Đặc biệt trong thời đại hiện nay, nhiều ứng dụng công nghệ thay thế cho phương pháp truyền trống là điều chắc chắn, bởi lẽ việc triển khai này không những khẳng định được vị trí của ngân
Trang 1` BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH UEH
UEH
UNIVERSITY
BÀI TẬP NHÓM GIỮA KÌ MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG
Chủ đề: Các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển Ngân hàng số
(Ngân hàng chuyền đổi số) tại Việt Nam
5 Ngo Thi Ngan
| : TP HCM, ngay 15 thang 03 nam 2023
e
Trang 2MỤC LỤC
1 Tổng quan nn Tnhh HH kho nn 4
2 Cơ sở lý thUYẾT ch HH tre 5 2.1 Ngân hàng số LL CC nh nhe 6
2.2 Ngân hàng không chi nhánh cco 6
2.3 Các tính năng của ngân hàng số 8
2.4 Sự bùng nổ của ngân hàng số 9
2.5 Ngân hàng có đang quá phụ thuộc vào chuyển đổi "- Ừ =đ 9 2.6 Mô hình SWOT nh nh nho 10 3 Phương pháp nghiên cứu 10
3.1 Thu thập dữ liệu : chen heo 10 3.2 Phân tích dữ liệu cc che 10 4 Kết quả nghiên cứu -c: trình nhe 10 4.1 Các yếu tố phát triển dịch vụ ngân hàng số 10
4.2 Lợi ích và rủi ro ngân hàng số 13
5 Chiến lược phát triển ngân hàng số : 18
5.1 Ngân hàng có thể lột xác hay không? 18
5.2 Quá trình đổi mới ở Việt nam: co cccccce, 18 5.3 Cộng tác với FinTech là chìa khóa để phát triển: 19
5.4 Tương lai của ngân hàng số: - 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO - nnn HH HH HH tr ieg 21
Trang 3TÓM TẮT Ngân hàng số là một mô hình tiềm năng từ hình thức ngân hàng truyền thống sang ngân hàng ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số nhằm giúp cho mọi giao dịch trở nên nhanh chóng và tiện lợi Công nghệ hiện diện trong tất cả các tiến trình cung ứng sản phẩm và dịch
vụ của ngân hàng: hợp lý hóa cấu trúc của chỉ phí, cải thiện tính hiệu quả và khả năng của hệ thống thông tin, các khả năng mới về kênh phân phối sản phẩm hiệu quả và chất lượng hơn, Hiện nay, các quốc gia đang ngày càng phát triển cơ sở hạ tầng nền kinh tế dữ liệu
để cạnh tranh và không để bị bỏ lại phía sau, do đó, các ngân hàng
buộc phải thay đổi để trở nên phù hợp và thích nghỉ trong môi trường
mới, tránh bị các định chế tài chính thay thế và mất các khách hàng trung thành Nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố giúp phát triển các dịch vụ của ngân hàng số tại Việt Nam để cung cấp cho các nhà quả trị, ban lãnh đạo của ngân hàng, từ đó giúp phần nào cải thiện sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng số được tốt hơn Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết các khách hàng trẻ đều chấp nhận và sử dụng ngân hàng số và có 05 yếu tố tác động đến sự phát triển dịch vụ
ngân hàng số tại Việt Nam, bao gồm: Điều kiện pháp lý, Cơ sở hạ tầng công nghệ; Tính an toàn bảo mật; Nguồn nhân lực; Mô hình
SWOT Nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp để các ngân hàng chuyển đổi số có sức hút với lại giới trẻ tại Việt Nam
Trang 4những sản phẩm dịch vụ đi đôi với thời đại để đáp ứng tất cả nhu cầu
của khách hàng Một trong số đó, không thể không nhắc đến dịch vụ ngân hàng số hay còn được gọi với cái tên khác đó là Digital-bankindg Nền tảng số không chỉ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng: nhu
cầu mở tài khoản, thanh toán, mở thẻ tín dụng, chuyển tiền nhanh
mà còn mà còn kết nối rộng khắp với các hệ sinh thái lớn (như tiêu
