1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận khoa luật kinh doanh học phần luật dân sự Đề tài cá nhân

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Đặc điểm pháp lý - Tính phổ quát và hợp pháp: Tính phổ quát là tất cả mọi người đều có quyền hưởng năng lực chủ thể; Tính hợp pháp khẳng định năng lực hưởng quyền được pháp luật dân sự q

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÀI THẢO LUẬN KHOA: LUẬT KINH DOANH HỌC PHẦN: LUẬT DÂN SỰ

Nguyễn Hoàng Vân Anh: 23063012 Vũ Thị Diệu Linh: 23063123

Lê Hồng Ánh: 23063021 Quách Ngọc Mai: 23063135

Dương Diệu Linh: 23063102 Nông Tú Minh: 23063138

Nguyễn Mai Linh: 23063111 Ngô Trà My: 23063141

Nguyễn Thị Thùy Linh: 23063117 Nguyễn Thị Như Quỳnh: 23063188

Phạm Vũ Thùy Linh: 23063120 Nguyễn Thị Ánh Tuyết: 23063240

Trang 2

MỤC 1: NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ, NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN

A NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN

1 Khái niệm

- Năng lực pháp luật dân sự là tư cách pháp luật dân sự trao cho mọi cá nhân để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự qua đó hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ dân sự

- “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân” là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa

vụ dân sự”- Căn cứ Khoản 1 Điều 16 BLDS 2015

Ví dụ: Quyền được khai sinh, quyền được sống, quyền có quốc tịch,

2 Ý nghĩa

Trang 3

- Nhằm xác định tư cách chủ thể trong từng quan hệ pháp luật dân sự, qua đó xác định được cá nhân có quyền và cá nhân có nghĩa vụ.

3 Đặc điểm pháp lý

- Tính phổ quát và hợp pháp:

Tính phổ quát là tất cả mọi người đều có quyền hưởng năng lực chủ thể;

Tính hợp pháp khẳng định năng lực hưởng quyền được pháp luật dân sự quy định ở tất

cả các khía cạnh tồn tại: nguyên tắc, các trường hợp hạn chế, thời điểm bắt đầu, nội dung, thời điểm chấm dứt,…

- Tính bình đẳng:

Năng lực pháp luật dân sự của mọi cá nhân là bình đẳng như nhau, năng lực pháp luật của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lý do nào (độ tuổi, giới tính, địa vị xã hội, tôn giáo, …)

Khoản 2 Điều 16 BLDS năm 2015 quy định: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật

Điều 18 BLDS năm 2015 khẳng định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không

bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Quyết định đơn hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Ví dụ: toà án ra quyết định cấm cư trú đối với một người nào đó đã hạn chế năng lực pháp luật cụ thể của người đó trong khoảng thời gian xác định.

4 Nội dung

Trang 4

- Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là tổng hợp các quan hệ pháp luật dân sự mà

cá nhân có tư cách tham gia thông qua đó hưởng quyền dân sự và tiếp nhận nghĩa vụ dân sự.4.1 Quyền tài sản

- Quyền dân sự tuyệt đối: vật quyền và quyền sở hữu trí tuệ

Vật quyền: Quyền trực tiếp chủ thể thực hiện trên vật/ tài sản không chịu sự tác động của chủ thể khác

“Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản” (khoản 2 Điều 17 BLDS năm 2015)

Quyền sở hữu trí tuệ: Quyền chủ thể đối với các tài sản trí tuệ được hình thành trong quá trình hoạt động sáng tạo

Ví dụ: Quyền của cá nhân - tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật,…

- Quyền dân sự tương đối: trái quyền Trái quyền là quyền yêu cầu một, một số chủ thể đặc định (bên có nghĩa vụ) thực hiện một khung khoản nhất định

Ví dụ: Quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật phát sinh từ quan hệ hợp đồng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh từ quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,

“Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó” (khoản 3 Điều 17 BLDS năm 2015)

4.2 Quyền nhân thân

- Quyền nhân thân được ghi nhận là quyền dân sự tuyệt đối gắn chặt với mỗi cá nhân không thểtách rời và không thể chuyển giao

5 Thời điểm bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

- Khoản 3 Điều 16 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh

ra và chấm dứt khi người đó chết đi.”

