1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC CUNG TIỀN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG MỨC CUNG TIỀN ĐẾN TỔNG CẦU (TỔNG CHI TIÊU DỰ KIẾN). PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI MỨC CUNG TIỀN CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CHO BIẾT SỰ THAY ĐỔI NÀY TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Đến Mức Cung Tiền Và Ảnh Hưởng Của Sự Biến Động Mức Cung Tiền Đến Tổng Cầu (Tổng Chi Tiêu Dự Kiến)
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Hiền
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Vĩ Mô
Thể loại thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 6,46 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

——🙠🙠🙠🙠🙠——

BÀI THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC CUNG TIỀN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG MỨC CUNG TIỀN ĐẾN TỔNG CẦU (TỔNG CHI TIÊU DỰ KIẾN) PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI MỨC CUNG TIỀN CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CHO BIẾT SỰ THAY ĐỔI NÀY TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM.

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CUNG TIỀN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG MỨC CUNG TIỀN ĐẾN TỔNG CHI TIÊU DỰ KIẾN

1.1 Cung tiền

1.1.1 Khái niệm:

1.1.2 Hệ thống ngân hàng và quá trình tạo tiền gửi

1.1.3 Mối quan hệ giữa mức cung tiền và tiền cơ sở

1.1.4 Đường cung tiền

1.2 Các yếu tố tác động đến mức cung tiền

1.3 Tổng chi tiêu dự kiến

1.4 Ảnh hưởng của sự biến động mức cung tiền đến tổng chi tiêu dự kiến

PHẦN II: SỰ THAY ĐỔI MỨC CUNG TIỀN CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI NÀY ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

2.1 Sự thay đổi mức cung tiền của Việt Nam trong giai đoạn 2019 - 2023

2.1.1 Chính sách tiền tệ của Việt Nam

2.1.2 Các biện pháp kiểm soát mức cung tiền của chính phủ

2.2 Tác động của sự thay đổi mức cung tiền đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2019 -2023

2.2.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế

2.2.2 Phân tích tác động

2.3 So sánh tương quan giữa cung tiền và tốc độ tăng trưởng kinh tế

PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

THÀNH VIÊN NHÓM

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động phức tạp, việc phân tích vàhiểu rõ các yếu tố tác động đến mức cung tiền tệ cùng ảnh hưởng của sự biến động nàyđến tổng cầu (tổng chi tiêu dự kiến) là vô cùng quan trọng Mức cung tiền không chỉảnh hưởng đến các chỉ số kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất và tốc độ tăng trưởngkinh tế, mà còn là yếu tố then chốt quyết định sức mạnh và sự ổn định của một nềnkinh tế

Bài thảo luận này sẽ làm rõ các yếu tố chính ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ và giảithích sự tác động của sự biến động này đến tổng cầu Đồng thời, nhóm 05 chúng em sẽđánh giá sự thay đổi mức cung tiền tại Việt Nam trong những năm gần đây, phân tíchtác động của những thay đổi này đến tăng trưởng kinh tế, và đưa ra các nhận định cũngnhư đề xuất nhằm ổn định và thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong bối cảnh thị trường

có nhiều biến động

Trang 5

PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CUNG TIỀN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG MỨC CUNG TIỀN ĐẾN TỔNG CHI TIÊU DỰ KIẾN

1.1 Cung tiền

1.1.1 Khái niệm:

Khái niệm: Cung tiền là khối lượng tiền sẵn sàng cho việc thực hiện các giao dịch

trong nền kinh tế Cung ứng tiền tệ bao gồm tiền mặt đang lưu hành trong dân chúng(M0) và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại (D)

Phân biệt: Cung tiền danh nghĩa (MS) và Cung tiền thực (MS/P)

- Mức cung tiền danh nghĩa (MS): là tổng lượng (giá trị) tiền sẵn sàng cho cácgiao dịch hiện có

