Sự nhận thức cảm tính là sự phản ánh các mối liên hệ vận động cảy ra trong tự nhiên vào não con người trở thành những sự vật hiện tượng có tính ổn định và sác định tương đối, cùng với nh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-
MÔN HỌC: NHẬP MÔN LOGIC HỌC
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
GVHD: : PGS.TS Đoàn Đức Hiếu
SVTH:
Mã lớp học: INLO220405
CÁC QUY LUẬT CỦA LOGIC HỌC HÌNH THỨC VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA LOGIC HỌC HÌNH THỨC TRONG KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 3 năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU……… ………. 1
1 Lí do chọn đề tài……… 1
2 Mục đích nghiên cứu……… 2
3 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của tiểu luận……… 2
4 Phương pháp nghiên cứu……… 3
5 Kết cấu của tiểu luận……… 3
PHẦN 2: NỘI DUNG……… 4
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGIC HÌNH THỨC 4
1.1 Logic hình thức là gì ? ……… 4
1.1.1 Định nghĩa logic hình thức……… 4
1.1.2 Đối tượng của logic hình thức……… 4
1.2 Các quy luật của logic hình thức……… 5
1.2.1 Quy luật đồng nhất……… 5
1.2.1.1 Phát biểu……… 5
1.2.1.2 Nội dung của quy luật đồng nhất……… 5
1.2.2 Quy luật cấm mâu thuẫn……… 6
1.2.2.1 Phát biểu……… 6
1.2.2.2 Nội dung của quy luật cấm mâu thuẫn……… 6
1.2.3 Quy luật bài trùng……… 7
1.2.3.1 Phát biểu……… 7
1.2.3.2 Nội dung của quy luật bài trùng……… 7
1.2.4 Quy luật lí do đầy đủ……… 8
1.2.4.1 Phát biểu……… 8
1.2.4.2 Nội dung của quy luật lí do đầy đủ……… 8
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CÁC QUY LUẬT CỦA LOGIC HÌNH THỨC TRONG KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG……… 10
2.1 Vai trò các quy luật của logic hình thức trong khoa học và đời sống 10
2.2 Ý nghĩa các quy luật của logic hình thức trong khoa học và đời sống……… 11
PHẦN 3: KẾT LUẬN……… 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 13
Trang 4Phần 1: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Logic học hình thức (cổ điển) do nhà Triết học Hy Lạp cổ đại Anitotle sáng lập ra Nó là môn học chuyên nghiên cứu các hình thức và quy luật tư duy Sự nhận thức cảm tính là sự phản ánh các mối liên hệ vận động cảy ra trong tự nhiên vào não con người trở thành những sự vật hiện tượng có tính ổn định và sác định tương đối, cùng với những mối liên hệ, quan hệ của chúng Sự nhận thức lý tính là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận Trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, sự nhận thức của con người nâng cao dần từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính - tức là tư duy
Ta có thể xét ví dụ:
- Mọi người đều sẽ phải chết, tôi là người, vì vậy tôi cũng sẽ phải chết
- Vợ của tôi là phụ nữ, em là phụ nữ, vậy em cũng là vợ của tôi
Rõ ràng suy luận thứ nhất đúng, còn suy luận thứ hai thì sai Nhưng căn cứ vào cơ sở nào mà ta xác định được như vậy? Tất nhiên là có thể căn cứ trực tiếp vào thực tiễn Tuy nhiên thực hiện việc đó gặp phải rất nhiều khó khăn, vì ở đây sau khi kiểm tra thấy kết luận đúng ta cũng không thể nói rằng chắc chắn suy luận đúng Một phương pháp khác thuận tiện và hiệu quả hơn nhiều là sử dụng các quy luật của tư duy, tức là các quy luật mà môn Lôgic nghiên cứu, để làm cơ sở cho việc xét đoàn Suy luận nào tuân theo các quy luật đó thì hợp lý, đúng; suy luận nào không tuân theo những quy luật đó thì vô lý, sai Vì vậy, việc hiểu và áp dụng các quy tắc của logic học hình thức là rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong các lĩnh vực khoa học
