Quan hệ tài sản giữa vợ chồng vấn đề quan trọng và được pháp luật về hôn nhân và gia đình điều chỉnh, nó là một trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng gia đình và đáp ứng nhucầu
Trang 1A MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội, sự ổn định và phát triển của gia đình sẽ dẫnđến một xã hội ổn định và phát triển Nhận thức được vị trí quan trọng của gia đình,Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnhphúc và tiến bộ Biểu hiện ở việc, Nhà nước ban hành những quy phạm pháp luậtđiểu chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với sự phát triển của xã hội trongtừng thời kỳ nhất định
Trong quan hệ vợ chồng bên cạnh đời sống tình cảm, tình yêu thương lẫnnhau thì không thể nào không quan tâm đến đời sống vật chất Quan hệ tài sản giữa
vợ chồng vấn đề quan trọng và được pháp luật về hôn nhân và gia đình điều chỉnh,
nó là một trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng gia đình và đáp ứng nhucầu về vật chất, tinh thần của các thành viên Tuy nhiên, không phải lúc nào giữa
vợ chồng cũng có thể cùng nhau xây dựng được gia đình hạnh phúc, tiến bộ, nhữngbất đồng về quan điểm, những mâu thuẫn xảy ra trong đời sống vợ chồng mà khôngthể giải quyết được sẽ làm cho những sợ dây liên kết bị phá vỡ tất yếu dẫn đến việcchấm dứt quan hệ hôn nhân Khi đó, vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồngkhi li hôn là một trong những vấn đề phức tạp và gây nhiều khó khăn cho việc giảiquyết Vì thế việc nắm rõ những quy định về vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọngtrong lý luận lẫn thực tiễn áp dụng đối với mỗi cá nhân, đặc biệt khi Luật Hôn nhân
và gia đình 2014 ra đời trên cở sở kế thừa những tinh hoa của Luật Hôn nhân và giađình 2000 và tiếp thu những quy đinh mới mà thực tiễn khách quan yêu cầu, đã cónhững quy định chính xác và mới mẽ về vấn đề này Vì vậy, em quyết định chọn đềtài “Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình2014” Tuy nhiên, sự nhận thức và tầm hiểu biết của bản thân người viết còn hạnchế nên không thể tránh được những sai sót trong quá trình nghiên cứu đề tài, vì thế
em mong quý thầy (cô) giúp em xem xét những vấn đề chưa hoàn thiện trong quátrình nghiên cứu
B NỘI DUNG
I Những vấn đề lý luận chung về chia tài sản chung của vợ chồng khi lyhôn
Trang 21 Khái quát về tài sản chung của vợ chồng
a Một số khái niệm về vợ chồng, tài sản, chế độ tài sản của vợ chồng vàtài sản chung của vợ chồng
Trước khi tìm hiểu về khái niệm tài sản chung của vợ chồng, ta cần phải làm
rõ một số khái niệm có tác dụng bổ trợ cho hoạt động tìm hiểu về khái niệm tài sảnchung của vợ chồng
Thứ nhất, về khái niệm tài sản Trong đời sống – kinh tế xã hội, tài sản đượccoi là điều kiện vật chất để duy trì các hoạt dộng trong lĩnh vực kinh tế và cả đờisống xã hội Trải qua những giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội loài người, tàisản lại tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau, có thể là nô lệ, “vật” và các sảnphẩm của tư tưởng, trí tuệ,… phản ánh sự phát triển, văn minh của nhân loại đó ỞViệt Nam, khái niệm tài sản được hiểu theo nhiều cách khác nhau Theo quan niệmthông thường thì tài sản là của cải vật chất được dùng vào hoạt động sản xuất hoặctiêu dùng Dưới giác độ kinh tế, tài sản được hiểu là vật có giá thị trường hay giá trịtrao đổi và là bộ phận cấu thành của cải hay sở hữu của con người Trên phươngdiện pháp lý thì tài sản lại được hiểu một cách khác cũng như được quy định cụ thểtrong Bộ luật dân sự 2015, tài sản bao gồm: “vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tàisản Tài sản còn là bất động sản hoặc động sản Bất động sản và động sản có thểtồn tại trên thực tế hoặc hình thành trong tương lai”
Thứ hai, khái niệm vợ chồng cũng được hiểu theo nhiều quan niệm khácnhau, có quan niệm gắn gọn mang tính xã hội như vợ chồng là từ ghép giữa từ vợ
và từ chồng để nói về hai người nào đó đã cưới nhau Nhưng có quan niệm lạimang tính pháp lý, vợ chồng là danh từ ghép dùng để chỉ những người đã đáp ứng
đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình hiện hành,
đã tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền và được cấp giấy chứngnhận đăng ký kết hôn đồng thời phát sinh những quyền và nghĩa vụ với nhau cũngnhư với những người khác theo quy định của pháp luật
Thứ ba, chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp những quy phạm pháp luậtđiều chỉnh về (sở hữu) tài sản giữa vợ và chồng, bao gồm các quy định về căn cứxác lập, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các
Trang 3trường hợp phân chia tài sản giữa vợ chồng và nguyên tắc phân chia Vợ chồng cóquyền lựa chọn việc áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theothoả thuận Chế độ tài sản theo thoả thuận là sự thoả thuận của vợ chồng về tài sảncủa họ trong suốt thời kỳ hôn nhân Chế độ tài sản theo luật định là những quy địnhcủa pháp luật hôn nhân gia đình về tài sản của vợ chồng trong suốt thời kỳ hônnhân của họ.
