1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của một giáo viên tiểu học tương lai

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Kế Hoạch Phát Triển Năng Lực Nghề Nghiệp Của Một Giáo Viên Tiểu Học Tương Lai
Tác giả Nguyễn Thị Hiền Dịu
Người hướng dẫn Lê Mỹ Dung
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm- Đhđn
Chuyên ngành Giáo Dục Tiểu Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Tâm lý của học sinh tiểu học là một chủ đề quan trọng trong quá trình phát triển và học tập của trẻ.. Mục tiêu của Giáo dục Tiểu học đó là hướng dẫn, dạy bảo các em nhỏ về cách đọc, cách

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM- ĐHĐN

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ BÀI KẾT THÚC HỌC PHẦN:

1.EM HÃY TRÌNH BÀY ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA MỘT HỌC SINH TIỂU HỌC CỤ THỂ TRÊN CƠ SỞ ĐÓ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH

2.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA MỘT GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TƯƠNG LAI

HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM TIỂU HỌC

GVHD : Lê Mỹ Dung

Lớp : 23STH3

Đà Nẵng, 2023-2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

“ Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trưởng Đại học Sư Phạm-Đại học Đà Nẵng đã đưa môn học Tâm Lí Học Sư Phạm Tiểu Học vào trường trình giảng dạy Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Lê Mỹ Dung đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia học phần Tâm Lí Học Sư Phạm Tiểu Học của

cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này Do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót

và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!”

Em xin chân thành cảm ơn cô.

Sinh viên

Nguyễn Thị Hiền Dịu

PHỤ LỤC

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài

Học sinh tiểu học là những học sinh ở cấp học đầu tiên sau mầm non và trước cấp học trung học cơ sở Học sinh tiểu học thường có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi, tùy theo quy định của từng quốc gia Tâm lý của học sinh tiểu học là một chủ đề quan trọng trong quá trình phát triển và học tập của trẻ Giai đoạn này đánh dấu

sự hình thành và phát triển của tư duy, nhận thức và nhân cách của trẻ Học sinh tiểu học là độ tuổi sẽ dần tiếp cận với thế giới thông qua lý trí Các em sẽ bắt đầu có những suy nghĩ và cách nhìn nhận của riêng mình chứ không còn hoàn toàn phụ thuộc theo cảm tính như trước đây Tuy nhiên, ở giai đoạn này nhận thức của các bé vẫn còn non nớt, dù con bắt đầu tò mò và muốn tìm hiểu mọi thứ xung quanh nhưng lại dễ xúc động, thiếu kiên nhẫn và chưa thực sự hiểu rõ một cách chính xác nhất về sự vật, hiện tượng Vì vậy cần phải giáo dục trẻ ngay từ khi trẻ còn bé để trẻ có nhận thức đúng đắn nhất, giáo dục trong mọi thời đại có vai trò và tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn trong xã hội

2 Mục đích chọn đề tài

Giáo dục không chỉ là nhân tố và điều kiện để hình thành nên nền tảng kiến thức của một người mà nó còn làm nên những giá trị đạo đức, nhân cách của người đó và cũng là một yếu tố quyết định sự phát triển và tồn tại của xã hội Giáo dục Tiểu học là một giai đoạn đầu tiên của hệ giáo dục chính quy, sau giáo dục mầm non và trước giáo dục cơ sở Giáo dục Tiểu học được xem như là một bước đệm, một nền tảng kiến thức ban đầu của trẻ em Mục tiêu của Giáo dục Tiểu học đó là hướng dẫn, dạy bảo các em nhỏ về cách đọc, cách viết và cách tính toán từ những con số nhỏ nhất, những phép toán cơ bản nhất về cộng, trừ, nhân, chia, nhằm mục đích hình thành và tạo nên những nền tảng kiến thức sơ khai, ban đầu để các em có thể phát triển theo một hướng đi đúng đắn Đào tạo tốt ở bậc Giáo dục Tiểu học sẽ giúp các em có điều kiện thuận lợi hơn để theo đuổi các chương trình học tập tiếp theo

3 Nhiệm vụ

Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên là nghiên cứu để nắm vững tình hình chung của và của học sinh Kết quả nghiên cứu sẽ là những căn cứ để xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch năm học để xác định nội dung, phương pháp