- Thời điểm bắt đầu năng lực hưởng quyền: bắt đầu từ thời điểm cá nhân được sinh ra và thở bằng chính hơi thở của mình một cách độc lập

- Thời điểm chấm dứt năng lực hưởng quyền: là thời điểm dựa trên dấu hiệu của y khoa cho thấy: tim ngừng đập, cơ quan hô hấp không hoạt động, đồng tử giãn

6 Căn cứ xác lập quyền dân sự trong năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Quyền dân sự trong năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác lập từ các căn cứ theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:

- Hợp đồng

- Hành vi pháp lý đơn phương

- Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật

- Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

- Chiếm hữu tài sản

- Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

- Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật

- Thực hiện công việc không có ủy quyền

- Căn cứ khác do pháp luật quy định

B NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN

Trang 5

Khái niệm và ý nghĩa của năng lực hành vi dân sự

1 Khái niệm năng lực hành vi dân sự của cá nhân

- “Năng lực hành vi dân sự” là khái niệm pháp luật dân sự xây dựng hướng tới khẳng định: khả năng cá nhân có năng lực ý chí, năng lực phán đoán để tự mình nhận biết, đánh giá được quan

hệ pháp luật dân sự do mình xác lập, thực hiện mang lại quyền lợi và nghĩa vụ gì cho mình

- Năng lực hành vi dân sự là gì được định nghĩa tại Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”

- Đặc điểm pháp lý: Người từ đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luậtđịnh

Theo định nghĩa này, có thể hiểu, một người được coi là có năng lực hành vi dân sự là người có thể tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự liên quan đến mình

2 Ý nghĩa của chế định năng lực hành vi dân sự

- Nhằm bảo vệ chủ thể trong các giao dịch dân sự; đặc biệt trong các trường hợp chủ thể là người năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ; người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

II Các mức năng lực hành vi dân sự

- Căn cứ để xây dựng các mức năng lực hành vi dân sự đó là năng lực ý chí (khả năng phán đoán, nhận thức của con người) và để xây dựng các mức năng lực hành vi dân sự, pháp luật dân sự dựa trên hai tiêu chí cơ bản:

Tiêu chí hình thức (khách quan): gắn với tiêu chí độ tuổi luật dân sự xây dựng 2 khái niệm ‘’người thành niên’’ và ‘’người chưa thành niên’’ để qua đó xác định các mức năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Tiêu chí nội dung (chủ quan) khả năng nhận thức, năng lực ý chí của chủ thể khi đánh giá, xem xét một vấn đề Người thành niên dù hình thức đã đạt đến độ tuổi hoàn thiện

về năng lực trí tuệ nhưng có những trường hợp cá nhân bị tổn thương về thần kinh dẫn đến năng lực trí tuệ không tương thích với độ tuổi

1 Mức năng lực hành vi dân sự của người thành niên

- Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người thành niên như sau:

“1 Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên

2 Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.”

I.1 Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi đáp ứng 2 điều kiện:

- Là người từ đủ mười tám tuổi trở lên

- Không thuộc một trong các trường hợp mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Cho nên, về nguyên tắc người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ qua đó có thể

tự mình xác lập, thực hiện mọi hành vi pháp lý và tiếp nhận quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hành vi pháp lý do mình tự xác lập

Ví dụ: Anh A 30 tuổi mua một căn hộ chung cư Như vậy, giao dịch mua bán căn hộ chung cư do anh A tự mình thực hiện và chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Trang 6

1.2 Người thành niên không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi:

a Mất năng lực hành vi dân sự

- Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về mất năng lực hành vi dân sự như sau:

“1 Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chứchữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên

cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

2 Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.”

Ví dụ: Anh T có kết luận giám định pháp y tâm thần và đã được Tòa án ra quyết định tuyên

bố mất năng lực hành vi dân sự Vậy nên, vợ của anh T là chị H đã đứng ra bán chiếc xe máy của anh T để lấy tiền chữa bệnh cho anh.

b Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

- Điều 23 BLDS năm 2015 quy định:

“1 Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luậngiám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ

2 Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Như vậy, khác với người mất năng lực hành vi dân sự, tuy cũng cùng là căn cứ trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần nhưng Tòa án sẽ căn cứ vào khả năng nhận thức, làm chủ hành

vi của từng người mà tuyên bố rằng người đó bị mất năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

c Hạn chế năng lực hành vi dân sự

- Căn cứ theo Khoản 1 Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1 Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đìnhthì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

và phạm vi đại diện

2 Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bốhạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác

3 Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.”

