Với thực trạng như thế nên nhóm chúng tôi mạnh dạn chọn chủ đề “Phân tích thực trạng tội phạm vị thành niên ở Việt Nam hiện nay, đề xuất giải pháp hạn chế tình trạng tội phạm vị thành ni
Trang 1TIỂU LUẬN GIỮA KỲ I
***
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH
TRẠNG TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN.
MÃ MÔN HỌC: GELA220405
GVHD: GV: Ngô Thiên Vân
SVTH: Nhóm 2
TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2024
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025
Nhóm:2
STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH
VIÊN
TỈ LỆ % HOÀN THÀNH
Ghi chú:
- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia
- Trưởng nhóm: Huỳnh Đức Tài SĐT: 0933658183
Trang 3Nhận xét của giáo viên
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Điểm: ………
Ngày 13 tháng 12 năm 2024
Trang 4MỤC LỤC
A.ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B NỘI DUNG Error! Bookmark not defined 1.Khái niệm về tội vị thành niên Error! Bookmark not defined 1.1 Khái quát vè tội phạm vị thành niên 2
1.2 Cách xác định hành vi phạm tội 2
2.Thực trạng tội phạm ở Việt Nam hiện nay 3
2.1 Tổng quan tình hình tội phạm hiện nay 3
2.2 Thực trạng một số loại tội phạm phổ biến hiện nay 4
2.3 Thực trạng tội phạm theo độ tuổi 5
2.4 Thực trạng tội phạm theo địa bàn 8
3.Giải pháp hạn chế tội phạm vị thành niên 8
3.1 Thay đổi giáo dục và nhận thức 8
3.2 Tổ chức các hoạt động 10
3.3 Xây dựng phòng tư vấn tâm lý và xã hội 10
3.4 Tăng cường pháp luật và kiểm soát 11
Trang 53.5 Công tác phối hợp liên ngành 11
C KẾT LUẬN 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO Error!
Bookmark not defined
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển của công nghệ thông tin, tình hình tội phạm vị thành niên là một vấn đề phức tạp và ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam Theo thống kê sơ bộ, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 13 nghìn thanh thiếu niên vi phạm pháp luật Tỷ lệ gây án ở tuổi vị thành niên là 5,2% đối với người dưới 14 tuổi, 24,5% đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và 70,3% đối với người từ
16 đến dưới 18 tuổi Từ những số liệu trên cho thấy số vụ vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên tăng lên một cách đáng kể trong những năm gần đây, từ số vụ cho tới số lượng tham gia Đáng lo ngại hơn là độ tuổi vi phạm pháp luật có xu hướng ngày càng trẻ hóa, có nhiều đối tượng vẫn còn rất trẻ, thậm chí là ở độ tuổi dưới 14 Phạm vi các loại tội phạm cũng ngày càng đa dạng, không chỉ có các hành vi đơn giản như đánh nhau, gây rối nơi công cộng mà còn có các tội phạm nghiêm trọng như cướp giật, ma túy và có cả giết người
Với thực trạng như thế nên nhóm chúng tôi mạnh dạn chọn chủ đề “Phân tích thực trạng tội phạm vị thành niên ở Việt Nam hiện nay, đề xuất giải pháp hạn chế tình trạng tội phạm vị thành niên” để trình bày, nghiên cứu cũng như giải quyết những vấn đề sau: Tội phạm vị thành niên là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu? Hậu quả
và tác động của tội phạm vị thành niên như thế nào? Thực trạng về tội phạm vị thành niên hiện nay cụ thể ra sao? Cần những giải pháp gì để khắc phục tình trạng ấy? Từ việc nghiên cứu thực trạng tội phạm vị thành niên ở Việt Nam hiện nay sẽ giúp chúng ta hiểu
Trang 6rõ hơn về vấn đề này và từ đó đưa ra các giải pháp hiệu quả để chúng ta có thể xây dựng một chiến lược lâu dài phòng ngừa và giảm thiểu tội phạm vị thành niên trong tương lai
Và cuối cùng, nhóm chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm thông tin và tham khảo nhiều nguồn tài liệu nhưng không thể tránh khỏi những sai sót Nhóm chúng tôi mong giảng viên góp ý để đề tài sau chúng tôi sẽ làm tốt ơn!