dùng, giải trí, đầu tư ) những dạng mô hình tài chính mang tính chất vĩ mô Ngân hàng số chính là phiên bản nâng cấp cao hơn của ngân hàng điện tử Không những thế, nó có “vị trí” quan trọng trong việc ghi lại dấu ấn của khách hàng đối với khách hàng
Đặc biệt trong thời đại hiện nay, nhiều ứng dụng công nghệ thay thế
cho phương pháp truyền trống là điều chắc chắn, bởi lẽ việc triển
khai này không những khẳng định được vị trí của ngân hàng trong việc bắt kịp xu hướng hiện đại hóa mà còn nâng cấp hạ tầng công
nghệ để cung cấp đến khách hàng những sản phẩm tuyệt vời nhất
Theo thống kê của PWC Việt Nam trong năm 2021, Đông Nam Á là thị trường có vị trí tốt để thúc đẩy sự chuyển theo hướng thanh toán điện tử, ngân hàng số hay còn gọi là internet banking Với cơ sở tiêu dùng là 623 triệu người vào năm 2030, khu vực Đông Nam Á được dự
đoán là nền kinh tế đứng thứ tư toàn cầu
Oot J, Ear I EEO |
Trang 5Tháng 01/2021 vừa qua, Mibrand đã tung ra báo cáo dịch vụ chuyển đổi ngân hàng số tại thị trường Việt Nam Các ngân hàng ở Việt Nam
đã theo kịp bước “chuyển mình” này của thị trường công nghệ số
Nhiều ngân hàng đã tìm ra đặc điểm, mức độ hài lòng và nhu cầu
của khách hàng khi họ sử dụng dịch vụ ngân hàng số để từ đó vạch
ra những chiến lược cụ thể và tối ưu nhất để đưa các sản phẩm của
mình tiếp cận đến khách hàng một cách hiệu quả Từ biểu đồ, có thể thấy rõ 3 “ông lớn” trong thị trường Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam là Vietcombank, Techcombank và BIDV, các doanh nghiệp này
đã có dịch vụ E-banking được biết đến nhiều nhất Không những vậy, Vietcombank dẫn đầu, tiếp đến là Techcombank và BIDV có tỉ lệ gần
bằng nhau (chênh lệch 0,3%)
http://mibrand.vn/we-share/ket-qua-nghien-cuu-ve-thi-truong-e- banking-viet-nam-thang-12021
Những hạn chế trong việc phát triển ngân hàng số:
1 Đầu tiên, phát triển ngân hàng số ở Việt Nam cần phải có nguồn
vốn đầu tư lớn, đồng bộ về nội lực tài chính, có các thiết bị hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực vận hành và bảo mật; bên cạnh đó, phải có
sự kết hợp với các lĩnh vực liên quan: thương mại điện tử, chính phủ điện tử, Chính điều này thúc đẩy các ngân hàng ban đầu phải có sự đầu tư lớn, cần phải lên kế hoạch, chiến lược đầu tư toàn diện
2 Tiếp theo, cần phải có sự đồng bộ mạng lưới Internet toàn khu vực lãnh thổ, phủ sóng diện rộng, khách hàng phải sử dụng thành thạo các thiết bị điện tử Vì lí do này nên các vùng núi cao, vùng sâu vùng
xa luôn là dấu chấm hỏi lớn cần được giải đáp trong việc đưa ngân hàng số hội nhập với toàn dân
3 Kế đến, vấn đề pháp luật luôn là điều cần thiết để hoàn thiện và bảo vệ quyền lợi thiết yếu của các bên liên quan Các cơ quan chức
năng có thẩm quyền phải ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến ngân hàng số
4 Cuối cùng, khi giao dịch thông qua các ứng dụng công nghệ số, đòi hỏi tính chính xác cao và bảo mật tuyệt đối Nhiều người còn lo
Sợ khi sử dụng các tính năng chuyển đổi số này Cần phải nhắc đến, giao dịch điện tử giúp cho các hoạt động kinh doanh không thể trốn thuế Trái với việc giao dịch tiền mặt thì các kẽ hở giúp cho việc trốn
thuế diễn ra dễ dàng thì giao dịch điện tử khó có thể che giấu nên
chủ kinh doanh cũng khá e ngại khi áp dụng lĩnh vực này
