1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài các yếu tố tác Động Đến xu hướng tiêu dùng và hành vi của gen z trong thời kỳ chuyển Đổi số

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố tác động đến xu hướng tiêu dùng và hành vi của gen Z trong thời kỳ chuyển đổi số
Tác giả Phạm Thị Phượng Anh, Phan Võ Anh Kỳ, Nguyễn Thị Thảo Vy, Đồng Vũ Tiến Phát, Lê Xuân Khiêm, Đặng Lê Nhật Long, Trương Thị Ái Như
Người hướng dẫn Phạm Hải Nam
Trường học Đại học công nghệ tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
Thể loại tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 330,09 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKẾT THÚC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH Học kỳ 2B, năm học 2023 - 2024 Tên đề tài: Các yếu tố tác đ

Trang 1

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH KHOA MARKETING - KINH DOANH QUỐC TẾ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

TRONG KINH DOANH

HK III - NĂM 2024

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Ngành: Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Giảng viên bộ môn: Phạm Hải Nam

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KẾT THÚC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG

KINH DOANH

(Học kỳ 2B, năm học 2023 - 2024)

Tên đề tài: Các yếu tố tác động đến xu hướng tiêu dùng và hành vi của gen Z trong thời kỳ chuyển đổi số

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 06 năm 2024

1

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH

TRANG ẢNH SINH VIÊN

HK – NĂM

HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

TRONG KINH DOANH TIỂU LUẬN CUỐI KỲ NHÓM: …………         LỚP:     ………

Trang 4

PHIẾU PHÂN CÔNG

VÀ ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ

STT Họ và tên tham gia Mức độ

(%) Công việc phụ trách 1

Trang 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Họ và tên sinh viên : MSSV  : Khoá  : Lớp : Tên đề tài : Nhận xét của Giảng viên chấm 1 Nhận xét của Giảng viên chấm 2 ………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Điểm số: ………

Điểm chữ : ………

Điểm số: ………

Điểm chữ: ……… Giảng viên chấm 1

(ký và ghi rõ họ tên) Giảng viên chấm 2 (ký và ghi rõ họ tên)

Trang 6

Mục lục

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

1.7 KẾT CẤU KHOÁ LUẬN

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM

2.1.1 Khái niệm tiền gửi tiết kiệm

2.1.2 Phân loại tiền gửi tiết kiệm

2.1.3 Đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm

2.1.4 Vai trò của tiền gửi tiết kiệm

2.2 CÁC LÝ THUYẾT NỀN

2.2.1 Thuyết hành vi người tiêu dùng (Philip Kotler)

2.2.2 Lý thuyết về sự hài lòng

2.2.3 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action -TRA)

2.2.4 Thuyết hành vi dự định (TPB) của Aijen (1991)

2.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước

2.3.3 Khoảng trống nghiên cứu

3.1 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất .

3.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu

3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

3.3 THIẾT KẾ MẪU NGHIÊN CỨU

3.3.1 Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát

3.3.2 Xây dựng thang đo các yếu tố trong mô hình

3.4 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

3.4.1 Phương pháp chọn mẫu

3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu

KẾT LUẬN

6

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của Nhóm tôi và được sự hướng dẫn khoa

học của Giảng viên: Phạm Hải Nam Các nội dung nghiên cứu trong đề tài “Nhận diện và phân

tích tập trung vào việc hiểu rõ hơn về những yếu tố thay đổi trong hành vi tiêu dùng của thế hệ Gen Z dưới tác động của công nghệ số, đồng thời đánh giá tác động của những thay đổi này đến doanh nghiệp và thị trường.” của Nhóm tất cả các số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu được trình bày trong bài tiểu luận đều đảm bảo tính chính xác, khách quan và trung thực Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được cá nhân thu thập

từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào Nhóm xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài tiểu luận của mình.

Trong quá trình làm bài, do sự hiểu biết về đề tài “ Nhận diện và phân tích tập trung vào việc hiểu rõ hơn về những yếu tố thay đổi trong hành vi tiêu dùng của thế hệ Gen Z dưới tác động của công nghệ số, đồng thời đánh giá tác động của những thay đổi này đến doanh nghiệp và thị trường”  còn nhiều hạn chế Em mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía quý thầy cô.