B NỘI DUNG 1.Khái niệm về tội phạm vị thành niên:
1.1 Khái quát về tội phạm vị thành niên
Tội phạm vị thành niên là hành vi phạm pháp luật của của trẻ vị thành niên khi chưa
đủ 18 tuổi Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, mọi hành vi
vi phạm pháp luật đều được luật coi là tội phạm Tuy nhiên, các chủ thể của tội phạm chưa thỏa mãn yêu cầu nhất định về năng lực chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật Người chưa thành niên phạm tội nói chung là người mà tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự chưa đến tuổi trưởng thành
1.2 Cách xác định hành vi phạm tội
Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 quy định :
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
2 Thực trạng tội phạm vị thành niên ở việt nam hiện nay:
Trang 72.1 Tổng quan tình hình tội phạm hiện nay:
Theo Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết:
Tổng số vụ phạm tội tăng 12,53%
Tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm tội về trật tự xã hội, đạt 83,48% (cao hơn 8,48% so với chỉ tiêu Quốc hội giao), trong đó: +Vụ án rất nghiêm trọng đạt 95,15%
+Vụ án đặc biệt nghiêm trọng đạt 97,08%
Trong đó, loại hình tội phạm tham nhũng, kinh tế và buôn lậu ngày càng diễn biến phức tạp hơn:
Số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ được phát hiện, điều tra, xử lý nhiều hơn 20,55%
Số vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế ít hơn 2,4%,
Số vụ buôn lậu nhiều hơn 8,25%
Số vụ án liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ cao không ngừng gia tăng cùng với nhiều chiêu trò tinh vi, phức tạp hơn.Theo thống kê, khởi tố 1.521 vụ, 658 đối tượng phạm tội hơn 23500 trang mạng, tài khoản mạng
xã hội bị chặn do có hành vi trái pháp luật
Số vụ tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội tăng, theo báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024
Đáng chú ý, một số loại hình tội phạm tăng mạnh, đe dọa an ninh, trật tự,
an toàn xã hội như:
Tội phạm có tổ chức: tăng 46,08%
Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tăng 83,36%
Tội phạm tham ô tài sản tăng 45,61%
Trang 8 Số vụ đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%
Sự gia tăng của các loại tội phạm trên làm gia tăng sự lo lắng và bất an trong nhân dân, làm thiệt hại tài sản của cả nhà nước và người dân,ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội
Các hình thức tội phạm ngày càng đa dạng, tinh vi và mạnh động hơn
2.2 Thực trạng một số loại tội phạm phổ biến hiện nay:
Tội phạm ma túy:hteo báo cáo của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm
về ma túy toàn quốc: trong 6 tháng đầu năm 2024 hơn 14.461 vụ được khám phá thành công, bắt giữ hơn 23.110 đối tượng, thu giữ hơn 196 kg heroin, hơn 2,34 tấn và 1,47 triệu viên MTTH, 882 kg cần sa
Tội phạm tham nhũng
Theo Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024:
Qua thanh tra, 7.629 tập thể, 8.714 cá nhân đã được kiến nghị xử lý hành chính; 372 vụ việc được chuyển cơ quan điều tra xử lý theo thẩm quyền
Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo 392 người đã được kiến nghị xử lý; 25 vụ việc được chuyển cơ quan điều tra xử lý theo thẩm quyền
1538 vụ án với 3.897 bị can phạm tội về tham nhũng được các Cơ quan điều tra trong lực lượng công an thụ lý điều tra; 856 vụ án với 2.686 bị can được đề nghị truy tố
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã điều tra 23 vụ án cùng 70 bị can; đề nghị truy tố 11 vụ án cùng 57 bị can
Theo báo cáo, tổng số tài sản thiệt hại trong các vụ án đang thụ lý, điều tra trên 4.759 tỷ đồng, 47.704,2 m2 đất, 138,4 ha đất; đã thu hồi trên 684 tỷ đồng, 16.695 m2 đất và 967,4 ha đất; tạm giữ, kê biên, phong toả, ngăn
Trang 9chặn giao dịch trên 1.184,8 tỷ đồng và nhiều bất động sản, tài sản có giá trị khác
Có thể thấy tình hình tham nhũng hiện nay rất phức tạp với số lượng tội phạm tham nhũng lên đến hàng nghìn cá nhân và một lượng tài sản lớn kèm theo, gây thất thoát lớn cho ngân hàng nhà nước cũng như rối loạn nên kinh tế
2.3 Thực trạng tội phạm theo độ tuổi:
