1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Môn học giám sát hiến pháp bài kiểm tra giữa kỳ

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giám Sát Hiến Pháp
Tác giả Ngô Huy Thống
Người hướng dẫn Nguyễn Mạnh Hùng
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại Bài Kiểm Tra Giữa Kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Tuy nhiên như thế lại chưa đủ, để bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, tính tối cao của Hiến pháp, đời hỏi phải có một cơ quan bảo hiến chuyên trách nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN HỌC: GIÁM SÁT HIẾN PHÁP BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ GIẢNG VIÊN: Nguyễn Mạnh Hùng

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Họ và tên: Ngô Huy Thống

Mã số sinh viên: 2053801012254 Lớp: 115-DS45.4 Sđt: 0944562772 Email: thong190228@gmail.com

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 12 năm 2023

1

Trang 2

I Câu hỏi bắt buộc:

Điều 119 Hiến pháp 2013 quy định cơ chế bảo hiến do luật định Anh/chị hãy phân tích những nhu cầu phải có 1 đạo luật về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam Theo anh chị, nếu QH có ban hành đạo luật này thì kết cấu luật này phải như thế nào?

1 Những nhu cầu phải có 1 đạo luật về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam

Đối với mọi quốc gia trên thế giới, Hiến pháp luôn là văn bản có hiệu lực pháp lý tối cao Hiến pháp là văn kiện pháp lý quan trọng, cơ bản của một quốc gia, Hiến pháp ra đời với mục đích bảo vệ quyền tự nhiên của con người và đóng góp quan trọng vào sự phát triển vì con người ở từng quốc gia, từ đó góp phần xây dựng, củng cố các chế định bảo vệ quyền con người và hoàn thiện hệ thống pháp luật của quốc gia đó Vì vậy bảo vệ hiến pháp cũng tức là bảo vệ các quyền căn bản của con người, nếu không có các cơ chế kiểm tra, giám sát và thi hành hiến pháp hay nói cách khác là cơ chế bảo hiến thì Hiến pháp chỉ là một văn kiện pháp

lý mang tính hình thức Bảo hiến tức là bảo vệ Hiến pháp bao gồm các hoạt động bảo đảm tính tối cao của hiến pháp, đây cũng là nguyên tắc căn bản nhất trong hoạt động bảo hiến

Tại Việt Nam, Cơ chế bảo hiến dù chưa xác định rõ nguyên tắc và mô hình bảo hiến nhưng việc xây dựng cơ chế bảo hiến luôn được đặt ra trong quá trình hình thành và phát triển của đất nước điều đó được thể hiện qua sự thay đổi và tiến

bộ trong các bản Hiến pháp Theo quy định tại Điều 119 Hiến pháp nước Cộng hoà

Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử

lý Tuy không tồn tại một cơ quan bảo hiến chuyên trách như một số quốc gia đi đầu trên thế giới, nhưng mô hình bảo hiến của Việt Nam ta theo Hiến pháp 2013 là một mô hình độc đáo với những đặc trưng riêng Thứ nhất về chủ thể Bảo vệ Hiến pháp, trách nghiệm bảo vệ Hiến pháp được trao cho tất cả cơ quan nhà nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp Thứ hai, về nội dung bảo vệ Hiến pháp, không chỉ đảm bảo cho Hiến pháp phù hợp với các VBQPPL và ngược lạị VBQPPL cũng phải phù hợp với Hiến pháp đồng thời đảm bảo việc giám sát

Trang 3

tuân thủ Hiến pháp trong các cơ quan nhà nước Thứ ba về phương thức thực hiện bảo hiến, Cơ chế bảo hiến ở nước ta được thực hiện thông qua các hoạt động giám sát, kiểm tra và tự kiểm tra của các chủ thể có thẩm quyền Khi phát hiện có hành

vi vi phạm Hiến pháp, các chủ thể hoặc là tự mình hoặc là kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý

Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 chưa quy

định chi tiết về cơ chế bảo hiến Tại cuối điều 119 Hiến pháp 2013 quy định “Cơ

chế bảo hiến do luật định”, có thể thấy qua quy định này rằng, cơ chế bảo hiến

chưa được quy định cụ thể mà sẽ được Quốc hội quyết định ban hành sau trong một đạo luật khác Việc ghi nhận quy định này trong Hiến pháp 2013 có thể hiểu là một “cơ sở pháp lý” để ban hành một đạo luật đáp ứng nhu cầu bảo hiến trong tương lai Tuy nhiên như thế lại chưa đủ, để bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, tính tối cao của Hiến pháp, đời hỏi phải có một cơ quan bảo hiến chuyên trách nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta và một đạo luật về cơ chế bảo để đảm bảo tính ổn định, hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật và phải phù hợp với thực trạng của Việt Nam ta Vì cậy, một đạo luật về cơ chế bảo hiến phải có những nhu cầu sau để phù hợp với tình hình ở Việt Nam:

- Một là, tuân thủ theo nguyên tắc bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp Về

căn bản, theo quy định tại Điều 119 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất, các VBQPPL phải phù hợp với Hiến

pháp chính Và Điều 146 Hiến pháp 2013 cũng quy định: “Hiến pháp nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước” Vậy nên cơ chế bảo

hiến tồn tại khi Hiến pháp có ưu thế hơn so với các văn bản quy phạm pháp luật khác để các chủ thể xã hội tôn trọng và tuân theo Hiến pháp nhằm đảm bảo một xã hội bình ổn, thượng tôn pháp luật và đều ý thức được bảo vệ Hiến pháp là trách nhiệm của toàn dân, toàn thể các cơ quan nhà nước

- Hai là, cần thiết lập cơ quan chuyên trách để quản lý và giám sát vấn đề bảo hiến Hiện nay tại nước ta, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất

có chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước chính theo Điều 70 Hiến pháp 20123 Vì thế việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp theo cơ chế hiện hành chủ yếu dựa vào việc thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội, nghĩa là Quốc hội là trung tâm của thiết chế bảo hiến đồng thời cơ quan này tiếp tục được trao những nhiệm vụ, quyền hạn bảo vệ Hiến pháp cho các cơ quan khác

3

Trang 4

và có quyền bãi bỏ những Nghị quyết, dự luật trái với Hiến pháp Tuy nhiên với xu hướng của thế giới, việc có một cơ quan chuyên môn với thẩm quyền thích hợp như là kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản pháp luật và hành vi của các cơ quan trong bộ máy nhà nước với những thẩm quyền căn bản đó việc bảo vệ Hiến pháp sẽ được thực hiện cách tốt nhất nhằm đảm bải bảo sự cân bằng quyền lực với các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp Đồng thời cơ quan chuyên môn này sẽ vị trí tương đối độc lập với các cơ quan khác để bảo đảm được tính khách quan và hiệu quả trong việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp Ngòai

ra khi cơ quan chuyên môn này được hình thành phải phù hợp với thực trạng bảo hiến hiện này của Việt Nam, phải tiếp thu được những tinh hoa của thế giới, đồng thời kế thừa và phát huy tốt nhiệm vụ bảo hiến hiện nay của nước ta Đảm bảo cân bằng quyền lực giữa các cơ quan nhà nước, chống hành vi lạm dụng quyền lực

- Ba là, ban hành một đạo luật quy định chi tiết về cơ chế bảo hiến và phải được ghi nhận trong Hiến pháp – Văn bản pháp lý tối cao của đất nước.

Bắt kịp xu hướng chung của thế giới trong hoạt động bảo hiến, Việt Nam trong công việc xây dựng cơ chế bảo hiến luôn được đặt ra trong quá trình hình thành và phát triển của đất nước điều này thể hiện qua các bản hiến pháp đã được ban hành Tại Hiến pháp 2013, dù chưa xác định rõ nguyên tắc và mô hình bảo hiến, song cơ chế bảo hiến ở Việt Nam đã có sự tiến bộ theo thời gian qua các bản hiến pháp với quy định tại Điều 119 Hiến pháp 2013 “cơ chế bảo hiến do luật định” thì trong quá trình ban hành các văn bản luật ta có thể thể thấy các quy định về cơ chế bảo hiện nằm rải rác ở các văn bản luật khác nhau, một số nội dung còn chung chung, chưa

cụ thể, khó áp dụng Chính vì thế mà việc ban hành một đạo luật về cơ chế bảo hiến có các điều luật quy định về chế tài xử lý những hành vi vi hiến đồng thời phải ghi nhận cụ thể về trách nhiệm và kỷ luật đối với cá nhân, tổ chức có hành vi