Logic học hình thức là một lĩnh vực cơ bản của triết học và toán học, có vai trò rất quan trọng trong việc suy nghĩ chặt chẽ và đánh giá các lập luận Các quy tắc của logic học hình thức giúp chúng ta phân tích các lập luận và đưa ra những kết
1
Trang 5luận hợp lý Trong khoa học, logic học hình thức đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các lý thuyết và kiểm chứng chúng Nó cũng giúp cho các nhà khoa học phân tích các dữ liệu và chứng minh các giả thuyết Ngoài ra, logic học hình thức cũng là một công cụ giáo dục quan trọng, giúp cho người học phát triển kỹ năng suy luận và đánh giá các lập luận Trong đời sống hàng ngày, logic học hình thức cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn và tránh những quyết định sai làm Việc nắm vững các quy tắc của logic học hình thức giúp cho chúng ta suy nghĩ và hành động chặt chẽ hơn, đảm bảo tính hiệu quả và tin cậy của các quyết định
Trong tiểu luận này, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào các quy luật của logic học hình thức và tìm hiểu rõ hơn về vai trò và ý nghĩa của nó trong khoa học và đời sống
2 Mục đích nghiên cứu:
Logic hình thức nghiên cứu các quy luật hình thức của tư duy trừu tượng Nếu như quá trình nhận thức (khoa học) là "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi lại từ tư duy trừu tượng trở về với thực tiễn" thì logic hình thức cho ta các quy luật để suy luận trong giai đoạn tư duy trừu tượng của toàn bộ quá trình nhận thức đó
Logic hình thức cho ta các quy luật để hình thành các khái niệm, các phán đoán và đặc biệt các phương pháp suy lý để tiến hành các lập luận trên các phán đoán đó Một đặc điểm cơ bản của logic hình thức là xem mỗi phán đoán có một giá trị chân lý xác định, tức là mỗi phán đoán hoặc đúng, hoặc sai Và các quy luật suy lý cho ta cách lập luận để từ các giá trị chân lý của một số phán đoán cho trước suy ra giá trị chân lý của một phán đoán đang xét
3 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của tiểu luận:
Ý nghĩa lý luận: Tiểu luận góp phần giúp người đọc hiểu rõ và nắm được
các quy luật của logic học hình thức vai trò và ý nghĩa của logic học hình thức
2
Trang 6trong khoa học và đời sống, giúp cho tư duy con người phản ánh đúng dắn thế giới khách quan, tránh được những sai lầm không cần thiết, giúp chúng ta hoạt động nhận thức có hiệu qua hơn và con đường đạt tới chân lý khách quan sẽ thuận lợi hơn
Ý nghĩa thực tiễn: Tiểu luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ
cho việc nghiên cứu, học tập môn logic học
4 Phương pháp nghiên cứu:
Để tìm hiểu cặn kẽ và chính xác vấn đề này chúng em đã áp dụng các phương pháp: tra cứu, tìm hiểu thông tin trên nhiều phương tiện khác nhau như các trang mạng, báo chí, sách vở Từ đó cố gắng phân tích lặp và lập luận, đưa ra những luận điểm khách quan, luận cứ xác thực dễ mang đến một bài tiểu luận rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu
5 Kết cấu tiểu luận:
Bài tiểu luận gồm có ba phần:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
- Chương 1: Cơ sở lí luận về logic hình thức
- Chương 2: Vai trò và ý nghĩa các quy luật của logic hình thức trong khoa học và đời sống