Cuối cùng, khái niệm về tài sản chung của vợ chồng Hai người tiến tới hônnhân với mục đích là xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no và tiến bộ Có thể nói,chức năng xã hội cơ bản của gia đình là chức năng kinh tế, mỗi bên vợ chồng phảitham gia vào các hoạt động xã hội để tìm kiếm thu nhập nhằm bảo đảm cuộc sốngcho gia đình và đáp ứng các nhu cầu thiết yếu hằng ngày Chính vì sự liên kết chặtchẽ giữa vợ và chồng nên từ đó cũng tạo nên những tài sản được gọi là của chungcủa vợ chồng Vậy tài sản chung của vợ chồng là những tài sản hình thành từ laođộng, kinh doanh, được thừa kế chung, tặng cho hung, hoa lợi, lợi tức phát sinh từtài sản riêng của mỗi người và thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân nhằmđảm bảo nhu cầu gia dình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng
b Đặc điểm của tài chung của vợ chồng
Một là được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau trong thời kỳ hôn nhânhợp pháp Tài sản chung của vợ chồng được hình thành từ rất nhiều nguồn khácnhau như lao động của người vợ, lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của chồnghoặc của cả hai vợ chồng Ngoài ra, còn các thu nhập hợp pháp khác như trúng xổ
số, tiền trợ cấp, tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của
Bộ luật dân sự đối với vật vô chủ, bị đánh rơi, bỏ quên và tài sản được thừa kếchung, được tặng cho chung
Hai là tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể phânchia, dùng để bào đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của cợchồng Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung trong đó phần quyền của các chủ sởhữu chung không được xác định đối với tài sản chung Tức có nghĩa, mỗi chũ sởhữu đều có quyền đối với tất cả tài sản trong khối tài sản chung Chỉ khi có căn cứtheo quy định của pháp luật để chia tài sản chung thì khi đó mới xác định được
Trang 4phần của mỗi bên trong tài sản chung ấy Chính vì thế mà vợ chồng phải có nghĩa
vụ cùng nhau bàn bạc về phương hướng phát triển kinh tế gia đình, góp phần làmcho khối tài sản chung ấy ngày càng phát triển nhằm đảm bảo nhu cầu của gia đình
và hơn thế nữa là giúp đỡ những người khác trong xã hội
2 Khái quát về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
a Khái niệm và đặc điểm ly hôn
Hôn nhân là sự liên kết suốt đời giữa vợ và chồng Quan hệ hôn nhân tồn lạilâu dài, bền vững Điều đó hoàn toàn phù hợp với tính chất, mục đích của hôn nhân
và tâm tư, nguyện vọng của những người kết hôn Tuy nhiên, tính bền vững củahôn nhân vẫn có ngoại lệ vì quan hệ hôn nhân bị chi phối phần lớn bởi yếu tố tìnhcảm Việc phát sinh mâu thuẫn giữa vợ và chồng trong cuộc sống hôn nhân là điềutất yếu và khi mâu thuẫn trở nên quá căng thẳng, không thể hoà giải được, tồn tạicuộc sống chung là hình thức thì vợ chồng có quyền chấm dứt quan hệ hôn nhânbằng một sự kiện pháp lý, đó là ly hôn Vậy ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợchồng khi hai nguoi còn sống do một bạn vợ hoặc chồng yêu cầu hoặc hai bên vợchồng thuận tình, được Toà án công nhận bằng bản án ly hôn hay bằng quyết địnhcông nhận thuận tình ly hôn
b Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Trong quan hệ vợ chồng, yếu tố tình cảm thường được đưa lên vị trí hàngđầu, không có sự rạch ròi nguồn góc tài sản và tài sản của ai nhưng cuộc sống vợchồng không phải lúc nào cũng êm đềm, một khi quan hệ hôn nhân giữa hai vợchồng không thể tiếp tục được nữa việc chấm dứt quan hệ hôn nhân ấy tất yếu phảidẫn đến kết cục chấm dứt Khi ấy, việc giải quyết quan hệ tài sản của hai bên vợchồng là điều tất yếu hay có thể nói khi đó giữa vợ và chồng sẽ xảy ra việc chia tàisản chung khi ly hôn Vậy chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là việc vợchồng tự thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung của vợchồng dựa vào những điều kiện nhất định, nhằm đảm bảo cho việc sở hữu, sử dụng
và định đoạt tài sản của các bên khi sự kiện ly hôn xảy ra
II Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo quy định củaLuật Hôn nhân và gia đình 2014
Trang 51 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn (Khoản 1Điều 59)
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu mớiphát sinh của thực tiễn mà Luật hôn nhân và gia đình 2000 không thể đáp ứng Mộttrong những điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là quy định về chế độtài sản của vợ chồng, so với quy định của luật cũ thì Luật Hôn nhân và gia đình