- Mức cung tiền thực (MS/P): thể hiện sức mua (tính bằng lượng hàng hóa dịch

vụ mua được) của lượng tiền danh nghĩa đó Vì vậy, mức cung tiền thực đượcxác định bằng mức cung tiền danh nghĩa (MS) chia cho chỉ số giá cả (P)

1.1.2 Hệ thống ngân hàng và quá trình tạo tiền gửi

NHTW là đơn vị duy nhất thực hiện chức năng phát hành tiền Khối lượng tiềnNHTW phát hành gọi là tiền cơ sở hay tiền mạnh (MB)

Lượng tiền cơ sở sau khi được chuyển vào nền kinh tế sẽ chuyển thành một trong haidạng: tiền mặt (M0) hoặc tiền dự trữ của các NHTM (R)

Tiền dự trữ là một phần trong khoản tiền gửi của khách hàng tại NHTM

Trang 6

b Quá trình tạo tiền gửi của hệ thống ngân hàng:

Quá trình tạo tiền gửi thực chất là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi ban đầu và đượcthực hiện bởi hệ thống các NHTM

Giả thiết: Không có tiền mặt rò rỉ trong lưu thông (người dân không giữ tiền mặt, chỉgiữ tiền gửi) và các ngân hàng TM tuân thủ đúng theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc (r = rb)

1.1.3 Mối quan hệ giữa mức cung tiền và tiền cơ sở

Để xem xét sự phụ thuộc của mức cung tiền danh nghĩa phụ thuộc vào lượng tiền cơ

sở như thế nào, chúng ta sẽ mô tả bằng sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ biểu diễn mức cung tiền và tiền cơ sở

Tiền cơ sở sau khi được phát hành vào nền kinh tế thì một phần sẽ chuyển thành tiềnmặt và một phần sẽ chuyển thành tiền dự trữ của các NHTM Vì vậy, ta có:

H = M0 + R (1)

Trang 7

Mặt khác, mức cung tiền trong nền kinh tế được xác định bằng tổng lượng tiền mặt và

số dư tiền gửi lại tại các NHTM:

MS = M0 + D (2)Chia theo vế của biểu thức (2) cho (1) Ta được:

MS/H = (M0 + D) / (M0 + R) (3)Tiếp đến, chia cả tử và mẫu của vế phải biểu thức (3) cho D, ta được: 

MS/H = (M0/D +1) / (M0/D + R/D) (4)Đặt M0/D = s và R/D = r và nhân cả 2 vế của biểu thức (4) với H, ta có:

MS = (s +1) / (s + r) x H (5)Biểu thức (5) mô tả mối quan hệ giữa mức cung tiền danh nghĩa với tiền cơ sở Trong

đó, R/D = r là tỷ lệ dự trữ của các NHTM và M0/D = s gọi là hệ số ưa thích tiền mặt.Đặt m M=s+1

s +r, khi đó H =m M xMBm M gọi là số nhân tiền tệ

Giá trị của m Mcho biết mỗi đơn vị tiền cơ sở do NHTW phát hành thêm sẽ làm tăngmức cung tiền trong nền kinh tế là bao nhiêu

1.1.4 Đường cung tiền

Nếu gọi MS là cung ứng tiền danh nghĩa, P là mức giá thì MS/P là cung về số dư tiềnthực (mức cung tiền thực) Lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản giả định cung về số

dư tiền thực là cố định, nghĩa là MS P =M Với giả định này thì cung về số tiền dư thực

không phụ thuộc vào lãi suất Như vậy, đường cung tiền thực là một đường thẳngđứng

Đồ thị đường cung tiền

Trang 8

Khi lãi suất tăng hoặc giảm sẽ không ảnh hưởng đến lượng cung tiền thực Tuy nhiên,lượng cung tiền sẽ thay đổi khi mức giá chung thay đổi và/hoặc khi NHTW thực hiệncác chính sách tác động làm thay đổi mức cung tiền danh nghĩa Chẳng hạn, khiNHTW phát hành thêm tiền cơ sở sẽ làm tăng mức cung tiền danh nghĩa Giả sử mứcgiá chung không đổi khi đó mức cung tiền thực tăng Trên đồ thị đường cung tiền dịchchuyển sang phải.