Phần 3: Kết luận
3
Trang 7Phần 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LOGIC HÌNH THỨC
1.1 Logic hình thức là gì ?
1.1.1 Định nghĩa logic hình thức
Logic hình thức chính là môn khoa học nghiên cứu về hình thức và quy luật
tư duy (phản ánh trạng thái tương đối ổn định của sự vật, hiện tượng); đồng thời nghiên cứu các thao tác, quy tắc logic từ đó có thể khẳng định tính đúng đắn của tư duy là điều kiện cần thiết để có thể đạt đến chân lý trong quá trình phản ánh hiện thực
Logic hình thức nghiên cứu tư duy ở trạng thái tĩnh, đó là tư duy phản ánh sự vật tồn tại trong những phẩm chất xác định mà không tính tới sự vận động và biến động của nó Đơn cử như việc, pháp luật là hiện tượng xã hội, từ khi ra đời đến nay
đã có bốn kiểu và ba hình thức tồn tại nhưng đều có chung dấu hiệu để nhận biết và phân biệt logic hình thức với hiện tượng xã hội khác: các hệ thống quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong
xã hội, đây chính là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội
1.1.2 Đối tượng của logic hình thức
Thứ nhất, hình thức tư duy:
- Tư duy bao giờ cũng có nội dung xác định, các nội dung của tư duy do hiện thực khách quan quy định, đó là những thuộc tính, mối liên hệ của các đối tượng cụ thể của hiện thực khách quan được phản ánh vào đầu óc của con người C.Mác đã khẳng định “tư duy có nội dung là cái vật chất được di chuyển vào trong đầu óc của con người và được cải biến ở trong đó”, còn theo V.I.Lênin thì nội dung của tư duy chính là “hình thức chủ quan của thế giới khách quan”
- Hình ảnh cái vật chất ở trong đầu óc con người chính là nội dung tư duy cũng luôn vận động và biến đổi theo sự vận động và biến đổi của cái vật chất Nội dung tư duy sẽ được thể hiện bằng một kết cấu bên trong tương đối ổn định và đó
4
Trang 8chính là hình thức tư duy, đối tượng nghiên cứu của logic học hình thức.
Thứ hai, về quy luật tư duy:
- Quy luật tự nhiên chính là mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến của các hiện tượng và các quá trình tự nhiên
- Quy luật xã hội là mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến của các hiện tượng và các quá trình xã hội Các quy luật này không thuộc đối tượng nghiên cứu của logic học, logic học chỉ nghiên cứu quy luật tư duy
- Quy luật tư duy chính là những mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến giữa các tư tưởng tạo thành kết cấu bên trong của quá trình tư duy, kết cấu này đã hình thành trong lịch sử, thích ứng với những mối liên hệ của các sự vật của hiện tượng của thế giới khách quan
Thứ ba, thao tác và quy tắc logic:
- Thao tác logic được hiểu là những phương thức tiến hành để có thể tạo lập,
xây dựng hoặc làm thay đổi kết cấu logic của các hình thức tư duy nhằm chỉ ra cách xác định đối tượng phản ánh hoặc thay đổi cách tiếp cận khác nhau về vấn đề
có thể nghiên cứu, đơn cử như các thao tác định nghĩa nghĩa các khái niệm, phân tích khái niệm, biến đổi phán đoán
- Các quy tắc logic là sự khái quát ngắn gọn các thao tác cần thiết, nêu lên những điều cần phải làm theo những điều kiện nhất định, nhằm đảm bảo tính đúng đắn, chuẩn xác của các thao tác logic, đơn cử như quy tắc định nghĩa, quy tắc phân chia khái niệm hoặc quy tắc của luận ba đoạn
1.2 Các quy luật của logic hình thức
1.2.1 Quy luật đồng nhất:
1.2.1.1 Phát biểu:
Mỗi tư tưởng (khái niệm, phán đoán) về đối tượng phải rõ ràng và giữ nguyên nghĩa trong suốt quá trình tư duy và rút ra kết luận
1.2.1.2 Nội dung của quy luật đồng nhất:
5
Trang 9Quy luật đồng nhất có thể được biểu diễn bằng công thức A là A, hay Công thức này nói lên rằng trong quá trình tư duy khi chúng ta sử dụng khái niệm A thì khái niệm này luôn giữ nguyên nghĩa Trong lôgic ký hiệu, quy luật đồng nhất có thể được biểu diễn bàng công thức A→A
Quy luật đồng nhất phản ánh tính nhất quán Tính xác định của tư tưởng Một mặt, nêu tư tưởng không được xác định thì không thể có tư tưởng Mặt khác, trong quá trình tư duy, chúng ta có thể mắc sai lầm khi vô tình thay đổi khái niệm hay cố ý đánh tráo khái niệm Khi đó, quy trình tư duy của chúng ta đã vi phạm quy luật đồng nhất và tư duy của chúng ta là không đúng đắn, thường dẫn tới các mâu thuẫn lôgic
1.2.2 Quy luật cấm mâu thuẫn
1.2.2.1 Phát biểu:
Hai phán đoán, nhận định mâu thuẫn nhau, trái ngược nhau không thể nào cùng đúng Trong hai phán đoán, nhận định như vậy có ít nhất là một phán đoán,
nhận định sai.