Trang 4

và các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm của em học sinh đó Giáo viên Tiểu học là những người trực tiếp giảng dạy các em nên vai trò của giáo viên tiểu học rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển toàn diện cho các em và xây dựng nền tảng vững chắc cho hành trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ Với vai trò là một sinh viên sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học

em sẽ phân tích đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học và đề xuất biện pháp dạy học và giáo dục nhằm giúp học sinh khắc phục khó khăn và phát triển tâm lý rồi

từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phát triển phẩm chất và năng lực của người giáo viên tương lai

4 Đối tượng nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu : Học sinh đầu bậc tiểu học cụ thể là học sinh lớp 1 4.2 Phạm vi nghiên cứu : Những đặc điểm phát triển nhân cách, khó khăn về

mặt tâm lý , hành động của trẻ khi bước vào môi trường mới và đưa ra những phương pháp kịp thời giúp trẻ thích nghi hạn chế những khó khăn đó, từ đó giúp trẻ hoàn thiện và phát triển bản thân hơn

BÁO CÁO PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

Câu 1: 1 Trình bày một số thông tin cá nhân của học sinh.

2 Trình bày đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh

1 Thông tin cá nhân học sinh

- Họ và tên học sinh: N.T.M.C

- Giới tính: Nữ

- Học lớp:1 Trường: TH BTX

- Học lực: Khá

- Nghề nghiệp của bố mẹ: Công nhân

2 Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh

- Khái niệm: Học sinh tiểu học là chỉ các em nhỏ đã đến độ tuổi vào học cấp tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 (bắt đầu từ 6 tuổi) Đây là độ tuổi còn khá nhỏ, nhận thức của các em vẫn còn hạn chế và đang trong quá trình hình thành nhân cách

- Tâm lý của học sinh tiểu học là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển và học tập của trẻ Trong giai đoạn này, học sinh tiểu học thường đang trải qua sự hình thành và phát triển của tư duy, nhận thức và nhân cách

2.1 Đặc điểm các quá trình nhận thức ở học sinh tiểu học

Trang 5

Khái niệm Nhận thức Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá

trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ

đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.Theo quan điểm triết học Mac-Lenin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, Theo

đó nhận thức được cho là quá trình phản ánh năng động và sáng tạohiện thực khách quan vào bộ não con người Nhờ hoạt động nhận thức, không chỉ cái bên ngoài mà

cả bản chất nên trong, các mối quan hệ mang tính quy luậtchi phối sự vận động, sự phát triển các sự vật hiện tượng, không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cả cái đã qua

và cái sẽ tới Hoạt động này bao gồm nhiều quá trình khác nhau thể hiện nhiều mức độ phản ánh hiện thực khách quan và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thức khách quan Sau khi tìm hiểu về nhận thức là gì thì chúng ta cần quan tâm đến các đặc điểm của quá trình nhận thức ở học sinh tiểu học

2.1.1 Đặc điểm tri giác

Khái niệm: Tri giác là khả năng nhận biết, hiểu biết và tạo ra ý thức về thế giới xung quanh thông qua các giác quan

Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không chủ định, ở MC tri giác thường gắn với hành động trực quan, mang tính xúc cảm, em bị hấp dẫn bởi các sự vật hiện tượng màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn Trẻ thường quan sát xung quanh sự vật, hiện tượng gắn với hoạt động thực tiễn của các em Tri giác trẻ phát triển trong quá trình học tập theo hướng ngày càng có mục đích và phương hướng rõ ràng nên chính xác, đầy đủ, phân hoá và chọn lọc hơn

Ví dụ: Khi trẻ đi học thấy có điểm bán bóng bay đủ loại hình dạng con gà, con gấu, trẻ sẽ bị thu hút và đòi bố mẹ dừng lại xem Thấy bụi hoa có màu đỏ, màu hồng trẻ hỏi tại sao bông hoa ấy màu đỏ, bông hoa kia màu hồng

2.1.2 Đặc điểm trí nhớ

Khái niệm: Trí nhớ là khả năng ghi nhớ và tái hiện thông tin đã học.Trí nhớ của học sinh tiểu học thường còn đang phát triển và chưa hoàn thiện Trí nhớ của các

em được xây dựng trên cơ sở mới của quá trình học tập, được điều khiển một cách

có ý thức Trí nhớ được thay đổi phù hợp với sự thay đổi của hoạt động chủ đạo Trí nhớ trở thành điều kiện, đồng thời là kết quả của quá trình học tập

- Trẻ có khả năng ghi nhớ thông tin trong thời gian ngắn, nhưng khả năng lưu giữ thông tin lâu dài và khôi phục lại thông tin đã học còn hạn chế