1.2 Các yếu tố tác động đến mức cung tiền

1.2.1 Hệ số ưa thích tiền mặt

a Khái niệm

Hệ số ưa thích tiền mặt là một chỉ số tài chính phản ánh khả năng của doanh nghiệptrong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn bằng tiền mặt và các khoản tươngđương tiền Đây là một chỉ số thanh khoản quan trọng giúp đánh giá mức độ sẵn cócủa tiền mặt so với các khoản nợ ngắn hạn

Nếu trong nền kinh tế, mọi người thích dùng tiền mặt hơn tiền gửi, mọi người sẽ giữtiền mặt nhiều hơn và ít tiền gửi hơn, khi đó hệ số ưa thích tiền mặt s tăng, số nhân tiềngiảm và do đó cung tiền danh nghĩa giảm

Hệ số ưa thích tiền mặt được tính bằng tỷ lệ giữa tiền mặt (M0) và tiền gửi không kỳhạn tại NHTM (D)

s= M0/D

b Yếu tố tác động đến hệ số ưa thích tiền mặt

Hệ số ưa thích tiền mặt của một cá nhân hay tổ chức chịu sự tác động của ba yếu tốchính dưới đây và hiểu rõ những yếu tố tác động có thể giúp đưa ra các quyết định tàichính hợp lý, tối ưu hóa lượng tiền mặt nắm giữ và cân bằng với các tài sản khác nhằmgiảm thiểu rủi ro và tối đa hóa hiệu quả tài chính

Sự phát triển của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt có tác động đến hệ số ưa thích tiền mặt Khi hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt phát triển, tức là việc

thanh toán không dùng tiền mặt thuận lợi và tiện hơn thì mọi người có xu hướngchuyển từ thanh toán dùng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt Và khi đóngười ta sẽ phải giữ dưới dạng tiền gửi để thực hiện các giao dịch, tiền mặt M0 giảm

mà tiền gửi D tăng thì M0/D giảm và hệ số ưa thích tiền mặt giảm, được gọi là nền

Trang 9

kinh tế không ưa thích tiền mặt Trong nền kinh tế này, số nhân tiền tăng dẫn đến cungtiền trong nền kinh tế cũng tăng lên

Ở nhiều khu vực nông thôn hoặc những quốc gia đang phát triển, do hạn chế về cơ sở

hạ tầng ngân hàng và công nghệ, phần lớn các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụđược thực hiện bằng tiền mặt Người dân mua bán hàng hóa tại chợ, thanh toán dịch

vụ hoặc trả công lao động hàng ngày đều sử dụng tiền mặt Trong nền kinh tế như vậy,mọi người thường ít có tài khoản ngân hàng và không tiếp cận được với các dịch vụ tàichính hiện đại như thẻ tín dụng, ví điện tử hoặc chuyển khoản ngân hàng Trongtrường hợp này, hệ số ưa thích tiền mặt khi đó sẽ là rất lớn, nền kinh tế gọi là nền kinh

tế tiền mặt

Yếu tố tác động đến hệ số ưa thích tiền mặt còn sự an toàn của việc giữ tiền mặt so với tiền gửi hoặc ngược lại Nếu như trong nền kinh tế mà việc giữ và giao dịch bằng tiền

mặt chứa nhiều rủi ro như có thể mất cắp, thì khi giao dịch bằng tiền tài khoản, chúng

ta có mật mã bảo mật và có thể báo khóa tài khoản trong trường hợp mất điện thoại.Điều này cũng khiến hệ số ưa thích tiền mặt s thay đổi Nếu hệ thống ngân hàng đượccho là ổn định và an toàn, người dân và doanh nghiệp sẽ cảm thấy yên tâm khi gửi tiền,

do đó có xu hướng giảm tỷ lệ nắm giữ tiền mặt Ngược lại, nếu có rủi ro như khủnghoảng ngân hàng hoặc khả năng vỡ nợ cao, mọi người sẽ ưu tiên giữ tiền mặt hơn đểđảm bảo an toàn, tăng hệ số ưa thích tiền mặt Khi hệ số s tăng, hệ số nhân tiền giảm,