Trang 7

Ví dụ: Anh B là người nghiện ma túy thường xuyên phá tài sản, đồ đạc trong nhà nên vợ của anh B là chị C yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố anh B bị hạn chế năng lực hành vi dân

sự Sau khi anh B bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, chị C được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật của anh B Theo đó, phạm vi đại diện của chị C là được quyền xác lập và thực hiện mọi giao dịch dân sự liên quan đến tài sản vì lợi ích của anh B.

d So sánh với bộ luật dân sự Pháp :

- Bộ luật dân sự pháp quy định thêm về những trường hợp đặc biệt mà pháp luật sẽ bảo hộ:Nếu người thành niên mà năng lực hành vi bị biến đổi khiến cho người đó lâm vào tình trạngkhông thể tự mình thực hiện các quyền của mình thì được pháp luật bảo hộ khi thực hiệnnhững hành vi cụ thể hoặc được pháp luật bảo hộ liên tục

Người thành niên do hoang phí, do lối sống vô độ hoặc do lười biếng mà rơi vào cảnh nghèotúng hoặc không đảm bảo được việc thực hiện các nghĩa vụ gia đình cũng có thể chịu sự bảo

hộ của pháp luật (Điều 488 bộ luật dân sự Pháp)

Nếu khả năng về tinh thần của người đó bị suy giảm do bệnh tật, do tật nguyền hoặc tuổi tácthì những quyền lợi của người đó được bảo đảm bằng một trong những chế độ bảo hộ (Điều

Hành vi pháp lý chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ quân sự cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự ( điểm b khoản 2 điều 125);

Hành vi pháp lý được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc

sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự (điểm c khoản 2 điều 125 BLDS 2015).

2 Mức năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên

- Người chưa thành niên là người không đạt được độ tuổi quy định người thành niên Như vậy

có thể thấy theo khoản 1 điều 21 BLDS năm 2015, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên theo pháp luật dân sự Việt Nam Pháp luật dân sự Việt Nam chia các mức năng lựchành vi dân sự của người chưa thành niên phù hợp với năng lực ý chí theo từng giai đoạn pháttriển ứng với 3 cấp độ như sau:

a Mức năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên chưa đủ 6 tuổi:

Trang 8

- Căn cứ theo khoản 2 điều 21 BLDS năm 2015 quy định: Hành vi pháp lý của người chưa đủ

6 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện

- Tuy nhiên người chưa đủ 6 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm

đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó (điểm a khoản 2 điều 125 BLDS năm 2015)

b.Mức năng lực dân sự của người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi

- Căn cứ theo khoản 3 điều 21 BLDS năm 2015 khẳng định: ‘’Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ

15 tuổi tự mình xác lập, thực hiện hành vi pháp lý phục vụ nhu cầu sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi, đối với các hành vi pháp lý khác khi xác lập, thực hiện phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật

- Khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi

c.

Mức năng lực dân sự của người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

- Căn cứ theo khoản 4 điều 21 BLDS năm 2015 khẳng định: ‘’ Người từ đủ mười lăm tuổi đếnchưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luậtphải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”

- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của pháp luật, phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý

III So sánh với bộ luật dân sự Pháp ta thấy có một số điểm khác biệt :

- Chương III Thiên thứ X có quy định về trường hợp “Có năng lực hành vi đầy đủ khi chưa

đến tuổi thành niên”

- Người có đủ năng lực hành vi:

Người chưa thành niên khi kết hôn thì đương nhiên được coi là có đầy đủ năng lựchành vi

“Sau khi hỏi ý kiến người chưa thành niên”, thẩm phán phụ trách giám hộ quyết địnhcông nhận năng lực hành vi đầy đủ cho người chưa thành niên trong trường hợp trên,nếu có lý do chính đáng và theo yêu cầu của cha hoặc mẹ của người chưa thành niênđó

Trường hợp người chưa thành niên không còn cả cha lẫn mẹ thì cũng có thể được côngnhận là có năng lực hành vi đầy đủ theo thủ tục trên, theo yêu cầu của hội đồng gia tộc