Trang 6

- Trẻ nhớ tốt những thông tin mà trẻ quan tâm hoặc có ý nghĩa đối với cuộc sống hàng ngày của trẻ Trẻ cũng có xu hướng nhớ tốt hình ảnh, âm thanh và các hoạt động thực tế Trẻ thường dựa vào việc lặp lại và ôn tập thông tin nhiều lần Trẻ cần thời gian và sự lặp lại để củng cố kiến thức và ghi nhớ lâu dài nhưng việc ghi nhớ

có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của em, sức hấp dẫn của nộ dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hừng thú của em

Khi cô giáo nhắc mai mang màu vẽ đi học nhưng khi về nhà em quên mất, nhưng nếu bố mẹ hứa cuối tuần dẫn trẻ đi chơi thì trẻ lại nhớ rất lâu

2.1.3Đặc điểm tư duy

Đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở hình thức tư duy trực quan – hành động Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừ tượng khái quát.tính đột biến, chuyển từ tư duy đơn giản sang tư duy sáng tạo Việc đánh giá này được thực hiện bởi vì trẻ ở đầu tiểu học suy nghĩ chủ yếu trong các trường hành động: đó là các hành động và hành động tri giác với đồ vật Bản chất của kiểu tư duy này là trẻ phân tích, so sánh, đối chiếu các sự vật, hình ảnh của sự vật thông qua các hành động Về bản chất, trẻ em chưa được thao túng tâm lý - như thao tác tâm lý bên trong Trong giai đoạn tiếp theo, trẻ đã chuyển từ phân tích, khái quát, so sánh… từ hành vi bên ngoài sang thao tác tâm lý bên trong

-Tư duy hình ảnh: Học sinh lớp 1 thường có khả năng tư duy dựa trên hình ảnh Họ

có thể hình dung và tưởng tượng các khái niệm, sự vật, sự việc thông qua hình ảnh Điều này giúp họ hiểu và ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng hơn

-Tư duy ngây thơ và sáng tạo: Học sinh lớp 1 thường có tư duy ngây thơ và sáng tạo trẻ có thể đưa ra những ý tưởng mới mẻ và không bị ràng buộc bởi những giới hạn tư duy Điều này giúp họ phát triển sự sáng tạo và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên

- Khi hướng dẫn trẻ chơi trò chơi ‘ Ô ăn quan’ mới chỉ bày trẻ chơi 1 buổi mà những buổi sau trẻ đã tìm được những đường đi khác mà người hướng dẫn đã chỉ trước đó, trẻ sáng tạo them đường đi cho con cờ của mình

- Trò chơi sáng tạo và nghệ thuật trẻ có thể tham gia vào các hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, xếp mô hình, làm đồ thủ công để khuyến khích tư duy sáng tạo và trực quan như chơi trò chơi câu đố, Sudoku, Rubik,

Trang 7

2.1.4 Đặc điểm tưởng tượng

Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có não bộ phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dày dặn Tuy nhiên, tưởng tượng của em vẫn mang 1 số đặc điểm nổi bật sau: Ở trẻ thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi, hay bỏ xót nhiều chi tiết

-Có khả năng tưởng tượng dựa trên hình ảnh Trẻ có thể hình dung và tưởng tượng các khái niệm, sự vật và sự việc thông qua hình ảnh

- Thông qua việc đọc sách, nghe truyện kể, và tham gia vào các hoạt động nghệ thuật giúp trẻ mở rộng tư duy trí tưởng tượng khi tham gia khám phá thế giới xung quanh

2.1.5Đặc điểm phát triển ngôn ngữ

Ở độ tuổi tiểu học, các kỹ năng giao tiếp như nghe, nói, đọc, viết của trẻ đã thành thạo hơn rất nhiều Chính sự phát triển ngôn ngữ này, em đã có khả năng tự học, tự nhận thức được thế giới xung quanh và biết khám phá bản thân thông qua các nguồn thông tin khác nhau

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ

Ngôn ngữ được xem là phương tiện giúp trẻ bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm, trí tưởng tượng một cách tối ưu nhất Bên cạnh đó, dựa vào khả năng ngôn ngữ trong quá trình phát triển tâm lý, phụ huynh có thể đánh giá khách quan sự phát triển trí tuệ của trẻ Vì vậy, đây là thời điểm vàng để ba mẹ và thầy cô trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ bằng cách hướng sự yêu thích và hứng thú của bé vào ngoại ngữ, các loại sách văn học, truyện cổ tích, hoặc cho trẻ tham gia các cuộc thi kể chuyện, diễn giả, viết văn, Những hoạt động này sẽ củng cố và phong phú hóa phương tiện giao tiếp cũng như thúc đẩy quá trình phát triển tâm lý của trẻ