2014 đã tăng thêm sựa lựa chọn cho những người muốn tiến đến quan hệ hôn nhânvới nhau Nếu như Luật Hôn nhân và gia đình 2000 chỉ áp dụng duy nhất chế độ tàisản do luật định thì đến với Luật Hôn nhân và gia đình 2014 các nhà làm luật đã
mở rộng phạm vi lựa chọn về chế độ tài sản cho những ai muốn tiến đến hôn nhân
Họ có thể tự lựa chọn chế độ tài sản trên sự thống nhất về ý chí, nguyện vọng củađôi bên (Khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “1 Vợ chồng có quyềnlựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định tại cácđiều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật này Chế độ tàisản của vợ chồng theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại các điều 47, 48,
49, 50 và 59 của Luật này”) Cùng với sự lựa chọn về áp dụng chế độ tài sản làthoả thuận hay theo quy định của luật thì khi giữa hai bên vợ chồng trong quá trìnhchung sống với nhau mà xảy ra mâu thuẫn đến nỗi không thể tiếp tục quan hệ hônnhân giữa hai bên và bắt buộc phải ly hôn thì thì đương nhiên việc phân chia tài sảncủa vợ chồng là điều tất yếu phải xảy ra Lúc này các nhà làm luật cũng dựa vàoquyền lựa chọn của vợ chồng về áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độtài sản theo thoả thuận để đưa ra những nguyên tắc khi phân chia tài sản chung cho
từ chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn ngay từ trước khi đăng ký kết hôn.Theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Trongtrường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản docác bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồnghoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này
Trang 6Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyếttài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ,
rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tạicác điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết” Như vậy theo nguyên tắcthì mỗi chế độ tài sản khác nhau lại được áp dụng những quy định khác nhau đểgiải quyết nhưng chung quy lại trong cả hai trường hợp chế độ tài sản theo thoảthuận hoặc chế độ tài sản theo luật định thì việc giải quyết tài sản được chia thànhhai hướng: một là theo thoả thuận giữa vợ và chồng Hai là nếu không thoả thuậnhoặc thoả thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng theo quy định của luật Việcphân chia như vậy mang nhiều yếu tố tích cực như trong quá trình chung sống vớinhau không phải lúc nào tài sản của vợ chồng cũng có thể phân chia được một cácrạch ròi bởi vì trong đó còn mang cả những yếu tố tình cảm nên khi hai vợ chồngkhông thể nào tiếp tục quan hệ hôn nhân được nữa (có thể xuất phát từ nhiềunguyên nhân khác nhau) thì việc phân chia tài sản chung giữa họ cũng rất khó khăn
và đồng thời trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của hai vợ chồng về tài sảnchung nên Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã ưu tiên cho các bên tự thoả thuậnnhằm tạo ra sự thoải mái về tâm lý giữa các bên đặc biệt là người vợ, các bên cóthể đạt được những lợi ích mà họ cảm thấy là phù hợp nhất và tránh những chi phíphát sinh gây tốn kém giải quyết bằng “con đường Toà án” Còn trong trường hợpcác bên không thể thoả thuận hoặc có thỏ thuận nhưng không đầy đủ, rõ ràng thìbắt buộc phải thực hiện hiện quy định của pháp luật để bảo đảm quyền và lợi íchcủa hai bên
2 Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo thoả thuận giữa cácbên
Khi qua hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng chấm dứt, pháp luật tôn trọng quyền
tự định đoạt tài sản chung của họ tức là họ có quyền thoả thuận về phân chia tài sảnchung bào gồm những tài sản có liên quan đến giao dịch với người thứ ba, tài sảnchung năm trong khối tài sản cùa gia đình, quyền sử dụng đất và những tài sảnchung khác được đưa vào kinh doanh và nhiều tài sản chung khác Mấu chốt ở đâychính là sự tự thoả thuận giữa hai vợ chồng nhưng xen lẫn vào đó là những yếu tố