- Khi người chưa thành niên được công nhận là có đầy đủ năng lực hành vi thì được phép xáclập, thực hiện mọi giao dịch dân sự như người thành niên, sẽ không còn chịu sự quản lý củacha và mẹ

- Tuy nhiên, đối với việc kết hôn hoặc nhận làm con nuôi người khác, người chưa thành niên

đó vẫn phải tuân theo các quy định như trường hợp chưa có năng lực hành vi đầy đủ, và họkhông được làm thương nhân

Như vậy, có thể thấy BLDS Pháp quy định rất rõ ràng và đầy đủ các năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên khi kết hôn hoặc khi được công nhận có năng lực hành vi đầy đủ Bộ luật dân sự của Việt Nam còn nhiều hạn chế so với các nước khác

MỤC 2: QUYỀN NHÂN THÂN

Trang 9

- Với tư cách là chủ thể quan hê ~ pháp luâ ~t dân sự, cá nhân có hàng loạt các dấu hiê ~u và thuô ~ctính tự nhiên và xã hô ~i mà trên cơ sở đó, phân biê ~t các cá nhân với nhau và đồng thời có ảnhhưởng đến địa vị pháp lý của cá nhân đó Các thuô ~c tính đó là: họ tên, quốc tịch, đô ~ tuổi, tìnhtrạng gia đình,….Từ những thuô ~c tính này, luâ ~t quy định mỗi người tham gia vào quan hê ~pháp luâ ~t với mô ~t tên (họ), nhất định (nhân danh mình) với quốc tịch, đô ~ tuổi và giới tính đãxác định Các thuô ~c tính này được xác định ngay từ khi sinh ra cùng với viê ~c đăng kí khaisinh.

- Các thuô ~c tính này gắn với nhân thân cá nhân và được pháp luâ ~t ghi nhâ ~n, trở thành cácquyền nhân thân của mỗi con người

1 Khái niệm

- Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định về các quyền nhân thân của cá nhân từ Điều 25 đếnĐiều 39 Điều 25 quy định: "Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân

sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác

có liên quan quy định khác"

- Khác với quy định về quyền nhân thân trong Bộ luật năm 2005 có phạm vi rất rộng (26 quyền), trong đó bao gồm cả những quyền thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, quyền không chỉ gắn với lợi ích mà còn gắn cả với những lợi ích khác về tài sản Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ quy định các quyền nhân thân liên quan đến việc xác định tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia các quan hệ dân sự và những quyền nhân thân gắn liền với lợi ích tinh thần của cá nhân, nhưng chưa được quy định cụ thể trong Hiến pháp, gồm 14 quyền

từ Điều 26 đến Điều 39

2 Nhóm các quyền nhân thân

a Nhóm các quyền cá biệt hóa chủ thể

- Thứ nhất, đối với quyền xác định, xác định lại dân tộc, điều 29 BLDS 2015 quy định:

1 Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình;

2 Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ Trường hợp cha đẻ, mẹ

đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻtheo sự thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thoả thuận thì dân tộc của con được xácđịnh theo tập quán của dân tộc ít người hơn

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì đượcxác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thoả thuận của cha mẹ nuôi Trườnghợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì đượcxác định theo dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đềnghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em

Xác định dân tộc tức là việc xác định lần đầu tiên dân tộc cho một cá nhân (áp dụng đối với trẻ sơ sinh khi làm thủ tục đăng ký khai sinh); còn xác định lại dân tộc là việc xác định dân tộc cho những cá nhân đã được thừa nhận một dân tộc trước đó.

VD: Chị Nguyễn Thị Hằng và anh Hoàng Văn Thắng kết hôn với nhau và sinh 1 bé trai đặt tênHoàng Tuấn Đạt, khi làm thủ tục đăng ký khai sinh cho bé Đạt thì vợ chồng anh chị thoả thuận lựachọn và xác định dân tộc của bé theo dân tộc của mẹ (dân tộc kinh), khi bé Đạt lên 8 tuổi thì anh chịmuốn xác định lại dân tộc cho bé theo dân tộc của cha là dân tộc Tày Vậy việc xác định dân tộc lầnđầu tiên khi đăng ký khai sinh là xác định lại dân tộc, còn việc thay đổi từ dân tộc kinh sang dân tộctày là việc xác định lại dân tộc