Nấc thang của con đường phát triển lĩnh vực ngân hàng số:
Nhờ vào các tính năng ưu việc của ngành công nghệ, từ đó tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ, để đưa ra những phân tích có kết luận chính
xác cao về nhu cầu của khách hàng Đây là yếu tố then chốt mà các
ngân hàng cần đổ nguồn lực về nó hơn nữa Đặt lên bàn cân với ngân hàng truyền thống, ngân hàng số có nhiều tính năng hơn giúp
Trang 6mang đến nhiều sản phẩm tài chính mới như thanh toán điện tử, cho
vay tiêu dùng hay đầu tư số
Các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng có xu hướng đổ dòng vốn
về Việt Nam, nếu các doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ, hợp tác xây dựng một hệ sinh thái hoàn chỉnh thì hứa hẹn ngân hang số sẽ phát triển vượt bậc hơn với nhiều sản phẩm ưu việt hơn nữa
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phat-trien-dich-vu-ngan-hang- So-o-viet-nam-78706.htm
Có thể nói, với sự phát triển của công nghệ 4.0 trong thời đại hiện nay, khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng ngay tại nơi làm việc, tại nhà của mình, điều này giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và chỉ phí, hạn chế được nhiều rủi ro mắc phải trong lúc giao dịch tiền mặt Nhưng đáng chú ý hơn hết, giới trẻ hiện nay luôn bắt kịp xu hướng của thời đại, đặc biệt là “sự nhạy cảm” với chuyển đổi
số của ngân hàng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của họ Thế nhưng, chưa có nhiều nghiên cứu về hành vi của giới trẻ ảnh hưởng đến lựa chọn ngân hàng số hay dịch vụ Internet-bankindg
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
sự phát triển của dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam
https://iournalofscience.ou.edu.vn/index.php/econ-vi/article/view/ 1131/914
1 IBM |Tập đoàn về công nghệ máy tính
đa quốc gia
Trang 72.1 Ngân hàng số
2.1.1 Khái niệm ngân hàng số
Trong cuốn sách “Digital Banking: A Strategy for Launching or Become a Digital Bank”, Chris (2014) đã định nghĩa ngân hàng số là một phương thức hoạt động của ngân hàng, trong đó hoạt động chủ yếu dựa trên nền tảng và dữ liệu điện tử, và công nghệ số là cốt lõi của hoạt động ngân hàng Định nghĩa thống nhất rằng ngân hàng số
là mô hình ngân hàng hoạt động trên nền tảng số tích hợp tất cả các
hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống: chuyển tiền/giao dịch,
kết nối và tư vấn Tư vấn cho khách hàng để đảm bảo hiệu quả tối
đa.Ngân hàng số tích hợp số hóa đối với toàn bộ quy trình và mọi hoạt động của ngân hàng, so với ngân hàng điện tử (E-banking) và ngân hàng trực tuyến (Online Banking) thì ngân hàng số có phạm
vi rộng và toàn diện hơn
Theo McKinsey (2021), đặc điểm của ngân hàng số là: Thứ nhất, hoạt động trên nền tăng kỹ thuật số và giao diện người dùng chất lượng cao mang lại trải nghiệm tốt.Thứ hai, hỗ trợ kỹ thuật số cho hoạt động kinh doanh cốt lõi bằng cách định cấu hình lại với các API cho
phép triển khai và đổi mới nhanh chóng; Thứ ba, xây dựng và vận
hành như một công ty công nghệ: cho phép mô hình hoạt động theo
chiều ngang, cấp quyền ở mức độ cao cho nhân viên phát triển công
nghệ, sản phẩm mới và phân phối liên tục
2.2 Ngân hàng không chi nhánh
2.2.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng không chi nhánh