- Phát triển kỹ năng viết : Học sinh lớp 1 bắt đầu học viết và phát triển kỹ năng viết

cơ bản Trẻ có thể viết các chữ cái, từ và câu đơn giản Nhưng để viết đoạn văn thì rất khó đối với trẻ

-Phát triển khả năng giao tiếp: Trẻ phát triển khả năng giao tiếp trong các tình huống hàng ngày Trẻ học cách thể hiện ý kiến, yêu cầu và cảm xúc của mình như

Trang 8

việc chào người lớn, biết cảm ơn, xin lỗi Trẻ ở nhà thường hay nói yêu bố mẹ, nhớ

bố mẹ

2.1.6 Đặc điểm chú ý và rèn luyện chú ý

Vì còn ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có tranh ảnh, mô hình, trò chơi hấp dẫn tuy nhiên không nên quá lạm dụng bởi trẻ tiểu học rất mẫn cảm Vì tài liệu trực quan quá ấn tượng có thể tạo ra các trung khu gây hưng phấn ở vỏ não gây kìm hãm khả năng phân tích và khái quát hoá tài liệu học tập

-Đặc điểm chú ý: Học sinh thường có khả năng chú ý trong thời gian ngắn và tập trung vào nhiệm vụ cụ thể

-Rèn luyện chú ý: Rèn luyện chú ý là một quá trình quan trọng trong việc phát triển kỹ năng học tập của học sinh lớp 1

- Trẻ thường chú ý theo những tiếng động xung quanh, nhìn trời, hay nói chuyện riêng, dễ bị thu hút bởi các sự vật hiện tượng bên ngoài mà không để ý cô giảng

2.2 Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học

2.2.1 Về tính cách

Tính cách của học sinh tiểu học đang được hình thành, chưa ổn định và có thể thay đổi dưới tác động giáo dục Nhiều nét tính cách mới hình thành đảm bảo cho các

em ngày càng đáp ứng tốt hơn các hoạt động giao tiếp, học tập…Một số tính cách của trẻ:

-Tính cách nhạy cảm: Trẻ rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của mình

và của người khác Trẻ có thể phản ứng mạnh với những tình huống mới và có thể cảm thấy bị xúc động Khi bố hay mẹ trẻ chỉ quát trẻ 1 câu mà trẻ đã đi vào góc phòng ngồi khóc, trẻ rất nhạy cảm với việc bị người lớn la mắng, sợ bố mẹ hết thương mình

- Ham học hỏi: trẻ thường học hỏi, tò mò và muốn khám phá điều mới Ví dụ như khi học môn Khoa Học và Xã Hội trẻ sẽ hỏi tại sao như thế này? Tại sao trái đất hình cầu mà không phải hình vuông?…

Trang 9

-Tình cảm và chân thành: trẻ thường có xu hướng thân thiện, chân thành, bộc lộ bản thân không giấu diếm cha mẹ, thầy cô, bạn bè Trẻ ở nhà thường rất hay nói yêu bố mẹ Yêu cô giáo, nhớ chị hai của bé

- Trẻ khá nhút nhát: trẻ có xu hướng né tránh, ít giao tiếp với bạn bè, trẻ thích chơi

1 mình ở nhà hơn là ra ngoài gặp bạn bè, nhưng trẻ thích được khen ngợi khi trẻ vẽ được một con chim hay hôm đó trẻ được 8 điểm toán

-Tính nhạy cảm và khó kiểm soát cảm xúc: Một số trẻ có tính cách nhạy cảm, khó kiểm soát cảm xúc, bướng bỉnh và thất thường dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên Ví dụ bố mẹ nhắc trẻ hoàn thành bài tập, trẻ không muốn sẽ khóc, vứt sách vở…

-Tính cẩn thận và trách nhiệm: em có tính cẩn thận và trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ và tuân thủ quy tắc trường lớp đặt ra

-Tính hay bắt chước: bắt chước bạn bè, bố mẹ, nhân vật trong chuyện, cần chú ý để ngăn chặn những bắt trước tiêu cực Ví dụ bắt chước bố mẹ nhặt được của rơi trả lại cho họ, hay tiêu cực như học theo video trên mạng nói tục, hành vi vi phạm chuẩn mực xã hội