Trang 10

Theo BLDS 2005 thì dân tộc của một cá nhân được xác định theo dân tộc của cha hoặc mẹ, trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì con sinh ra được xác định theo tập quán hoặc theo thoả thuận Căn cứ xác định dân tộc theo tập quán hoặc theo thoả thuận được đặt ngang hàng nhau mà không có sự ưu tiên áp dụng trước, sẽ gây ra sự phức tạp nếu có tranh chấp liên quan đến việc xác định lại dân tộc cho con trong những trường hợp sau này, khắc phục những điểm hạn chế đó, Điều 29 BLDS 2015 đã bổ sung thêm khoản 2 về việc xác định dân tộc đối với trẻ

em được ghi nhận làm con nuôi và trẻ em bị bỏ rơi mà chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ.

- Thứ hai, đối với quyền xác định lại giới tính, điều 36 BLDS 2005 quy định:

1 Cá nhân có quyền xác định lại giới tính

Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bịkhuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định

rõ giới tính

2 Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật

3 Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theoquy định của pháp luật về hộ tịch, có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lạitheo quy định của Bộ luật này và pháp luật khác có liên quan

Cá nhân có quyền xác định lại giới tính nếu thỏa mãn điều kiện:

Giới tính của cá nhân bị khuyết tật bẩm sinh

Giới tính của cá nhân chưa định hình chính xác cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.

BLDS 2015 đã tạo điều kiện cho việc ổn định và hòa nhập cuộc sống của những người xác định lại giới tính thông qua việc quy định họ có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch,

có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại Ví dụ, cá nhân sau khi xác định lại giới tính thì giới tính thật là nam hoặc nữ có quyền thay đổi tên hiện có là nam giới hoặc nữ giới để phù hợp với cuộc sống, sinh hoạt, có quyền kết hôn với người nam hoặc người nữ khác theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

b Nhóm các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân

- Thứ nhất, đối với quyền sống, quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể, điều 33 BLDS 2015 quy định: “Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm

về tính mạng, thân thể quyền được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, không ai bị tước đoạt tínhmạng trái luật…”

Mọi cá nhân trong xã hội, không phân biệt giới tính, giàu nghèo, địa vị xã hội đều được bình đẳng trước pháp luật trong việc bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe của mình Việc xâm phạm đến những yếu tố này gây ra thiệt hại cho người bị xâm phạm là cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của người có hành vi xâm phạm

- Thứ hai, đối với quyền hiến bộ phận, quyền nhận bộ phận cơ thể người, điều 35 BLDS

2015 quy định:

1 Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể,hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dượchọc và các nghiên cứu khoa học khác

2 Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình Cơ sở khám,chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người,lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác

Trang 11

3 Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và đượcthực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấyxác và luật khác có liên quan

Cá nhân được quyền tự quyết đối với cơ thể mình và thi thể của họ sau khi chết Bên cạnh đó, cánhân cũng có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình Tuy nhiên,thực tế hiện nay, việc thực hiện quyền hiến mô, bộ phận cơ thể cả khi cá nhân còn sống hay khi đãchết đều gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến tình cảm gia đình, các quan niệmtruyền thống của nhân dân

c Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể

- Thứ nhất, đối với quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, điều 34 BLDS năm

2015 quy định:

1 Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ

2 Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm,

uy tín của mình

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của

vợ, chồng hoặc con chưa thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu củacha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác

3 Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phươngtiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đạichúng đó Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được huỷ bỏ

4 Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tíncủa mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố thông tin đó là không đúng

5 Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầubác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồithường thiệt hại

Danh dự, nhân phẩm, uy tín là những yếu tố nhân thân (quyền nhân thân) phi tài sản gắn liền với mỗi cá nhân cụ thể, con người cụ thể, thể hiện phẩm chất, nhân cách, đạo đức và giá trị của mỗi cá nhân Khi danh dự, nhân phẩm, uy tín của một cá nhân cụ thể nào đó bị xâm phạm thì cá nhân đó có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố bác các thông tin đã gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân Cá nhân không chỉ được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín khi còn sống

mà ngay cả khi cá nhân đã chết thì pháp luật vẫn duy trì sự bảo hộ, điều đó được thể hiện bằng việc vợ, chồng hoặc con đã thành niên của người bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín; hoặc cha, mẹ của cá nhân này trong trường hợp cá nhân không có vợ, chồng, con đã thành niên.