Tội phạm có xu hướng trẻ hóa khi số lượng tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng
Từ ngày 1/1/2018 - 31/12/2023 theo kết quả giám sát tình hình vi phạm pháp luật
ở trẻ vị thành niên tại 30 quận, huyện, thị xã của HĐND TP Hà Nội, Công an TP Hà Nội đã phát hiện 858 vụ với 3.150 đối tượng là người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật, chiếm 3,4% tổng số vụ vi phạm pháp hình sự
Trong số 858 vụ, 3.150 đối tượng là người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật thì các loại tội phạm chủ yếu là giết người, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, giao cấu với trẻ em, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, sử dụng trái phép ma tuý
Năm 2018, cơ quan điều tra phát hiện 100 vụ với 204 đối tượng Đến năm 2023, con số này đã là 231 vụ với 1.390 đối tượng (tăng 642% so với năm 2018)
Theo đó, tội phạm vị thành niên tăng rất nhiều cả về số vụ lẫn mức độ nguy hiểm với hàng loạt các vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
Số liệu thống kê cũng cho thấy có xấp xỉ 30% số đối tượng dưới 16 tuổi phạm tội: –Dưới 14 tuổi 67 có đối tượng (2,1%)
–Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi có 796 đối tượng (25,3%)
Trang 10–Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi có 2.287 đối tượng (72,6%)
Điều đó cho thấy tội phạm đang ngày càng trẻ hóa, là một điều đáng báo động với tình hình an ninh trật tự hiện nay
Ngoài ra, số lượng tội phạm vị thành niên cũng thay đổi theo từng địa bàn:
Trang 112.4 Thực trạng tội phạm theo địa bàn:
Bên cạnh tuổi tác, địa bàn cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến số lượng tội phạm khi số lượng tội phạm ở các địa bàn là khác nhau Một số địa phương có nhiều tội phạm hơn những nơi khác Lấy ví dụ là thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh cũng chia ra một vài địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm:
Ban Chỉ đạo 138 TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh), năm 2024, đã xác định 5 địa phương là địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội cần thực hiện công tác chuyển hóa, trong đó :
–Về tội phạm trật tự xã hội và tệ nạn xã hội gồm: phường Long Phước, Tăng Nhơn Phú B;
–Về trật tự quản lý kinh tế và môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm gồm: phường Long Bình;
–Về tội phạm và tệ nạn ma túy gồm: phường Hiệp Bình Phước và phường Tam Bình
3 Giải pháp hạn chế tình hình tội phạm vị thành niên:
Để hạn chế tình trạng tội phạm vị thành niên thì đầu tiên chúng ta phải thay đổi từ giáo dục và nhận thức cho các bạn vị thành niên
3.1 Thay đổi giáo dục và nhận thức
Thay đổi giáo dục từ gia đình:
–Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đủ chức năng nên tổ chức các chương trình huấn luyện cho cha mẹ về cách giáo dục con cái, bao gồm các kỹ năng sống, giao tiếp với mọi người xung quanh các bạn ấy, nên lễ phép với các người lớn hơn mình giống như câu nói mà dân gian hay nói “Tiên học lễ, hậu học văn”, và các kỹ năng giải quyết trong các cuộc xung đột, không nên dùng hành
Trang 12động để mà giải quyết mọi vấn đề Vì đó là lí do chính khiên các bạn ấy phạm tội, vì nhận thức chưa đủ nên cần phải giáo dục một cách đúng đắn
–Cha mẹ và con cái nên có thời gian bên nhau nhiều hơn, để cha mẹ có thể hiểu được con mình đang muốn điều gì, vì trong giai đoạn phát triển bản thân ở lứa tuổi hiện tại các bạn rất dễ dàng tiếp xúc với các thói hư tật xấu đang tràn lan trên các nền tảng Internet, cha mẹ nên ở bên con mình nhiều hơn và dành thời gian cho con mình nhiều hơn Giữa cha mẹ nên có nhiều hoạt động giải trí để mà
có thể vui đùa cùng nhau, có nhiều thời gian hơn bên nhau
–Cha mẹ nên hạn chế để con tiếp xúc với các bạn không tốt vì càng tiếp xúc nhiều với nhau hơn thì các bạn ấy có thể sẽ học theo các bạn ấy, giống như câu nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Thay đổi cách giáo dục từ nhà trường:
–Nhà trường nên tích hợp cách giáo dục kèm theo pháp luật, đạo đức và các
kỹ năng sống trong chương trình giảng dạy Mỗi giáo viên nên có một cách để giáo dục các bạn ấy nhận thức được việc bản thân được làm và không nên làm trong xã hội ngày nay