Nghiên cứu của Deloitte (2013) đề cập khái niệm về Ngân hàng không chỉ nhánh: “là một chiến thuật về kênh phân phối, cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng,thông qua sự mở rộng và phát triển công nghệ Khái niệm về Branchless Bank (BB) có thể xem là sự mở rộng khái niệm về chỉ nhánh của ngân hàng truyền thống”
Bên cạnh đó, một khái niệm tương tự về BB của CGAP và DFID được các nhà nghiên cứu sử dụng khá rộng rãi: “Ngân hàng không chỉ nhánh là sự cung cấp dịch, tài chính bên ngoài chỉ nhánh ngân hàng, sử dụng kỹ thuật công nghệ thông tin và đại lý bán lẻ không phải ngân hàng (non-bank retail agents) ” Theo Ivatury, G & Mas, | (2008) định nghĩa của ngân hàng không chi nhánh là mạng lưới cung cấp dịch vụ tài chính bên ngoài của các chỉ nhánh ngân hàng thông thường Ngân hàng không chỉ nhánh sử dụng các đại lý và dựa vào công nghệ thông tin để truyền tải giao dịch, điển hình là điểm bán hàng (POS) hoặc điện thoại di động nó cho phép ngân hàng phục vụ tốt khách hàng ở nhiều vùng xa xôi hẻo lánh khó tiếp cận với ngân hàng hay những người có số dư trong tài khoản thấp
2.2.2 Cách thức vận hành ngân hàng không chi nhánh
Ngân hàng không chỉ nhánh kết hợp với đối tác thứ 3 như cửa hàng thuốc tây, cửa hàng bách hoá, đại lý vé số, bưu điện, hoặc các nhà
Trang 8bán lẻ khác làm những điểm dịch vụ khách hàng Những của hàng này cung cấp dịch vụ ngân hàng, cho phép khách hàng thực hiện giao dịch giống như tại chỉ nhánh ngân hàng truyền thống như rút tiền mặt, nộp tiền vào tài khoản, thanh toán hoá đơn, và những giao
dịch khác (chuyển tiền, sao kê tài khoản, mua bảo hiểm, đầu tư )
Bên cạnh đó, mô hình Ngân hàng không chỉ nhánh hoạt động dựa trên cơ sở sử dụng công nghệ như Internet, điện thoại di động và những thiết bị công nghệ khác (ATM, POS, EFTPOS, MB, IB )
Agent opens bank account (accessible by mobile phone
Client opens bank account (accessible by mobile phone)
Electronic value sent `
Hình minh họa cách rút và gửi tiền tại Ngân hàng không chỉ nhánh
2.2.3 Lợi thế của Ngân hàng không chi nhánh
- Chi phi cung cấp dịch vụ được cắt giảm: Giao dịch qua Ngân hàng không chi nhánh tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của các điểm dịch vụ được điều hành bởi đối tác thứ ba
- Đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng: Ngân hàng không chi nhánh
có thể xóa bỏ rào cản bao gồm chỉ nhánh ngân hàng ở xa, thời gian
làm việc của ngân hàng không phù hợp, thủ tục của ngân hàng phức tạp, Nhờ hệ thống quan hệ quản lý khách hàng (cung cấp thông tin
về cá nhân khách, lịch sử giao dịch, sở thích mua sắm, ) từ đó đưa
ra chính sách, thiết kế sản phảm phù hợp từng nhu cầu khách hàng
- Tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng: Bằng việc thực hiện chiến lược đa dạng hóa và đại chúng hóa dịch vụ bằng cách liên kết với hệ thống kênh phân phối dày đặc Thông qua đó ngân hàng có thể mở rộng khối lượng phạm vi khách hàng tiềm năng Điều này giúp tăng doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng, do tiếp cận với phân khúc khách hàng có giao dịch nhỏ, số lượng lớn mà thường bị các ngân hàng bán lẻ bỏ qua
~
Trang 92.3 Các tính năng của ngân hàng số
2.3.1 Thanh toán điện tử
Bên cạnh các phương pháp thanh toán tiền mặt truyền thống trước