- Tính sẵn sàng hành động: học sinh tiểu học có khuynh hướng hành động ngay lập tức, không kịp suy nghĩ, các em phản ứng nhanh chóng với các sự việc xung quanh, hành vi mang tính tự phát nên dễ vi phạm nội quy

- Tính cả tin: ở học sinh tiểu học các em tin tuyệt đối vào người lớn, sách vở, cô giáo đều đúng

2.2.2Về tình cảm:

Tình cảm của học sinh chưa bền vững: Trẻ thường hay thay đổi tâm trạng, thiên về xúc động, biểu hiện khá mạnh và trong chốc lát sự vui mừng, tự hào, lo sợ, hờn giận Tóm lại, em ở tuổi này giàu cảm xúc, nhiều tình cảm mới được hình thành nhưng chưa bền vững

- Tình cảm là động lực mạnh mẽ thúc đẩy và chi phối nhận thức, kích thích sự tìm tòi sáng tạo của con người Xúc cảm đóng vai trò quan trọng về tâm sinh lý, xúc cảm là yếu tố tiên quyết thúc đẩy hình thành nhu cầu về tình cảm và những nhu cầu khác trong đời sống tinh thần mỗi người Hiểu biết xúc cảm là vấn đề phức tạp với trẻ, đòi hỏi trẻ biết khi nào nên biểu thị cảm xúc của bản thân và khi nào thì nên kiềm chế lại Một số thay đổi quan trọng trong sự phát triển xúc cảm ở trẻ tiểu học:

Trang 10

-Khả năng hiểu các xúc cảm, phức tạp tăng lên, như là niềm tự hào và xấu hổ Các xúc cảm này trở thành nội tâm hóa và tích hợp ý thức trách nhiệm cá nhân -Tăng khả năng hiểu được rằng trong một tình huống cụ thể có thể trải nghiệm nhiều xúc cảm hơn là một cảm xúc duy nhất

-Có những cải thiện trong khả năng ngăn chặn hoặc đe dọa che giấu những cảm xúc tiêu cực

-Trẻ thường sẽ thu mình khi bị các bạn trêu chọc, chê bai Hay bị cô giáo, bố mẹ la mắng

Đời sống xúc cảm và tình cảm là một phần không thể thiếu của cuộc sống, và điều này cũng có ý nghĩa đối với học sinh trong lứa tuổi tiểu học Lứa tuổi học sinh tiểu học được xem là lứa tuổi ngoan hiền, ngây thơ và trong sáng nhất Trong lứa tuổi này, các em đang trải qua giai đoạn phát triển cảm xúc và tình cảm của mình và đang học cách khắc phục và xử lý cảm xúc của mình Các em cũng đang học cách giao tiếp và kết nối với người khác qua các mối quan hệ xúc cảm và tình cảm một

số đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học :

-Khả năng diễn tả cảm xúc: Các em trong lứa tuổi này có khả năng diễn tả cảm xúc của mình nhưng khó khăn diễn tả cảm xúc của mình bằng hành động và lời nói Các em có thể dùng các biểu tượng và hình ảnh để diễn tả cảm xúc của mình Ví dụ: các em sẽ mô tả về một chú chim bồ câu dễ dàng hơn sau khi xem hình ảnh hơn là nghe định nghĩa bằng lời nói rằng bồ câu thuộc họ chim, có 2 cái cánh, biết

đẻ trứng Vì vậy, trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học có đồ dùng, tranh ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn, có trò chơi hoặc có cô giáo dịu dàng -Tình cảm của học sinh tiểu học chưa bền vững: Các em thường hay thay đổi tâm trạng, thiên về xúc động, biểu hiện khá mạnh và trong chốc lát sự vui mừng, tự hào, lo sợ, hờn giận

-Khả năng xử lý cảm xúc: Trẻ em trong lứa tuổi này chưa có khả năng tự khắc phục cảm xúc của mình một cách hiệu quả Trẻ vẫn còn thiếu tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định, có tính hiếu động và dễ xúc động, Trẻ nhớ rất nhanh nhưng quên cũng rất nhanh Do đó, các em luôn cần sự hỗ trợ và giúp đỡ từ người lớn, gia đình, nhà trường và xã hội

-Đời sống xúc cảm, tình cảm của các em: khá phong phú, đa dạng và cơ bản là mang tính tích cực Trẻ em trong lứa tuổi tiểu học thường có khả năng phân biệt giữa các cảm xúc khác nhau như vui, buồn, ngại ngùng, hứng thú và sợ hãi Các

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:03