–Nhà trường nên tổ chức nhiều chương trình ngoại khóa và hoạt động giáo dục về nguy cơ và hậu quả của tội phạm vị thành niên
–Khuyến khích các bạn ấy đọc sách nhiều hơn nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết và cách cư xử trong xã hội hiện nay Tổ chức các hoạt động phong trào thi đua đọc sách thay vì xem quá nhiều thông tin vừa thật vừa giả trên các trang mạng xã hội ngày nay
–Thành lâ …p các câu lạc bô … kỹ năng sống, câu lạc bô … học thuâ …t, câu lạc bô … tâm
lý để phát triển khả năng tư duy, tinh thần đoàn kết, cách ứng xử phù hợp để hợp tác vì lợi ích chung nhằm hạn chế tiếp xúc với các nguy cơ phạm tô …i vị thành niên
Trang 13 Tăng cường nhận thức cộng đồng cho các bạn ấy:
– Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên tổ chức các chương trình truyền thông, các buổi hội thảo về vấn đề tội phạm vị thành niên để từ đó nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng trong việc ngăn chặn các tình trạng tội phạm vị thành niên
3.2 Tổ chức các hoạt động
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên tổ chức nhiều hoạt động giải trí và phát triển các kỹ năng cho các bạn ấy và mọi người:
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa:
–Phát triển các câu lạc bộ thể thao, nghệ thuật, các cuộc thi khoa học -kỹ thuật và các hoạt động tình nguyện tại các trường học như: Chủ nhật xanh, trường học xanh – sạch – đẹp, các hoạt động tại các phố phường,… nhằm mục đích tạo cho các bạn ấy nhiều không gian thoải mái, một môi trường để các bạn
ấy phát triển toàn diện có thể theo đuổi cái mình muốn nhưng tuyệt đối không được liên quan tới vấn đề vi phạm pháp luật, chỉ được làm những gì pháp luật cho phép
Tổ chức nhiều chương trình tình nguyện và làm việc giúp đỡ mọi người xung quanh và giúp đỡ chính bản thân các bạn ấy:
–Khuyển khích các bạn ấy tham gia vào các chương trình tình nguyện ấy và làm việc bán thời gian (tuy làm nhưng việc học vẫn phải quan trọng) để các bạn
ấy tham gia hoạt động nhóm nhiều hơn, có trách nhiệm với chính bản thân mình
và hoàn thành tốt các công việc được giao
3.3 Xây dựng phòng tư vấn tâm lý và xã hội
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên xây dựng các phòng tư vấn tâm lý và xã hội tại các địa phương và nhất là trong trường học để khi các bạn ấy có những việc không biết nói với ai, không nhận thức được mình đúng hay sai thì các bạn ấy vẫn còn phòng để
Trang 14các bạn ấy đến hỏi và nhận được câu trả lời đúng đắn nhất Tổ chức các chương trình hỗ trợ các gia đình khó khăn về vấn đề kinh tế và giáo dục để các gia đình ấy có thể vượt lên khó khăn để giúp họ nâng cao được cuộc sống và giảm bớt áp lực về kinh tế, phải giúp cho các bạn trẻ được cắp sách tới trường hoàn thành chương trình phổ thông
3.4 Tăng cường pháp luật và kiểm soát
Cải thiện hệ thống pháp luật:
–Xây dựng và thực hiện các chính sách pháp luật nghiêm ngặt không một sai sót nhưng phải công bằng cho mọi người dù lớn hay nhỏ, dù người này người kia trong xã hội thì cũng đều phải như nhau, phù hợp với lứa tuổi của người phạm tội vị thành niên Đồng thời liên tục đánh giá, cải thiê …n các quy định tốt hơn
–Thiết lập các trung tâm giáo dục cải tạo thay vì các trại giam để các bạn vị thành niên dễ dàng hòa nhập lại cuộc sống hơn, vì một thời gian trong đó các bạn được giáo huấn lại, khi ra ngoài các bạn ấy dễ tiếp xúc hơn và nhận thức được việc bản thân nên làm
Kiểm soát và giám sát:
–Các lực lượng an ninh nên xuất hiện nhiều hơn tại các khu vực nguy cơ cao
về tội phạm
–Sử dụng công nghệ giám sát như camera an ninh trên mọi nẻo đường từ hẻm đến ngoài đường lớn, hệ thống báo động để phát hiện sớm và ngăn chặn các hành vi phạm tội
3.5 Công tác phối hợp liên ngành
Cuối cùng là việc hợp tác liên ngành giữa các cơ quan chính phủ nhà nước, tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình phòng chống tội phạm vị thành niên, triển khai nhiều chương trình can thiệp sớm nhằm phát hiện và hỗ trợ kịp thời các thanh thiếu niên có nguy cơ bị lôi kéo vào vấn đề phạm tội Chủ đô …ng tăng