kia của các ngân hàng thì phương thức thanh toán điện tử thông qua Smartphone và Internet đang ngày càng phổ biến hơn với khách
hàng trong bối cảnh chuyển đổi số Đó là cơ sở cho sự ra đời của
Cổng thanh toán điện tử: là hệ thống trung gian thanh toán kết nối giữa ngân hàng và tài khoản thẻ của người mua và người bán với mục tiêu là người bán có thể nhận được tiền ngay sau khi giao dịch được hoàn tất
Khách hàng có thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau như truy vấn
thông tin tài khoản cá nhân, thực hiện giao dịch chuyển tiền (hay còn gọi là chuyển khoản/ chuyển tiền 24/7), thanh toán hóa đơn ở
bất kỳ nơi đâu và bất cứ khi nào Khi khách hàng thực hiện các giao dịch trực tuyến, ngân hàng thường áp dụng các hình thức bảo mật bằng mật khẩu tĩnh, và mật khẩu động như mã số token hay mật khẩu được gửi về tin nhắn điện thoại (mã OTP) để đảm bảo an toàn cho khách hàng
Theo báo cáo thống kê Visa consumer payment attitudes study 2022 của Visa, hiện Việt Nam đứng thứ 2 trong các nước Đông Nam A có
xu hướng thanh toán phi tiền mặt nhiều hơn trong tương lai chỉ xếp
sau Thái Lan đang sử dụng một số phương tiện thanh toán điện tử: thẻ phi tiếp xúc (~7%); thanh toán bằng thẻ tiếp xúc (8%); thanh
toán bằng mã QR code (40%); thanh toán di động không tiếp xúc
(45%); thanh toán thẻ trực tuyến (64%)
2.3.2 Vay ngân hàng
Vay ngân hàng trực tuyến P2P (Peer to Peer lending) là một hình thức mới áp dụng cho thời gian đợt dịch Covid-19 kéo dài, khi việc ra vay ngân hàng hay vay mượn từ người thân trong lúc giãn cách xã hội là điều không hề dễ dàng, từ đó tạo điều kiện cho nền tảng vay online ra đời Tại Việt Nam, Ngân hàng TP Bank là một trong những
ngân hàng đi tiên phong cho khách hàng có thể dễ dàng vay một
khoản tiền có hạn mức thông qua ứng dụng của ngân hàng trên các thiết bị điện thoại thông minh Người đi vay và người cho vay không
hề biết danh tính của nhau, các gói vay đa dạng và thủ tục nhanh
chóng, tuy nhiên, cũng vì lý do như vậy, các ngân hàng số để đảm bảo rủi ro mất tiền cho người cho vay đã niêm yết lãi suất cao hơn so
với việc vay tại ngân hàng theo cách truyền thống
2.3.3 Gửi tiết kiệm online
Thông qua Internet Banking, Mobile Banking, các ngân hàng ra mắt sản phẩm gửi tiết kiệm online dành cho người bận rộn Các ứng dụng cho phép khách hàng chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán (trên thẻ debit/Napas) sang tài khoản tiết kiệm chỉ vài thao tác dơn
giản Khách hàng có thể truy cập hệ thống để kiểm tra số dư và tra
Trang 10cứu tiền lãi mọi lúc mọi nơi Thông thường, tại Việt Nam, lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông qua ngân hàng số sẽ được niêm yết cao hơn so với hình thức ngân hàng truyền thống
2.3.4 Tham gia các sản phẩm đầu tư, bảo hiểm
Thông thường, khách hàng khi ra ngân hàng để thực hiện thủ tục gửi tiết kiệm, các nhân viên tư vấn thêm các gói bảo hiểm về tiền gửi Thông qua nền tảng ngân hàng số đã được hợp thức hóa bởi hành lang pháp lý, tính năng này cũng được tích hợp trên các ứng dụng ngân hàng số khi khách hàng tiến hành thao tác gửi tiết kiệm online,
các gói báo hiểm tiền gửi hiển thị ra để khách hàng có thể lựa chọn
sử dụng
2.3.5 Định danh khách hàng bằng eKYC
Công nghệ eKYC (Electronic Know Your Customer) là một dạng
chuyển đổi số của KYC (Know Your Customer) Trước kia, khi các