do đó lượng cung tiền trong nền kinh tế giảm và ngược lại

Thói quen tiêu dùng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ số s Một số cá nhân

và doanh nghiệp vẫn ưu tiên sử dụng tiền mặt do cảm thấy an toàn và tiện lợi trongquản lý chi tiêu Với thế hệ ông bà, họ sẽ không có thói quen dùng tiền gửi, dù nhànước yêu cầu phải nhận lương qua tài khoản nhưng họ vẫn nhận lương bằng tiền mặt

vì họ không quen dùng tài khoản Ngược lại, với thế hệ trẻ đã có xu hướng sử dụngtiền giao dịch bằng chuyển khoản nhiều hơn, vì họ thấy mang tiền mặt gây vướng víu

Và vì vậy, nếu như số người giao dịch theo thói quen bằng chuyển khoản nhiều hơn,

hệ số s cũng sẽ giảm, số nhân tiền tăng, dẫn đến sự tăng lên của cung tiền trong nềnkinh tế và ngược lại

Trang 10

1.2.2 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

a Khái niệm:

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là khoản tiền mặt dự trữ tối thiểu mà ngân hàng hay các tổ chứctài chính cần có Khoản tiền này nhằm đảm bảo ngân hàng có khả năng thanh toán vàgiảm thiểu rủi ro ở mức tối đa trong thời gian hoạt động Tỷ lệ của khoản tiền này tùyvào quy định của NHTW Tỷ lệ có thể thay đổi phụ thuộc vào tình hình kinh tế củaquốc gia

Tỷ lệ giữa các số tiền dự trữ của NHTM trên tổng số tiền gửi của khách hàng

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc phụ thuộc vào đánh giá về chất lượng dòng tiền vào và dòng tiền

ra của ngân hàng Dòng tiền vào của NHTM chủ yếu đến từ nguồn vốn gửi của khách

hàng, các khoản nợ ngắn hạn, hoặc nguồn vốn vay từ thị trường liên ngân hàng Nếudòng tiền vào ổn định, đều đặn và có nguồn gốc từ các khách hàng có độ tin cậy cao,ngân hàng sẽ có khả năng duy trì thanh khoản tốt Khi đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thểthấp hơn, cho phép ngân hàng sử dụng vốn hiệu quả hơn Ngược lại, nếu dòng tiền vàobiến động mạnh hoặc có dấu hiệu không ổn định, rủi ro thanh khoản của ngân hàngtăng lên Khi đó, NHTW có thể áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao hơn để bảo đảm antoàn, giúp NHTM có đủ dự trữ để đối phó với các trường hợp rút tiền đột ngột Dòngtiền ra của NHTM bao gồm các khoản cho vay, đầu tư và các khoản thanh toán nợ.Chất lượng dòng tiền ra thể hiện qua mức độ rủi ro của các khoản vay và đầu tư màngân hàng thực hiện Nếu ngân hàng có danh mục cho vay an toàn, ít rủi ro và kiểm

Trang 11

soát tốt khả năng thu hồi vốn, ngân hàng sẽ có dòng tiền ra ổn định NHTW có thể ápdụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hơn để ngân hàng tăng khả năng cho vay Ngược lại,nếu danh mục cho vay có nhiều khoản có rủi ro cao hoặc đầu tư vào tài sản có tínhthanh khoản thấp, rủi ro dòng tiền ra của ngân hàng tăng lên Điều này có thể khiếnNHTW yêu cầu dự trữ cao hơn để ngân hàng có đủ khả năng đối phó với rủi ro từ cáckhoản vay không thu hồi được.

tỷ lệ dự trữ bắt buộc phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, là một cái khoản lãi suất màNHTW áp lên các khoản vay đối với các NHTM

1.2.3 Tiền cơ sở

a Định nghĩa:

