bảo vệ cao nhất” trong hệ thống các vùng bảo vệ biển của Ngân hàng Thế giới Vùng biến này sở hữu 1.383 loài sinh vật biến, trong đó có 127 loài rong biển, 11
loài cỏ biển, 157 loài thực vật phù du, 115 loài động vật phù du, 202 loài cá, 8 loài
thú và bò sát biến Hệ sinh thái san hô phát triển rất mạnh ở vùng bao quanh VQG
Côn Đảo, với 342 loài, 61 giống, 17 họ Các rạn san hô nơi đây do 219 loài hợp
thành; độ phủ trung bình là 42,6 % Côn Đảo không chỉ là vùng có nhiều rùa biển
nhất nước Việt Nam, với hệ sinh thái đa dạng, hệ động thực vật vô cùng phong phú,
đa dạng, với nhiều hệ sinh thái đặc trưng như rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn VQG Côn Đảo là nơi có số lượng lớn rùa biển lên đẻ hàng năm, nơi thực hiện việc bảo tôn và cứu hộ loài rùa xanh (Green turtle) nhiều nhất của Việt Nam và quan trọng của khu vực Đông Nam Á - Ấn Độ Dương Hệ sinh thái rừng ngập mặn
có diện tích là 18 ha, hệ sinh thái cỏ biển có diện tích khoảng 200 ha, hệ sinh thái các rạn san hồ có diện tích khoảng 1.000 ha
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
Bên cạnh sự đa dạng về tự nhiên, Côn Đảo có nhiều giá trị tâm linh, được xem là hòn đảo huyền thoại, thu hút được nhiều du khách Các địa danh có giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh gồm Nghĩa trang Hàng Dương, nơi nghỉ dưỡng của hơn 2000 liệt
sĩ; Khu mộ nữ anh hùng Võ Thị Sáu; Đền thờ bà Phi Yến (An Sơn Miếu); Miếu
Cậu; Chùa Núi Một; Cầu Tàu 914; Dinh Chúa Đảo; Nhà tù Côn Đảo; Trại tù Phú Sơn, Phú Hải Côn Đảo; Khu di tích Chuồng Cọp; Bảo Tàng Côn Đảo
3 _ Đánh giá Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Côn
Đảo
3.1 Thực trạng khai thác các tuyến điểm du lịch sinh thái
DLST VQG Côn Đảo tập trung vào phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ
dưỡng Hiện tại đã hình thành các tuyến tham quan di tích, tham quan danh lam
thắng cảnh, du lịch sinh thái biển và kết hợp tham quan di tích và danh thắng đã
được khai thác hình thành các tuyến, điểm du lịch thu hút nhiều du khách Hiện nay, tại VQG Côn Đảo đã có những sản phẩm du lịch sinh thái đặc thù và nổi tiếng như:
10