ngân hàng chưa triển khai eKYC, họ nhận diện khách hàng một cách trực tiếp bằng cách khách hàng phải trực tiếp ra ngân hàng để thực
hiện các giao dịch, mở tài khoản Kể từ khi eKYC ra đời, các bước trên được đơn giản hóa rất nhiều, khách hàng chỉ cần ở nhà thao tác trên
thiết bị điện thoại thông minh với một chiếc CCCD hay CMND là có
thể mở được tài khoản ngân hàng
Theo kết quả nghiên cứu của Accenture, rất ít ngân hàng có thể xử lý
tốt thách thức từ sự chen ngang của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) đang làm nóng thị trường Các ban lãnh đạo vẫn tin rằng, với danh tiếng và sự chuyên nghiệp về dịch vụ của ngân hàng, họ vẫn giữ chân được lượng khách hàng trung thành Tuy nhiên, hậu quả sau đó thể hiện rõ rệt, khi các công ty công nghệ tài chính dân hoàn thiện và đưa ra thị trường các dịch vụ phi ngân hàng, khách hàng dần chuyển sang sử dụng hình thức này bởi tính tiện lợi của nó
Đến năm 2019, hầu hết các ngân hàng đã chuyển đổi số để hợp tác
và phát triển cùng các công ty công nghệ tài chính, áp dụng kỹ thuật
số để ra mắt các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Cũng trong năm
này, ngân hàng số tiếp tục dẫn đầu và là sự kiện lớn nhất trong ngành ngân hàng
2.5 Ngân hàng có đang quá phụ thuộc vào chuyển đổi số ?
Trong bối cảnh ngày nay, nhiều kịch bản khác nhau có thể hình dung
ra được “Biến đổi kỹ thuật số hoặc nghĩ lại" - Tương lai của Fintech
Trang 11và ngành ngân hàng, Accenture, 2019 (Link:_Link) Kịch bản thứ nhất: Các ngân hàng vẫn tự tin vào hướng kinh doanh truyền thống
và cuối cùng thất bại trước những người chơi mới Kịch bản thứ hai:
họ hiểu tầm quan trọng của trải nghiệm khách hàng và chấp nhận sự cách tân trong mô hình kinh doanh của mình, tập trung hợp tác với người chơi mới Có vẻ như kịch bản thứ hai sẽ dễ dàng xảy ra hơn, chúng ta hy vọng này sẽ mang lại thật nhiều trạng thái win-win cho
cả khu vực dịch vụ tài chính và các khách hàng trên khắp thế giới Tuy nhiên, đối với khách hàng ở độ tuổi trung niên trở lên lại có xu hướng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng truyền thống hơn là các công nghệ kỹ thuật số (Trần Thị Thanh Nga, 2022) (Link:
Nga, T T T (2022) Y định sử dụng dịch vụ ngân hàng số đối với
người cao tuổi: Trường hợp tại Việt Nam Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế
va Kinh doanh Châu A, 33(8), 67-81 ), hoặc hình thức cho các Doanh nghiệp vay với quy mô lớn cũng không thể thông qua ngân hàng số được vì các văn bản, thủ tục pháp lý liên quan Do đó các ngân hàng vẫn đang tiếp tục duy trì và tiếp tục cải thiện hình thức ngân hàng truyền thống để phù hợp với từng đối tượng, tăng quy mô hoạt động
và độ phủ rộng khách hàng Sau cùng thì mục tiêu của ngân hàng vẫn là tối đa hóa lợi nhuận, do đó, các ngân hàng khai thác được hạ tầng khách hàng nào cũng cần được chú trọng
Ưu điểm của mô hình SWOT là được trình bày rất logic do đó giúp
người đọc dễ hiểu và theo dõi; phân tích tổng quát, xem xét đầy đủ
các yếu tố tác động và đưa ra nhiều nhóm phương án chiến lược; các chiến lược rất đa dạng, linh hoạt và kết nối với nhau tạo thành một chính lược hoàn chỉnh Tuy nhiên, nhược điểm của SWOT là rất khó kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài; đòi hỏi người hoạch định chiến lược có sự phán đoán tốt
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Thu thập dữ liệu
Các nguồn dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, trên các tài liệu tham khảo, báo cáo, thống kê của Ngân hàng nhà nước
3.2 Phân tích dữ liệu
Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu, nhóm tác giả đã chọn cách tiếp cận quy nạp để xem xét các tài liệu liên quan về ngân hàng số và tiến hành phân tích, sử dụng kết quả của một số đề tài nghiên cứu
trước đây để đưa ra khuyến nghị, chiến lược cho các ngân hàng
Trang 12chuyển đổi số nhằm phát triển hệ thống ngân hàng số sao cho phù
hợp với bối cảnh tại Việt Nam
4 Kết quả nghiên cứu
4.1 Các yếu tố phát triển dịch vụ ngân hàng số
4.1.1 Điều kiện pháp lý
Theo quyết định 810/QĐÐ - NHNN ngày 11/5/2021, thành lập Ban chỉ
đạo và Tổ công tác Chuyển đổi số ngành ngân hàng để triển khai
thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của ngành Ngân hàng về công tác
chuyển đổi số Đây là dấu mốc vô cùng quan trọng để Ngân hàng có
hành lang pháp lý trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ ra thị trường, giúp thu hút khách hàng từ đó tăng
doanh thu cho ngân hàng Môi trường pháp lý là yếu tố đặc biệt quan
trọng đối với mọi hoạt động trên lĩnh vực của đời sống xã hội Môi trường pháp lý ổn định và ngày càng hoàn thiện sẽ tác động tích cực
đến sự phát triển của ngân hàng số
4.1.2 Cơ sở hạ tầng công nghệ
Công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
công cuộc chuyển đổi số ngân hàng Xu hướng kỹ thuật số là sự kết
hợp của những tiến bộ công nghệ với những thay đổi hành vi người tiêu dùng, đang tạo điều kiện cho việc tham gia của những người mới nhằm cạnh tranh với các ngân hàng truyền thống Những hành
vi kỹ thuật số đã thay đổi nhanh hơn so với việc các ngân hàng có thể điều chỉnh cung ứng dịch vụ của mình, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính họ phải tập trung vào việc cập nhật các dịch
vụ kỹ thuật số của mình Theo Clayton M Christensen, (Link) đổi mới
đột phá là quá trình một sản phẩm hoặc dịch vụ bén rễ trong các
ứng dụng đơn giản ở đáy thị trường và sau đó không ngừng vươn lên trên thị trường, cuối cùng thay thế các đối thủ cạnh tranh lâu đời
Theo Vietnam Report, xét về ngân hàng, ba yếu tố gồm khả năng áp
dụng công nghệ số trong các dịch vụ ngân hàng, hệ thống quản lý rủi ro và công tác kiểm soát nội bộ và chất lượng sản phẩm, dịch vụ
có ảnh hưởng cao nhất đến chuyển đổi số của ngân hàng Cũng theo
báo cáo này, trong năm 2019, ngân hàng SeABank đánh dấu cột mốc chuyển mình mạnh mẽ sang chiến lược số hóa và định hướng phát triển ngân hàng số Với sự đầu tư chất lượng cho mục tiêu số hóa, SeABank đã gặt được nhiều kết quả vô cùng ấn tượng: số lượng khách hàng mới đăng ký sử dụng dịch vụ tăng 200% so với kết quả cùng kỳ, tỷ lệ user active cao, số lượng giao dịch tăng 150% so với năm 2018 Hay ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) được tạp chí tài chính quốc tế International Finance Maga ine (IFM) trao giải thưởng
“Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam 2020” Đây là lần thứ 3
liên tiếp OCB nhận được giải thưởng từ tạp chí uy tín này (Link)
BIDV là ngân hàng đứng đầu phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam năm 2006 và liên tiếp đứng đầu cho đến năm 2017, trong khi