Cá nhân bị thông tin xấu làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm có quyền yêu cầu người vi phạm cải chính, công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại (nếu có) Bên cạnh các chế tài dân sự ( bồi thường thiệt hại, buộc xin lỗi) thì trong trường hợp mà hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân có tính chất nguy hiểm cho xã hội, người có hành

vi xâm phạm còn có thể phải gánh chịu những chế tài của pháp luật hình sự.

- Thứ hai, đối với quyền bí mật đời tư, điều 38 BLDS năm 2015 quy định:

“1 Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ

2 Việc thu thập, lưu trữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cánhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến

bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác

Trang 12

3 Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư kháccủa cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc, mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thứctrao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật định

4 Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mậtgia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp

có thoả thuận khác

Việc thu thập, lưu trữ, sử dụng công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhânphải được bản thân cá nhân đó đồng ý Quy định này hoàn toàn phù hợp với mọi cá nhân trong đờisống, xã hội thể hiện sự tôn trọng pháp luật đối với đời sống riêng tư, bí mật đời tư của cá nhân

d Nhóm các quyền liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình của cá nhân

- Điều 39 BLDS 2015 quy định:

“1 Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con,quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hônnhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình

Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ nhưnhau đối với cha, mẹ của mình

2 Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này,Luật Hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan

Đối với quan hệ hôn nhân, cá nhân có quyền kết hôn và quyền ly hôn Trong đời sống gia đình, cánhân có quyền bình đẳng của vợ chồng; quyền xác định cha, mẹ, con; quyền nuôi con nuôi…

Thứ nhất, quyền kết hôn, là quyền nhân thân của cá nhân được pháp luật thừa nhận, là việc

nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật về điều kiện kết hôn vàđăng ký kết hôn Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thựchiện Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, nhà nước không thừa nhận hônnhân giữa những người cùng giới tính

Thứ hai, quyền ly hôn: vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly

hôn Quyền yêu cầu ly hôn là quyền nhân thân của vợ, chồng, chỉ với tư cách là vợ, chồngmới có quyền ly hôn

Thứ ba, đối với quyền bình đẳng giữa vợ, chồng, Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm

2014 quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặttrong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trongHiến pháp, luật này và các luật khác có liên quan”

Thứ tư, quyền xác định cha, mẹ, con là quyền nhân thân được ghi nhận trong Luật Hôn nhân

và gia đình năm 2014 (Điều 90, Điều 91)

Thứ năm, quyền được nhận làm con nuôi và quyền nuôi con nuôi: Nuôi con nuôi là việc xác

lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi (khoản 1Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010)

e Nhóm các quyền đối với hình ảnh

- Điều 32 BLDS 2015 quy định:

Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý

Trang 13

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hìnhảnh, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác

- Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, theo đó cá nhân được phép sử dụng hình ảnh và cho phép người khác sử dụng hình ảnh của mình

Cá nhân là người có quyền đối với hình ảnh của mình, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phảiđược sự đồng ý của người đó Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì pháp luật cũng quy địnhthì một chủ thể được quyền sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không cần sự đồng ý của người

có hình ảnh:

Việc sử dụng hình ảnh cá nhân vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng “Hình ảnh củalãnh tụ, danh nhân văn hoá được sử dụng nhằm quảng bá cho dân tộc, cho đất nước ViệtNam”

Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng: Hội nghị, hội thảo, biểu diễn nghệ thuật,thi đấu thể thao và các hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhânphẩm, uy tín của cá nhân có hình ảnh

- So với BLDS 2005:

BLDS năm 2015 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về quyền nhân thân liên quan đến hộ tịch, xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan hệ dân sự và cụ thể hóa cơ chế công nhận, tôn trọng, thực hiện, bảo vệ quyền Trong đó, BLDS năm 2015 quy định cụ thể về các quyền: Quyền có họ, tên; Quyền thay đổi họ; Quyền thay đổi tên; Quyền xác định, xác định lại dân tộc; Quyền được khai sinh,khai tử; Quyền đối với quốc tịch; Quyền xác định lại giới tính Tuy nhiên, một số VBQPPL hiện hành được ban hành trên cơ sở cụ thể hóa quy định của BLDS năm 2005 nên chưa có hướng dẫn chi tiết đối với các nội dung mới của BLDS năm 2015.