vi phạm Hiến pháp nhằm thuận lợi hơn trong việc ấp dụng pháp luật

- Bốn là, tạo cơ hội cho toàn thể nhân dân thực hiện quyền lập hiến Hiến

pháp sinh ra dưới ý nguyện của toàn dân, đồng thời thể hiện quyền lập hiến của nhân dân chính dưới sự lãnh đạo của nhà nước Chính vì vậy, để đảm bảo quyền lực của nhân thì khi xây dựng mô hình bảo hiến nên cân nhắc tới những đề xuất như để nhân dân tham gia vào hoạt động bảo hiến qua các phương thức như đóng góp ý kiến, bỏ phiếu các công việc liên quan đến Hiến pháp mà không cần phải trực tiếp tham gia vào công việc xây dựng hiến pháp

Trang 5

- Năm là bắt kịp xu hướng, hội nhập và hợp quốc tế Bắt kịp xu hướng xây

dựng pháp luật của thế giới, Việt Nam ta đang từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật để có thể có một cơ sở, nền tảng vững chắc để bước vào môi trường hội nhập quốc tế Với nhu cầu đó thì một bản hiến pháp hoàn chỉnh thể hiện ý chí của toàn dân bảo đảm đầy đủ tính công bằng, phù hợp với xu hướng quốc tế, tiêu chuẩn về quyền tự do của con người Để có thể bảo vệ người dân ta khi tiếp xúc với môi trường quốc tế dù ở trong nước hay ngoài nước và bảo vệ họ khi tham gia vào quan

hệ quốc tế

2 Kết cấu của một đạo luật về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam nếu Quốc hội có ban hành.

Theo quan điểm của em., nếu Quốc hội có ban hành một đạo luật về cơ chế bảo hiến thì đạo luật đó phải rõ ràng, chặt chẽ, có trình tự và phải được hoàn thiện một cách toàn diện Khi ban hành, đạo luật đó phải có kết cấu rõ ràng, minh bạch

và có bố cục dễ hiểu để nhân dân có thể tìm hiểu và đưa ra ý kiến, gián tiếp tham gia vào cơ chế bảo hiến Vậy nên, theo em đạo luật sẽ có kết cấu và bao gồm một

số điều khoản căn bản sau :

Mở đầu:

Dựa trên tinh thần của Hiến pháp 2013, “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” Bảo vệ Hiến pháp cũng là bảo vệ quyền lợi của Nhân dân, chính vì thế đạo luật được ban hành nhẳm chống lại các hành vi vi hiến

Điều 1 : Phạm vi điều chỉnh

Quy định về đối tượng và phạm vi áp dụng của đạo luật, bao gồm cá nhân,

cơ quan, tổ chức Nhà nước Khái quát về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia bảo vệ hiến pháp

Điều 2 : Giải thích từ ngữ

Vì đây là một đạo luật nên cần thiết phải nêu ra những khái niệm như “bảo hiến”, “vi hiến”, và một số khái niệm trong của hoạt động bảo hiến,… nhằm mục đích làm cho chủ thể áp dụng pháp luật hiểu một cách chính xác ý nghĩa của những

từ ngữ được sử dụng nhiều trong VBQPPL để thống nhất cách hiểu, cách sử dụng

Điều 3: Nguyên tắc bảo hiến

5

Trang 6

Tại điều này, ta nên khẳng định rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp Khẳng định trách nhiệm bảo hiến thuốc về toàn bộ các cơ quan nhà nước và toàn dân

Điều 4: Phân công, phân cấp của các cơ quan quyền lực

Cần có sự phân công, phân cấp rõ ràng giữa các cơ quan phối hợp liên ngành

vì trước khi đạo luật được ban hành thì cơ chế bảo hiến của nước ta được phân chia rải rác ở các cơ quan, tổ chức khác nhau và khi ban hành đạo luật còn phải đảm bảo tính kế thừa của cơ chế bảo hiến cũ, chính vì vậy cần một sự phân chia rõ ràng giữa các cơ quan này Ngoài ra, còn để hạn chế sự tập trung quyền lực, quy định rõ nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, tổ chức

