Từ đó, các chính quyền khác trong lịch sử nhân loại cũng đã phát triển các hệ thống pháp luật cơ bản tương tự để quy định quyền lực và quyền lợi của người dân cũng như cấu trúc chính trị
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ĐHQG HÀ NỘI
BÀI LUẬN MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP
Đề tài: Bàn luận về 1 bản hiến pháp
HỌ VÀ TÊN : Trần Hải Anh
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2023
1
Trang 2Chương 1: Hiến pháp chung
Phần 1: Lịch sử hình thành
Hiến pháp đầu tiên có nguồn gốc từ cổ đại Hy Lạp, đặc biệt là từ các thành bang Athens và Sparta Tuy nhiên, rất nhiều người tin rằng hiến pháp là có nguồn gốc từ Thành bang Athens xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, khi một tác giả tiểu luận tên là Cleisthenes đã
tổ chức lại hệ thống chính trị và đề xuất một bộ luật cơ bản cho Athens Hiến pháp này chứa đựng nền tảng của các quy tắc phân quyền hành chính và tư pháp, điều mà hiện đại gọi là chính phủ cấp dân
Từ đó, các chính quyền khác trong lịch sử nhân loại cũng đã phát triển các hệ thống pháp luật cơ bản tương tự để quy định quyền lực và quyền
lợi của người dân cũng như cấu trúc chính trị của quốc gia.
Sau đó, các bản hiến pháp theo đúng nghĩa hiện đại (là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất) đầu tiên đã ra đời: Trước hết phải kể đến Hiến pháp nước Mỹ năm 1787 ra đời sau khi nước Mỹ giành độc lập, tiếp đó là Hiến pháp của Ba Lan năm 1791, Hiến pháp của Pháp
2
Trang 3năm 1791, Hiến pháp của Thụy Điển năm 1809, Hiến pháp của Venezuela năm 1811, Hiến pháp của Tây Ban Nha năm 1812
Sau đó ít lâu, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản từ năm 1830 đến 1848 của thế kỉ XIX, hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai nửa đầu thế kỉ XX và sự tan rã của chế độ thuộc địa từ sau năm 1958 đã tạo ra những tiền đề thúc đẩy việc hình thành cơ sở pháp lý bảo vệ quyền con người và công dân, bảo đảm chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, hạn chế và kiểm soát quyền lực nhà nước
Phần 2: Khái niệm hiến pháp
Thuật ngữ “hiến pháp” được dùng phổ biến ở các nước trên thế giới với nghĩa là đạo luật cơ bản (basic law) của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, được xây dựng, ban hành, bổ sung, sửa đổi với một thủ tục đặc biệt Hiến pháp là bộ luật cơ bản nhất của một quốc gia, nó quy định về cấu trúc tổ chức chính trị, quyền lực, và quyền lợi cơ bản của công dân Hiến pháp thường xác định vai trò của các cơ quan chính phủ, tổ chức
3
Trang 4các quyền và nghĩa vụ của công dân, bảo vệ các quyền cơ bản của con người
Hiến pháp thường được ban hành bởi quốc hội hoặc cơ quan lập pháp cấp cao nhất của quốc gia, và nó cũng có thể được sửa đổi hoặc bổ sung theo quy trình quy định Hiến pháp tạo ra cơ sở pháp lý cho việc ban hành các luật pháp khác và quản lý hoạt động của chính phủ và các cơ quan công lý trong quốc gia đó
Hiến pháp là đạo luật gốc của nhà nước nên hiến pháp không những có ý nghĩa pháp lý mà còn có ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội Do hiến pháp
có ý nghĩa trên nhiều bình diện khác nhau nên tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về hiến pháp Hai nhà nghiên cứu người Anh là B Jones và
D Kavanagh đã định nghĩa:
“Hiến pháp là một văn bản thể hiện tinh thần và đường lối chính trị”.