Trang 8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thế hệ Gen Z là thế hệ đầu tiên lớn lên trong môi trường số, do đó, hành vi tiêu dùng của họ chịu ảnh hưởng lớn từ công nghệ và các nền tảng trực tuyến Việc phân tích những yếu tố biến đổi này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ xu hướng tiêu dùng, từ đó có thể xây dựng chiến lược tiếp thị và bán hàng hiệu quả Sau khi Nhóm đã tìm hiểu và hiểu rõ những vấn đề đó thì nhóm đã quyết định chọn đề tài “ Nhận diện và phân tích tập trung vào việc hiểu rõ hơn về những yếu tố thay đổi trong hành vi tiêu dùng của thế hệ Gen Z dưới tác động của công nghệ số, đồng thời đánh giá tác động của những thay đổi này đến doanh nghiệp và thị trường” cho bài tiểu luận của Nhóm

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Nhận diện và phân tích tập trung vào việc hiểu rõ hơn về những yếu tố thay đổi trong hành vi tiêu dùng của thế

hệ Gen Z dưới tác động của công nghệ số, đồng thời đánh giá tác động của những thay đổi này đến doanh nghiệp và thị trường

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Dưới đây là một số mục tiêu cụ thể mà nhóm đặt ra để hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu:

 Nhận diện và phân tích các yếu tố tác động đến xu hướng tiêu dùng và hành vi của gen Z trong thời kỳ chuyển đổi số

 Phân tích chi tiết quy trình đưa ra quyết định mua hàng của gen Z trong thời kỳ chuyển đổi số 

 Phân tích cách thức mà thương mại điện tử đã thay đổi hành vi mua sắm của Gen Z

 Tìm hiểu các yếu tố khiến thế hệ gen Z chuyển từ mua sắm truyền thống sang trực tuyến

 Phân tích kênh mà gen Z tìm kiếm thông tin về sản phẩm

 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố xã hội để đưa ra quyết định mua hàng của gen Z trong thời kỳ chuyển đổi số

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

 Những yếu tố nào tác động đến xu hướng tiêu dùng và hành vi của gen Z trong thời kỳ chuyển đổi số ?

 Quy trình đưa ra quyết định mua hàng của gen Z là gì?

 Yếu tố tác động của thương mại điện tử đã làm thay đổi hành vi mua sắm của gen Z như thế nào ?

 Các yếu tố nào khiến thế hệ gen Z chuyển từ mua sắm truyền thống sang trực tuyến?

 Thế hệ gen Z tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ qua những kênh nào?

 Các yếu tố xã hội ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua hàng của gen Z?

8

Trang 9

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là thế hệ Gen Z:

Theo độ tuổi: học sinh, sinh viên, người trưởng thành,

Theo giới tính: Nam, nữ

Theo thu nhập: Thu nhập thấp, trung bình, cao

Theo khu vực địa lý: Thành thị

Theo ngành nghề: Sinh viên, nhân viên văn phòng, người kinh doanh, hộ gia đình, v.v

Theo sở thích và hành vi: Người dùng công nghệ thường xuyên, người thích mua sắm trực tuyến, v.v

Đối tượng khảo sát: thế hệ gen Z

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Quận Bình Thạnh

Phạm vi thời gian: thực hiện nghiên cứu khảo sát của thế hệ Gen Z từ tháng 7 năm 2024 đến tháng 8 năm 2024

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu chính  thức là nghiên cứu định lượng ,nhằm mục tiêu khám phá và phân tích các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng của thế hệ Gen Z trong bối cảnh chuyển đổi số.  cụ thể như sau:

 

Thiết kế khảo sát, lựa chọn mẫu khảo sát tập trung vào đối tượng genz ( độ tuổi , giới tính, thu nhập, sở thích) Kết hợp câu hỏi đóng ( chọn đáp án có sẵn) và mở ( tự do trả lời) để thu thập cả dữ liệu định lượng và định tính

Chia thành 2 biến phân tích

Biến độc lập: các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng ( độ tuổi, giới tính, thu nhập, mức độ quan tâm đến công nghệ )

Biến phụ thuộc: Hành vi tiêu dùng (  tần suất mua sắm hàng tháng onl, kênh thương mại điện tử hay sử dụng nhất, sản phẩm hay mua )