Điều 5: Đóng góp, lấy ý kiến và thực hiện quyền giám sát của nhân dân

Nên có một quy định liến quan đến việc đóng góp, xây dựng của nhân dân

Có thể là hoạt động bỏ phiếu, đóng góp ý kiến để nhân dân có thể thực hiến quyền của họ, nhằm đảm bảo sự công bằng cho xã hội và sự minh bạch trong công tác lập pháp

Điều 6: Quy định về cơ chế kiểm tra và giám sát

Nên xây dựng một hệ thống kiểm tra và giám sát đối với các VBQPPL khác đồng thời cơ chế về giám sát trong các cơ quan nhà nước để đảm bảo mọi cá nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật phải tuân theo Hiến pháp Đồng thời hệ thống này cũng phải quy định rõ về cách thức hoạt động và thực hiện hoạt động kiểm tra giám sát

Điều 7: Cơ quan bảo hiến chuyên môn (Nếu có thành lập)

Quy định về quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan bảo hiến chuyên môn Khẳng định tính độc lập của cơ quan này và quy định chi tiết về việc tham gia, giám sát việc tuân theo hiến pháp khi ban hành VBQPPL và hành vi của các cá nhân trong cơ quan nhà nước có vi hiến không

Điều 8: Trách nhiệm và kỷ luật

Nên quy định rõ trách nghiệm của các cơ quan tổ chức đứng đầu ví dụ như Quốc hội, Toàn án tối cao,… vì đây là các cơ quan đứng đầu của nhà nước về một lĩnh vực riếng trong tam quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp Tuy Việt Nam là một đất nước thống nhất về hệ thống pháp luật nhưng quy định riêng về mức xử lý

Trang 7

và kỷ luật đối với từng cơ quan thì sẽ dễ dàng hơn trong việc áp dụng pháp luật, Đồng thời cũng nên có quy định chi tiết về trình tự, thủ tục và xách giải quyết khi

có hành vi vi hiến xảy ra

Điều 9: Hợp tác quốc tế

Hiến pháp là văn bản tối cao của đất nước, nên chắc chắn sẽ có sự va chạm đối với tiêu chuẩn của quốc tế, chính vì thế mục đích của đạo luật này là bảo vệ Hiến pháp, đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế

Điều 10: Hiệu lực và thi hành

Xác định thời hạn và cách thức thi hành của đạo luật

II Câu hỏi tự chọn:

Chủ đề 3: Có ý kiến cho rằng ở Việt Nam hiện nay để bảo vệ Hiến pháp một cách hữu hiệu thì cần thành lập một Hội đồng bảo hiến Bình luận về quan điểm này Nếu thành lập hội đồng bảo hiến thì tổ chức Hội đồng bảo hiến đó như thế nào để phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay.

1 Bình luận về quan điểm

Tại Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có một nguyên tắc và cơ chế bảo hiến riêng biệt, tuy nhiên qua mỗi bản Hiến pháp việc xây dựng cơ chế bảo hiến luôn được quan tâm và đổi mới cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Thực tế, hiện trạng bảo hiến của nước đang dưới sự giám sát của Quốc Hội, bởi lễ Quốc hội là trung tâm của thiết chế bảo hiến ở Việt Nam, nắm giữ quyền giám sát tối cao đối với với toàn bộ hoạt động của Nhà nước Tuy nhiên Quốc hội vẫn phân chia nhiệm vụ, quyền bảo hiến với các cơ quan, tổ chức khác nhưng vẫn nắm giữ quyền quyết định, do đó dẫn đến tình trạng các quy định về cơ chế bảo hiến còn nằm rải rác ở các văn bản luật khác nhau, chưa có sự tập trung, thống nhất và có tồn tại một số bất cập, hạn chế trong hoạt động bảo hiến như:

Thứ nhất, do quyền bảo hiến được phân cho nhiều cơ quan tổ chức khác, nên

không tranh khỏi việc xác định phạm vi quyền hạn hay sự đùn đẩy trách nhiệm bảo hiến

Thứ hai, quyền giám sát tối cao thuộc về Quốc hội, mọi quyết định, dự luật,

VBQPPL đều do Quốc hội ban hành nên nếu như có sai xót, hay hành vi vi hiến, thì

7

Trang 8

không thể xác định được ai là người giám sát, xử lý Quốc hội điều này sẽ dẫn đến việc không đảm bảo nguyên tắc Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất

Thứ ba, các quy định về cơ chế bảo hiến không chỉ nằm rải rác ở nhiều văn

bản pháp luật mà còn chưa quy định rõ ràng, chi tiết Nhiều quy định còn chung chung, chưa cụ thể,…gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật

Và còn nhiều hạn chế xảy ra trong việc áp dụgn Hiện pháp trong đời sống pháp luật, hay trình tự, thủ tục hủy bỏ văn bản trái với Hiến pháp…

Đối với quan điểm tại “Việt Nam hiện nay để bảo vệ Hiến pháp một cách hữu hiệu thì cần thành lập một Hội đồng bảo hiến” thì cá nhân em thấy đây là một trong những ý kiến tối ưu, phù hợp với tình trạng bảo hiến thực tế của nước ta bởi vì:

Một cơ quan bảo hiến chuyên biệt trong việc bảo vệ Hiến pháp sẽ phù hợp với nhiệm vụ giám sát và bả vệ Hiến pháo Cơ quan này nên được thành lập bởi Quốc hội và đọc lập, riêng biệt với Quốc hội, có như thế mới đảm bảo được quyền lực của nó để mà dễ dàng giải quyết được những hạn chế, bất cập trong hoạt động bảo hiến nước ta

Quan điểm về thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách đã xuất hiện từ lâu, có thể thấy rất nhiều học gải đã đề xuất, trình bày về vấn đề này qua các hội thảo, tọa đàm ví dụ như vào Ngày 30 tháng 10 năm 2021, tại Học viện Khoa học xã hội,

Diễn đàn Luật học VNLAW tổ chức buổi tọa đàm khoa học “Cơ chế bảo hiến ở

Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013”, buổi tọa đàm này đã nêu ra quan điểm của

các học giả tham dự, với nhiều đề xuất khác nhau trong việc hoàn thiện cơ chế bảo hiến tại Việt Nam Trong đó cũng có đề như chủ đề đã nêu, cá nhân em thấy trên thế giới tồn tại rất nhiều mô hình bảo hiến khác nhau ví dụ như mô hình bảo hiến phi tập trung như mô hình bảo hiến kiểu Mỹ, mô hình bảo hiến tập trung như các

nước Châu Âu hay mô hình bảo hiến hỗn hợp Âu - Mỹ được áp dụng ở Bồ Đào Nha,

Côlômbia, Êcuađo, Goatêmala, Pêru, Hy Lạp, Inđônêxia, Đài Loan, Braxin,

Vênêxuêla,…cuối cùng là mô hình cơ quan lập hiến đồng thời là cơ quan bảo hiến,

một số quốc gia không thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách, không trao quyền bảo hiến cho các cơ quan tư pháp mà giao thẩm quyền giám sát Hiến pháp cho một

số cơ quan nhà nước khác nhau như Nghị viện, Hội đồng nhà nước hoặc một cơ quan đặc biệt của Nghị viện, Các quốc gia theo mô hình này bao gồm Phần Lan,

Baren, Côoét, Ôman, Cônggô, Êtiôpia, Ghinê-Bítxao, Dimbabuê, Brunây, Mianma,

Trang 9

Trung Quốc, Cu Ba, Lào, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Pakixtan,…và Việt Nam ta duy trì mô mình bảo hiến này

Với quan điểm thành lập một cơ quan bảo hiến chuyên biệt hay Hội đồng bảo hiến, ta phải xem xét xem có phù hợp với tình hình chính trị, xã hội của đất nước hay không, và khi thành lập một cơ quan chuyên trách thì sẽ có nhiều sự thay đổi trong thể chế chính trị của đất nước và khó lường trường được sự thay đổi đó sẽ mang đến hậu qủa như thế nào

Việc thành lập một Hội đồng bảo hiến mới phải đảm bảo tính kế thừa của cơ chế bảo hiến hiện hành, phù hợp với những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Cho đến tận thời điểm hiện tại, vẫn chưa có xảy ra tình trạng vi hiến của Quốc hội, tuy cơ chế bảo hiến chưa hoàn thiện nhưng việc không có hành vi vi hiến cũng thể hiện rõ một điều đó là Quốc hội và Nhà nước vẫn đang làm tốt vai trò giám sat và bảo vệ Hiến pháp đây chính là một điểm tốt trong họat động bảo hiến của nước ta, chính vì thế khi thành lập một Hội đồng bảo hiến cần phải hoàn thiện cơ chế bảo hiến dựa trên cơ sở kế thừa, phát huy những ưu điểm của cơ chế bảo hiến hiện hành, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài để tìm ra cách thức, biện pháp bảo đảm cho Hiến pháp được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm Hiến pháp có thể xảy ra và phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội của nước ta