Tiền cơ sở là thuật ngữ kinh tế chỉ loại tiền có mức độ thanh khoản cao nhất trong cácthành phần của cung tiền Tiền cơ sở bao gồm tiền mặt trong lưu thông do các cá nhân(hộ gia đình và doanh nghiệp không phải ngân hàng nắm giữ) và dự trữ bắt buộc củangân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương Đối với các loại tiền hàng hóa (nhưvàng hay Bitcoin), lượng tiền cơ sở ám chỉ toàn bộ lượng hàng hóa này và không baogồm chứng chỉ thay thế Mọi sự thay đổi của lượng tiền cơ sở đều là tác nhân quantrọng gây ra thay đổi trong tổng lượng cung tiền Chính vì vậy, tiền cơ sở còn được gọi

là tiền có mãnh lực

b Yếu tố tác động đến tiền cơ sở:

Mô hình đơn giản để mô tả sự thay đổi của tiền cơ sở xuất phát từ khái niệm về tiền cơ

sở với đẳng thức: H = C + R (trong đó C là lượng tiền mặt trong lưu thông và R là dự

Trang 12

trữ bắt buộc) Những nhân tố làm thay đổi lượng tiền mặt trong lưu thông hoặc/và thayđổi dự trữ bắt buộc của NHTM tại NHTW đều có thể làm thay đổi lượng tiền cơ sở.

Vì mức dự trữ bắt buộc bằng lượng tiền gửi trong các NHTM nhân với tỷ lệ dự trữ bắtbuộc, nên ta có tiếp đẳng thức: H =C+D ×r (trong đó D là lượng tiền gửi trong hệthống NHTM, còn r là tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTW kiểm soát)

Giả dụ các nhân tố còn lại không đổi, mỗi thay đổi của một trong ba nhân tố trên đềulàm lượng tiền cơ sở thay đổi cùng chiều Vì vậy, để tăng lượng tiền cơ sở, ngân hàngtrung ương có thể:

- Tăng lượng tiền mặt trong lưu thông, chẳng hạn bằng nghiệp vụ thị trường mởmua vào (ngân hàng trung ương mua công trái vào để bơm tiền mặt ra lưuthông), hay đơn giản là in thêm tiền giấy, đúc thêm tiền kim loại và đưa vào lưuthông.aa

s +r, khi đó MS =m M × MBm M gọi là số nhân tiền tệ

Khi s tăng, số nhân tiền tệ giảm => cung tiền danh nghĩa giảm

Nếu các NHTM dự trữ nhiều hơn trên mỗi khoản tiền gửi của khách hàng (r tăng) thì

sẽ cho vay ít hơn, khả năng tạo tiền gửi của các NHTM giảm (số nhân tiền giảm) vàmức cung tiền danh nghĩa giảm

Trang 13

1.2.4 Lãi suất chiết khấu

a Định nghĩa:

Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà Ngân hàng Trung ương – NHTW (Ngân hàng Nhànước) tính trên các khoản cho vay đối với các ngân hàng thương mại để đáp ứng nhucầu dòng tiền ngắn hạn hoặc bất thường của họ Việc điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu là mộttrong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền

b Ý nghĩa lãi suất chiết khấu:

Lãi suất chiết khấu có vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng, do ngân hàngtrung ương quyết định Nó không chỉ tác động đến ngân hàng thương mại mà còn tácđộng đến cả ngân hàng Trung ương Theo đó:

● Tác động đối với ngân hàng thương mại:

Lãi suất chiết khấu ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng.Ngân hàng thương mại sẽ luôn so sánh lãi suất chiết khấu với lãi suất thị trường đểquyết định giảm hay tăng tỷ lệ dự trữ Cụ thể:

+ Nếu lãi chiết khấu cao hơn thì ngân hàng thương mại sẽ không thể để tỷ lệ tiền

dự trữ quá thấp Đặc biệt, cần tránh tỷ lệ tiền dự trữ chạm mốc an toàn

+ Nếu lãi chiết khấu bằng hay thấp hơn lãi suất thị trường thì ngân hàng có thểthoải mái cho vay Ngân hàng thương mại chỉ cần dừng lại ở mức tỷ lệ an toàntối thiểu Nếu thiếu tiền mặt ngân hàng hoàn toàn có thể vay từ ngân hàng nhànước