1.2.2.2 Nội dung của quy luật cấm mâu thuẫn :
Quá trình tư duy không được chứa mâu thuẫn trực tiếp Cụ thể là không được.
cùng một lúc vừa khẳng định vừa phủ định một điều gì đó Ví dụ, không thể vừa khẳng định rằng Liên minh châu u sẽ có được bản hiến pháp của mình, lại vừa khẳng định rằng Liên minh châu u sẽ không thể thông qua được một bản hiến pháp như thế
Quá trình tư duy không được chứa mâu thuẫn gián tiếp Cụ thể là không.
được khẳng định (hay phủ định) một vấn đề nào đó rồi lại phủ định (hay khẳng định) các hệ quả của nó Ví dụ, nếu khẳng định rằng lý thuyết tương đối hẹp của Einstein là đúng thì không thể phủ nhận công thức E = mc2 thể hiện mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng của ông
6
Trang 101.2.3 Quy luật bài trung
1.2.3.1 Phát biểu:
Với cùng một đối tượng, xem xét trong cùng một mối quan hệ tại cùng một thời điểm thì trong hai tư tương mâu thuẫn nhau dứt khoát phải có một đúng, một sai, không có kha năng thứ ba
1.3.3.2 Nội dung của quy luật bài trung:
Nếu như quy luật phi mâu thuẫn đúng cho các cặp phán đoán mâu thuẫn và các cặp phán đoán đối chọi, thì quy luật bùi trung chỉ đúng cho các cặp phán đoán mâu thuẫn Bởi vì các phán đoán nằm trong quan hệ mâu thuẫn không vô cùng giá trị giả dối hay giá trị chân thực, nhất định có một phán đoán mang giá trị chân thực
và một phán đoán mang giá trị giả dối Chúng ta dễ thấy rằng, tất cả những cặp phán đoán tuân theo quy luật bài trung đều tuân theo quy luật phi mâu thuẫn, đó là các phán đoán:
"S là P" và "S không là P" (các phán đoán đơn nhất)
"Tất cả S là P" và "Một số s không là P" (các phán đoán nằm trong quan hệ mâu thuẫn loại trừ nhau)
"Tất cả S không là P" và "Một số S là P" (các phán đoán năm trong quan hệ mâu thuẫn loại trừ nhau)
Nhưng có những cặp phán đoán tuân theo quy luật phi mâu thuần lại không tuân theo quy luật bài trung, đó là cặp phản đoán nam trong quan hệ đối chọi trên, dấu hiệu này giúp chúng ta phân biệt rõ sự khác nhau của hai quy luật Cặp phán đoán nằm trong quan hệ đối chọi trên [A-E] tuân theo quy luật phi mâu thuẫn, nhưng không tuân theo quy luật bài trung vì không nhất thiết phải có một phán đoán trong cặp có giá trị chân thực, mà có thể cả hai cùng giá trị giả dối
Quy luật bài trung khẳng định tính chân thực của tư tưởng khi phản ánh về đối tượng ở cùng một phẩm chất và thời điểm chỉ nằm ở một trong hai phán đoán
7
Trang 11mâu thuẫn, chứ không nằm trong phán đoán nào khác Hai phán đoán mâu thuẫn đó tất yếu có một phán đoán mang giá trị chân thực và một phán đoán mang giá trị giả dối Nhưng quy luật bài trung không chỉ rõ phán đoán nào trong cặp phán đoán đó mang giá trị chân thực hoặc giả dối Để xác định chính xác giá trị của từng phán đoán trong cặp phải thống qua nội dung tư duy cụ thể hoặc là hoạt động thực tiễn Quy luật bài trung giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thực tiễn nói chung