2 Xây dựng Hội đồng bảo hiến Việt Nam hiện nay

Xây dựng trên nền tảng của sự kế thừa và phát triển từ cơ chế bảo hiến hiện nay, Việt Nam có thể thành lập Hội đồng Bảo hiến bằng cách tối ưu hóa ưu điểm của cơ chế hiện tại và học hỏi từ kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia trên thế giới Một trong những cơ sở cho việc xây dựng Hội đồng Bảo hiến là mô hình đã được thử nghiệm thành công, đặc biệt là mô hình áp dụng ở Cộng hòa Pháp, Đức, Úc,

Mô hình Hội đồng Bảo hiến của Việt Nam sẽ chủ động kế thừa những đặc điểm quan trọng từ mô hình tổng quát, như vị trí và tính chất của cơ quan Bảo hiến, cũng như mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chính trị như Quốc hội, Chính phủ, Toà án Nhân dân Tối cao, và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Và khi

đó ta phải nghiên cứu chi tiết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, thành viên, thủ tục và phương thức hoạt động của Hội đồng Bảo hiến để đảm bảo

sự hiệu quả và tính linh hoạt của mô hình Hội đồng bảo hiến

9

Trang 10

Mục đích của mô hình Hội đồng Bảo hiến không chỉ duy trì tính ổn định và

an ninh cho xã hội mà còn phải đáp ứng một cách chính xác và linh hoạt những yêu cầu đặt ra trong việc bảo vệ Hiến pháp, đồng thời điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật nước nhà

2.1 Cách thức tổ chức Hội đồng bảo hiến

Khác với những cơ quan khác của Nhà nước, cơ quan bảo hiến chuyên trách không nên thành lập ở nhiều cấp mà chỉ có một cơ quan duy nhất ở trung ương với chức năng giám sát và bảo vệ Hiến pháp Cơ quan chuyên trách này phải được thành lập bởi Quốc hội và tách biệt với Quốc hội Việc hình thành một cơ quan bảo hiến duy nhất ở trung ương là để hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp được tập trung, hiệu lực và hiệu quả Tổ chức của cơ quan bảo hiến có thể gồm các thành viên và bộ máy giúp việc Người đứng đầu cơ quan bảo hiến (Chánh án hoặc Chủ tịch Hội đồng) có thể do Quốc hội bầu, ngoài ra có thể bổ nhiệm và bãi miễn thành viên Hội đồng bảo hiến theo đề nghị của các chủ thể quyền lực khác Sao cho phù hợp với tình phần quyền về thành viên của của hội đồng bảo hiến nên chọn một số thành viên là các chuyên gia về pháp lý, chính trị, và xã hội Các thành viên này nên là các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luât, nhân phẩm tốt, tư tuỏng và lập trường vũng vàng để đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh trong công tác giám sát và bảo vệ Hiến pháp

2.2 Thẩm quyền và phương thức hoạt động của Hội đồng bảo hiến

Về thẩm quyền của Hội đồng bảo hiến, để đảm bảo Hội đồng bảo hiến thực hiện tốt vai trò của mình trong việc bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, thì cơ quan này nên được trao cho thẩm quyền thích hợp để thực hiện nhiệm vụ, chức năng bảo hiến bao gồm:

Thứ nhất, kiểm soát tính hợp hiến trước và sau khi ban hành Hội đồng

bảo hiến có trách nhiệm kiểm soát tính hợp hiến của văn bản pháp luật trước khi ban hành, nhằm ngăn chặn việc ban hành văn bản không hợp hiến Điều này giúp đảm bảo rằng mọi văn bản được ban hành đều tuân thủ Hiến pháp

Thứ hai, kiểm tra và giải quyết vi phạm Hiến pháp Hội đồng bảo hiến

kiểm tra và giải quyết các vấn đề có dấu hiệu vi phạm Hiến pháp, đưa ra phán quyết về mức độ hợp hiến, bao gồm cả việc huỷ bỏ văn bản pháp luật vi phạm.Hội

Ngày đăng: 06/01/2025, 21:58