● Tác động đối với ngân hàng Trung ương:

Ngân hàng Trung ương sẽ quy định lãi chiết khấu để điều tiết cung tiền Cụ thể:+ Nếu ngân hàng muốn tăng lượng cung tiền thì sẽ giảm lãi suất cho vay

+ Nếu ngân hàng muốn giảm lượng cung tiền thì sẽ tăng lãi chiết khấu Bởi khilãi chiết khấu tăng thì ngân hàng thương mại sẽ giảm cho vay

Đặc biệt, Ngân hàng Trung ương sử dụng hình thức cho vay chiết khấu không chỉ đểkiểm soát cung ứng tiền tệ, mà còn là giải pháp giúp đỡ các tổ chức tài chính khi họ rơivào tình thế khó khăn Theo đó, với một tiền cơ sở nhất định:

Trang 14

+ Nếu quy định lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, ngân hàng trungương có thể buộc các ngân hàng thương mại phải dự trữ tiền mặt bổ sung khiếncho số nhân tiền tệ giảm xuống (vì tỉ số của tiền gửi so với tiền mặt giảm) đểlàm giảm lượng cung tiền.

+ Còn khi lãi suất chiết khấu giảm xuống thì các ngân hàng thương mại có thểgiảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt và do vậy số nhân tiền tệ tăng lên dẫn đến tăng lượngcung tiền

c Yếu tố tác động tới lãi suất chiết khấu:

● Mức cung và cầu tiền tệ trên thị trường

Cung cầu luôn là yếu tố cơ bản quyết định giá cả của thị trường Nếu cung về tiền tệcao, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu có thể được quy định tăng

+ Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường, các Ngân hàngThương mại sẽ tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ giảm tới mức tối thiểu Bởisau đó họ có thể vay từ Ngân hàng Trung Ương

+ Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn thị trường, Ngân hàng Thương mại phải hạnchế cho vay Thậm chí phải dự trữ tiền mặt bởi lãi suất cao khách hàng sẽ cónhu cầu tiền mặt nhiều

+ Cung tiền được Nhà nước điều tiết Khi cung và cầu tiền ở trạng thái mất cânbằng, ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh lệ chiết khấu để ổn định lại Nếu cungtiền quá nhiều, Nhà nước sẽ tăng lãi suất chiết khấu nhằm giảm lượng tiền lưuthông trên thị trường, giảm lạm phát

● Rủi ro tín dụng

Các yếu tố thị trường như tình hình kinh tế, xã hội, sự ổn định về tình hình kinh tế –chính trị, tỷ giá hối đoái, tình hình cân đối ngân sách, tình hình tài chính quốc tế và cácchính sách tài chính của nhà nước, và các chính sách tài khóa của nhà nước cũng là cácyếu tố tác động lên lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu

Trang 15

1.3 Tổng chi tiêu dự kiến

Khái niệm: Tổng chi tiêu dự kiến (Aggregate Expenditure) là tổng khối lượng hàng

hóa và dịch vụ mà các tác nhân kinh tế dự kiến mua tại mỗi mức thu nhập cho trướcvới giả định các yếu tố khác không đổi trong một khoảng thời gian nhất định

Công thức: AE = C + I + G + NX

Trong đó:

+ AE: Tổng chi tiêu dự kiến

+ I: Chi tiêu dự kiến của doanh nghiệp để mua hàng hóa và dịch vụ đầu tư+ C: Dự kiến chi tiêu của hộ gia đình để mua hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng+ G: Dự kiến chi tiêu mua hàng hoá của Chính phủ