Định nghĩa này nhấn mạnh đến ý nghĩa chính trị của hiến pháp vì hiến pháp luôn luôn là công cụ thể chế hóa đường lối chính trị của các nhà lập hiến, đặc biệt là của đảng cầm quyền Các học giả người Anh khác là
M Beloff và G Peele lại nhấn mạnh đến tính chất tổ chức quyền lực nhà nước của hiến pháp khi định nghĩa:
4
Trang 5“Hiến pháp là tổng thể các quy định điều chỉnh và phân định sự phân chia quyền lực nhà nước trong hệ thổng chính trị"
Còn M Hauriou, nhà nghiên cứu luật học người Pháp thì nhìn nhận hiến pháp một cách toàn diện và đầy đủ hơn cả về hình thức và nội dung khi ông quan niệm:
“Kể hình thức bên ngoài Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất, việc thay đổi Hiến pháp phải đòi hỏi thủ tục đặc biệt; về nội dung Hiến pháp là tổng thể những quy định về quy chế xã hội, chính trị của nhà nước, không phụ thuộc vào hình thức văn bản thể hiện và thủ tục sửa đổi văn bản đó”.
Ở Việt Nam, trước khi có hiến pháp, nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến vì vậy, tư tưởng, quan điểm về hiến pháp gắn liền với độc lập, tự do của dân tộc và quyền làm chủ đất nước của nhân dân Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng viết:
“Trước chúng ta đã bị chế độ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng các quyền tự do dân chủ Chúng ta phải có một bản Hiến pháp dân chủ ”.
5
Trang 6Như vậy, ta có thể thấy quan điểm về hiến pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn bản mà ở đó ghi nhận nền độc lập, tự do của dân tộc và các quyền tự do dân chủ của nhân dân
CHƯƠNG 2: HIẾN PHÁP 2013
Phần 1: Sự cần thiết của hiến pháp 2013
"Hiến pháp, thi hành Hiến pháp và nhận thức về Hiến pháp là những yếu tố có sự liên hệ mật thiết với nhau Mối liên hệ đó phản ánh quan điểm tiếp cận hoàn chỉnh về Hiến pháp, là cơ sở cho việc đưa Hiến pháp vào thực tiễn cuộc sống xã hội và sinh hoạt quốc gia” Hiến pháp
Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013 đã mở ra những nền tảng chính trị - pháp lý vững chắc cho những vấn đề cơ bản của xã hội, đồng thời đánh dấu bước ngoặt về sự phát triển nhận thức về Hiến pháp ở Việt Nam Bài viết sau đây sẽ bàn luận về những điểm đáng chú
ý, điểm mạnh- yếu của bản hiến pháp này
6
Trang 7Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
“Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) phù hợp tình hình mới” và Nghị quyết
Hội nghị lần thứ hai BCHTW Đảng khóa XI, ngày 06/8/2011, Quốc hội
đã ban hành Nghị quyết số 06/2011/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm
1992 Hiến pháp năm 2013 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014
Có thể nói việc sửa đổi hiến pháp năm 1992 là yêu cầu khách quan, cần thiết Việc sửa đổi là công việc hết sức quan trọng, phải dựa trên kết quả tổng kết sâu sắc thực tiễn thi hành hiến pháp 1992 và các đạo luật có liên quan Bản hiến pháp 2013 đã quán triệt đầy đủ mục đích, yêu cầu và quan điểm của Đảng, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp
7
Trang 8Phần 2: Nội dung, ưu-nhược điểm hiến pháp 2013
Hiến pháp năm 2013 gồm Lời nói đầu, 11 chương, 120 điều So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 giảm 1 chương, 27 điều, trong đó có 12 điều mới; giữ nguyên 7 điều và sửa đổi, bổ sung 101 điều còn lại
Lời nói đầu của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở chắt lọc, lựa chọn ý
tứ, từ ngữ để nêu bật được một cách ngắn gọn, súc tích tinh thần, nội dung của Hiến pháp, phản ánh được lịch sử hào hùng của dân tộc, thể hiện rõ mục tiêu dân chủ và khẳng định chủ quyền của nhân dân Việt Nam trong việc xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Bản hiến pháp năm 2013 đã mở ra những nền tảng chính trị - pháp lý vững chắc cho việc tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tiếp tục khẳng định và làm rõ vai trò và vị trí của Đảng và Nhà Nước,
8
Trang 9xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế tiếp tục phát huy nhân tố con người, thể chế hóa sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ
cơ bản của công dân, tôn trọng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng, hội họp và tự do cá nhân, xác định rõ quyền và trách nhiệm của công dân, khẳng định vai trò quan trọng của người dân trong việc tham gia vào quản lý quốc gia và quyết định chính sách Hiến pháp 2013 cũng đảm bảo sự công bằng và pháp lý, nó đặt ra cơ chế giải quyết tranh chấp bằng pháp luật, đảm bảo sự công bằng và chính trị, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quyền con người và quyền của cá nhân Có thể nói việc sửa đổi hiến pháp còn nhằm bảo đảm để Hiến pháp có sức sống lâu bền, hiệu lực lâu dài, ổn định trong Nhà nước pháp quyền XHCN Mặc dù Hiến pháp Việt Nam năm 2013 mang đến những cải tiến đáng kể
về bảo đảm quyền tự do, dân chủ và nhân quyền, nhưng vẫn còn tồn tại những điểm yếu Mặc dù Hiến pháp 2013 tuyên bố bảo đảm quyền tự do
9
Trang 10ngôn luận, tuy vậy việc áp dụng các quy định luật đôi khi đã giới hạn quyền tự do ngôn luận và tạo ra sự lệ thuộc của phương tiện truyền thông đối với chính phủ Sự kiểm duyệt nội dung truyền thông và việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đôi khi làm giới hạn quyền tự do biểu đạt của công dân Hiến pháp 2013 cũng đã khẳng định quyền biểu quyết của công dân, tuy vậy việc thực hiện quyền này vẫn còn gặp nhiều hạn chế
Sự kiểm soát qua các cơ quan quản lý còn gây ra sự mất đồng thuận và thiếu minh bạch trong quyết định chính sách quốc gia Sự tương tác, đóng góp của công dân trong quá trình quyết định chính trị cũng còn bị hạn chế Đó là hai vấn đề tiêu biểu trong những hạn chế của hiến pháp năm 2013, qua đó cũng đặt ra những thách thức cho Đảng trong việc nâng cao hiệu quả của Hiến pháp
Phần 3: Điểm khác biệt so với Hiến pháp 1992 ( sửa đổi 2001)
Chương I: Chế độ chính trị, gồm 13 điều (từ Điều 1 đến Điều 13) So
với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp 2013 có những điểm mới cơ bản sau:
10
Trang 11– Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định những giá trị nền tảng và mục tiêu
cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời khẳng định rõ hơn chủ quyền nhân dân, với chế độ bầu cử dân chủ, quyền cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, cũng như việc kiểm soát, phân công giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước
– Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội; đồng thời bổ sung trách nhiệm của Đảng trước nhân dân
– Điều 9 liệt kê đầy đủ các tổ chức chính trị – xã hội đồng thời bổ sung thêm vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt nam
– Kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1946, Điều 13 Chương này quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, ngày Quốc khánh và Thủ đô chứ không để một chương riêng như Hiến pháp 1992
Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, gồm 36 điều (từ điều 14 đến điều 49), được xây dựng trên cơ sở
11
Trang 12sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương V của Hiến pháp năm 1992, đồng thời chuyển các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân tại các chương khác của Hiến pháp 92 về Chương này Sự thay đổi
về tên gọi và bố cục này nhằm khẳng định vai trò quan trọng của quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp, thể hiện nhất quán đường lối của đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Hiến pháp năm 2013 bổ sung một số quyền mới là quyền sống; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; quyền được đảm bảo an sinh xã hội; quyền hưởng thụ
và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hoá, sử dụng các cơ sở văn hoá; quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp; quyền được sống trong môi trường trong lành Bên cạnh đó, Hiến pháp 2013 quy định rõ quyền nào là quyền con người, quyền nào là quyền công dân và quy định chương này theo thứ tự: đầu tiên là các nguyên tắc hiến định về quyền con người, quyền và
12