Trang 7tình cảm như yêu, ghét, thù hận,… Bên cạnh đó, khi hai bên vợ chồng thoả thuậnthường sẽ có mặt những người có quan hệ thân thích với họ để phân tích, giải thíchcũng như đánh giá xem giữa vợ chồng thì người nào sẽ được hưởng những gìnhưng đây cũng chỉ là ý kiến của bên thứ ba, còn quan trọng nhất vẫn phụ thuộcvào sự thống nhất ý chí giữa hai bên vợ chồng Ngoài ra, trong quá trình thoả thuậnhai bên sẽ tính đến những yếu tố khác như hoàn cảnh của gia đình và của vợ chồngnếu như sau khi hai bên ly hôn mà người vợ có khó khăn trong việc lao động để tạolập của cải nuôi sống mình thì người vợ có thể theo thoả thuận nhận phần nhiềuhơn thậm chí là tất cả tài sản nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là ý chí của ngườichồng Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển củakhối tài sản cũng được xem xét đến khi tiến hành thoả thuận Một yếu tố không thểthiếu đó là lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ chồng, có nhiềutrường hợp vì người chồng có hành vì ngoại tình và có đầy đủ chứng cứ nên khithoả thuận chia tài sản chung vì cảm thấy bản thân mình có lỗi nên họ có thể “ra đi”tay trắng và để lại toàn bộ tài sản cho người vợ và con (nếu có).
3 Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo quy định của LuậtHôn nhân và gia đình 2014
3.1 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng theo luật định
Pháp luật tôn trọng và trao quyền tự thoả thuận về phân chia tài sản chungcủa vợ chồng khi ly hôn nhưng có thể vì một lý do nào đó mà giữa hai bên vợchồng không thể thoả thuận hoặc có thoả thuận từ trước (khi vợ chồng áp dụng chế
độ tài sản thoả thuận) nhưng thoả thuận không đầy đủ, rõ ràng hoặc vợ chồngkhông thoả thuận thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của cả hai vợ chồng, Toà ángiải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Và đương nhiên đểđảm bảo cho quyền, lợi ích hợp pháp của đôi bên thì pháp luật cũng quy địnhnhững nguyên tắc khi chia tài sản chung
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quyđịnh khi ly hôn tài sản sẽ được chia đôi nhưng có tính những yếu tố như:
Trang 8Thứ nhất, hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng Quy định này được việndẫn tại điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016 TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, được hiểu là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi,sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồngcũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ
về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Bên gặp khókhăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được
ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phảiphù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng
Thứ hai, công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và pháttriển khối tài sản chung Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như laođộng có thu nhập Khi hai bên vợ chồng cùng nhau tạo lập nên khối tài sản chungthì không thể lúc nào cũng đóng góp vào khối tài sản chung “bằng nhau” được, vàkhông ít gia đình có “truyền thống” người chồng là “trụ cột” của gia đình nên phải
ra ngoài kiếm tiền để “nuôi” gia đình còn người vợ chỉ ở nhà và có nhiệm vụ chămsóc gia đình Vì vậy, khi hai bên ly hôn không ít trường hợp người chồng phủ nhậnnhững đóng góp của vợ (vì lý do người phụ nữ chỉ ở nhà chăm sóc gia đình, con cái
mà không lao động để tạo thu nhập cho gia đình) nên những nhà làm luật cũng đã
dự liệu và xem việc ở nhà chăm sóc gia đình, con cái là lao động có thu nhập ngangbằng với thu nhập do người kia lao động mà có Đây là một trong những quy địnhtiến bộ của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước ta, một mặt đảm bảo sựcông bằng về công sức của hai bên trong việc tạo lập, đóng góp và phát triển khốitài sản chung, mặt khác quyền, lợi ích hợp pháp của các bên vẫn được bảo đảm Thứ ba, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh vànghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập Việc chia tàisản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệpđược tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh đượctiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kiaphần giá trị tài sản chênh lệch Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trongsản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều
Trang 9kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưngmất năng lực hành vi dân sự Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóangười vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng Khi giải quyết ly hôn và chia tàisản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tôcho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập Người chồng nhận đượcphần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệuđồng.