+ NX: xuất khẩu ròng về hàng hoá và dịch vụ

1.4 Ảnh hưởng của sự biến động mức cung tiền đến tổng chi tiêu dự kiến

Sự biến động của mức cung tiền là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trựctiếp đến tổng chi tiêu dự kiến trong nền kinh tế Khi lượng tiền lưu thông trong nềnkinh tế thay đổi, hành vi tiêu dùng và đầu tư của các cá nhân và doanh nghiệp cũng sẽthay đổi theo, từ đó tác động đến tổng chi tiêu dự kiến

Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ để tác động đến sản lượng, giá cả và việc làm củanền kinh tế do chính sách này tác động lên mức cung tiền Trong ngắn hạn, chính sáchnày chủ yếu tác động đến tổng chi tiêu dự kiến (AE) thông qua ảnh hưởng đến sự thayđổi lãi suất đối với tiêu dùng (C), đầu tư (I) và xuất khẩu ròng (NX)

Cơ chế:

- Chính sách tiền tệ thu hẹp: khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát cao,

ngân hàng trung ương giảm mức cung tiền, cung tiền giảm dẫn tới sự giảm cầutrong đầu tư (I) và khiến sản lượng (GDP thực) và mức giá chung (P) giảm, qua

Trang 16

đó kiềm kiềm chế tăng trưởng nóng và lạm phát cao, nhằm giảm tổng chi tiêu

dự kiến (AE) và hạ thấp lạm phát

- Chính sách tiền tệ mở rộng: Khi nền kinh tế suy thoái, sản lượng thấp và thất

nghiệp cao, Ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng, tăngmức cung tiền khiến lãi suất cân bằng giảm do nguồn vốn trở nên dồi dào hơn.Lãi suất thấp khuyến khích vay vốn và làm tăng cầu đầu tư (I) cùng sản lượng(GDP thực) với mức giá chung (P), qua đó gia tăng tổng chi tiêu dự kiến (AE)

và giảm tỷ lệ thất nghiệp

PHẦN II: SỰ THAY ĐỔI MỨC CUNG TIỀN CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI NÀY ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

2.1 Sự thay đổi mức cung tiền của Việt Nam trong giai đoạn 2019 - 2023

2.1.1 Chính sách tiền tệ của Việt Nam

Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong những năm gần đây đã phản ánh sự nhạy bén vàlinh hoạt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trước những biến động trong

và ngoài nước Đây là các mục tiêu, công cụ và thách thức của chính sách tiền tệ màViệt Nam đang thực hiện

● Mục tiêu của chính sách tiền tệ tại Việt Nam

- Kiểm soát lạm phát

Mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát để đảm bảo sự ổn địnhkinh tế vĩ mô Trong bối cảnh biến động giá cả toàn cầu, NHNN đã đặt ra mục tiêu lạmphát năm 2024 ở mức khoảng 4 - 4,5% Việc kiểm soát lạm phát không chỉ giúp bảo

vệ sức mua của người tiêu dùng mà còn tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và pháttriển kinh tế

- Ổn định tỷ giá

Tỷ giá hối đoái cũng là một vấn đề quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế NHNN đã thực hiện các biện pháp nhằm duy trì sự ổn định của tỷ giá giữađồng Việt Nam và các đồng tiền mạnh khác, như USD Điều này giúp giảm thiểu rủi

ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đồng thời bảo vệ nền kinh tế khỏi những cúsốc từ bên ngoài

- Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Ngày đăng: 10/01/2025, 10:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ biểu diễn mức cung tiền và tiền cơ sở - PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC CUNG TIỀN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG MỨC CUNG TIỀN ĐẾN TỔNG CẦU (TỔNG CHI TIÊU DỰ KIẾN). PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI MỨC CUNG TIỀN CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CHO BIẾT SỰ THAY ĐỔI NÀY TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN
Sơ đồ bi ểu diễn mức cung tiền và tiền cơ sở (Trang 6)
Đồ thị đường cung tiền - PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC CUNG TIỀN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG MỨC CUNG TIỀN ĐẾN TỔNG CẦU (TỔNG CHI TIÊU DỰ KIẾN). PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI MỨC CUNG TIỀN CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CHO BIẾT SỰ THAY ĐỔI NÀY TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN
th ị đường cung tiền (Trang 7)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w