Thu thập thông tin bằng việc tiến hành khảo sát bằng Google Form ,trên hội nhóm Facebook ,nội dung câu hỏi vềcác hành vi tiêu dùng người sử dụng shoppe , lazada , tiki Thống kê độ tuổi chính khảo sát genz sinh năm 1997-2012

Thực hiện tổng hợp và xử lí số liệu đã thu thập

Thống kê mô tả , lập bảng so sánh và đưa kết luận

Từ kết quả đã thu thập, sử dụng phần mềm SPSS , Exel để phân tích Quá trình phân tích bao gồm  

Thống kế mô tả: Tính toán tần suất và tỷ lệ phần trăm của các yếu tố khảo sát để mô tả đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Tính toán các chỉ số thống kê cơ bản như trung bình, độ lệch chuẩn để đánh giá sự phân bổ và mức độ đồng ý của Gen Z đối với các yếu tố tác động Ở đây là tìm hiểu đặc điểm chung của nhóm mẫu, tính toán trung bình tần suất mua sắm và kênh tmđt hay sử dụng

  Chỉ số thống kê: Tính toán các chỉ số thống kê cơ bản như trung bình, độ lệch chuẩn để     

đánh giá sự phân bổ và mức độ đồng ý của Gen Z đối với các yếu tố tác động

 

Hệ số Cronbach’s Alpha: Tính toán hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của các thang đo trong bảng hỏi Các biến có hệ số Cronbach’s Alpha thấp sẽ được loại bỏ hoặc điều chỉnh để nâng cao tính chính xác của nghiên cứu

Phân tích nhân tố (EFA): Sử dụng phân tích nhân tố EFA để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của Gen Z Phân tích này giúp nhóm các biến quan sát lại thành các nhân tố tiềm ẩn và giảm số lượng biến cần phân tích, đồng thời giúp làm rõ các mối tương quan giữa các biến

Phân tích hồi quy đa biến: Sử dụng phân tích hồi quy để xác định các yếu tố chính tác động đến xu hướng tiêu dùng của Gen Z Phân tích này giúp xây dựng mô hình chính thức và chứng minh các yếu tố có ảnh hưởng đáng

Trang 10

kể đến hành vi tiêu dùng của nhóm đối tượng nghiên cứu.

Về mặt hực tiễn

Hỗ trợ doanh nghiệp

Xây dựng chiến lược marketing phù hợp sở thích, nhu cầu của genz

Phát triển sản phẩm: giúp doanh nghiệp hiểu rõ về mong muốn genz để phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợpCải thiện: doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm mua sắm để thu hút và giữ chân 

1.7 KẾT CẤU KHOÁ LUẬN

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương này sẽ trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu (gồm mục tiêu chung và các mục tiêu nghiên cứu chi tiết), và các câu hỏi nghiên cứu chính Đồng thời, chương này sẽ xác định phạm vi và đối tượng nghiên cứu, bố cục bài viết và sơ lược về phương pháp nghiên cứu chính thức được áp dụng Chương 1 cũng sẽ phân tích ý nghĩa nghiên cứu của đề tài, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu các yếu tố tác động đến xu hướng tiêu dùng và hành vi của Gen Z trong bối cảnh chuyển đổi số

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước

Chương 2 sẽ cung cấp tổng quan về các khái niệm, phân loại và đặc điểm liên quan đến tiêu dùng và hành vi của Gen Z trong thời kỳ chuyển đổi số Tác giả sẽ trình bày các lý thuyết nền tảng có liên quan đến xu hướng tiêu dùng và hành vi, đồng thời tổng hợp các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước về chủ đề này Điều này nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết vững chắc cho nghiên cứu hiện tại và xác định khoảng trống nghiên cứu cần giải quyết

Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu

Trong chương này, tác giả sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết về ảnh hưởng của từng yếu

tố đến xu hướng tiêu dùng và hành vi của Gen Z Các yếu tố này có thể bao gồm ảnh hưởng của công nghệ, mạng xã hội, yếu tố xã hội, thói quen tài chính, và các yếu tố khác Tác giả sẽ mô tả chi tiết cách thức thu thập và

xử lý dữ liệu, bao gồm xây dựng và mã hóa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu, và giải thích phương pháp nghiên cứu chính thức được sử dụng

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRƯỚC

2.1.1 Khái niệm về xu hướng tiêu dùng và hành vi của gen Z trong thời kì chuyển đổi số

Thế hệ Z là những người sinh ra vào khoảng giữa đến cuối thập niên 1990 đến đầu thập niên 2010 Họ là thế hệ nối tiếp sau thế hệ Millennials (thế hệ Y) Gen Z lớn lên cùng với sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số, internet

và các ứng dụng di động Họ rất thành thạo trong việc sử dụng các trang mạng xã hội, phần mềm và ứng dụng di động Họ có xu hướng tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và đưa ra quyết định dựa trên những gì mìnhtìm hiểu được

-Hành vi tiêu dùng: Là tập hợp các hoạt động và quyết định của người tiêu dùng trong việc lựa chọn, mua sắm,

sử dụng và đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ Đối với Gen Z, hành vi tiêu dùng thường gắn liền với các yếu tố như

10

Trang 11

sự tiện lợi của công nghệ, sự cá nhân hóa và sự ảnh hưởng của mạng xã hội.

-Xu hướng tiêu dùng: Là những thay đổi và phát triển trong cách người tiêu dùng tương tác với thị trường, bao gồm sự thay đổi trong hành vi, thị hiếu và thói quen mua sắm Đối với Gen Z, xu hướng tiêu dùng cũng bị tác động bởi sự chuyển giao công nghệ kỹ thuật số và thay đổi trong các kênh truyền thông. 

-Mua sắm trực tuyến là hình thức mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua mạng internet Thay vì đến trực tiếp cửa hàng, bạn có thể thoải mái lựa chọn và mua những sản phẩm mình cần ngay tại nhà hoặc bất kỳ nơi đâu có kết nối mạng

Thời kỳ chuyển đổi số là giai đoạn mà công nghệ số ngày càng thâm nhập vào mọi khía cạnh của cuộc sống, thayđổi cách chúng ta làm việc, giải trí và tiêu dùng

Kết hợp tất cả khái niệm trên, chúng ta rút ra được:

Xu hướng tiêu dùng và hành vi của Gen Z trong thời kỳ chuyển đổi số là những mẫu hình tiêu dùng đặc trưng của thế hệ Z, được hình thành và phát triển dưới tác động mạnh mẽ của công nghệ số Những xu hướng này phảnánh cách mà Gen Z sử dụng công nghệ để tìm kiếm, so sánh và mua sắm sản phẩm, dịch vụ, đồng thời thể hiện những giá trị và quan điểm sống của thế hệ này.Và tóm lại, xu hướng tiêu dùng và hành vi của Gen Z trong thời

kỳ chuyển đổi số là một chủ đề nghiên cứu hấp dẫn và có ý nghĩa thực tiễn lớn Bằng cách hiểu rõ những xu hướng này, chúng ta có thể đưa ra những dự báo về tương lai của thị trường và xây dựng những chiến lược phù hợp

2.1.2 Phân loại xu hướng tiêu dùng và hành vi của gen Z trong thời kì chuyển đổi số

1 Xu hướng liên quan đến công nghệ:

Mua sắm trực tuyến: Gen Z ưu tiên mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử, ứng dụng di động Họ tận dụng

các tính năng như so sánh giá, đọc đánh giá, và mua hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi

Thanh toán không tiền mặt: Gen Z ưa chuộng các hình thức thanh toán điện tử, ví điện tử, thẻ tín dụng hơn là tiền

mặt

Tiếp cận thông tin qua mạng xã hội: Các nền tảng như TikTok, Instagram, YouTube là nguồn thông tin chính để

khám phá sản phẩm mới, tìm hiểu đánh giá và xu hướng

Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm: Gen Z mong muốn các gợi ý sản phẩm, dịch vụ được cá nhân hóa dựa trên sở

thích và hành vi mua sắm của họ

2 Xu hướng liên quan đến giá trị và ý nghĩa:

Tiêu dùng bền vững: Gen Z quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường, có nguồn gốc rõ ràng, ủng hộ các

thương hiệu có trách nhiệm xã hội

Tìm kiếm trải nghiệm: Không chỉ mua sản phẩm mà còn muốn trải nghiệm quá trình mua sắm, tìm kiếm những giá

trị cảm xúc

Ủng hộ các thương hiệu nhỏ, độc lập: Ưu tiên các thương hiệu nhỏ, có câu chuyện riêng, sản phẩm độc đáo hơn là

các thương hiệu lớn

3 Xu hướng liên quan đến cộng đồng và ảnh hưởng:

Mua sắm theo nhóm: Thường tham khảo ý kiến bạn bè, người thân trước khi quyết định mua hàng.