Thứ tư, lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng là lỗicủa vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫnđến ly hôn Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, khôngchung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tốlỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi íchhợp pháp của vợ và con chưa thành niên
Ngoài ra, theo khoản 3, 4 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 tài sảnchung của vợ chồng nếu là hiện vật thì sẽ được chia theo hiện vật, nếu không chiađược thì chia theo phần giá trị và bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật mà cógiá trị lớn hơn phần của mình thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệnh Tàisản riêng của người nào thì thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp đãnhập vào tài sản chung và nếu vợ chồng có yêu cầu chia thì được thanh toán phầngiá trị tài sản đã nhập vào khối tài sản chung, trừ trường hợp hai bên có thoả thuậnkhác
Một nguyên tắc quan trọng không thể thiếu trong việc chia tài sản chung vợchồng khi ly hôn là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, con chưa thànhniên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất khả năng laođộng và không có tài sản để tự nuôi mình Ví dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung và
là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vậtthì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưathành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh
Trang 10toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếungười vợ hoặc chồng có yêu cầu.
3.2 Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba(Điều 60)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Quyền
và nghĩa vụ của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừtrường hợp vợ chồng và người thứ ba có thoả thuận khác” Trong cuộc sống vợchồng không thể tránh khỏi những trường hợp cả hai vợ chồng cùng phát sinh quan
hệ tài sản với người thứ ba, chẳng hạn như hai vợ chồng cùng thoả thuận với ngườithứ ba mua bán một tài sản nào đó như nhà, quyền sử dụng đất,… Nếu trong thờikhi hôn nhân vợ chồng đã giải quyết hết toàn bộ quyền, nghĩa vụ tài sản với ngườithứ ba thì việc chia tài sản chung sẽ phần nào trở nên đơn giản hơn Tuy nhiên, đặttrường hợp quyền, nghĩa vụ tài sản với người thứ ba vẫn chưa được giải quyếttrong thời kỳ hôn nhân mà kéo dài đến khi ly hôn thì phải giải quyết như thế nào?
Dự liệu được trên thực tế sẽ xảy ra những trường hợp như thế, các nhà làm luật đãquy định khi đó quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn cóhiệu lực, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thoả thuận khác Có thể thấymục đích của quy định trên là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cả vợ chồng vàngười thứ ba, ví dụ: trong thời kì hôn nhân vợ chồng anh A chị B có vay của anh C
số tiền 200 triệu, nhưng vì lý do nào đó mà giữa vợ chồng anh A xảy ra mâu thuẫndẫn đến ly hôn Khi đó, nghĩa vụ trả nợ cho anh C của hai vợ chồng anh A vẫn cóhiệu lực và theo thoả thuận của các bên mà đưa ra phương thức thanh toán nợ choanh C
Ngoài ra, khoản 2 Điều 60 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã dự liệu trongtrường hợp có tranh chấp vế quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại cácđiều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết Vànguyên tắc trong chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ,chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ
ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Trường
Trang 11hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giảiquyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng Trường hợp
vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyếtthì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác Căn cứ theo quy định tạiĐiều 27: “1 Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thựchiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đạidiện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này 2 Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới
về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này” Đối với những giao dịch nhằmđáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình, những giao dịch khi tham gia kinhdoanh chung và giao dịch liên quan đến giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sửdụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng thì vợ chồng phải chịutrách nhiệm liên đới đối với người thứ ba trong các giao dịch ấy
Không những thế vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với những nghĩa
vụ chung được quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 gồm:
Một là nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thoả thuận xác lập,nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phảichịu trách nhiệm liên đới Khi vợ chồng đồng thuận cùng nhau thực hiện giao dịchdân sự như liên quan đến tài sản chung, vay tiền, thế chấp tài sản… thì vợ chồngphải chịu trách nhiệm liên đới đối với các giao dịch đó
Hai là nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếucủa gia đình Gia đình là tế bào cần được chăm nom, nuôi dưỡng, việc chi tiêu chocuộc sống gia đình là cần thiết, hơn hết hôn nhân được xây dựng dựa trên mongmuốn từ hai phía để tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn Khi một bên thực hiện nghĩa
vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình như sửa nhà, ăn uống, chăm con…thì người còn lại cũng phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đó
Ba là nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, nghĩa là vợ chồng cóquyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản