Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phát triển quỹ đất Cụ thể như sau: 3.1.Chức năng - Trung tâm Phát triển quỹ đất sau đây gọi tắt là Trung tâm là đơ
Trang 1BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẾ LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CẤC CHUYÊN NGÀNH
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG – K7
Trang 2Quảng Bình, năm 2023
LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN
CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN
CHỨC CÁC CHUYÊN NGÀNH TN&MT - K 7
K
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc- -
, ngày tháng năm 2023
BÁO CÁO NHÓM Lớp Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức các chuyên
ngành tài nguyên và môi trường - K7
ST
T Họ và tên
Ngày, tháng, năm sinh
Đơn vị công tác Ký tên
1
2
XÁC NHẬN ĐƠN VỊ THỰC TẾ
(Ký, đóng dấu)
Trang 3MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
1 Lý do của việc đi thực tế 2
2 Khái quát mục tiêu, nội dung dự kiến nghiên cứu 2
3 Lựa chọn đơn vị nghiên cứu 2
GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU 3
1 Tên đơn vị nghiên cứu, đơn vị cấp trên trực tiếp 3
2 Địa chỉ đơn vị nghiên cứu 3
3 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị nghiên cứu 3
3.1 Chức năng 3
3.2 Nhiệm vụ 3
3.3 Quyền hạn 3
3.4 Cơ cấu tổ chức 3
3.5 Số lượng viên chức của đơn vị 3
3.6 Các công việc chính đơn vị đang triển khai 9
4 Thời gian nghiên cứu thực tế 10.
5 Danh sách các thành viên trong nhóm thực tế (xếp theo thứ tự ABC) hoặc tên cá nhân nghiên cứu thực tế
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do của việc đi thực tế
Sau khi kết thúc “Chương trình học bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức các chuyên ngành tài nguyên môi trường -K7”, thì việc đi nghiên cứu thực tế là hết sức quan trọng để củng cố những kiến thức trong bài giảng của giáo viên Bên cạnh đó việc đi nghiên cứu thực tế tại các đơn vị chuyên môn sẽ giúp trau dồi các kỹ năng làm việc của viên chức, kỹ năng làm việc nhóm
và những kiến thức thực tế khác
2 Khái quát mục tiêu, nội dung dự kiến nghiên cứu
Mục tiêu:
Củng cố những kiến thức đã được học trong các bài giảng của giảng viên; trau dồi các kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của viên chức và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
Nội dung dự kiến nghiên cứu:
Tìm hiểu về kiến thức về việc tổ chức thực hiện kỹ năng hoạt động nghề nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm trong mà đơn vị đang thực hiện
3 Lựa chọn đơn vị nghiên cứu
Nhóm 4 lựa chọn đơn vị Trung tâm phát triển Quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên
và Môi trường để nghiên cứu thực tế và làm bài thu hoạch kết thúc khóa học bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức các chuyên ngành tài nguyên môi trường -K7
Trang 5GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU
1 Tên đơn vị nghiên cứu, đơn vị cấp trên trực tiếp
- Đơn vị nghiên cứu: Trung tâm Phát triển quỹ đất
- Đơn vị cấp trên trực tiếp: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình
2 Địa chỉ đơn vị nghiên cứu
- Địa chỉ đơn vị : Tầng 5 - Số 105 Hữu Nghị - Đồng Hới - Quảng Bình
3 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị nghiên cứu
Trung tâm phát triển quỹ đất thành lập theo Quyết định số 1070/2008/QĐ-UBND ngày 21/5/2008 của 1070/2008/QĐ-UBND tỉnh Quảng Bình về việc thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phát triển quỹ đất Cụ thể như sau:
3.1.Chức năng
- Trung tâm Phát triển quỹ đất (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình, có chức năng giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tạo lập, phát triển, quản lý khai thác quỹ đất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất; tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý quỹ đất sau khi thu hồi; định giá đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; thực hiện dịch vụ đo đạc, trích đo bản đồ địa chính; xác định giá đất cụ thể và cung cấp thông tin, dữ liệu về giá đất trên địa bàn tỉnh theo quy định
- Trung tâm chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình
3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm, dài hạn của Trung tâm và tổ chức thực hiện sau khi phê duyệt
- Tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các dự án công trình để tạo lập và phát triển quỹ đất; xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất đã được giao quản lý để phục vụ
Trang 6đấu giá quyền sử dụng đất; xây dựng và phát triển các khu, điểm, nhà tái định
cư để phục vụ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phục vụ kinh tế - xã hội và các nhu cầu khác của địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện, quản lý dự án đầu tư xây dựng, giám sát xây dựng công trình
- Thực hiện thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ tái định cư; giải phóng mặt bằng diện tích đất Nhà nước đã có quyết định thu hồi theo quy định tại các Điều 61,
62, 64, 65 của Luật Đất đai 2013 tại địa phương
- Tổ chức thực hiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật và dự án, phương án đã được
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc quyết định
- Quản lý quỹ đất đã tạo lập và phát triển, quỹ đất nhà nước thu hồi đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng, quỹ đất đã nhận chuyển nhượng
- Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật
- Tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được giao quản lý và các phương án, đề án, dự án đầu tư tạo lập và phát triển quỹ đất trình cơ quan có thẩm quyền quyết định
- Thực hiện điều tra, tổng hợp, xây dựng tham mưu giúp Giám đốc Sở điều chỉnh bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định; lập bản đồ giá đất
- Thực hiện dịch vụ công về cung cấp thông tin khu vực, thửa đất, quỹ đất đấu giá và phục vụ dự án đầu tư cho các tổ chức, cá nhân; xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; tính giá trị quyền sử dụng đất khi có cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định
- Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000, 1/10.000, bản đồ địa giới hành chính, bản đồ hành chính các cấp; đo đạc, chỉnh lý, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thành lập bản đồ địa chính phục vụ công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, khảo sát, thiết kế, thi công các công trình
- Nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các đề tài, dự án khoa học chuyên ngành về giá đất để phục vụ và nâng cao hiệu quả công tác
Trang 7- Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch, phương án,
dự án, đề án và các hoạt động dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn được giao
- Tư vấn, cung cấp dịch vụ thuộc các lĩnh vực phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ được giao cho tổ chức, cá nhân; thuê tư vấn, thực hiện các công việc thuộc chức năng nhiệm vụ được giao
- Liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức kinh tế, cá nhân để thực hiện nhiệm vụ, dịch vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác được giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định
- Quản lý viên chức, người lao động và tài chính, tài sản thuộc Trung tâm theo quy định của pháp luật
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao theo quy định
3.4 Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Trung tâm :
Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh có Giám đốc và 02 Phó Giám đốc; có 04 phòng chuyên
Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm
Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp Giám đốc Trung tâm chỉ đạo một số lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật
về lĩnh vực công tác được phân công
b) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ
- Phòng Hành chính - Tổng hợp;
- Phòng Giải phóng mặt bằng;
- Phòng Định giá đất;
- Phòng Phát triển và Quản lý quỹ đất
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Trung tâm có Trưởng phòng và 1 Phó trưởng phòng
Trang 8UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ quy định của pháp luật, tình hình thực tế của địa phương để quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phát triển quỹ đất; đồng thời, chỉ đạo Giám đốc văn phòng Đăng ký đất đai quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Trung tâm Phát triển quỹ đất; bố trí, sắp xếp cán bộ, viên chức và người lao động theo bộ máy mới theo vị trí việc làm, đảm bảo chức danh nghề nghiệp, tiêu chuẩn ngạch và phẩm chất, trình độ năng lực nhằm nâng cao chất lượng
3.5 Số lượng viên chức của đơn vị
- Nhân viên chuyên môn nghiệp vụ: gồm 46 viên chức
3.6 Các công việc chính đơn vị đang triển khai
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành Tài nguyên và Môi trường nói chung và theo chức năng nhiệm vụ được giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tập trung thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:
1 Công tác quản lý quỹ đất sau khi thu hồi và tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất.
- Đôn đốc các nhà thầu hoàn thành các khối lượng công việc đang dang dỡ theo đúng tiến độ Thi công các công trình vừa đảm bảo chất lượng, tiến độ đề
ra vừa đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ vệ sinh môi trường
- Trung tâm thực hiện các dự án để đưa ra đấu giá như: Dự án tạo quỹ đất Khu dân cư phía Tây Bắc đường Phan Bá Vành, phường Bắc Nghĩa, thành phố Đồng Hới; Dự án tạo quỹ đất Khu đô thị Sa Động tại xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới; 13 thửa đất ở thuộc Dự án tạo quỹ đất Khu dân cư Đức Sơn, phía Tây Bắc đường Lê Lợi, xã Đức Ninh, thành phố Đồng Hới…
2 Công tác Định giá đất, giải phóng mặt bằng và trích đo địa chính.
- Thực hiện các dịch vụ trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; đấu giá quyền sử dụng đất; dịch vụ tư vấn xác định giá đất, trừ các trường hợp Nhà nước định giá đất; cung cấp thông tin về địa điểm đầu tư, giá đất
và quỹ đất cho các tổ chức, cá nhân theo yêu cầu
Công tác Giải phóng mặt bằng : Trung tâm đã hoàn thành 04 công trình với tổng giá trị phê duyệt là 23,8 tỷ đồng Tiếp tục thực hiện 29 công trình có 817 hộ
và 16 tổ chức bị ảnh hưởng Đồng thời giải quyết vướng mắc đối với các công trình đang triển khai : Đường nối tỉnh lộ 22m; trung tâm thể dục thể thao Tỉnh; Đường Lương Ninh – Phú Hải; Nhà máy Nhiệt điện 2; Hệ thống cung cấp nước
Trang 9ngọt cho nhà máy Nhiệt điện I thuộc trung tâm điện lực Quảng Trạch ; Đường Cầu
và cầu vượt đường sắt thành phố Đồng Hới…
Công tác trích đo địa chính: Trung tâm đã hoàn thành trích đo 18 công trình
và hiện đang thực hiện 22 công trình có hơn 375 hộ gia đình và hơn 26 tổ chức bị ảnh hưởng với tổng diện tích hơn 90ha
Tiếp tục thực hiện và giải quyết vướng mắc đối với các công trình đang triển khai : Dự án Trung tâm văn hoá thể thao thành phố Đồng Hới ; Tuyến đường và cầu vượt đường sắt TT thành phố Đồng Hới ; Dự án: Khu đất ở Đông Hưng, xã Quảng Đông, Khu kinh tế Hòn La…
- Đẩy mạnh công tác Định giá đất cụ thể, trích đo, Giải phóng mặt bằng để hoàn thành công việc theo tiến độ Hợp đồng đã ký kết
3 Công tác Tổng hợp – Hành chính:
- Thực hiện tốt công tác về tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN theo đúng quy định
- Chú trọng công tác đào tạo, thường xuyên quan tâm đến bồi dưỡng kiến thức chuyên môn tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức học thêm các văn bằng chứng chỉ tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nguồn nhân lực trong tình hình mới
- Tham mưu cho giám đốc về các giải pháp cơ bản tổ chức tài chính nhằm đảm bảo ổn định phát triển đơn vị
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Là học viên của lớp học bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức Tài nguyên và Môi trường hạng III, qua 02 ngày đi thực tế tại đơn vị chủ yều tìm hiểu về kiến thức về việc tổ chức thực hiện kỹ năng hoạt động nghề nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm trong mà đơn vị đang thực hiện
I MÃ SỐ CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC
1 Mã số và phân hạng
- Địa chính viên hạng II Mã số: V.06.01.01
- Địa chính viên hạng III Mã số: V.06.01.02
- Địa chính viên hạng IV Mã số: V.06.01.03
2 Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn 2.1 Địa chính viên hạng IV - Mã số: V.06.01.03
2.1.1 Nhiệm vụ:
Trang 10a) Tham gia xây dựng và thực hiện các phương án kinh tế - kỹ thuật về đo đạc địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cấp xã; tham gia thực hiện các phương án kinh tế-kỹ thuật về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã; tham gia thực hiện điều tra, đánh giá đất đai; tham gia xây dựng hệ thống
cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện, cấp xã;
c) Thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật đối với từng thửa đất cụ thể về các nội dung:
đo đạc lập và chỉnh lý bản đồ địa chính; trích đo địa chính thửa đất; đăng ký đất đai, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bảo quản khai thác tài liệu, hồ sơ;
d) Thực hiện nhiệm vụ quản lý kỹ thuật trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phát hiện, đề nghị điều chỉnh trong phạm vi quyền hạn được giao đối với các hoạt động kỹ thuật trái với quy định hiện hành trong công tác được giao;
e) Đề xuất các giải pháp kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong phạm vi nhiệm vụ được giao
2.1.2 Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành đất đai, địa chính, trắc địa hoặc chuyên ngành khác có liên quan; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành
do cơ quan quản lý viên chức chuyên ngành địa chính quy định;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT
2.1.3 Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được nội dung cơ bản của pháp luật đất đai; nắm được các quy định của pháp luật, của ngành về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo đạc địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, đánh giá phân hạng đất;
b) Có khả năng vận dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định khác trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo đạc địa chính, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, đánh giá phân hạng đất; nắm chắc nội dung và nghiệp
vụ quản lý kỹ thuật, phương pháp tổ chức thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ được giao;
Trang 11c) Nắm được tình hình kinh tế - xã hội có liên quan.
2.2 Địa chính viên hạng III - Mã số: V.06.01.02
2.2.1 Nhiệm vụ
a) Chủ trì lập hoặc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; tham gia lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp quốc gia;
b) Chủ trì xây dựng và thực hiện phương án kinh tế - kỹ thuật về đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; định giá đất; xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, xã;
c) Tham gia xây dựng, thực hiện các chương trình, dự án chiến lược về phát triển, nghiên cứu, điều tra cơ bản về quản lý, sử dụng đất đai (đánh giá chất lượng, tiềm năng đất đai, thoái hóa, ô nhiễm đất, phân hạng đất);
d) Tham gia biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về đất đai;
e) Tham gia biên soạn tài liệu và đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức chuyên ngành địa chính từ hạng tương đương trở xuống;
g) Thực hiện nhiệm vụ quản lý và đề nghị điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong phạm vi quyền hạn được giao
2.2.2 Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành đất đai, địa chính, trắc địa hoặc chuyên ngành khác có liên quan; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành
do cơ quan quản lý viên chức chuyên ngành địa chính quy định;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức địa chính viên hạng III
2.2.3 Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Am hiểu pháp luật đất đai;
b) Có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành liên quan đến đất đai; c) Nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và các quy định khác về đất đai;
d) Có khả năng triển khai thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
đo đạc địa chính, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm
kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;