Trang 13nghĩa vụ cơ bản của công dân; tiếp đến là các quyền dân sự, chính trị, sau đó đến các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và cuối cùng là các nghĩa
vụ của cá nhân, công dân Điều này có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới về nhận thức lý luận và giá trị thực tiễn khi không đồng nhất quyền con người với quyền công dân
Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ
và mội trường, gồm 19 điều (từ điều 50 đến điều 68), được xây dựng
trên cơ sở lồng ghép chương II và Chương III của Hiến pháp năm 1992 nhằm thể hiện sự gắn kết chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường
Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định chính sách phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng không liệt
kê các thành phần kinh tế; vẫn ghi nhận kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo nhưng không còn quy định: được củng cố và phát triển
13
Trang 14Hiến pháp năm 2013 bổ sung một điều quan trọng về chính sách tài chính công (điều 55) nhằm khẳng định vai trò của tài chính công, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức sử dụng tài chính công và cơ sở hiến định cho việc thiết lập kỷ luật tài chính
Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc, gồm 5 điều (từ điều 64 đến điều 68),
được xây dựng trên cơ sở nội dung và bố cục của Chương IV Hiến pháp năm 1992, xác định bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, phải được thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng,
an ninh và đối ngoại
Chương V: Quốc hội, gồm 17 điều (từ điều 69 đến điều 85) Vị trí,
chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cơ bản giữ như quy định của Hiến pháp năm 1992; đồng thời có sửa đổi, bổ sung để phù hợp với chức năng của cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Hiến phải 2013 đã bổ sung thẩm quyền của Quốc hội liên quan đến thành lập hai cơ quan mới là
14
Trang 15Hội đồng bầu cử và Kiểm toán nhà nước Liên quan đến cơ quan thường trực của Quốc hội, Hiến pháp 2013 quy định bổ sung một số thẩm quyền quan trọng cho Ủy ban thường vụ Quốc hội như “phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”,…
Chương VI: Chủ tịch nước, gồm 8 điều (từ điều 86 đến điều 93), tiếp
tục giữa các quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, vai trò của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội, đối ngoại, bổ sung để làm rõ hơn nhiệm
vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp Hiến pháp 2013 cũng đã quy định rõ hơn về vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân chủ Chủ tịch nước
Chương VII: Chính phủ, gồm 8 điều (từ điều 94 đến điều 101) Lần
đầu tiên trong lịch sử lập hiến của nước ta, Hiến pháp 2013 chính thức khẳng định: Chính phủ “là cơ quan…thực hiện quyền hành pháp” Điều này thể hiện mong muốn thực hiện nguyên tắc phân công quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước, nhưng đồng thời vẫn giữ nguyên tắc
15
Trang 16tập quyền xã hội chủ nghĩa với đặc điểm về vị trí tối cao và quyền giám sát tối cao của Quốc hội trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước khác, trong đó có Chính phủ
Chương VIII: Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, gồm 8 điều
(từ điều 102 đến điều 109), được đổi vị trí từ Chương X “Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân” của Hiến pháp năm 1992 Chương này được thể hiện logic, tính chặt chẽ, đi từ vị trí, vai trò, nguyên tắc tổ chức
và hoạt động đến tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan
Chương IX: Chính quyền địa phương, gồm 7 điều (từ điều 110 đến
điều 116), được xây dựng trên cơ sở đổi tên Chương IX của Hiến pháp năm 1992 và quy định một cách tổng quát về phân chia đơn vị hành chính, còn những vấn đề về tổ chức, thẩm quyền của từng cấp chính quyền địa phương sẽ do luật định
Chương X: Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán nhà nước, gồm 2
điều (từ điều 117 đến điều 118), bổ sung 2 thiết chế hiến định độc lập gồm Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước để làm rõ hơn
16