Trang 12

Ảnh hưởng bởi người nổi tiếng: Các influencer, KOLs có sức ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của Gen Z.

Tham gia vào các cộng đồng trực tuyến: Tham gia các nhóm, diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm thông tin về sản phẩm

4 Xu hướng liên quan đến trải nghiệm:

Mua sắm trải nghiệm: Tìm kiếm những trải nghiệm độc đáo, mới lạ khi mua sắm, như các cửa hàng có thiết kế độc

đáo, các sự kiện trải nghiệm sản phẩm

Giá trị cảm xúc: Quan tâm đến cảm xúc mà sản phẩm mang lại, như sự tự tin, độc lập, sáng tạo.

Xu hướng tiêu dùng của Gen Z đang không ngừng thay đổi và phát triển Sự kết hợp giữa công nghệ, văn hóa và tâm

lý đã tạo ra những hành vi tiêu dùng độc đáo và đa dạng Để thành công trong việc tiếp cận và phục vụ thế hệ khách hàng này, các doanh nghiệp cần:

Nghiên cứu thị trường: Thường xuyên cập nhật thông tin về xu hướng tiêu dùng của Gen Z.

Sử dụng công cụ phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu từ các nền tảng mạng xã hội, trang web thương mại điện tử Tương tác với khách hàng: Tổ chức các cuộc khảo sát, phỏng vấn để lắng nghe ý kiến của Gen Z.

Xây dựng trải nghiệm mua sắm đa kênh: Kết hợp cả kênh trực tuyến và offline để tạo ra trải nghiệm mua sắm liền

mạch

2.1.3 Đặc điểm của xu hướng tiêu dùng và hành vi của Gen Z trong thời kỳ chuyển đổi số

Thế hệ Z, sinh ra và lớn lên trong thời đại số, đã định hình lại cách chúng ta tiêu dùng Với sự phát triển vượt bậccủa công nghệ, đặc biệt là sự phổ biến của internet và mạng xã hội, hành vi tiêu dùng của Gen Z đã có những biến đổi sâu sắc Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật:

 Ưu tiên trải nghiệm hơn sản phẩm:

Cá nhân hóa: Gen Z muốn các sản phẩm và dịch vụ được cá nhân hóa, thể hiện cá tính riêng của họ

Trải nghiệm mua sắm: Họ tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ, độc đáo trong quá trình mua sắm

Giá trị cảm xúc: Quan tâm đến cảm xúc mà sản phẩm mang lại, như sự tự tin, độc lập, sáng tạo

 Ảnh hưởng mạnh mẽ của mạng xã hội:

Mua sắm theo xu hướng: Gen Z thường bị ảnh hưởng bởi các influencer, KOLs trên mạng xã hội

Tìm kiếm thông tin trên mạng: Các nền tảng như TikTok, Instagram là nguồn thông tin chính để khám phá sản phẩm mới

Tham gia vào các cộng đồng trực tuyến: Họ tham gia vào các nhóm, diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm thông tin về sản phẩm

 Ưu tiên mua sắm trực tuyến:

12

Trang 13

Tiện lợi: Mua sắm trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

So sánh giá dễ dàng: Gen Z có thể dễ dàng so sánh giá cả của nhiều sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử

Thanh toán linh hoạt: Các hình thức thanh toán điện tử, ví điện tử trở nên phổ biến

 Giá trị cộng đồng và sự kết nối:

Mua sắm theo nhóm: Thường tham khảo ý kiến bạn bè, người thân trước khi quyết định mua hàng

Ủng hộ các thương hiệu nhỏ, độc lập: Họ có xu hướng ủng hộ các thương hiệu nhỏ, có câu chuyện riêng, sản phẩm độc đáo

Thay đổi nhanh chóng sở thích:

Tò mò khám phá: Gen Z luôn tò mò khám phá những sản phẩm, dịch vụ mới

Ít trung thành với thương hiệu: Họ dễ dàng chuyển đổi sang các thương hiệu khác nếu tìm thấy sản phẩm phù hợp hơn

 Quan tâm đến trải nghiệm khách hàng:

Dịch vụ khách hàng tốt: Gen Z đánh giá cao các doanh nghiệp có dịch vụ khách hàng tốt, hỗ trợ nhanh chóng

Cá nhân hóa trải nghiệm: Họ muốn các tương tác với thương hiệu được cá nhân hóa

Sự ưu tiên công nghệ:

  - Gen Z tiếp cận thông tin và thực hiện giao dịch chủ yếu qua các thiết bị di động và nền tảng trực tuyến Họ dễ dàng chấp nhận và sử dụng công nghệ mới, từ các ứng dụng di động đến các công nghệ thực tế ảo (AR) và thực

tế ảo (VR)

Tính cá nhân hóa cao:

  - Họ tìm kiếm trải nghiệm cá nhân hóa trong các giao dịch tiêu dùng Sự cá nhân hóa có thể xuất hiện dưới dạngcác quảng cáo và khuyến mãi được tùy chỉnh theo sở thích và hành vi tiêu dùng của họ

 Chú trọng đến sự nhanh chóng và tiện lợi:

  - Gen Z ưa chuộng những giải pháp mua sắm nhanh chóng và tiện lợi Họ có xu hướng ủng hộ các dịch vụ giao hàng nhanh, thanh toán trực tuyến và các nền tảng mua sắm tích hợp

 Nhận thức về giá trị xã hội và môi trường:

  - Thế hệ này thường quan tâm đến các yếu tố liên quan đến trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường Họ ưa chuộng các sản phẩm và thương hiệu có cam kết rõ ràng đối với các vấn đề xã hội và môi trường

2.1.4 Vai trò của các yếu tố tác động đến xu hướng tiêu dùng và hành vi của Gen Z

 Đối với người tiêu dùng (Gen Z):

Các yếu tố tác động giúp Gen Z dễ dàng tiếp cận thông tin, trải nghiệm mua sắm đa dạng và cá nhân hóa Công nghệ cung cấp cho họ khả năng tìm kiếm và so sánh sản phẩm hiệu quả, đồng thời cho phép họ đưa ra các quyết định tiêu dùng dựa trên thông tin và phản hồi từ cộng đồng trực tuyến

 Đối với các doanh nghiệp:

Doanh nghiệp cần hiểu và thích nghi với xu hướng tiêu dùng của Gen Z để thu hút và giữ chân khách hàng Việc ứng dụng công nghệ, cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa và chú trọng đến trách nhiệm xã hội sẽ giúp doanh

Trang 14

nghiệp tăng cường sự hấp dẫn và tạo ra giá trị lâu dài cho khách hàng thuộc thế hệ này.

 Đối với nền kinh tế:

Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của Gen Z có thể thúc đẩy các lĩnh vực công nghệ và thương mại điện tử phát triển Đồng thời, việc các doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược để đáp ứng nhu cầu của Gen Z có thể dẫn đến sự đổi mới trong các sản phẩm và dịch vụ, từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. 

2 Văn hóa và xã hội:

Giá trị cá nhân: Gen Z quan tâm đến các giá trị như bền vững, công bằng xã hội, và thể hiện bản thân qua việc tiêu dùng

Ảnh hưởng của cộng đồng: Ý kiến của bạn bè, người nổi tiếng và các cộng đồng trực tuyến có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của Gen Z

Xu hướng toàn cầu hóa: Gen Z tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, tạo ra nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm

và dịch vụ

3 Kinh tế:

Thu nhập và khả năng chi tiêu: Mức thu nhập và khả năng chi tiêu của Gen Z ảnh hưởng đến quyết định mua hàng và lựa chọn sản phẩm

Bất ổn kinh tế: Những biến động kinh tế có thể khiến Gen Z trở nên thận trọng hơn trong việc tiêu dùng

Cơ hội việc làm: Sự thay đổi trong thị trường lao động ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng chi tiêu của Gen Z