và trong khoa học nói riêng Nó giúp chúng ta lựa chọn một trong hai tư tưởng mâu thuẫn nhau Trong khoa học quy luật bài trung thường được sử dụng trong phưong pháp chứng minh bằng phản chứng Ở cách chứng minh này, thay vì phái chứng minh tính đúng đắn của luận đề, người ta chứng minh mệnh đề mâu thuẫn với luận
đề là sai, từ đó khẳng định tính đúng dắn của luận đề Phương pháp chứng minh này thường được sử dụng trong toán học
1.2.4 Quy luật lí do đầy đủ:
1.2.4.1 Phát biểu:
Mỗi một tư tường chỉ được xem là chân thực khi có lý do đầy đủ
1.2.4.2 Nội dung của quy luật đầy đủ:
Quy luật này đòi hỏi việc thừa nhận tư tương nào đó là đúng đắn phải có đầy
đủ căn cứ về mặt logic, quy luật này đòi hỏi để coi tư tưởng nào đó là chân thực, tư duy phải tuân theo hai điều kiện:
- Thứ nhất, những tư tương làm tiền dề cho việc rút ra tư tưởng đó phải là những tư tương chân thực Nếu như tính chân thực cứa tiền đề chưa được chứng minh hay kiểm nghiệm thông qua thực tiễn thì không thể dùng tư tưởng đó làm tiên
đề được Bởi vì, nếu chúng ta dựa vào nhũng tư tưởng sai lầm de suy luận, rút ra tư tưởng khác thì tính đúng đắn của tư tưởng này nếu có cũng chỉ là ngẫu nhiên, không mang tính tất yếu lôgic Nói cách khác, yêu cầu này của quy luật lý do đầy
đủ đòi hỏi tính có căn cứ, tính được chứng minh của tiền đề
8
Trang 12- Thứ hai, trong quá trình tư duy, rút ra tư tưởng này từ những tư tưởng đúng đắn khác phải tuân theo các quy luật, quy tắc của logic học trong suy luận và chứng minh Đây là hai điều kiện cần và đủ giúp cho tư duy nhận thức đúng đắn thế giới khách quan Tính có căn cứ và tính có thể chứng minh được là điều kiện quan trọng của tư duy đúng đắn
Quy luật lý do đầy đủ phản ánh những mối quan hệ bản chất giữa các tư tưởng trong tư duy Bởi vì trong tư duy, giữa các tư tương và giữa các yêu tố cấu thành tư tưởng không tồn tại độc lập riêng rẽ, trái lại, giữa các tư tưởng luôn tồn tại những mối quan hệ với nhau Nhờ những mối liên hệ ấy tư duy của chúng ta mới
có thể rút tư tưởng này từ những tư tưởng khác và không ngừng đi sâu vào khám phá thế giới khách quan
Ngày nay, khi nhận thức khoa học đã phát triển đến một trình độ trừu tượng hóa rất cao thì quy luật lý do đầy đủ càng có ý nghĩa quan trọng Mỗi một ngành khoa học đều dùng những hệ thống khái niệm của mình để đi sâu vào nhận thức thế giới, nhận thức những hiện tượng mới quá trình mới, do vậy yêu cầu về tính có căn
cứ tính có thể chứng minh đối với mỗi kết luận khoa học là rất cần thiết
Vì vậy, việc tuân thủ quy luật lý do đầy đủ cũng như các quy luật khác của logic hình thức là điều kiện tất yếu giúp cho tư duy con người phản ánh đúng dắn thế giới khách quan, tránh được những sai lầm không cần thiết Nếu tư duy vi phạm quy luật này tất yêu sẽ dẫn đến vi phạm những quy luật khác, bởi vì giữa các quy luật của tư duy có mối liên hệ nội tại với nhau Nếu vi phạm quy luật lý do đầy đủ,
tư duy sẽ không xác định và như vậy sẽ vi phạm quy luật đồng nhất Còn trường hợp tư duy vi phạm quy luật đồng nhất tất yếu sẽ vi phạm quy luật phi mâu thuẫn
và quy luật bài trung
9