Ví dụ: Luật nuôi con nuôi năm 2010 mới chỉ quy định: “Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi; việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó” (khoản 2 Điều 24);

“Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi” (khoản 5 Điều 27) mà chưa quy định rõ những trường hợp nào được thay đổi họ, tên; ai là người có quyền yêu cầu lấy lại họ, tên của con nuôi khi việc nuôi con nuôi chấm dứt;

Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch quy định: Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi thì phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.

Khoản 3 Điều 24 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định: “Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị

bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi” Quy định này phù hợp với quy định của BLDS năm 2015 về việc xác định dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi Tuy nhiên, đối với trường hợp con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi, sau đó xác định được cha mẹ đẻ nhưng quan hệ nuôi con nuôi không có căn cứ để chấm dứt thì chưa có hướng dẫn về việc có cần xác định lại dân tộc của con nuôi hay không

Đề xuất, kiến nghị:Cần rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới VBQPPL liên quan đến lĩnh vực hộ tịch để bảo đảm quy định thống nhất về thủ tục hộ tịch đối với quyền về họ, tên, dân tộc, xác định lại giới tính

MỤC 3: NƠI CƯ TRÚ

Trang 14

1 Khái niệm, ý nghĩa nơi cư trú:

- Khái niệm:

Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nơi cư trú cụ thể như sau:

Nơi cư trú của cá nhân

1 Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống

2 Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thìnơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống

3 Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới

- Tại Điều 11 Luật Cư trú 2020 cũng có quy định về nơi cư trú của công dân cụ thể như sau:

Nơi cư trú của công dân

1 Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú

2 Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi

ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này

=> Như vậy nơi cư trú là bao hàm luôn cả nơi thường trú và nơi tạm trú Nơi cư trú là nơi mà công dân thường xuyên sinh sống Ví dụ một người từ tỉnh lên thành phố sinh sống thì nơi cư trú của người đó là nơi mà người đó tạm trú tại thành phố Nơi thường trú là địa chỉ nơi ở ghi trong sổ

hộ khẩu Ví dụ một người từ tỉnh lên thành phố sinh sống và làm việc thì nơi thường trú của người

đó là nơi ghi trong hộ khẩu ở tỉnh của người đó

- Nơi cư trú của cá nhân có các vai trò sau:

Thứ nhất, trong quan hệ pháp luật dân sự Nơi cư trú là cơ sở quan trọng để xác định

quyền, nghĩa vụ của một cá nhân trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại

Chẳng hạn, địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nơi

cư trú của cá nhân là nơi xác định cá nhân chết, mất tích…

Thứ hai, trong “định danh” đối với một cá nhân Cá nhân được phân biệt với cá nhân

khác bởi việc xác định tình trạng nhân thân, được ghi nhận trong chứng thư hộ tịch thông qua thủ tục đăng ký hộ tịch Trong khi đó, thẩm quyền đăng ký và việc quản lý

hộ tịch lại được xác định dựa trên nơi cư trú Chẳng hạn, nơi đăng ký kết hôn là nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ hoặc nơi đăng ký khai tử là nơi cư trú cuối cùng của người chết

Ngoài ra, sự hiện diện của cá nhân ở nơi cư trú là căn cứ suy đoán sự “hiện hữu vật lý”của cá nhân đó, từ đó giúp suy đoán hoặc xác định về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của một người Do đó, trong chừng mực nhất định thì nơi cư trú được coi là một yếu tố quan trọng để định danh một cá nhân

Thứ ba, trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự Nơi cư trú của cá nhân có ý nghĩa

quan trọng đối với việc xác định các vấn đề tố tụng và thực hiện các hoạt động tố tụng

Chẳng hạn, thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án đối với các vụ việc dân sự (bao gồm

vụ việc dân sự theo nghĩa hẹp, lao động, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại) được xác định theo nơi cư trú của đương sự hoặc nơi cư trú cũng là nơi để Tòa

án thực hiện các hoạt động tố tụng khác như cấp, tống đạt, thông báo cho đương sự các văn bản tố tụng

2 Xác định nơi cư trú

Ngày đăng: 06/01/2025, 08:18