Định hình tương lai của thị trường: Các yếu tố này sẽ tiếp tục định hình tương lai của thị trường và tạo ra những

xu hướng tiêu dùng mới

Để tận dụng tối đa các cơ hội và đối phó với những thách thức, các doanh nghiệp cần:

Hiểu rõ Gen Z: Nghiên cứu sâu về hành vi, nhu cầu và mong muốn của Gen Z

Xây dựng trải nghiệm khách hàng tốt: Tạo ra những trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa, tương tác và thú vị

Sử dụng công nghệ: Áp dụng các công nghệ mới để tiếp cận và tương tác với Gen Z

Xây dựng thương hiệu mạnh: Xây dựng một thương hiệu có giá trị, có thể kết nối với Gen Z ở mức độ cảm xúc.Linh hoạt và thích ứng: Sẵn sàng thay đổi và thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của thị trường

Kết luận:

Việc hiểu rõ vai trò của các yếu tố tác động đến xu hướng tiêu dùng của Gen Z là điều vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp Bằng cách nắm bắt được những thay đổi trong hành vi tiêu dùng, các doanh nghiệp có thể

14

Trang 15

xây dựng những chiến lược marketing hiệu quả và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của Gen Z.

2.2 CÁC LÝ THUYẾT NỀN

Thông qua các bài nghiên cứu, các cuộc điều tra về những yếu tố tác động đến hành vi và thái độ mua hàng Trong đó nhiều giả thuyết đã được sử dụng trong lý thuyết về hành vi, mong muốn,ý định của cá nhân, rõ ràng nhất  là

2.2.1 Thuyết nhu cầu của Maslow

Thuyết nhu cầu của Maslow là một trong những lý thuyết tâm lý nổi tiếng nhất, do nhà tâm lý học Abraham Maslow đề xuất Lý thuyết này mô tả động lực của con người thông qua một hệ thống phân cấp các nhu cầu, từ

cơ bản đến cao cấp Maslow cho rằng con người luôn hướng tới việc thỏa mãn các nhu cầu này, và chỉ khi một nhu cầu cấp thấp được đáp ứng, con người mới hướng tới nhu cầu cấp cao hơn

Tháp nhu cầu của Maslow

Thuyết nhu cầu của Maslow thường được biểu diễn dưới dạng một hình tháp, với các cấp độ nhu cầu được xếp chồng lên nhau Từ dưới lên, các cấp độ này bao gồm:

1 Nhu cầu sinh lý: Bao gồm các nhu cầu cơ bản để duy trì sự sống như ăn, uống, ngủ, thở, duy trì thân nhiệt Đây

là những nhu cầu cấp thiết nhất và phải được thỏa mãn trước tiên

2 Nhu cầu an toàn: Bao gồm nhu cầu về an ninh, sự ổn định, bảo vệ khỏi nguy hiểm, bệnh tật, mất mát

3 Nhu cầu xã hội: Bao gồm nhu cầu về tình yêu, thuộc về, tình bạn, sự gần gũi

4 Nhu cầu được tôn trọng: Bao gồm nhu cầu về danh dự, địa vị, sự công nhận, sự tự tin

5 Nhu cầu tự thực hiện: Bao gồm nhu cầu được phát triển bản thân, đạt được tiềm năng tối đa, sáng tạo

      Tháp nhu cầu Maslow

Thuyết nhu cầu của Maslow là một công cụ hữu ích để hiểu rõ động lực của con người và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong marketing

2.2.2 Thuyết hành vi người tiêu dùng (Philip Kotler)

Theo Philip Kotler một trong những nhà tiếp thị nổi tiếng nhất thế giới.Theo mô hình quá trình mua hàng của khách hàng sẽ xuất phát từ nhận thức về nhu cầu của họ cho đến tìm kiếm thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ, đánhgiá các phương án, đưa ra quyết định mua và cuối cùng là hành vi sau mua Theo lý thuyết này, hành vi tiêu dùngcủa khách hàng bị  ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố cá nhân và yếu tố bên ngoài Và với mỗi

Ngày đăng: 10/01/2025, 12:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình Ducoffe (1996) để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng Việt Nam - Đề tài các yếu tố tác Động Đến xu hướng tiêu dùng và hành vi của gen z trong thời kỳ chuyển Đổi số
nh Ducoffe (1996) để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng Việt Nam (Trang 22)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w